Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Phản ứng của người dân khi Hà Nội gia hạn giãn cách

Phản ứng của người dân khi Hà Nội gia hạn giãn cách thêm hai tuần do COVID-19
2021-08-06 - T
ôi thấy lo nhất là cái việc nếu mà mình cứ giãn cách như thế này, mình không có một cái chiến lược cụ thể gì, chỉ là giãn cách thôi trong khi đây lại là vi-rút chủng mới lây lan rất là kinh, thì không biết cái việc giãn cách thế này có giải quyết được không, nếu giãn thêm hai tuần nữa. Và nếu tình trạng nó cứ tiếp tục diễn ra thế này thì thành phố sẽ giãn tiếp mãi mãi à?”
Công an đứng canh tại một nơi chắn đường ở Hà Nội hôm 24/7/2021
Ngày 6 tháng 8, Thành ủy Hà Nội, cơ quan cao nhất của Đảng Cộng Sản tại thành phố Hà Nội, ra quyết định kéo dài thời hạn giãn cách xã hội tại thành phố thêm 15 ngày, cho đến ngày 23 tháng 8.

Hà Nội bắt đầu đợt giãn cách xã hội lần này từ ngày 24 tháng 7, với việc gia hạn thêm 15 ngày thì thời gian giãn cách xã hội sẽ lên đến gần một tháng.

Trong thời gian giãn cách xã hội, người dân chỉ được ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết, bao gồm: mua đồ ăn và dược phẩm, đi cấp cứu, hoặc khám chữa bệnh, đi tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi thực hiện công vụ, hoặc làm việc tại công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.

Theo thông báo, Công an Hà Nội đã xử phạt hàng trăm người vì vi phạm lệnh giãn cách xã hội, trong số những người bị phạt có những người ra đường để tập thể dục, điều này dấy lên tranh cãi về việc liệu lệnh cấm ra đường có quá khắt khe.

Anh Nguyễn Biên, một người dân Hà Nội cho RFA biết phản ứng của anh về lệnh gia hạn giãn cách xã hội:

“Nói chung là vì năm ngoái đã có thời gian hai tháng liền phải giãn cách xã hội, thì tôi thấy cái này nó chỉ là điều tương tự thôi.

Thế nhưng mà tôi thấy lo nhất là cái việc nếu mà mình cứ giãn cách như thế này, mình không có một cái chiến lược cụ thể gì, chỉ là giãn cách thôi trong khi đây lại là vi-rút chủng mới lây lan rất là kinh, thì không biết cái việc giãn cách thế này có giải quyết được không, nếu giãn thêm hai tuần nữa.

Và nếu tình trạng nó cứ tiếp tục diễn ra thế này thì thành phố sẽ giãn tiếp mãi mãi à?”

Đối với những người đủ ăn đủ mặc thì giãn cách xã hội có nghĩa là các hoạt động thường nhật bị gián đoạn, nhưng với người nghèo thì hệ lụy của việc xã hội ngưng trệ lớn hơn rất nhiều.

Anh Biên nói thêm về vấn đề này:

“Cực kỳ nhiều trường hợp khó khăn bởi vì họ bị tắc ở Hà Nội không về quê được, bây giờ nhà trọ thì cũng không có tiền trả, rồi không có việc để làm, không có nọ kia các thứ.

Bởi vì dịch nên là họ sẽ bị khó khăn chồng chất như thế, mà bây giờ giãn cách hai tuần họ đã đói, họ đã không có việc làm, thu nhập và bắt đầu nợ nần rồi thì không biết giãn cách thêm hai tuần nữa, hoặc có thể thêm hai tháng nữa thì không biết những tình huống thế nó như thế nào, tại vì họ cũng không thể rời hà nội, không về tỉnh được. Đấy là cái mà tôi thấy rất là dở!”

RFA đã liên hệ được với một nhóm thiện nguyện chuyên hỗ trợ những người gặp khó khăn ở Hà Nội và được biết những đối tượng bị tác động nhiều nhất trong thời kỳ giãn cách xã hội này là những người tàn tật, những người làm nghề xe ôm, bán ve chai, và những người già cả.

Một người trong nhóm thiện nguyện trên cảm thán rằng “nếu tiếp tục giãn cách 15 ngày nữa thì nhiều người sẽ khổ lắm!”

Ngày 21 tháng 7, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ra quyết định hỗ trợ người lao động, và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, cụ thể người lao động bị mất việc có thể được hỗ trợ 1,5 triệu đồng.

Tuy nhiên, để nhận được khoản hỗ trợ trên thì người dân phải trải qua thủ tục làm hồ sơ đề nghị, và chính sách này chỉ áp dụng đối với những người cư trú hợp pháp.

Theo thông tin của Bộ Y Tế, Hà Nội cho đến nay đã ghi nhận 2.069 ca nhiễm COVID-19, số ca tử vong là 25.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-capital-to-extend-covid-19-curbs-as-new-clusters-emerge-and-residents-reaction-08062021082942.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét