Thời những năm 1985 - 1995 mình có nghiên cứu về chi tiêu quân sự và an ninh của VN và đưa vào luận án tiến sĩ bảo vệ ở Pháp. Theo báo cáo hàng năm năm 1989 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Luân Đôn (International Institute for Strategic Studies of Londres - IISS), năm 1985 VN có 1,6 triệu lính và 300 nghìn công an so với dân số 60 triệu người, tức là tỷ lệ lính / dân số là 2,7% và công an / dân số là 0,5%. IISS cũng cho biết tính trung bình của các nước trên thế giới thì tỷ lệ lính / dân số dưới 1% và công an / dân số dưới 0,1%. Điều này có nghĩa là nếu như trên thế giới, cứ 1000 dân mới có một công an thì ở VN thời đó cứ 1000 dân có tới 5 công an, gấp 5 lần thế giới. Tuy nhiên sau khi quan hệ căng thẳng giữa VN với Trung Quốc và Campuchia giảm mạnh, theo ước lượng của Ngân hàng thế giới, đến năm 1997, quân đội VN chỉ còn 900 nghìn người, trong đó 25% tham gia làm kinh tế. Ngược lại quân số công an tiếp tục tăng mạnh. Không biết số công an hiện nay là bao nhiêu (có thể tra cứu dễ dàng trên mạng để thấy một số ước lượng phi chính thức), nhưng nhiều tài liệu cho thấy có khoảng 7-8 triệu người tham gia làm công tác cảnh sát, an ninh cho Bộ công an, trong đó riêng bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách theo bài này là gần 750 nghìn người. Theo wiki (mục Bộ Công an), Bộ này có tới 9 thứ trưởng, cao gấp 1,5-2 lần so với các bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ. Hậu quả là chi ngân sách của đất nước cho các lĩnh vực này rất cao. Trong bài này có con số đúng là kinh hoàng: "Tính ra, số tiền chi cho Bộ Công an gấp gần 4 lần số tiền chi cho y tế và giáo dục cộng lại". Thế này thì y tế và giáo dục làm sao phát triển được. Tiền chi đã kinh hoàng, nhưng nghĩ đến cảnh cứ mỗi mười người dân lại có 1 người thuộc lĩnh vực công an giám sát, theo dõi để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián và điều tra phòng chống tội phạm..., thì thấy còn kinh hoàng hơn...
Truyền thông nhà nước vừa đưa tin Bộ Công an Việt Nam muốn thành lập một lực lượng mới với tên gọi “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”. Lực lượng mới là gom từ ba lực lượng: bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách.
Lý do thành lập được Bộ Công an biện giải là để tránh “chồng chéo, mâu thuẫn, chồng lấn” giữa ba thành phần trên.
Tờ Thanh niên hôm 7/7 cho biết lực lượng mới sẽ có con dấu riêng, phù hiệu riêng, trang phục riêng với những quy định về “chủng loại công cụ hỗ trợ, tiêu chuẩn, định mức về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở…”.
Những người này sẽ “sẽ chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác của Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời, thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự của cơ quan công an và tham gia phối hợp với công an xã, phường, thị trấn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự”, cũng theo tờ Thanh niên.
Báo chí Việt Nam dẫn lại số liệu từ Bộ Công an cho biết, lực lượng mới sẽ có khoảng 741.635 người.
Nhưng, mức lương cụ thể để trả cho gần một triệu người này lại không có, mà chỉ thấy ghi: “mỗi thành viên được hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ hằng tháng, được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định”.
Xin được nhắc lại, theo bảng dự toán ngân sách Trung ương hồi năm 2019, thì tổng thu ngân sách Trung ương là 810.099 tỷ đồng, nhưng Bộ công an đã được chi đến 82.348 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng thu.
Trong khi đó, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục được chi lại rất khiêm tốn, lần lượt là: 14.816 tỷ và 7.661 tỷ đồng. Tính ra, chi cho Bộ Công An gấp gần 4 lần số tiền chi cho y tế và giáo dục cộng lại.
Trở lại việc Bộ Công an muốn thành lập lực lượng mới, tài khoản Đỗ Văn Hải nhận xét: “Cần xem lại cách quản lý, điều hành hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố hiện nay. Theo tôi là tốn kém, không hiệu quả”.
Văn Hiếu Phạm: “Lực lượng này chưa đủ chuyên môn để đảm trách công việc. Tư cách, đạo đức, cách xử lý tình huống chưa đủ. Đưa vào hoạt động chỉ có bắt nạt dân. Muốn tốt thì nên cần ban luật riêng, rõ ràng về lực lượng này”.
Nghĩa: “Nhớ là lực lượng này sống bằng ngân sách nhà nước, tương đương gần 1% dân số. Như vậy, cứ 100 người sẽ nuôi một người trong số họ. Họ là bao nhiêu % của nhóm người sống bằng ngân sách?”.
Dang Xuan Dien: “Không cần phải có con dấu riêng làm gì lại đẻ ra bộ máy công quyền tốn kém nữa… Nên gắn trách nhiệm và ý thức cao”.
Hoàng Minh
https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/bo-cong-an-muon-gom-gan-750-000-dan-phong-bao-ve-thanh-luc-luong-moi.html
Bộ Công an muốn gom gần 750.000 dân phòng, bảo vệ,… thành lực lượng mới
Hoàng Minh • 08/07/2020 • Gần 750.000 dân phòng, bảo vệ dân phố, công an bán chuyên trách được gom thành một lực lượng mới mang tên “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”.Truyền thông nhà nước vừa đưa tin Bộ Công an Việt Nam muốn thành lập một lực lượng mới với tên gọi “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở”. Lực lượng mới là gom từ ba lực lượng: bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách.
Lý do thành lập được Bộ Công an biện giải là để tránh “chồng chéo, mâu thuẫn, chồng lấn” giữa ba thành phần trên.
Tờ Thanh niên hôm 7/7 cho biết lực lượng mới sẽ có con dấu riêng, phù hiệu riêng, trang phục riêng với những quy định về “chủng loại công cụ hỗ trợ, tiêu chuẩn, định mức về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở…”.
Những người này sẽ “sẽ chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác của Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời, thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự của cơ quan công an và tham gia phối hợp với công an xã, phường, thị trấn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự”, cũng theo tờ Thanh niên.
Báo chí Việt Nam dẫn lại số liệu từ Bộ Công an cho biết, lực lượng mới sẽ có khoảng 741.635 người.
Nhưng, mức lương cụ thể để trả cho gần một triệu người này lại không có, mà chỉ thấy ghi: “mỗi thành viên được hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ hằng tháng, được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định”.
Xin được nhắc lại, theo bảng dự toán ngân sách Trung ương hồi năm 2019, thì tổng thu ngân sách Trung ương là 810.099 tỷ đồng, nhưng Bộ công an đã được chi đến 82.348 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng thu.
Trong khi đó, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục được chi lại rất khiêm tốn, lần lượt là: 14.816 tỷ và 7.661 tỷ đồng. Tính ra, chi cho Bộ Công An gấp gần 4 lần số tiền chi cho y tế và giáo dục cộng lại.
Trở lại việc Bộ Công an muốn thành lập lực lượng mới, tài khoản Đỗ Văn Hải nhận xét: “Cần xem lại cách quản lý, điều hành hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố hiện nay. Theo tôi là tốn kém, không hiệu quả”.
Văn Hiếu Phạm: “Lực lượng này chưa đủ chuyên môn để đảm trách công việc. Tư cách, đạo đức, cách xử lý tình huống chưa đủ. Đưa vào hoạt động chỉ có bắt nạt dân. Muốn tốt thì nên cần ban luật riêng, rõ ràng về lực lượng này”.
Nghĩa: “Nhớ là lực lượng này sống bằng ngân sách nhà nước, tương đương gần 1% dân số. Như vậy, cứ 100 người sẽ nuôi một người trong số họ. Họ là bao nhiêu % của nhóm người sống bằng ngân sách?”.
Dang Xuan Dien: “Không cần phải có con dấu riêng làm gì lại đẻ ra bộ máy công quyền tốn kém nữa… Nên gắn trách nhiệm và ý thức cao”.
Hoàng Minh
https://trithucvn.net/tin-tuc-vn/bo-cong-an-muon-gom-gan-750-000-dan-phong-bao-ve-thanh-luc-luong-moi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét