Thiếu chỉ huy thống nhất, xã hội lộn xộn như thùng nước lèo
FB Mộc Trà • 20/07/21 Dù sáng 18/7 vừa qua, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã thống nhất rằng lưu thông hàng hóa trong 19 tỉnh thực hiện chỉ thị 16 không cần giấy xét nghiệm âm tính nhưng đến ngày 20/7, hầu hết các tỉnh miền Tây vẫn yêu cầu tài xế phải có “giấy thông hành” này. Không những thế, mỗi địa phương lại còn đặt ra các quy định riêngChốt kiểm soát ra vào quận Gò Vấp, TP. HCM. (Ảnh: Bạch Cúc)
Tại cuộc họp sáng 18/7 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 đã thống nhất phương án như sau: Bộ Y tế chấp nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm nhanh do tất cả cơ sở y tế từ cấp xã trở lên xác nhận, có hiệu lực trong 3 ngày. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các cơ quan y tế, Bộ GTVT để bố trí thêm các điểm xét nghiệm nhanh.Giao Bộ Y tế hướng dẫn việc vận tải, lưu thông hàng hóa trong nội bộ 19 tỉnh, TP phía Nam đang thực hiện chỉ thị 16 theo tinh thần: lái xe, người đi cùng không cần có giấy xét nghiệm âm tính nhưng phải khử khuẩn, không tiếp xúc người khác. Lái xe chạy giữa các địa phương cần có mã QR để đảm bảo thông suốt.
Phép vua thua lệ làng
Anh Nguyễn Văn Khải (TP. Sóc Trăng) kể: Vận chuyển hàng hóa từ tỉnh đi TP.HCM và ngược lại gặp rất nhiều khó khăn, thay đổi quy định liên tục, liên quan nhiều thứ chứ không chỉ giấy xét nghiệm âm tính.
Doanh nghiệp của anh Khải có 6 tài xế xe container. Anh kể hôm 18/7, 1 tài xế xe container của anh từ TP.HCM chở hàng hóa thiết yếu về Sóc Trăng. Theo quy định, tài xế này khai báo y tế, đậu xe ngoài trung tâm để trung chuyển hàng hóa vào nội ô. Anh Khải xin cho tài xế ở trên xe, chờ nhận hàng rồi quay đầu đi TP.HCM, nhưng không được.
"Họ yêu cầu tài xế phải xuống xe đi khai báo y tế, sau đó cách ly 21 ngày do trở về từ vùng dịch. Tôi đã giải thích tài xế không vào TP, ở trên xe, giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực, nhưng vẫn không được" - anh Khải bức xúc.
Ông Trang Trường Thanh - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Sóc Trăng - cho biết: "Mỗi nơi tình hình dịch khác nhau. Tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại Sóc Trăng đang rất căng, do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh muốn ngăn chặn, phòng chống dịch hiệu quả nên chưa có ý kiến khác", ông Thanh nói.
Trong khi đó, đại diện Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp cho biết địa phương áp dụng chỉ thị 16 trên toàn tỉnh từ ngày 14/7. Tuy nhiên, địa phương chỉ yêu cầu tài xế, phụ xe từ TP.HCM đi qua khu vực để vận tải hàng hóa khai báo y tế, có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19, hành trình rõ ràng và không áp dụng cách ly.
Ngày 20/7, ông Đặng Hoàng Tuấn - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An - cho biết, đối với phương tiện được phép hoạt động vận tải của các địa phương khác khi vào địa phận tỉnh này, tài xế vẫn phải đảm bảo giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 (RT-PCR hoặc test nhanh) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu) đối với lái xe và người đi cùng. Kèm theo đó là giấy vận tải (giấy vận chuyển) cần có các nội dung địa chỉ đi, địa chỉ đến, hành trình vận chuyển, địa chỉ dừng nghỉ dọc đường hoặc thẻ nhận diện phương tiện dán trên kính chắn gió phía trước và các giấy tờ theo quy định Luật giao thông đường bộ.
Ông Tuấn cho biết cụ thể thêm, văn bản mà Bộ Y tế đưa ra chỉ hướng dẫn việc vận tải trong nội tỉnh, thành đang thực hiện chỉ thị 16.
Vì vậy, Long An đã quy định cụ thể các loại phương tiện không cần phải sử dụng giấy xét nghiệm trong nội bộ tỉnh, nhưng vẫn thiết lập các trạm, chốt có kết nối giao thông với địa bàn giáp ranh của các tỉnh lân cận để kiểm soát phương tiện và người từ các tỉnh, thành phố vào địa bàn tỉnh Long An.
Tương tự, sau khi có văn bản của Bộ Y tế, TP Cần Thơ cũng chỉ dỡ bỏ các chốt kiểm soát nội tỉnh, chỉ làm các chốt chặn tại các khu dân cư, lưu động kiểm tra việc đi lại và xử phạt các trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
Tại 17 chốt cửa ngõ vào TP Cần Thơ, lực lượng chức năng vẫn yêu cầu tài xế phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) do cơ quan có thẩm quyền công nhận cấp, còn thời hạn 3 ngày (kể từ ngày làm xét nghiệm)
Tại Bạc Liêu, việc kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính đối với các phương tiện vận tải vào tỉnh này vẫn đang được thực hiện.
Và nhiều thủ tục mang ‘cá tính riêng’ của mỗi tỉnh
Trong ngày 20/7, UBND tỉnh Bạc Liêu vừa mới ký thêm văn bản hướng dẫn bổ sung người lao động ngoài tỉnh đến làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh thì phải được tổ chức theo hình thức xe ôtô đưa đón tập trung theo đúng phương châm "1 cung đường 2 địa điểm", nếu không đáp ứng thì không cho vào tỉnh.
Theo ông Lê Văn Quyết - phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, nhiều địa phương vẫn có những chốt chặn làm khó người dân trong vận chuyển hàng hóa.
Chốt kiểm dịch COVID-19 tại chợ cá đêm Mỹ Tho, Tiền Giang. (Ảnh: tiengiang.gov.vn)
Đó là các quy định như cho vận chuyển gà thịt nhưng không cho vận chuyển gà con, cho vận chuyển cám nhưng không cho vận chuyển phân gà sau khi bán. "Các chốt chặn nói rằng gà con hay phân gà không phải là hàng thiết yếu thì không được vận chuyển. Nhưng nếu không dọn phân gà ra khỏi chuồng thì không thể thả lứa mới. Phải hiểu để hỗ trợ người dân thay vì làm khó như thời gian qua" - ông Quyết nói.
Ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) - cũng cho biết hằng ngày đơn vị của ông đều có nhiều xe container chở tôm đông lạnh lên các cảng để xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
Ông Lực cho hay không ngại quy định nhưng cái khó hiện nay là dọc đường đi bị nhiều chốt kiểm tra, mỗi nơi cứ làm một cách. Ông Lực kiến nghị nên sớm văn bản hóa bộ quy tắc, áp dụng chung cho các tỉnh và công khai để mọi người biết.
Đó là các quy định như cho vận chuyển gà thịt nhưng không cho vận chuyển gà con, cho vận chuyển cám nhưng không cho vận chuyển phân gà sau khi bán. "Các chốt chặn nói rằng gà con hay phân gà không phải là hàng thiết yếu thì không được vận chuyển. Nhưng nếu không dọn phân gà ra khỏi chuồng thì không thể thả lứa mới. Phải hiểu để hỗ trợ người dân thay vì làm khó như thời gian qua" - ông Quyết nói.
Ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) - cũng cho biết hằng ngày đơn vị của ông đều có nhiều xe container chở tôm đông lạnh lên các cảng để xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
Ông Lực cho hay không ngại quy định nhưng cái khó hiện nay là dọc đường đi bị nhiều chốt kiểm tra, mỗi nơi cứ làm một cách. Ông Lực kiến nghị nên sớm văn bản hóa bộ quy tắc, áp dụng chung cho các tỉnh và công khai để mọi người biết.
Loay hoay ‘gỡ rối’
Tại An Giang, UBND tỉnh này đã ban hành kế hoạch tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản. Theo đó, yêu cầu các địa phương chủ động rà soát, thống kê sản lượng nông sản trên địa bàn, nhu cầu kết nối tiêu thụ, giá cả... báo cáo về Sở NN&PTNT, Sở Công thương trước thời gian dự kiến thu hoạch ít nhất 10 ngày để phối hợp, hỗ trợ kết nối tiêu thụ. Đồng thời, Sở GTVT An Giang có văn bản đề nghị các tỉnh thành tạo điều kiện cho người, phương tiện vận chuyển nông sản của tỉnh đi qua địa bàn, đến nơi tiêu thụ.
Ông Nguyễn Thanh Trong - trưởng Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng - cho biết đây là thời điểm "làm ăn" của các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản. Lượng hàng hóa chuyển đến các cảng ở TP.HCM mỗi ngày rất lớn, cần đảm bảo thời gian giao hàng theo hợp đồng xuất khẩu. Ông Trong đề nghị những xe chở hàng thiết yếu, cần gắn logo của địa phương để các chốt kiểm dịch dễ dàng nhận biết và kiểm tra.
Tại Cần Thơ, ông Lê Tiến Dũng - giám đốc Sở GTVT TP - cho biết phương tiện chở hàng hóa đi theo luồng xanh quốc gia khi đến các chốt sẽ được ưu tiên kiểm tra trước. Còn hàng hóa từ TP. Cần Thơ đi TP.HCM, sở sẽ sớm công bố lộ trình luồng xanh nội tỉnh.
TS. Võ Hùng Dũng - nguyên giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ - cho biết, định hiện nay đan xen quá phức tạp, Hậu Giang khác, Cần Thơ khác, Tiền Giang khác. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 trung ương cần họp với các tỉnh miền Tây và TP.HCM, nghe thêm ý kiến của doanh nghiệp để xử lý vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Một số doanh nghiệp cũng đề nghị cần sớm văn bản hóa quan điểm của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 việc lưu thông hàng hóa trong 19 tỉnh thực hiện chỉ thị 16 không cần giấy xét nghiệm âm tính để tránh biết bao nhiêu phiền hà, gian khó cho doanh nghiệp, người dân.
Mộc Trà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét