Tết Trung thu: ‘Gia đình mình đây, nhưng sao thật xa lạ’
Trung thu là Tết đoàn viên. Nhưng có lẽ với nhiều người, ngày đoàn viên ấy không bao giờ trọn vẹn, mà thay vào đó là nỗi ray rứt vì đã bỏ rơi đứa con của mình, do không chịu nổi áp lực bởi ‘Chính sách một con’ suốt 40 năm của chính quyền Trung Quốc. Để rồi, khi được gặp lại con sau bao năm tìm kiếm, họ lại bàng hoàng nhận ra ‘Con mình đây, nhưng sao cảm giác thật xa lạ’. Câu chuyện đầy xúc động của vợ chồng ông bà Từ Lễ Đạt và Kati giúp chúng ta phần nào hiểu được điều này.Buộc lòng bỏ rơi con
Câu chuyện xảy ra vào năm 1995, khi bà Phấn Hương mang thai đứa con thứ hai, nhưng phải sống chui lủi cùng chồng và cô con gái 3 tuổi trên một chiếc thuyền ở kênh Tô Châu, cách nhà ở Hàng Châu 120km chờ ngày sinh nở.
Họ muốn con mình có thêm em. Nhưng sau đó lại vô cùng lo lắng khi ý thức rõ ràng hơn rằng với “Chính sách một con” đầy hà khắc, Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể buộc họ phải phá thai. Nhiều phụ nữ mang thai, dù đến tháng thứ 7, do không đủ tiền đóng phạt đã bị như thế, khiến cặp vợ chồng trẻ ấy càng tin rằng điều ấy hoàn toàn có thể xảy ra.
Thế là vào một ngày tháng 8/1995, trên chiếc thuyền nhỏ, ông Đạt, khi ấy 24 tuổi, đã đỡ đẻ cho vợ. Không may người mẹ bị mất quá nhiều máu do nhau thai không bong, họ phải cầu cứu một bác sĩ gần đó và van nài đừng tố cáo với chính quyền.
Đứa bé là một cô gái kháu khỉnh, ngoan ngoãn nằm trong vòng tay mẹ. Nhìn con, hai vợ chồng vừa mừng vì con khỏe mạnh, lại vừa xót xa vì biết rằng mình sẽ không thể nuôi con khôn lớn.
Đôi vợ chồng trẻ xót xa bỏ con giữa chợ cùng một mảnh giấy nhỏ (Ảnh: tổng hợp)
Ôm con trong lòng được ba hôm, ông Đạt đành bỏ con tại chợ cùng một mảnh giấy nhỏ. Nhớ lại giây phút ấy, ông cắn chặt môi để không bật khóc, ông kể: “Con bé đang ngủ say. Nó không khóc. Tôi hôn nhẹ con bé và biết đó là lúc phải chia tay”. Ông bước đi mà lòng quặn đau. Ký ức cuối cùng về cô bé là tiếng khóc to khi không có cha mẹ bên cạnh. Tiếng khóc ấy đeo đẳng ông tới tận ngày hôm nay.
Cô bé cùng mảnh giấy trên được đưa đến một cơ sở chăm sóc trẻ mồ côi ở Tô Châu và đã được ông bà Ken Pohler ở Michigan, Hoa Kỳ nhận nuôi một năm sau đó. Họ đã có hai người con trai và muốn có thêm một thành viên nữa trong gia đình.
Trên chiếc xe đưa cô bé ra sân bay, ông bà Pohler nhìn thấy mảnh giấy và nhờ một người thông dịch giúp. Cô ấy dịch lại bức thư trong nước mắt của sự xúc động. Bức thư viết:
“Con gái Tĩnh Chi của chúng tôi sinh vào 10 giờ sáng, ngày 24/7 Âm lịch năm 1995 ở Tô Châu. Bởi vì gia cảnh nghèo khổ và thế sự bức bách, chúng tôi buộc lòng phải bỏ rơi con trên đường phố. Cầu xin lòng thương xót của những người cha, người mẹ trên thế gian này!
Vô cùng cảm tạ ơn cứu mạng của bậc cha mẹ cưu mang con gái chúng tôi. Nếu như Ông Trời có tình, nếu như con người có duyên, xin hãy cho chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa trên cây Cầu Gãy ở Tây Hồ, Hàng Châu, vào buổi sáng Lễ Thất tịch (mồng 7 tháng 7) trong 10 hay 20 năm nữa”.
Tuổi thơ êm đềm
Ông bà Pohler quyết định đặt tên cho con là Catherine và thường gọi con với cái tên thân mật là Kati.
Kati có một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc trong gia đình ông bà Pohler tại Hoa Kỳ. Họ thương yêu cô như con ruột, cho cô tham gia nhiều môn thể thao, âm nhạc và đưa đi du lịch nhiều nơi.
Bà Pohler nhớ khi Kati khoảng 5 tuổi, có một lần cô bé đã chạy đến hỏi bà: “Có phải con từ bụng mẹ sinh ra không?”. Bà trả lời: “Không. Con không từ bụng sinh mẹ ra, con từ bụng của một phụ nữ Trung Quốc. Nhưng con sinh ra từ trái tim của mẹ”. Và đó có lẽ là tất cả những gì mà Kati muốn nghe, cô bé lại vui vẻ chạy đi chơi.
Ôm con trong lòng được ba hôm, ông Đạt đành bỏ con tại chợ cùng một mảnh giấy nhỏ. Nhớ lại giây phút ấy, ông cắn chặt môi để không bật khóc, ông kể: “Con bé đang ngủ say. Nó không khóc. Tôi hôn nhẹ con bé và biết đó là lúc phải chia tay”. Ông bước đi mà lòng quặn đau. Ký ức cuối cùng về cô bé là tiếng khóc to khi không có cha mẹ bên cạnh. Tiếng khóc ấy đeo đẳng ông tới tận ngày hôm nay.
Cô bé cùng mảnh giấy trên được đưa đến một cơ sở chăm sóc trẻ mồ côi ở Tô Châu và đã được ông bà Ken Pohler ở Michigan, Hoa Kỳ nhận nuôi một năm sau đó. Họ đã có hai người con trai và muốn có thêm một thành viên nữa trong gia đình.
Trên chiếc xe đưa cô bé ra sân bay, ông bà Pohler nhìn thấy mảnh giấy và nhờ một người thông dịch giúp. Cô ấy dịch lại bức thư trong nước mắt của sự xúc động. Bức thư viết:
“Con gái Tĩnh Chi của chúng tôi sinh vào 10 giờ sáng, ngày 24/7 Âm lịch năm 1995 ở Tô Châu. Bởi vì gia cảnh nghèo khổ và thế sự bức bách, chúng tôi buộc lòng phải bỏ rơi con trên đường phố. Cầu xin lòng thương xót của những người cha, người mẹ trên thế gian này!
Vô cùng cảm tạ ơn cứu mạng của bậc cha mẹ cưu mang con gái chúng tôi. Nếu như Ông Trời có tình, nếu như con người có duyên, xin hãy cho chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa trên cây Cầu Gãy ở Tây Hồ, Hàng Châu, vào buổi sáng Lễ Thất tịch (mồng 7 tháng 7) trong 10 hay 20 năm nữa”.
Tuổi thơ êm đềm
Ông bà Pohler quyết định đặt tên cho con là Catherine và thường gọi con với cái tên thân mật là Kati.
Kati có một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc trong gia đình ông bà Pohler tại Hoa Kỳ. Họ thương yêu cô như con ruột, cho cô tham gia nhiều môn thể thao, âm nhạc và đưa đi du lịch nhiều nơi.
Bà Pohler nhớ khi Kati khoảng 5 tuổi, có một lần cô bé đã chạy đến hỏi bà: “Có phải con từ bụng mẹ sinh ra không?”. Bà trả lời: “Không. Con không từ bụng sinh mẹ ra, con từ bụng của một phụ nữ Trung Quốc. Nhưng con sinh ra từ trái tim của mẹ”. Và đó có lẽ là tất cả những gì mà Kati muốn nghe, cô bé lại vui vẻ chạy đi chơi.
Kati may mắn được gia đình nhận nuôi yêu thương như con ruột (Ảnh: tổng hợp)
Những lần du lịch cùng gia đình, khi nghe hướng dẫn viên đề cập đến những vấn đề như những đứa trẻ bị bỏ rơi, không tìm được cha mẹ ruột, thì Kati như có một sợi dây đồng cảm vô hình nào đó thường khiến cô bé rất xúc động và khóc.
Ông bà Pohler vẫn nhớ đến bức thư mà cha mẹ ruột Kati đã viết, nhớ về ước hẹn 10 năm gặp lại. Họ đã luôn băn khoăn về việc Kati còn quá nhỏ để bay nửa vòng trái đất về Trung Quốc để gặp cha mẹ ruột, rồi sau đó thì sẽ ra sao. Nhưng đồng thời, họ cũng muốn cha mẹ ruột của cô bé yên tâm là Kati đang được yêu thương và chăm sóc tử tế.
Và rồi hẹn ước ngày Thất tịch năm Kati 10 tuổi cũng đã đến…
Những lần du lịch cùng gia đình, khi nghe hướng dẫn viên đề cập đến những vấn đề như những đứa trẻ bị bỏ rơi, không tìm được cha mẹ ruột, thì Kati như có một sợi dây đồng cảm vô hình nào đó thường khiến cô bé rất xúc động và khóc.
Ông bà Pohler vẫn nhớ đến bức thư mà cha mẹ ruột Kati đã viết, nhớ về ước hẹn 10 năm gặp lại. Họ đã luôn băn khoăn về việc Kati còn quá nhỏ để bay nửa vòng trái đất về Trung Quốc để gặp cha mẹ ruột, rồi sau đó thì sẽ ra sao. Nhưng đồng thời, họ cũng muốn cha mẹ ruột của cô bé yên tâm là Kati đang được yêu thương và chăm sóc tử tế.
Và rồi hẹn ước ngày Thất tịch năm Kati 10 tuổi cũng đã đến…
Khắc khoải chờ mong con
Ông Đạt đã không thể ngủ được suốt cả đêm hôm trước. Với suy nghĩ: “Cha mẹ nuôi của cô bé chắc sẽ đến. Dù rằng có thể họ không đưa cô bé đến, nhưng họ cũng sẽ xuất hiện”, ông bà đã đến cây Cầu Gãy của Hàng Châu từ sáng sớm tinh mơ.
Cây cầu này là địa điểm nổi tiếng. Hàng năm, cứ vào ngày Thất tịch (7 tháng 7 âm lịch), người ta thường đến đây để đoàn tụ với người thương yêu. Bởi thế, họ cũng hi vọng rằng họ cũng được gặp lại con nơi ấy. Họ cầm trên tay chiếc quạt có tên “Tịnh Nghệ” trên tay và nhìn tất cả mọi người đi qua, đặc biệt những ai có đi cùng con nhỏ.
Thế rồi, 8:00, 8:30, 9:30, 10:00…cả hai vợ chồng đều không ăn, cũng không dám rời cây cầu nửa phút. Chứng kiến nhiều người vui mừng gặp lại nhau, nhưng xót xa khi niềm vui ấy không đến với mình. Đợi đến 15:40, khi bao hi vọng đều tắt ngấm, họ đành thất thểu quay về.
Nỗi buồn và nhớ thương con gái khiến ông không thể ăn được gì vào tối hôm ấy. Ông cảm thấy suy sụp.
Nhưng như sự trớ trêu của số phận, ngay sau khi ông bà rời đi, cô Ngô, người bạn Trung Quốc mà ông bà Pohler nhờ đến gặp, mới đến được điểm hẹn.
Cô nhìn mãi chẳng thấy ai đang tìm con. Trong lúc định định bỏ về, cô vô tình bắt gặp một đoàn quay phim đang quay lễ Thất tịch trên Cầu Gãy. Cô nảy ra ý định nhờ đoàn quay phim cho mình xem lại những đoạn phim, và thật bất ngờ - hình ảnh ông bà Đạt cùng cái quạt có tên “Tịnh Nghệ” xuất hiện rõ mồn một.
Đoàn quay phim bắt được nguồn tin ấn tượng và tổ chức chức show truyền hình phỏng vấn ông bà Đạt. Câu chuyện “Cha mẹ hẹn con ngày Thất tịch” ấy nhanh chóng lan đi khắp cả nước.
Nhưng đây lại không phải là điều mà ông bà Pohler mong muốn. Ông bà đã choáng váng khi biết báo chí đã đưa tin rầm rộ về việc này.
Bởi với họ, Kati chỉ mới 10 tuổi, điều gì sẽ xảy ra khi những người mà cô bé không hề quen biết liên lạc với cô bé và nói rằng: “Ta là cha mẹ ruột của con”. Họ nghĩ: “Cô bé thật sự chưa sẵn sàng cho điều đó” và lo sợ rằng khi truyền thông vào cuộc quá nhiệt tình như thế, liệu rằng cô bé có bị bắt mang về nước?
Vì tình yêu quá lớn dành cho Kati, ông bà Pohler quyết định nhờ cô Ngô cắt đứt mọi liên lạc với giới truyền thông và cha mẹ ruột của cô bé. Thế là, hi vọng gặp lại con của ông bà Đạt tưởng chừng như sắp đạt được, bỗng vụt tắt...
Thế nhưng, từ đó cứ vào ngày Thất tịch của mỗi năm, ông Đạt đều đến cây Cầu Gãy ngồi đợi con. Dẫu biết rằng không có nhiều hi vọng, nhưng ông vẫn cứ đợi...đợi suốt từ sáng đến tối. Ông cứ mong con gái sẽ xuất hiện. Và rồi người cha ấy lại buồn bã quay về.
Ở phương trời xa, con gái vẫn sống hạnh phúc và không hề hay biết (Ảnh: tổng hợp)
Nhưng ở nửa vòng bên kia của trái đất, Kati không hề hay biết gì cả và cũng chẳng còn nghĩ ngợi nhiều về nguồn gốc của mình. Cho đến tận năm cô 20 tuổi. Ông bà Pohler quyết định nói cho cô biết rằng họ có thông tin liên lạc của cha mẹ ruột của cô và cho cô quyền quyết định xem có muốn trở lại Trung Quốc thăm cha mẹ mình hay không.
Trong bao cảm xúc lẫn lộn, Kati tìm được một đoạn video trên mạng mà truyền thông đã ghi lại cách đây nhiều năm về cha mẹ ruột của mình. Lắng nghe những trải lòng của cha mẹ về lý do vì sao họ buộc phải bỏ rơi con, Kati cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ ruột dành cho mình và hiểu phần nào cảm giác tội lỗi mà cha mẹ đã chịu đựng trong suốt bấy nhiêu năm qua. Cô bật khóc. Khóc cho số phận gia đình mình và cho cả những số phận khác bị chia cắt bởi “Chính sách một con” vô lý ấy.
Cô quyết định đến Trung Quốc gặp cha mẹ ruột vào đúng hẹn ước 20 năm.
Ngày đoàn viên nhiều cảm xúc
Đó là một ngày đẹp trời, trên cây Cầu Gãy, gia đình họ đã được sắp xếp để gặp nhau.
Vừa trông thấy con, bà Hương đã vội chạy đến, ôm chầm lấy con và quỳ xuống xin con tha thứ. Bà khóc như chưa bao giờ được khóc, những giọt nước mắt của bao năm thống khổ, nhớ nhung. Ông Đạt đứng lặng người nhìn con, không nói nên lời. Ông chỉ biết cầm tay con gái mãi không buông. Ông hiểu rất rõ, dù cho ông có nói ngàn lời xin lỗi cũng không thể bù đắp lại được.
Còn Kati thì chỉ mỉm cười mà không biết phải nói gì. Cô không khóc như mẹ, ánh mắt cũng không hẳn là buồn hay vui, mà là của quá nhiều cảm xúc lạ lẫm đan xen.
Nhưng ở nửa vòng bên kia của trái đất, Kati không hề hay biết gì cả và cũng chẳng còn nghĩ ngợi nhiều về nguồn gốc của mình. Cho đến tận năm cô 20 tuổi. Ông bà Pohler quyết định nói cho cô biết rằng họ có thông tin liên lạc của cha mẹ ruột của cô và cho cô quyền quyết định xem có muốn trở lại Trung Quốc thăm cha mẹ mình hay không.
Trong bao cảm xúc lẫn lộn, Kati tìm được một đoạn video trên mạng mà truyền thông đã ghi lại cách đây nhiều năm về cha mẹ ruột của mình. Lắng nghe những trải lòng của cha mẹ về lý do vì sao họ buộc phải bỏ rơi con, Kati cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ ruột dành cho mình và hiểu phần nào cảm giác tội lỗi mà cha mẹ đã chịu đựng trong suốt bấy nhiêu năm qua. Cô bật khóc. Khóc cho số phận gia đình mình và cho cả những số phận khác bị chia cắt bởi “Chính sách một con” vô lý ấy.
Cô quyết định đến Trung Quốc gặp cha mẹ ruột vào đúng hẹn ước 20 năm.
Ngày đoàn viên nhiều cảm xúc
Đó là một ngày đẹp trời, trên cây Cầu Gãy, gia đình họ đã được sắp xếp để gặp nhau.
Vừa trông thấy con, bà Hương đã vội chạy đến, ôm chầm lấy con và quỳ xuống xin con tha thứ. Bà khóc như chưa bao giờ được khóc, những giọt nước mắt của bao năm thống khổ, nhớ nhung. Ông Đạt đứng lặng người nhìn con, không nói nên lời. Ông chỉ biết cầm tay con gái mãi không buông. Ông hiểu rất rõ, dù cho ông có nói ngàn lời xin lỗi cũng không thể bù đắp lại được.
Còn Kati thì chỉ mỉm cười mà không biết phải nói gì. Cô không khóc như mẹ, ánh mắt cũng không hẳn là buồn hay vui, mà là của quá nhiều cảm xúc lạ lẫm đan xen.
Giây phút đoàn tụ thật xúc động của gia đình (Ảnh: cắt từ video)
Trong vài ngày họ ở bên nhau, họ cũng không nói chuyện với nhau được nhiều, vì cha mẹ thì không nói được tiếng Anh, trong khi Kati không nói được tiếng Quan Thoại. Chị gái cũng chỉ nói tiếng Anh rất hạn chế. Kati cũng không gọi họ bằng “cha” “mẹ” mà chỉ gọi tên.
Bà Hương nức nở: “Con trông giống mẹ rất nhiều, nhưng con đâu có hiểu những gì mẹ đang nói”.
Họ ở cùng nhau đó, là máu mủ ruột thịt đó, nhưng sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ giờ đây đã quá lớn, khiến cả hai bên đôi khi gặp lúng túng. Nhưng trên tất cả, có lẽ Kati cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ, và tình yêu của họ dành cho cô thật to lớn biết bao.
Trong vài ngày họ ở bên nhau, họ cũng không nói chuyện với nhau được nhiều, vì cha mẹ thì không nói được tiếng Anh, trong khi Kati không nói được tiếng Quan Thoại. Chị gái cũng chỉ nói tiếng Anh rất hạn chế. Kati cũng không gọi họ bằng “cha” “mẹ” mà chỉ gọi tên.
Bà Hương nức nở: “Con trông giống mẹ rất nhiều, nhưng con đâu có hiểu những gì mẹ đang nói”.
Họ ở cùng nhau đó, là máu mủ ruột thịt đó, nhưng sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ giờ đây đã quá lớn, khiến cả hai bên đôi khi gặp lúng túng. Nhưng trên tất cả, có lẽ Kati cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ, và tình yêu của họ dành cho cô thật to lớn biết bao.
Kati những ngày ngắn ngủi bên gia đình mình tại Trung Quốc (Ảnh: cắt từ video)
Ngày chia tay cha mẹ ruột, Kati trấn an cha mẹ rằng, cô không oán trách cha mẹ. Cô biết thời điểm đó cha mẹ rất đau khổ khi phải bỏ cô, và cô biết ơn vì họ đã mạnh mẽ sinh ra cô, cho cô có cơ hội được bên một gia đình mới rất yêu thương mình.
Trở lại Mỹ, Kati xúc động bày tỏ: “Tôi muốn gặp lại họ, tôi muốn có một mối quan hệ nào đó. Nhưng câu hỏi lớn ở đây là, họ là gì của tôi? Tôi còn chẳng biết phải gọi họ như thế nào nữa. Dù là thế nào, tôi thật sự cảm thấy rất vui vì có thể kết nối trở lại với nơi tôi đã được sinh ra”.
Dường như vẫn cần thời gian để Kati quen với việc mình còn có một gia đình ở Trung Quốc. Cô tiếp tục trở về Mỹ với nhiều dự định trong tương lai của mình, về với nơi mà bấy lâu cô vốn thuộc về. Nhưng cái kết như hiện tại đối với ông bà Đạt và cả Kati đã quá mỹ mãn. Và chắc chắn rằng từ phương xa họ vẫn sẽ nghĩ về nhau và chúc phúc cho nhau.
Ngày chia tay cha mẹ ruột, Kati trấn an cha mẹ rằng, cô không oán trách cha mẹ. Cô biết thời điểm đó cha mẹ rất đau khổ khi phải bỏ cô, và cô biết ơn vì họ đã mạnh mẽ sinh ra cô, cho cô có cơ hội được bên một gia đình mới rất yêu thương mình.
Trở lại Mỹ, Kati xúc động bày tỏ: “Tôi muốn gặp lại họ, tôi muốn có một mối quan hệ nào đó. Nhưng câu hỏi lớn ở đây là, họ là gì của tôi? Tôi còn chẳng biết phải gọi họ như thế nào nữa. Dù là thế nào, tôi thật sự cảm thấy rất vui vì có thể kết nối trở lại với nơi tôi đã được sinh ra”.
Dường như vẫn cần thời gian để Kati quen với việc mình còn có một gia đình ở Trung Quốc. Cô tiếp tục trở về Mỹ với nhiều dự định trong tương lai của mình, về với nơi mà bấy lâu cô vốn thuộc về. Nhưng cái kết như hiện tại đối với ông bà Đạt và cả Kati đã quá mỹ mãn. Và chắc chắn rằng từ phương xa họ vẫn sẽ nghĩ về nhau và chúc phúc cho nhau.
nguồn: Trên mạng
Đôi khi tôi không dẫn nguồn vì đưa nguồn đó vào thì Blog và FB chặn không cho đăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét