Covid: Tại sao VN luôn luôn chậm chân so với thế giới ?
Các nhà lãnh đạo VN thường xuyên vỗ ngực tự hào là có tầm dự báo chiến lược nên ngay từ lúc nọ, ngay từ lúc kia đã nắm bắt được tình hình và do đó đã kịp thời tổ chức thực hiện được nhiều việc sớm hơn so với thế giới. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy hoàn toàn ngược lại. Chúng ta đã quá chủ quan trước tình hình dịch bệnh, cho rằng dịch bệnh đã cút khỏi nước ta..., nên QUÁ CHẬM CHÂN, thực chất là không quan tâm tới việc tìm mua vaccine tiêm phòng Covid-19, dẫn đến tình trạng hoàn toàn không có vaccine và để cho dịch bệnh bùng lên mạnh mẽ như hiện nay.
Thuốc Molnupiravir mang đến nhiều
kỳ vọng cho người dân khắp thế giới
Đến nay trong khi khoảng 25% dân số thế giới đã tiêm chủng ít nhất một liều thì tỷ lệ tiêm Việt Nam mới khoảng 4,5%. Con số đó lẽ ra chưa đến 1% nếu như không nhờ sự viện trợ miễn phí bất ngờ từ “trên trời rơi xuống": Nhật tặng 3 triệu liều, Mỹ tặng 2 triệu liều, Covax 2,5 triệu liều, Trung Quốc 0,5 triệu liều và Úc 1,5 triệu liều. Tôi không hiểu nếu như thời điểm này đất nước không có số vaccine viện trợ của các nước trên thì chính phủ và người dân VN sẽ còn hoảng loạn đến mức nào ?Giờ đây thế giới đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo là sản xuất thuốc uống điều trị Covid-19. Mỹ đang thử nghiệm giai đoạn 3 loại thuốc điều trị Covid-19 qua đường uống và có thể đưa ra thị trường vào cuối năm nay. Đây là một tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Loại thuốc kháng virus có tên Molnupiravir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần.
Vậy mà dường như chính phủ VN cũng không quan tâm đến việc sản xuất và mua thuốc uống điều trị Covid-19 này, mà vẫn loay hoay lo nghiên cứu tự sản xuất vaccine Nanocovax. Được biết trong số hơn 200 loại vaccine phòng chống Covid-19 được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, chỉ có khoảng 10-20 loại có thể thành công và được đưa vào sản xuất công nghiệp, còn lại tất cả đều không thành công. Vậy thì liệu có nên đặt hy vọng vào Nanocovax sớm thành công hay không ? Tôi cho là quá viển vông.
Vì vậy, để không mắc lại sai lầm không đặt mua vaccine như trước, tôi đề nghị ngay từ lúc này, chính phủ VN nên:
1) HÃY XEM XÉT ĐẶT MUA NGAY LOẠI THUỐC UỐNG Molnupiravir của Mỹ càng sớm càng tốt.
2) Xúc tiến đàm phán xin được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Pfzer Biontex và Moderna tại Việt Nam càng sớm càng tốt.
3) Trong lúc tài chính khó khăn thì chưa nên đầu tư nhiều tiền của để mày mò thử nghiệm vaccinе Nanocovax. Rủi ro về chất lượng và kinh tế rất cao, đồng thời cũng chưa biết lúc nào mới đưa vào sử dụng được (dù các quan đang hô hào phấn đấu đến tháng 6/2022 sẽ đưa vào sử dụng). Tôi tin chắc đến hè năm 2022 nguồn vaccine phòng chống Covid trên thế giới sẽ thừa thãi và rẻ hơn bây giờ rất nhiều với việc đang đưa vào hoạt động nhiều nhà máy sản xuất và việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc uống.
Theo tin tức báo chí, thuốc Molnupiravir chữa Covid-19 được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel (Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.
Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupiravir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.
Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.
Molnupiravir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.
Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.
Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này.
Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupiravir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupiravir để thử nghiệm trên người.
Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân Covid-19 nhẹ.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đặt mua thuốc Molnupiravir.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.
Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupiravir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.
Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.
Molnupiravir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.
Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.
Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này.
Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupiravir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupiravir để thử nghiệm trên người.
Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân Covid-19 nhẹ.
Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đặt mua thuốc Molnupiravir.
Đừng dẫm tiếp lên vết xe đổ của lần mua vaccine vừa qua nữa.
Dưới đây là bài báo về thuốc Molnupiravir
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/thuoc-uong-dieu-tri-covid-19-mo-ra-hy-vong-cham-dut-dai-dich-756280.html?cid=share_facebook&fbclid=IwAR3Mn8yy83WCwCqQM51EzWWhTmy3tsbD97aErI6lpiBq1zBGPrvEYo3kBnc
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/thuoc-uong-dieu-tri-covid-19-mo-ra-hy-vong-cham-dut-dai-dich-756280.html?cid=share_facebook&fbclid=IwAR3Mn8yy83WCwCqQM51EzWWhTmy3tsbD97aErI6lpiBq1zBGPrvEYo3kBnc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét