Mình ngu thật, cứ nghĩ TQ cộng sản như VN thì chất lượng xây đập cũng chỉ ngang VN. Không ngờ đập Tam Hiệp của TQ vĩ đại thế. Tên lửa phóng vào nó chỉ như “muỗi đốt voi”.
Đập Tam Hiệp được thiết kế với cấu trúc của một ngọn núi với 15 mét bề dày đỉnh đập, theo chuyên gia (ảnh: MAT)
Các chuyên gia thiết kế, quân sự của Trung Quốc đã ngồi lại với nhau bàn về khả năng có một ngày đập nước lớn nhất hành tinh bị tấn công bằng tên lửa. Nhưng kể từ khi bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp – con đập chịu trách nhiệm chính trong việc trữ lượng nước lũ khổng lồ của sông Dương Tử khiến mối lo ngại về việc đập Tam Hiệp có thể bị nổ tung không phải là mới.
Theo SCMP, năm 2004, Lầu Năm Góc Mỹ từng “gợi ý” nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan có thể nhắm đến các mục tiêu quan trọng ở đại lục như Đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, Đài Loan bác bỏ ý tưởng này của Mỹ.
Đầu năm 2018, Su Ziyun – một chuyên gia quân sự Đài Loan – cho rằng, chỉ cần 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung là có thể cho nổ tung đập Tam Hiệp.
Tuy nhiên, giới chuyên gia thiết kế đại lục cho rằng, Đài Loan đang “mơ mộng hão huyền” vì sự kiên cố của đập Tam Hiệp vượt xa sức tưởng tượng của nhiều người.
Với chiều cao 181 mét và được xây dựng bằng 28 triệu tấn bê tông, 463.000 tấn thép, đập Tam Hiệp được ví như một pháo đài thép khổng lồ.
Đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông. Điều này có nghĩa là Tam Hiệp chịu sức ép của nước chủ yếu dựa trên trọng lượng của thân đập.
Hình dạng mặt cắt của đập Tam Hiệp là hình thang. Bề dày của thân đập ở trên cùng là 15 mét và bề dày phần đáy là 124 mét. Điều này cho thấy đập Tam Hiệp không phải bức tường chắn nước, mà chính xác hơn, nó là một ngọn núi, theo MAT – trang web chuyên về thiết kế, xây dựng công trình của Trung Quốc.
Với thiết kế này, ngay cả khi phần đỉnh đập bị phá hủy thì phân thân chính của con đập vẫn sẽ không sụp đổ và tiếp tục chắn nước. Đánh sập hoàn toàn đập Tam Hiêp là điều gần như không tưởng.
Một vụ tấn công tên lửa không là gì so với khả năng chống chịu của đập Tam Hiệp (ảnh: NI)
Đập trọng lực có một số ưu điểm sau:
1. Tương đối an toàn, độ bền, khả năng chống rò rỉ nước tốt và động đất tốt.
2. Thiết kế đơn giản, dễ xây dựng.
3. Dễ dàng bố trí các ống xả nước trong thân đập để vận hành máy phát điện.
Trong quá trình thiết kế, xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc cũng thực hiện nhiều vụ nổ mìn mô phỏng để đánh giá về khả năng chống chịu của thân đập. Kết luận đưa ra, đập Tam Hiệp không thể bị phá hủy bằng vũ khí nổ thông thường, kể cả bị tên lửa bắn trúng.
Zhang Boting - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc - cho rằng, đập Tam Hiệp rất chắc chắn và có khả năng chống chịu tấn công hạt nhân quy mô nhỏ.
Nhiều thử nghiệm mô phỏng nổ mìn cường độ cao cho thấy, bom, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo đầu đạn thường không thể phá hủy đập Tam Hiệp. Tấn công tên lửa loại thường với con đập chỉ như “muỗi đốt voi”.
Tuy nhiên, theo đánh giá, đập Tam Hiệp có thể bị phá hủy bởi một quả bom hạt nhân có sức công phá tương đương 200.000 – 300.000 tấn thuốc nổ TNT.
Trong trường hợp con đập bị phá hủy, 39,3 tỷ mét khối nước trữ ở trong hồ chứa sẽ đổ xuống vùng hạ lưu, nơi sinh sống của 400 – 600 triệu người và hậu quả sẽ là vô cùng thảm khốc.
Trọng tâm khi nghiên cứu về khả năng chống chịu của đập Tam Hiệp là con đập sẽ xoay xở ra sao trước mối đe dọa tấn công hạt nhân quy mô lớn.
Đập Tam Hiệp có thể xả lũ với công suất cực cao khi đối mặt nguy cơ bị tấn công (ảnh: Xinhua)
Trước hết, Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và dĩ nhiên là có khả năng phòng thủ tấn công hạt nhân. Đập Tam Hiệp nằm sâu trong nội địa khoảng 1.000 km. Vì vậy, hệ thống phòng thủ của Trung Quốc là yếu tố quan trọng bảo đảm an nguy của con đập.
Thứ hai, với một hồ chứa có dung tích lớn như Tam Hiệp, cách hiệu quả nhất để đối phó với vũ khí hạt nhân sẽ là nhanh chóng giảm mực nước xuống trong khoảng thời gian ngắn.
Tốc độ xả nước của hồ chứa đập Tam Hiệp được đánh giá là nhanh hàng đầu so với những hồ chứa nước quy mô lớn ở Trung Quốc.
Chiến tranh hiện đại ngày nay không thể diễn ra trong nháy mắt. Vì vậy, đập Tam Hiệp hoàn toàn có đủ thời gian xả nước để tránh thiệt hại do vỡ đập.
Công suất xả lũ tối đa của đập Tam Hiệp là 110.000 m3/giây. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho hạ lưu, đập Tam Hiệp chỉ có thể xả ra lượng nước 50.000 m3/giây. Điều này đồng nghĩa với việc con đập có thể xả 4,3 tỷ mét khối nước/ngày.
Ngoài ra, trong tình trạng chiến tranh, việc phá hủy các hồ chứa nước, đe dọa đến tính mạng của thường dân là điều nghiêm cấm theo pháp luật quốc tế.
Tên lửa bắn vào đập Tam Hiệp chỉ như “gãi ngứa”
Hình dạng mặt cắt của đập Tam Hiệp là hình thang. Bề dày của thân đập ở trên cùng là 15 mét và bề dày phần đáy là 124 mét. Điều này cho thấy đập Tam Hiệp không phải bức tường chắn nước, mà chính xác hơn, nó là một ngọn núi, theo MAT – trang web chuyên về thiết kế, xây dựng công trình của Trung Quốc. Với thiết kế này, ngay cả khi phần đỉnh đập bị phá hủy thì phân thân chính của con đập vẫn sẽ không sụp đổ và tiếp tục chắn nước. Đánh sập hoàn toàn đập Tam Hiêp là điều gần như không tưởng. Nhiều thử nghiệm mô phỏng nổ mìn cường độ cao cho thấy, bom, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo đầu đạn thường không thể phá hủy đập Tam Hiệp. Tấn công tên lửa loại thường với con đập chỉ như “muỗi đốt voi”.Đập Tam Hiệp được thiết kế với cấu trúc của một ngọn núi với 15 mét bề dày đỉnh đập, theo chuyên gia (ảnh: MAT)
Các chuyên gia thiết kế, quân sự của Trung Quốc đã ngồi lại với nhau bàn về khả năng có một ngày đập nước lớn nhất hành tinh bị tấn công bằng tên lửa. Nhưng kể từ khi bắt đầu xây dựng đập Tam Hiệp – con đập chịu trách nhiệm chính trong việc trữ lượng nước lũ khổng lồ của sông Dương Tử khiến mối lo ngại về việc đập Tam Hiệp có thể bị nổ tung không phải là mới.
Theo SCMP, năm 2004, Lầu Năm Góc Mỹ từng “gợi ý” nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan có thể nhắm đến các mục tiêu quan trọng ở đại lục như Đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, Đài Loan bác bỏ ý tưởng này của Mỹ.
Đầu năm 2018, Su Ziyun – một chuyên gia quân sự Đài Loan – cho rằng, chỉ cần 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung là có thể cho nổ tung đập Tam Hiệp.
Tuy nhiên, giới chuyên gia thiết kế đại lục cho rằng, Đài Loan đang “mơ mộng hão huyền” vì sự kiên cố của đập Tam Hiệp vượt xa sức tưởng tượng của nhiều người.
Với chiều cao 181 mét và được xây dựng bằng 28 triệu tấn bê tông, 463.000 tấn thép, đập Tam Hiệp được ví như một pháo đài thép khổng lồ.
Đập Tam Hiệp là đập trọng lực bê tông. Điều này có nghĩa là Tam Hiệp chịu sức ép của nước chủ yếu dựa trên trọng lượng của thân đập.
Hình dạng mặt cắt của đập Tam Hiệp là hình thang. Bề dày của thân đập ở trên cùng là 15 mét và bề dày phần đáy là 124 mét. Điều này cho thấy đập Tam Hiệp không phải bức tường chắn nước, mà chính xác hơn, nó là một ngọn núi, theo MAT – trang web chuyên về thiết kế, xây dựng công trình của Trung Quốc.
Với thiết kế này, ngay cả khi phần đỉnh đập bị phá hủy thì phân thân chính của con đập vẫn sẽ không sụp đổ và tiếp tục chắn nước. Đánh sập hoàn toàn đập Tam Hiêp là điều gần như không tưởng.
Một vụ tấn công tên lửa không là gì so với khả năng chống chịu của đập Tam Hiệp (ảnh: NI)
Đập trọng lực có một số ưu điểm sau:
1. Tương đối an toàn, độ bền, khả năng chống rò rỉ nước tốt và động đất tốt.
2. Thiết kế đơn giản, dễ xây dựng.
3. Dễ dàng bố trí các ống xả nước trong thân đập để vận hành máy phát điện.
Trong quá trình thiết kế, xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc cũng thực hiện nhiều vụ nổ mìn mô phỏng để đánh giá về khả năng chống chịu của thân đập. Kết luận đưa ra, đập Tam Hiệp không thể bị phá hủy bằng vũ khí nổ thông thường, kể cả bị tên lửa bắn trúng.
Zhang Boting - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc - cho rằng, đập Tam Hiệp rất chắc chắn và có khả năng chống chịu tấn công hạt nhân quy mô nhỏ.
Nhiều thử nghiệm mô phỏng nổ mìn cường độ cao cho thấy, bom, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo đầu đạn thường không thể phá hủy đập Tam Hiệp. Tấn công tên lửa loại thường với con đập chỉ như “muỗi đốt voi”.
Tuy nhiên, theo đánh giá, đập Tam Hiệp có thể bị phá hủy bởi một quả bom hạt nhân có sức công phá tương đương 200.000 – 300.000 tấn thuốc nổ TNT.
Trong trường hợp con đập bị phá hủy, 39,3 tỷ mét khối nước trữ ở trong hồ chứa sẽ đổ xuống vùng hạ lưu, nơi sinh sống của 400 – 600 triệu người và hậu quả sẽ là vô cùng thảm khốc.
Trọng tâm khi nghiên cứu về khả năng chống chịu của đập Tam Hiệp là con đập sẽ xoay xở ra sao trước mối đe dọa tấn công hạt nhân quy mô lớn.
Đập Tam Hiệp có thể xả lũ với công suất cực cao khi đối mặt nguy cơ bị tấn công (ảnh: Xinhua)
Trước hết, Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và dĩ nhiên là có khả năng phòng thủ tấn công hạt nhân. Đập Tam Hiệp nằm sâu trong nội địa khoảng 1.000 km. Vì vậy, hệ thống phòng thủ của Trung Quốc là yếu tố quan trọng bảo đảm an nguy của con đập.
Thứ hai, với một hồ chứa có dung tích lớn như Tam Hiệp, cách hiệu quả nhất để đối phó với vũ khí hạt nhân sẽ là nhanh chóng giảm mực nước xuống trong khoảng thời gian ngắn.
Tốc độ xả nước của hồ chứa đập Tam Hiệp được đánh giá là nhanh hàng đầu so với những hồ chứa nước quy mô lớn ở Trung Quốc.
Chiến tranh hiện đại ngày nay không thể diễn ra trong nháy mắt. Vì vậy, đập Tam Hiệp hoàn toàn có đủ thời gian xả nước để tránh thiệt hại do vỡ đập.
Công suất xả lũ tối đa của đập Tam Hiệp là 110.000 m3/giây. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho hạ lưu, đập Tam Hiệp chỉ có thể xả ra lượng nước 50.000 m3/giây. Điều này đồng nghĩa với việc con đập có thể xả 4,3 tỷ mét khối nước/ngày.
Ngoài ra, trong tình trạng chiến tranh, việc phá hủy các hồ chứa nước, đe dọa đến tính mạng của thường dân là điều nghiêm cấm theo pháp luật quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét