Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

TPHCM giữ 28% ngân sách, TW sẽ có thêm 345.000 tỷ

Tôi không tin phương án của ông Nhân trong bài theo cách hiểu của tôi là nếu Sài Gòn được giữ 18% ngân sách như hiện nay thì ngân sách TW sẽ thu được một khoản A được chia từ Sài Gòn; còn nếu Sài Gòn được giữ 28% ngân sách (tỷ lệ tăng thêm 10% so với hiện nay) thì ngân sách TW sẽ thu được một khoản lớn hơn là A cộng với 345.000 tỷ. Tuy nhiên, tôi đoán là Trung ương không coi trọng vấn đề tiền thu được tăng lên mà chỉ lo nếu Sài Gòn phát triển nhanh, trở nên giàu có thì người dân sẽ thoái hóa biến chất, không vâng lời Trung ương nữa. Để dễ cai trị, cùng với chính sách ngu dân, các chế độ cộng sản còn áp dụng một nguyên tắc quản lý quan trọng nữa là chỉ cho người dân đủ sống, nhất là loại người dân không đáng tin cậy, lúc nào cũng tưởng nhớ tới chính quyền cũ đã mất đi và luôn luôn khao khát thực hiện được giấc mơ Mỹ.
TP HCM được giữ 28% ngân sách, Trung ương sẽ có thêm 345.000 tỷ
8/7/2020 - Theo tính toán của TP HCM, nếu tỷ lệ ngân sách giữ lại 24-28%, trong 10 năm tới số tiền thành phố nộp về Trung ương tăng thêm 345.000 tỷ đồng. Về số liệu cụ thể, ông Nhân cho biết nếu 5 năm tới (2021-2025), ngân sách để lại cho thành phố là 24% và 5 năm tiếp theo (2026-2030) là 28% so với phương án vẫn giữ 18% trong 10 năm tới phần nộp về Trung ương sẽ tăng thêm 345.000 tỷ (tương đương 14,8 tỷ USD); ngân sách thành phố cũng tăng thêm khoảng 390.000 tỷ đồng.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu 
bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42. Ảnh: Hữu Công.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42 trưa 8/7, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, suốt 5 tháng qua thành phố tập trung nghiên cứu, hoàn thiện Đề án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM giai đoạn 2021-2030. Hai ngày nữa, lãnh đạo thành phố báo cáo Ban Kinh tế Trung ương chi tiết Đề án, trong đó chứng minh nếu thành phố được giữ nhiều ngân sách thì số tiền nộp về Trung ương sẽ tăng lên.

Theo ông Nhân, mới nghe tên đề án thấy mâu thuẫn vì thành phố đang được giữ 18% tổng thu ngân sách và nộp về Trung ương 82%, nay đề án đề xuất thành phố giữ 24% còn nộp về Trung ương 76%. Tuy nhiên, do TP HCM là trung tâm có hiệu quả kinh tế cao nhất nước, năng suất gấp 2,8 lần bình quân cả nước; một đồng vốn công ở đây bỏ ra thu hút 10-14 đồng vốn đầu tư và mỗi năm tạo thêm 126.000 lao động.

"Với 3 yếu tố này, nếu để lại tiền cho thành phố sẽ huy động vốn xã hội gấp hơn 10 lần, khi có lao động tạo ra sản phẩm gấp 3 lần. Cho nên khi chúng ta xin để lại cho thành phố nhiều hơn từ 18% lên 24%, sau một nhiệm kỳ 5 năm, phần nộp về Trung ương nhiều hơn là để lại 18%", ông Nhân phân tích.


Về số liệu cụ thể, ông Nhân cho biết nếu 5 năm tới (2021-2025), ngân sách để lại cho thành phố là 24% và 5 năm tiếp theo (2026-2030) là 28% so với phương án vẫn giữ 18% trong 10 năm tới phần nộp về Trung ương sẽ tăng thêm 345.000 tỷ (tương đương 14,8 tỷ USD); ngân sách thành phố cũng tăng thêm khoảng 390.000 tỷ đồng.

"Đây là kết quả rất mừng vì ngân sách để lại cho thành phố nhiều hơn nhưng Trung ương cũng thu nhiều lên. Điều này có được bởi hiệu quả kinh tế thành phố đạt cao hơn và được nghiên cứu bằng những cơ sở cụ thể", ông Nhân khẳng định.

Trước đó trong phần phát biểu, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục đề cập đến khó khăn của thành phố khi tỷ lệ ngân sách được giữ lại quá thấp, chỉ 18% - không đáp ứng nhu cầu tái đầu tư phát triển thành phố.

"Không phải bây giờ chúng ta mới nói mà cách đây 3 năm thành phố đã báo cáo Bộ Chính trị rồi. Bộ Chính trị đã cho ý kiến phải thay đổi. Trong ngắn hạn Quốc hội thông qua Nghị quyết 54 để thành phố tăng thu ngân sách, còn trong dài hạn đề xuất điều chỉnh tỷ lệ điều tiết", ông Nhân nói.

Ngoài vấn đề ngân sách, ông Nhân cũng chỉ ra một số khó khăn mà TP HCM đang đối mặt, cần phải tìm hướng giải quyết. Đó là tốc độ phát triển hạ tầng giao thông rất chậm, không đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

"Thành phố lớn 10 triệu dân mà đường Vành đai 2 chưa kết nối xong, Vành đai 3 mới nằm trên giấy, các đường ngang còn thiếu. Quy hoạch tàu điện ngầm 8 tuyến, nhưng chỉ đang làm một tuyến đầu tiên", ông Nhân nói và khẳng định hạ tầng giao thông đang là điểm nghẽn lớn nhất của thành phố hiện nay.

Ngoài ra, theo ông Nhân tỷ suất sinh của TP HCM đang thấp nhất cả nước (1,3%), cũng là khó khăn mà thành phố phải đối mặt. Theo đó, thời gian làm việc nhiều, khó khăn về chỗ ở, điều kiện đi lại là nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng ở thành phố ngại có con.

"Nếu không có người lao động nhập cư, dân số thành phố sẽ ngày càng teo lại. Một cặp vợ chồng không sinh đủ hai người thay thế thì không bền vững về lao động", ông Nhân nói và cho biết vấn đề này cũng được nêu trong văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố sắp tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét