Việt Nam: Công đoàn độc lập sẽ có tương lai?
Bác sỹ Anh Nguyễn, gửi tới BBC Tiếng Việt từ Úc
Một khi quyền lợi công nhân đã bị xâm hại thì công đoàn có quyền tổ chức đình công với quy mô nhỏ và lớn. Nhưng hiện tại, những cuộc biểu tình này thường là tự phát, không do công đoàn tổ chức và sẽ bị dập tắt ngay sau đó bởi lực lượng an ninh. Điều quan trọng hơn hết là quyền biểu tình đã được quy định trong hiến pháp nhưng vẫn chưa có luật biểu tình, nên người tổ chức phải đối mặt với tội "gây rối trật tự nơi công cộng" theo điều 318 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017.
Trong khi nhiều người đang nghi ngờ về Nghiệp Đoàn (hay Công Đoàn) Độc Lập Việt Nam (UIV) vừa mới thành lập có thực sự đại diện cho công nhân hay không, có lẽ chúng ta nên chia sẻ để hiểu rõ thêm một số vấn đề sau về loại hình tổ chức xã hội dân sự mà vài tháng nữa có thể sẽ được hợp pháp ở Việt Nam, hậu EVFTA và EVIPA.
Trước hết, mọi người đều biết mục đích quan trọng của công đoàn, nghiệp đoàn là "giáo dục" cho công nhân để biết quyền lợi của một người công nhân như thế nào, phải làm sao đối phó với những trường hợp bất công và bóc lột sức lao động. Sau đó tập hợp phần lớn công nhân có cùng chung mục đích lại với nhau để tổ chức và hành động đòi cải thiện lợi ích cũng như điều kiện làm việc.
Hội nhập thế nào?
Bản quyền hình ảnhNOEL CELIS/GETTY IMAGES
Tới đây, có thể hình dung cụ thể các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ hội nhập vào thể chế độc đảng và chỉ có một đảng cầm quyền ở Việt Nam thế nào.
Dưới một thể chế tam quyền phân lập thì công đoàn, nghiệp đoàn được hoạt động độc lập với chính phủ, họ chỉ vì lợi ích của công nhân và do công nhân chỉ đạo.
Công đoàn sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ kết nạp thành viên cũng như kêu gọi công nhân tham gia vào công đoàn để bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Mỗi thành viên khi tham gia phải đóng lệ phí công đoàn, đây là nguồn tiền để chi trả những hoạt động của công đoàn như in ấn và phát tờ rơi, kiện tụng, đào tạo nhà hoạt động (activist), trả lương cho người tổ chức (organiser)...
Chủ đầu tư sẽ không được tham gia vào công đoàn độc lập vì lợi ích trái ngược và không đóng lệ phí.
Mặc dù thế, dưới chế độ độc đảng thì công đoàn phải làm theo mệnh lệnh của đảng và nhà nước, đồng thời vừa phục vụ lợi ích của công nhân và giới đầu tư doanh nghiệp. Không được pháp luật bảo vệ, các tổ chức độc lập này rất khó hoạt động, mặc dù hiến pháp Việt Nam có quy định.
Tới đây, có thể hình dung cụ thể các công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ hội nhập vào thể chế độc đảng và chỉ có một đảng cầm quyền ở Việt Nam thế nào.
Dưới một thể chế tam quyền phân lập thì công đoàn, nghiệp đoàn được hoạt động độc lập với chính phủ, họ chỉ vì lợi ích của công nhân và do công nhân chỉ đạo.
Công đoàn sẽ có trách nhiệm và nhiệm vụ kết nạp thành viên cũng như kêu gọi công nhân tham gia vào công đoàn để bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Mỗi thành viên khi tham gia phải đóng lệ phí công đoàn, đây là nguồn tiền để chi trả những hoạt động của công đoàn như in ấn và phát tờ rơi, kiện tụng, đào tạo nhà hoạt động (activist), trả lương cho người tổ chức (organiser)...
Chủ đầu tư sẽ không được tham gia vào công đoàn độc lập vì lợi ích trái ngược và không đóng lệ phí.
Mặc dù thế, dưới chế độ độc đảng thì công đoàn phải làm theo mệnh lệnh của đảng và nhà nước, đồng thời vừa phục vụ lợi ích của công nhân và giới đầu tư doanh nghiệp. Không được pháp luật bảo vệ, các tổ chức độc lập này rất khó hoạt động, mặc dù hiến pháp Việt Nam có quy định.
Vì sao phải ký EVFTA?
Rõ ràng với siêu lợi nhuận và dễ dàng xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang thị trường EU sẽ thu về hàng chục tỷ euro mỗi năm. Đây là nguồn kinh tế quá lớn để phát triển kinh tế và bảo vệ chế độ. Vì thế, theo tôi đây chính là lý do buộc Việt Nam phải "hy sinh" chấp nhận cho công nhân tự thành lập công đoàn riêng. Nhưng không phải vì thế mà công đoàn độc lập sẽ phát huy có hiệu quả ngay. Với hơn 4 năm kinh nghiệm đang làm cho một công đoàn tại Úc, tôi nghĩ công đoàn, nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam sẽ phải đối đầu với những khó khăn và thách thức sau:
Thứ nhất, với những hoạt động cơ bản thì công đoàn, nghiệp đoàn cần phải in ấn tờ rơi, cẩm nang, sổ tay ghi nhớ… rồi phát cho từng công nhân. Đôi khi phải dùng đến báo chí để đưa tin, nhưng sẽ không cạnh tranh nổi với hơn 800 tờ báo đang hoạt động dưới sự kiểm duyệt của Ban tuyên giáo. Về mặc truyền thông, nhằm tăng cường giao tiếp thông tin kiến thức, truyền đạt và chỉ dẫn đến công nhân thì người tổ chức có thể phải dùng mạng xã hội để đăng tải hay phát trực tuyến (livestream), nhưng với luật an ninh mạng đang được thi thành tại Việt Nam thì người tổ chức phải đối mặt với tội tuyên truyền chống phá nhà nước, với những tội danh mơ hồ như "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 117 của bộ luật Hình sự năm 2015.
Thứ hai, một khi quyền lợi công nhân đã bị xâm hại thì công đoàn có quyền tổ chức đình công với quy mô nhỏ và lớn. Nhưng hiện tại, những cuộc biểu tình này thường là tự phát, không do công đoàn tổ chức và sẽ bị dập tắt ngay sau đó bởi lực lượng an ninh. Điều quan trọng hơn hết là quyền biểu tình đã được quy định trong hiến pháp nhưng vẫn chưa có luật biểu tình, nên người tổ chức phải đối mặt với tội "gây rối trật tự nơi công cộng" theo điều 318 bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017.
Thứ ba, với nền tư pháp còn quá nhiều bất cập thì khi chủ doanh nghiệp làm sai luật quy định, thì liệu công đoàn có đưa họ ra tòa được hay không và được giải quyết như thế nào? Những câu hỏi như thế này cần được trả lời trước khi tính đến hiệu suất hoạt động của công đoàn.
Thứ tư, ngoài những người tổ chức, cần phải có người hoạt động tại cấp cơ sở để kêu gọi công nhân tự nguyện tham gia vào công đoàn, liệu những người này có được đảm bảo là không bị đàn áp hay trả thù từ phía của doanh nghiệp hay không?
Tiếp theo, thứ năm, thách thức lớn mà công đoàn, nghiệp đoàn độc lập phải đối mặt là chủ đầu tư doanh nghiệp có quyền liên kết với nhiều doanh nghiệp khác để tạo ra một liên minh giới chủ nhằm bảo vệ lợi ích của họ và đối chọi với lợi ích công nhân. Kể cả sự cạnh tranh của Tổng liên đoàn Lao động.
Và cuối cùng, thứ sáu, công đoàn đôi khi cũng phải tham gia vào chính trị để yêu cầu quốc hội thành lập những luật nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân như luật chống bóc lột trẻ em, luật bảo vệ cho những phụ nữ mang thai, luật sức khỏe nghề nghiệp... Đây là điều mà Đảng cộng sản Việt Nam không mong muốn và kể cả Tổng Liên đoàn lao động.
Ba điều trước mắt cần làm
Theo tôi nhờ vào hiệp định EVFTA là bước đệm đầu tiên để công đoàn độc lập tại Việt Nam ra đời.
Vì một khi Việt Nam đã tham gia vào hiệp định trên thì yêu cầu EVFTA cần làm ba giải pháp căn bản trước mắt:
Thứ nhất, nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng soạn thảo và tạo ra luật thành lập hội nhóm độc lập thật sự và thêm luật biểu tình.
Thứ hai, những tổ chức công đoàn độc lập này được bảo vệ bởi Liên minh Châu Âu.
Thứ ba, một cơ quan giám sát độc lập và thụ lý tranh chấp do Liên minh Châu Âu thành lập.
Cuối cùng, theo tôi mặc dù, công đoàn, nghiệp đoàn độc lập sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian đến, nhưng nếu công nhân, thành viên có ý thức về quyền lợi của mình và cùng nhau tranh đấu thì mọi thứ sẽ thật sự thay đổi.
---
Bài viết thể hiên quan điểm riêng của tác giả, từng tốt nghiệp ngành y, hiện đang làm việc trong vai trò cán bộ (organiser) cho một công đoàn tại Úc (United Workers Union).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét