BÃO LỤT VÀ CƠ CHẾ AN SINH XÃ HỘI
Hiện tại miền Trung đang gánh chịu cơn bão lụt. Huế đang chìm trong nước còn Đà Nẵng thì đường phố ngập. Nhìn những tấm ảnh chia sẻ mà đau lòng quá. Điều này khiến nhiều người suy nghĩ nhiều về cơ chế an sinh xã hội. Ở các nước tiên tiến thì người dân không quá lo lắng khi bị lũ lụt, thiên tai hoặc khủng hoảng. Vì các lý do sau.1. Nhà cửa phải có bảo hiểm. Cho nên bị gì thì mình đền được bù.
2. Y tế toàn dân. Không phải lo về viện phí nếu bị bệnh.
3. Giáo dục miễn phí. Cha mẹ không phải lo nếu có con đang tuổi đi học.
4. Trợ cấp thất nghiệp và tai nạn, hết loại trợ cấp này thì có trợ cấp xã hội. Do đó nếu mất việc thì cũng không đói và khỏi phải sống bần cùng.
2. Y tế toàn dân. Không phải lo về viện phí nếu bị bệnh.
3. Giáo dục miễn phí. Cha mẹ không phải lo nếu có con đang tuổi đi học.
4. Trợ cấp thất nghiệp và tai nạn, hết loại trợ cấp này thì có trợ cấp xã hội. Do đó nếu mất việc thì cũng không đói và khỏi phải sống bần cùng.
Đó là vì sao hàng năm nước Mỹ, Úc hay Nhật đều chứng kiến hàng chục vụ thiên tai nhưng người dân luôn ấm no. Chính phủ địa phương rút kinh nghiệm và tái xây dựng thành phố để có thể gánh chịu bất cứ những gì thiên nhiên gây ra.
Nhìn lại ở Việt Nam thì hoàn toàn không có những điều đó. Miền Trung có lẽ là trải nghiệm đau lòng nhất.
1. Năm nào cũng bị bão lụt nhưng chính phủ không làm gì để hạn chế. Họ coi đó là điều bình thường.
2. Nhà cửa bị hư thì không được đền bù.
3. Dân mất việc thì phải tự lo.
2. Nhà cửa bị hư thì không được đền bù.
3. Dân mất việc thì phải tự lo.
Cho nên họ nghèo hoài. Năm này sang năm khác không có gì thay đổi. Miền Trung vẫn nghèo. Người miền Trung vẫn cơ cực. Đau lòng nhưng không biết làm gì hơn. Các cá nhân và doanh nghiệp từ thiện không thể làm thay đổi tình hình. Chỉ có nhà nước mới có thể làm được.
Thương miền Trung mà bất lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét