Luật sư Đặng Đình Mạnh từng khẳng định việc trang bị vũ khí sát thương cao cho CSGT là không thích hợp với môi trường xã hội hiện đang có. Bộ Công an chỉ nên trang bị cho lực lượng đặc biệt như lực lượng chống bạo động hoặc lực lượng phản ứng nhanh mà thôi.
Thông tư số 65/2020 của Bộ Công an thay thế cho Thông tư số 1/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/8 tới đây. Theo Điều 11 của Thông tư số 65 quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8.
Thông tư mới nêu rõ “Việc trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Trước sự quan tâm của dân chúng về Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, Báo Người Lao Động Online, vào ngàyy 13/7, nhắc lại lời giải thích của Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, khi ông nhận định về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định Công an Nhân dân được sử dụng một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vào cuối năm 2019, trong vai trò là Cục trưởng Cục CSGT, thuộc Bộ Công an, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng nói rằng Thông tư số 01/2016 chưa được nêu cụ thể CSGT được sử dụng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ gì nên dự thảo thông tư mới phải bổ sung. Việc trang bị súng trường, súng tiểu liên là phù hợp với hoạt động của lực lượng CSGT.
Cô Nguyễn Trang Nhung, một người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, khẳng định với RFA rằng những lo ngại của người dân về việc CSGT được trang bị vũ khí và các loại súng như thế là có cơ sở. Cô Nguyễn Trang Nhung lý giải:
Người dân lo ngại gì khi CSGT được trang bị thêm nhiều loại súng?
RFA 2020-07-13 - Ông Vũ Quốc Ngữ nói "Thông tư số 65 cho thấy rằng Bộ Công an cung cấp quyện lực rất lớn cho lực lượng CSGT để trấn áp tội phạm, nhưng thật ra là để trấn áp dân chúng. Bởi vì, lực lượng CSGT ít khi đối mặt với tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên đã có những lực lượng đặc biệt để đối phó với tội phạm rồi. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng họ đã cung cấp quyền lực mà không để ý đến khả năng bị lạm dụng quyền lực hoặc coi thường tính mạng của dân chúng. Chúng ta biết rằng quyền lực nếu không được kiểm soát thì dẫn đến lạm dụng quyền lực. Và, nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn nữa".
Một cảnh sát giao thông phạt một
vụ vi phạm tại một ngã tư ở Hà Nội.
CSGT được trang bị thêm vũ khí và công cụ hỗ trợThông tư số 65/2020 của Bộ Công an thay thế cho Thông tư số 1/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/8 tới đây. Theo Điều 11 của Thông tư số 65 quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8.
Thông tư mới nêu rõ “Việc trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Trước sự quan tâm của dân chúng về Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, Báo Người Lao Động Online, vào ngàyy 13/7, nhắc lại lời giải thích của Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, khi ông nhận định về Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định Công an Nhân dân được sử dụng một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vào cuối năm 2019, trong vai trò là Cục trưởng Cục CSGT, thuộc Bộ Công an, Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng nói rằng Thông tư số 01/2016 chưa được nêu cụ thể CSGT được sử dụng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ gì nên dự thảo thông tư mới phải bổ sung. Việc trang bị súng trường, súng tiểu liên là phù hợp với hoạt động của lực lượng CSGT.
Hôm rồi, tôi đã chứng kiến tụi cướp giật cái điện thoại của một thanh niên và đã xịt hơi cay vào người dân đi đường để khỏi đuổi theo bọn chúng. Tôi và những người đi sau trên đường đều bị dính hơi cay luôn. Nếu như Thông tư này, họ sử dụng đúng mục đích đảm bảo an ninh trật tự hơn nữa, kịp thời xử lý những đối tượng gây trở ngại cho người dân hay truy bắt cướp giật, ma túy, trộm cắp…thì cũng nên trang bị thêm. Nhưng mà trang bị như bình xịt hơi cay, dùi cui…chứ không cần tới súng trường hay súng tiểu liên
-Một cư dân Sài Gòn
Ông Hùng, một cư dân tại Đồng Nai, vào tối hôm 13/7 chia sẻ với RFA về Thông tư số 65 của Bộ Công an mà ông vừa biết được qua các phương tiện truyền thông Việt Nam phổ biến:
“Lực lượng CSGT mà được trang bị vũ khí tối tân thì cũng tốt cho xã hội, có thể trấn áp những tội phạm. Tôi thấy điều đó cũng tốt với mục đích sử dụng đúng công năng của nó. Nếu với mục đích xử lý tội phạm thì tôi ủng hộ. Những cũng chưa biết được ngoài những mục đích đó thì có làm ảnh hưởng đến dân chúng không, nếu mà họ sử dụng sai mục đích?”
Lo ngại lạm quyền và sử dụng sai mục đích
Đồng quan điểm với ông Hùng, anh Đăng Quang, sinh sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, nói về suy nghĩ của anh liên quan quy định mới cho phép CSGT sử dụng nhiều loại súng:
“Riêng ở Sài Gòn thì những tháng gần đây cũng phức tạp nhiều lắm, cũng cướp giật liên miên. Hôm rồi, tôi đã chứng kiến tụi cướp giật cái điện thoại của một thanh niên và đã xịt hơi cay vào người dân đi đường để khỏi đuổi theo bọn chúng. Tôi và những người đi sau trên đường đều bị dính hơi cay luôn. Nếu như Thông tư này, họ sử dụng đúng mục đích đảm bảo an ninh trật tự hơn nữa, kịp thời xử lý những đối tượng gây trở ngại cho người dân hay truy bắt cướp giật, ma túy, trộm cắp…thì cũng nên trang bị thêm. Nhưng mà trang bị như bình xịt hơi cay, dùi cui…chứ không cần tới súng trường hay súng tiểu liên.”
Tuy nhiên, anh Đăng Quang lại bày tỏ nỗi lo ngại rằng sẽ khó mà tránh được những trường hợp tiêu cực xảy ra, bởi do lực lượng CSGT thường bị người dân chỉ trích trong các vấn đề nhũng nhiễu, hay lạm dụng quyền hạn trong lúc làm nhiệm vụ. Là một cư dân của thành phố đông dân cư nhất Việt Nam, anh Đăng Quang ghi nhận:
“Ở Sài Gòn thì quá nhiều tiêu cực rồi và nếu sử dụng thêm súng thì em nghĩ là sẽ lạm quyền nhiều hơn và sử dụng súng một cách tiêu cực nhiều hơn. Xét về mặt cảm tính thì thì việc đó cũng khiến cho người dân e ngại CSGT hơn và càng khiến cho người dân với CSGT bị mâu thuẫn nhiều hơn nữa. Có nhiều bạn trẻ nói vui rằng ‘sao không trang bị luôn xe tăng khi đi tuần tra?’… Nghĩa là khi trang bị như thế thì người dân nghĩ là nhằm để hù họa người dân hơn là cảm thấy an tâm khi họ có súng để bảo vệ mình. Không có chuyện đó.”
“Nhiều người có thể thấy tình trạng CSGT sử dụng quyền hạn để xử phạt hành chính những người vi phạm giao thông hay những vi phạm liên quan phổ biến tại Việt Nam. Và trong nhiều vụ xử phạt là không hợp lý và không chính đáng. Một phần là họ thu tiền để kiếm thêm thu nhập. Nếu như bây giờ CSGT được trang bị thêm nhiều phương tiện hỗ trợ như vậy, kể cả vũ khí và súng thì tình trạng này có thể càng trầm trọng hơn.”
Trong khi đó, không ít người trong giới hoạt động xã hội và dân chủ tại Việt Nam cho rằng Thông tư số 65 mới này nhằm mục đích chính trị hơn là mục đích tăng cường hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh gia tăng tội phạm ma túy có sử dụng súng và các hành vi chống đối cảnh sát giao thông, theo như Bộ công an giải thích trong thời điểm lấy ý kiến rộng rãi cho “Dự thảo quy định quyền hạn, chức năng, hình thức, nội dung tuần tra” của ngành công an.
Liên quan đến Dự thảo này, ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Defend the Defenders từng phản ánh với RFA rằng việc trang bị súng có nguy cơ sát thương cao cho lực lượng CSGT là chuyện đáng lo ngại ở Việt Nam. Bởi vì sự lạm dụng quyền lực của lực lượng công an nói chung và lực lượng CSGT nói riêng.
Vào tối ngày 13/7, ông Vũ Quốc Ngữ một lần nữa xác quyết về nhận định của ông:
“Thông tư số 65 cho thấy rằng Bộ Công an cung cấp quyện lực rất lớn cho lực lượng CSGT để trấn áp tội phạm, nhưng thật ra là để trấn áp dân chúng. Bởi vì, lực lượng CSGT ít khi đối mặt với tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên đã có những lực lượng đặc biệt để đối phó với tội phạm rồi. Do đó, chúng ta có thể thấy rằng họ đã cung cấp quyền lực mà không để ý đến khả năng bị lạm dụng quyền lực hoặc coi thường tính mạng của dân chúng. Chúng ta biết rằng quyền lực nếu không được kiểm soát thì dẫn đến lạm dụng quyền lực. Và, nhân quyền Việt Nam sẽ tồi tệ hơn nữa.”
Cô Nguyễn Trang Nhung cho rằng Quốc hội Việt Nam cần phải xem xét và có hành động liên quan Thông tư số 65 của Bộ Công an, trước khi Thông tư này có hiệu lực vào đầu tháng 8. Là một người nghiên cứu về lãnh vực pháp luật, cô Nguyễn Trang Nhung nhấn mạnh:
“Việc Quốc hội nên làm là đề nghị Bộ Công an xem xét lại Thông tư này và rút một số những vũ khí và công cụ hỗ trợ ra khỏi Điều 11 của Thông tư. Ngoài ra, về phía Quốc hội thì cũng cần đưa ra những quy định nào đó nhằm làm sao có thể bảo vệ được cho người dân khi tham gia giao thông, nếu như họ bị xử phạt sai hay bị trấn áp sai hoặc bị CSGT sử dụng dụng cụ trấn áp và vũ khí sai mục đích thì CSGT phải bị xử phạt thật nặng như thế nào. Tại vì tình trạng lạm dụng quyền hạn thi khi thi hành công vụ diễn ra rất phổ biến.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh từng khẳng định rằng việc trang bị vũ khí sát thương cao cho CSGT là không thích hợp với môi trường xã hội hiện đang có. Có chăng đi nữa thì Bộ Công an chỉ nên trang bị cho lực lượng đặc biệt như lực lượng chống bạo động hoặc lực lượng phản ứng nhanh mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét