Hà Nội, Sài Gòn xấu xí, bẩn thỉu, ồn ào, cư xử thiếu văn hóa... nên chỉ có dân Tây đến du lịch chứ dân ta chẳng mấy ai đến. Dân ta chỉ đến các thành phố này khi có việc, nhất là đi công tác, thăm người thân, khám chữa bệnh. Ngược lại ở các tỉnh ven biển mình vừa đi qua qua, dân Việt du lịch khá đông. Đi đến đâu mình cũng không thuê được phòng theo ý muốn. Khách sạn càng cao cấp thì càng không còn phòng trống. Ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, khách sạn chỉ cho mình thuê đúng 1 đêm, hôm sau phải dọn đi. Ở Quảng Bình, Tuy Hòa hay Huế cũng chỉ thuê phòng được 2 đêm. Chỉ có ở Vinpearl Hà Tĩnh mới có thể chọn phòng và số ngày ở thoải mái. Đọc bài này thấy khách sạn Hà Nội quá ế ẩm, mình không biết đúng hay sai, có ế đến mức như mô tả trong bài này không ? Theo mình có lẽ không đến mức đó. Nếu đúng thế thật thì chính quyền cũng nên xem lại cách thu hút khách du lịch nội địa của mình. Lạ một điều là sau COVID đợt đầu, tưởng dân nghèo đi và sản xuất tăng lên (như Thủ tướng vừa khoe khoang) thì giá phải giảm xuống, không ngờ mình đi chợ thấy hầu như giá các mặt hàng lương thực thực phẩm đều tăng lên, thậm chí tăng mạnh.
Tương tự, một đoạn ngắn trên phố Hàng Dầu cũng có tới vài khách sạn nằm cạnh nhau đang đóng cửa. Quanh phố cổ, nhiều khách sạn dừng hoạt động từ khi Covid-19 xuất hiện và chưa có dấu hiệu mở lại. Một số nơi khóa cửa im lìm, sảnh để đồ lộn xộn; có nơi đã gỡ biển hiệu, trả mặt bằng; có nơi hoạt động cầm chừng.
Anh Tuấn, quản lý một khách sạn trên phố Hàng Bạc, cho biết: "Hiện tại vẫn có khách nhưng mỗi ngày chỉ lác đác 1-2 phòng, nói thật là không đủ trả tiền điện. Để khách sạn hoạt động thì điện thang máy, bảo dưỡng... tốn rất nhiều, chưa nói đến việc chi trả cho nhân viên. Bản thân tôi là quản lý cũng phải trực tiếp làm lễ tân, bảo vệ".
Khách sạn anh Tuấn làm việc hoạt động trở lại từ ngày 1/6 sau gần 3 tháng đóng cửa. Hiện nơi đây chỉ sáng đèn ở sảnh. Dưới thời tiết nóng 30 độ của Hà Nội, anh Tuấn chỉ dùng một chiếc quạt, không bật điều hòa. Giá phòng ở đây cũng đã giảm 50% so với trước.
Anh Tuấn cho biết, thuê mặt bằng ở phố cổ giá rất cao, khoảng 5.000 - 7.000 USD/ tháng với những khách sạn nhỏ, và 10.000 - 20.000 USD/ tháng với những nơi có quy mô lớn. "Nếu tiếp tục đóng cửa khách quốc tế, các chủ khách sạn không thể xoay sở được. Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng duy trì hoạt động bởi còn vài nhân sự tâm huyết đã gắn bó rất lâu. Chúng tôi đang cố gắng cân đối các chi phí để giữ mức hòa vốn, vừa trông nhà, vừa hỗ trợ chủ doanh nghiệp", anh nói thêm.
Hiện khách lưu trú tại các khách sạn trong phố cổ chủ yếu khách nội địa, người đi công tác. Trước đây, có 90% lượng khách nước ngoài và 10% khách Việt lưu trú tại khách sạn.
"Ban đầu mới hoạt động trở lại, khách sạn chỉ đạt 10 - 20% số phòng. Dần dần, lượng khách đã tăng lên nhờ ưu đãi về giá cũng như dịp cao điểm du lịch hè. Khách Tây đi du lịch thường chọn phòng đơn giản, chỉ cần gần hồ thôi là được. Còn khách Việt thường kén hơn, thích những khách sạn đẹp và lớn", chị Hằng, quản lý bộ phận sảnh tại một khách sạn lớn trên phố Hàng Dầu, cho hay.
Theo đại diện khách sạn 5 sao Metropole Hanoi, trong thời kỳ Covid-19 bùng phát mạnh nhất vào tháng 3 - 4/2020, khách hủy hết phòng. Khi toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội, khách sạn không có khách dùng dịch vụ ăn uống, khách lưu trú rất ít, khoảng 5 người mỗi ngày. Trung bình trước đây, mỗi ngày khách sạn có khoảng hơn 400 khách quốc tế, chủ yếu khách Mỹ, châu Âu, Australia và một phần khách châu Á. Từ tháng 5, khách bắt đầu quay trở lại. Hiện nơi này phục vụ khoảng 25 - 50 phòng mỗi ngày (trên tổng số 364 phòng), chủ yếu là khách trong nước.
Khách sạn trên phố Hàng Dầu "cửa đóng then cài", trên cửa kính bám bụi vẫn dán nguyên thông báo về Covid-19 từ hồi tháng 2/2020.
UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trước Covid-19, địa bàn quận có 672 cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, homestay hoạt động. Tính đến hết tháng 6/2020 chỉ còn 405 cơ sở hoạt động, 267 cơ sở tạm nghỉ kinh doanh.
Do ảnh hưởng của Covid-19, lượng khách quốc tế trên địa bàn giảm mạnh theo từng tháng. Cụ thể, tháng 1 đạt 189.043 lượt, giảm 2,43% so với cùng kỳ năm 2019. Các tháng tiếp theo lần lượt là: tháng 2 đạt 144.878 lượt giảm 23,06%; tháng 3 đạt 53.200 lượt giảm 56,6%. Lượng khách quốc tế lưu trú tháng 4 trên địa bàn chỉ còn gần 200 lượt khách, tháng 5 đã tăng lên 1.845 lượt, tháng 6 đạt 2.796 lượt.
Ngân Dương
Khách sạn phố cổ đóng cửa, rao bán
Hà Nội vắng bóng du khách quốc tế, nhiều khách sạn phố cổ lâm vào cảnh ế ẩm, nhiều nơi đã gỡ biển hiệu, trả mặt bằng. Phố Hàng Bè, cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 m, vốn nhộn nhịp du khách nước ngoài. Trên con phố này tập trung nhiều khách sạn lớn nhỏ, nhưng hầu hết vẫn còn đóng cửa suốt từ đầu năm.
Khách sạn trên phố Hàng Bè rao bán
với giá 69 tỷ đồng. Ảnh: Ngân Dương.
Bà Hải, bán trà đá cạnh một khách sạn, cho biết: "Khách sạn này nghỉ từ khoảng tháng 2 - 3 năm nay, khi dịch bắt đầu bùng phát. Tôi không thấy họ mở cửa trở lại, mà bên trong cũng không có người. Trước đây khách vẫn ra vào thường xuyên, tôi bán ở đây cả chục năm rồi mà bây giờ mới chứng kiến cảnh đóng cửa thế này".Tương tự, một đoạn ngắn trên phố Hàng Dầu cũng có tới vài khách sạn nằm cạnh nhau đang đóng cửa. Quanh phố cổ, nhiều khách sạn dừng hoạt động từ khi Covid-19 xuất hiện và chưa có dấu hiệu mở lại. Một số nơi khóa cửa im lìm, sảnh để đồ lộn xộn; có nơi đã gỡ biển hiệu, trả mặt bằng; có nơi hoạt động cầm chừng.
Anh Tuấn, quản lý một khách sạn trên phố Hàng Bạc, cho biết: "Hiện tại vẫn có khách nhưng mỗi ngày chỉ lác đác 1-2 phòng, nói thật là không đủ trả tiền điện. Để khách sạn hoạt động thì điện thang máy, bảo dưỡng... tốn rất nhiều, chưa nói đến việc chi trả cho nhân viên. Bản thân tôi là quản lý cũng phải trực tiếp làm lễ tân, bảo vệ".
Khách sạn anh Tuấn làm việc hoạt động trở lại từ ngày 1/6 sau gần 3 tháng đóng cửa. Hiện nơi đây chỉ sáng đèn ở sảnh. Dưới thời tiết nóng 30 độ của Hà Nội, anh Tuấn chỉ dùng một chiếc quạt, không bật điều hòa. Giá phòng ở đây cũng đã giảm 50% so với trước.
Anh Tuấn cho biết, thuê mặt bằng ở phố cổ giá rất cao, khoảng 5.000 - 7.000 USD/ tháng với những khách sạn nhỏ, và 10.000 - 20.000 USD/ tháng với những nơi có quy mô lớn. "Nếu tiếp tục đóng cửa khách quốc tế, các chủ khách sạn không thể xoay sở được. Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục cố gắng duy trì hoạt động bởi còn vài nhân sự tâm huyết đã gắn bó rất lâu. Chúng tôi đang cố gắng cân đối các chi phí để giữ mức hòa vốn, vừa trông nhà, vừa hỗ trợ chủ doanh nghiệp", anh nói thêm.
Hiện khách lưu trú tại các khách sạn trong phố cổ chủ yếu khách nội địa, người đi công tác. Trước đây, có 90% lượng khách nước ngoài và 10% khách Việt lưu trú tại khách sạn.
"Ban đầu mới hoạt động trở lại, khách sạn chỉ đạt 10 - 20% số phòng. Dần dần, lượng khách đã tăng lên nhờ ưu đãi về giá cũng như dịp cao điểm du lịch hè. Khách Tây đi du lịch thường chọn phòng đơn giản, chỉ cần gần hồ thôi là được. Còn khách Việt thường kén hơn, thích những khách sạn đẹp và lớn", chị Hằng, quản lý bộ phận sảnh tại một khách sạn lớn trên phố Hàng Dầu, cho hay.
Theo đại diện khách sạn 5 sao Metropole Hanoi, trong thời kỳ Covid-19 bùng phát mạnh nhất vào tháng 3 - 4/2020, khách hủy hết phòng. Khi toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội, khách sạn không có khách dùng dịch vụ ăn uống, khách lưu trú rất ít, khoảng 5 người mỗi ngày. Trung bình trước đây, mỗi ngày khách sạn có khoảng hơn 400 khách quốc tế, chủ yếu khách Mỹ, châu Âu, Australia và một phần khách châu Á. Từ tháng 5, khách bắt đầu quay trở lại. Hiện nơi này phục vụ khoảng 25 - 50 phòng mỗi ngày (trên tổng số 364 phòng), chủ yếu là khách trong nước.
Khách sạn trên phố Hàng Dầu "cửa đóng then cài", trên cửa kính bám bụi vẫn dán nguyên thông báo về Covid-19 từ hồi tháng 2/2020.
UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, trước Covid-19, địa bàn quận có 672 cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, homestay hoạt động. Tính đến hết tháng 6/2020 chỉ còn 405 cơ sở hoạt động, 267 cơ sở tạm nghỉ kinh doanh.
Do ảnh hưởng của Covid-19, lượng khách quốc tế trên địa bàn giảm mạnh theo từng tháng. Cụ thể, tháng 1 đạt 189.043 lượt, giảm 2,43% so với cùng kỳ năm 2019. Các tháng tiếp theo lần lượt là: tháng 2 đạt 144.878 lượt giảm 23,06%; tháng 3 đạt 53.200 lượt giảm 56,6%. Lượng khách quốc tế lưu trú tháng 4 trên địa bàn chỉ còn gần 200 lượt khách, tháng 5 đã tăng lên 1.845 lượt, tháng 6 đạt 2.796 lượt.
Ngân Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét