Cuba đã và đang anh hùng và quyết tâm tiến lên chủ nghĩa xã hội trong suốt 72 năm qua. Họ đã chọn thế thì cứ để họ sống như thế. Đảng và Nhà nước đừng đem lúa gạo, tiền bạc của dân ủng hộ Cuba nhé. Tôi cực lực phản đối. Từ trước đến giờ tôi vẫn ủng hộ tiền bạc cho nhà nước, thậm chí khi đi làm tôi thường là người ủng hộ nhiều nhất cơ quan (chỉ thua Bộ trưởng vì nhường không dám vượt, nhiều anh chị em cơ quan tôi thường đọc Blog và FB này nên đều biết). Vừa rồi cũng tham gia ủng hộ tiền mua vaccine... Nhưng nếu nhà nước cứ đem tiền đi biếu, tặng những người, những quốc gia cố tình bỏ chỗ sống, cố tình đi vào chỗ chết, thì tôi không thể ủng hộ nhà nước mãi được.
Người dân Cuba đang khốn khổ vì không có lương thực
FB Thanh Đoàn • Cuba đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực tồi tệ nhất trong 30 năm qua. Tình trạng thiếu lương thực của Cuba đã diễn ra suốt thời gian đại dịch và ngày càng trở nên trầm trọng dù kinh tế đã mở cửa lại tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tình trạng thiếu lương thực có vẻ không phải là vấn đề ngắn hạn, các cảnh báo về thiếu lương thực từ 2019 cho tới nay ngày càng trầm trọng.Đường phố Cuba. (Ảnh: Pixabay)
Cuba đang đối mặt tình trạng thiếu lương thực tồi tệ nhất kể từ những năm 1990. Ở một nước nhập khẩu tới khoảng 70% thực phẩm, việc tìm kiếm nguyên liệu trước đây đã khó khăn, và giờ đây thì gần như không thể.Chính phủ Cuba đang rất thiếu tiền mặt, ngoại tệ nên không thể đủ tiền nhập khẩu lương thực, hàng hóa, họ buộc nông dân bán sản phẩm thu hoạch của họ với giá không cạnh tranh.
Nguyên nhân được cho là đại dịch đã gây thiệt hại nặng cho ngành du lịch, thường chiếm 10% GDP, và khiến người Cuba khó làm ăn hơn. Giá lương thực toàn cầu tăng 40% cũng không giúp được gì. Hiện các tiệm bánh mì quốc doanh đang thay thế các loại bột mì nhập khẩu bằng những loại tự trồng trong nước, khiến người tiêu dùng thất vọng.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu lương thực và nền kinh tế trì trệ của Cuba đã diễn ra ngày một tồi tệ trong hàng thập kỷ khi nền kinh tế này 'kiên trì" thực hiện con đường xã hội chủ nghĩa, kiểu Venezuela, nơi chính phủ sở hữu mọi thứ và phân phối lại mọi thứ theo ý chí của chính phủ (thực chất là một nhóm gia tộc có nắm quyền lực quốc gia trong tay).
Chính phủ đã công bố các biện pháp tăng sản lượng nông nghiệp trong nước, song nếu không tự do hóa kinh tế thì sẽ chẳng cải thiện được nhiều. Cho đến nay, các cải cách vẫn còn chậm chạp. Ví dụ, nông dân đã có thể giết mổ bò để bán hoặc tiêu dùng cá nhân, điều trước đây là bất hợp pháp. Nhưng theo một nông dân ở thị trấn ven biển Bahía Honda, quy trình xin phép quan liêu là đủ để “khiến anh ta chán món [thịt bò]”. (theo the Economist)
Chẳng còn gì trong các cửa hàng
Hồi tháng Giêng 2021, Viện Báo cáo chiến tranh và hòa bình (IWPR) đưa tin về tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở Cuba bằng hình ảnh một cửa hàng nhà nước ở thành phố Holguin, Cuba, nơi bán hoa quả. Khẩu hiệu của cửa hàng "Chọn trái cây: ngon nhất vùng nhiệt đới". Tuy nhiên, hình ảnh cửa hàng cho thấy không có bất cứ loại trái cây, hay bất cứ thực phẩm nào để bán trong cửa hàng.
Mặc dù vậy, bên ngoài vẫn xếp hàng dài, mọi người chờ đợi cửa hàng mở cửa với hy vọng có thể mua bất cứ thứ gì.
Hilda Lobaina, một người nội trợ 72 tuổi, cho biết: “Chúng tôi đã xếp hàng hai ngày để chờ xem họ có giao bất cứ thứ gì hay không. Chiếc mặt nạ che nửa khuôn mặt không che giấu được vẻ bực bội trong mắt."
"Chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới mà mọi người phải xếp hàng trước các khu chợ để chờ bất kỳ sản phẩm nào được đưa về", một người đàn ông đã nghỉ hưu tự nhận mình là Antonio cho IWPR biết.
Trong khi người dân Cuba đã phải chịu cảnh thiếu lương thực trong nhiều năm, tình hình kinh tế của đất nước vốn tồi tệ này còn trở nên tồi tệ hơn nữa do cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong những tháng gần đây, các cửa hàng, chợ trên khắp Cuba hầu như không có hàng.
Cuba không sản xuất đủ lương thực để nuôi sống dân chúng, thay vào đó, Cuba nhập khẩu nguồn cung chủ yếu bằng USD và EUR. Trong những tháng gần đây, nhà nước đã gặp khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tiếp cận đồng tiền cứng cần thiết để thực hiện điều này. Sự sụp đổ của nền kinh tế du lịch đã làm trầm trọng thêm mức thâm hụt này.
Mặc dù chính quyền Cuba không công bố số liệu thống kê kinh tế chính xác và cập nhật, nhưng thông tin có sẵn ở nước ngoài cho thấy tình hình rất bấp bênh. Theo thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong 15 năm qua, Cuba đã có bình quân 2,2 tỷ USD vào cuối mỗi quý. Hiện tại, ngoại tệ giảm mạnh do đóng cửa du lịch toàn cầu.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Cuba giảm mạnh nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của Cuba đã giảm 34% trong 8 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Cuba cũng đã ngừng mua từ các nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu như Brazil, Mỹ và Tây Ban Nha.
Năm 2020, xuất khẩu từ Brazil sang Cuba giảm mạnh 23% so với năm trước. Doanh số bán hàng của Tây Ban Nha đến hòn đảo này giảm 36% và trong trường hợp của Mỹ, xuất khẩu giảm 45%.
Hồi tháng Giêng 2021, Viện Báo cáo chiến tranh và hòa bình (IWPR) đưa tin về tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở Cuba bằng hình ảnh một cửa hàng nhà nước ở thành phố Holguin, Cuba, nơi bán hoa quả. Khẩu hiệu của cửa hàng "Chọn trái cây: ngon nhất vùng nhiệt đới". Tuy nhiên, hình ảnh cửa hàng cho thấy không có bất cứ loại trái cây, hay bất cứ thực phẩm nào để bán trong cửa hàng.
Mặc dù vậy, bên ngoài vẫn xếp hàng dài, mọi người chờ đợi cửa hàng mở cửa với hy vọng có thể mua bất cứ thứ gì.
Hilda Lobaina, một người nội trợ 72 tuổi, cho biết: “Chúng tôi đã xếp hàng hai ngày để chờ xem họ có giao bất cứ thứ gì hay không. Chiếc mặt nạ che nửa khuôn mặt không che giấu được vẻ bực bội trong mắt."
"Chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới mà mọi người phải xếp hàng trước các khu chợ để chờ bất kỳ sản phẩm nào được đưa về", một người đàn ông đã nghỉ hưu tự nhận mình là Antonio cho IWPR biết.
Trong khi người dân Cuba đã phải chịu cảnh thiếu lương thực trong nhiều năm, tình hình kinh tế của đất nước vốn tồi tệ này còn trở nên tồi tệ hơn nữa do cuộc khủng hoảng Covid-19. Trong những tháng gần đây, các cửa hàng, chợ trên khắp Cuba hầu như không có hàng.
Cuba không sản xuất đủ lương thực để nuôi sống dân chúng, thay vào đó, Cuba nhập khẩu nguồn cung chủ yếu bằng USD và EUR. Trong những tháng gần đây, nhà nước đã gặp khó khăn hơn bao giờ hết trong việc tiếp cận đồng tiền cứng cần thiết để thực hiện điều này. Sự sụp đổ của nền kinh tế du lịch đã làm trầm trọng thêm mức thâm hụt này.
Mặc dù chính quyền Cuba không công bố số liệu thống kê kinh tế chính xác và cập nhật, nhưng thông tin có sẵn ở nước ngoài cho thấy tình hình rất bấp bênh. Theo thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), trong 15 năm qua, Cuba đã có bình quân 2,2 tỷ USD vào cuối mỗi quý. Hiện tại, ngoại tệ giảm mạnh do đóng cửa du lịch toàn cầu.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Cuba giảm mạnh nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của Cuba đã giảm 34% trong 8 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Cuba cũng đã ngừng mua từ các nhà cung cấp thực phẩm hàng đầu như Brazil, Mỹ và Tây Ban Nha.
Năm 2020, xuất khẩu từ Brazil sang Cuba giảm mạnh 23% so với năm trước. Doanh số bán hàng của Tây Ban Nha đến hòn đảo này giảm 36% và trong trường hợp của Mỹ, xuất khẩu giảm 45%.
Tồi tệ như Thời kỳ đặc biệt - Thời điểm mà Liên Xô sụp đổ
Trong bối cảnh thiếu hụt trầm trọng thịt gà, dầu, gạo, ngô và đậu, người dân Cuba lo sợ sự lặp lại của cái gọi là Thời kỳ Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 90 do Liên Xô, đồng minh quan trọng nhất của Cuba, sụp đổ.
Nhà kinh tế Ernesto Hernández-Catá, cựu giáo sư tại Đại học John Hopkins cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là tình huống quan trọng nhất tác động đến Cuba kể từ Thời kỳ Đặc biệt.
Ở hầu hết các quốc gia, người ta cho rằng đại dịch là nguyên nhân cho các vấn đề kinh tế hiện nay. Nhưng ở Cuba, nhiều nhà phân tích coi đại dịch chỉ là một yếu tố khác tác động đến nền kinh tế Cuba.
Thực tế, kinh tế Cuba vốn yếu kém với mô hình kinh tế kế hoạch tập trung của nhà nước, một mô hình luôn được chứng minh thất bại bởi lịch sử, đã suy yếu đi cùng với sự sụp đổ của Venezuela, đối tác thương mại hàng đầu của Cuba. Thêm vào đó, các lệnh trừng phạt thắt chặt thời chính quyền tổng thống Donald Trump cũng làm Cuba thêm suy yếu. Trong khi đó, năng lực và năng suất sản xuất lương thực trong nước rất yếu.
Nhà kinh tế học Luis R Luis, một trong những giám đốc của Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Cuba (ASCE), giải thích rằng "Cuba đang trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ kinh niên, do xuất khẩu sụt giảm trong nhiều năm ... Mặc dù cuộc khủng hoảng là một sản phẩm phụ của một số sự kiện ngắn hạn như đại dịch, các vấn đề cơ cấu kinh tế nghiêm trọng hơn mới là nguyên nhân chính giải thích cho tình trạng hiện nay của Cuba".
Ngay cả trước khi Covid-19 lan rộng khắp thế giới, chính phủ Cuba đã cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng và thậm chí có khả năng xảy ra Thời kỳ Đặc biệt mới.
Chủ tịch Miguel Díaz-Canel cho biết: “Tính nghiêm trọng của thời điểm này đòi hỏi phải đặt ra các ưu tiên rõ ràng và được xác định rõ ràng, để tránh lặp lại những khoảnh khắc khó khăn của Thời kỳ Đặc biệt”, Chủ tịch Miguel Díaz-Canel cho biết trong một bài phát biểu vào tháng 4/2019.
Điều này theo sau một tuyên bố tương tự của Raul Castro, phó tổng thư ký đảng Cộng sản. Ông cảnh báo người dân Cuba rằng mặc dù đất nước có nền kinh tế đa dạng hơn so với khi khối Liên Xô sụp đổ, nhưng họ sẽ làm tốt hơn "luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất".
Trong khi Cuba có quan hệ chặt chẽ với các nước như Nga và Trung Quốc, nước này nhập khẩu rất ít thực phẩm từ họ. Nếu không có tiền mặt, đất nước sẽ không có lương thực. Có vẻ các đồng minh thân cận không sẵn sàng dang tay cho Cuba vay nợ trong lúc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét