Hàng nghìn người vượt đèo Hải Vân rời khỏi Đà Nẵng
Khi Đà Nẵng xuất hiện dịch bệnh Covid-19. Nhiều người muốn nhanh nhanh chóng chóng rời khỏi Đà Nẵng. Hàng nghìn người dân đi xe máy từ Đà Nẵng qua đèo Hải Vân để về nhà.
Sáng 28/7, nhiều người dân quê Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... tạm trú ở TP Đà Nẵng đã chạy xe máy vượt đèo Hải Vân - dài hơn 20 km, để rời thành phố đang bị cách ly xã hội. Theo bác sĩ Phạm Văn Lợi (Trưởng trạm Y tế thị trấn Lăng Cô, phụ trách trạm Kiểm soát số 5 tại đây), số lượng người đi xe máy từ Đà Nẵng ra Thừa Thiên Huế trong ngày 27 và sáng 28/7 rất đông, khoảng 4.500 người.
Để kiểm soát người dân di chuyển từ Đà Nẵng trong bối cảnh nhiều ca bệnh nCoV được ghi nhận ở thành phố này, chính quyền Thừa Thiên Huế đã lập chốt kiểm soát dưới chân đèo Hải Vân. Người từ Đà Nẵng ra được cảnh sát giao thông chốt chặn, hướng dẫn vào khu vực nhà chờ bên đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô) làm thủ tục khai báo y tế trước khi vào địa phận Thừa Thiên Huế.
Khoảng 9h ngày 28/7, khu vực làm thủ tục khai báo y tế ở trạm kiểm soát số 5 chật kín người, phương tiện từ Đà Nẵng. Đa số là sinh viên, người làm thuê ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Người dân được đo thân nhiệt và phát giấy khai báo y tế. Những người thân nhiệt cao, dấu hiệu ho sốt đều được đưa lên xe đi cách ly ở khu tập trung.
Máy đo thân nhiệt được huy động đến trạm kiểm soát số 5 do người dân tập trung quá đông.
Sau khi khai báo y tế về nơi khởi hành, nơi đến, tình trạng sức khỏe, số điện thoại liên hệ, người về từ Đà Nẵng sẽ nộp giấy lại cho trạm kiểm soát số 5.
Người dân sẽ nhận tin nhắn phản hồi được phép hay không được phép vào Thừa Thiên Huế từ hệ thống phần mềm chống dịch Covid -19 của tỉnh.
Trần Anh Tuấn (17 tuổi, ở Quảng Bình) cho biết, mới vào Đà Nẵng vài ngày trước để đi du lịch. Nghe tin Đà Nẵng giãn cách toàn xã hội nên Tuấn và bạn chạy xe máy về Quảng Bình.
Do số lượng người tập trung quá đông, nhiều người dân phải mượn cột nhà, ghế đá làm điểm tựa để khai báo y tế.
Những thông tin về nơi khởi hành, điểm đến, tình trạng sức khỏe của công dân về từ Đà Nẵng sẽ được lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế nhập vào hệ thống phần mềm phòng, chống dịch.
Nhiều người dân ngồi bệt dưới sàn nhà chờ đợi tin nhắn hồi đáp từ phần mềm chống dịch Covid -19 của tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem mình được phép rời khỏi trạm kiểm soát hay phải đi cách ly tập trung.
Một người dân ngồi chờ tin nhắn. Theo quy định, sau khi khai báo y tế, người dân nhận tin nhắn phê duyệt bản khai báo, cho phép rời khỏi trạm kiểm soát mới được tiếp tục hành trình.
Theo nhà chức trách, những người đã tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh ở Đà Nẵng hoặc đến những nơi cần được xét nghiệm y tế, những người trở về từ Đà Nẵng có biểu hiện về sức khỏe (thân nhiệt cao, biểu hiện sốt, ho) đều phải đi cách ly tập trung. Trường hợp trở về từ Đà Nẵng không thuộc các diện trên, chưa có biểu hiện về sức khỏe thì cách ly tại nhà và được theo dõi thường xuyên.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đi kiểm tra công tác chống dịch và yêu cầu thiết lập thêm trạm kiểm soát ở thị trấn Lăng Cô.
"Chúng ta không ngăn sông cấm chợ song phải kiểm soát tốt người từ Đà Nẵng ra Thừa Thiên Huế, tránh bỏ sót. Từ 15h chiều nay, cố gắng lập chốt mới để kiểm soát người dân đi trên xe khách từ Đà Nẵng ra", ông Thọ nói.
Sáng 28/7, nhiều người dân quê Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế... tạm trú ở TP Đà Nẵng đã chạy xe máy vượt đèo Hải Vân - dài hơn 20 km, để rời thành phố đang bị cách ly xã hội. Theo bác sĩ Phạm Văn Lợi (Trưởng trạm Y tế thị trấn Lăng Cô, phụ trách trạm Kiểm soát số 5 tại đây), số lượng người đi xe máy từ Đà Nẵng ra Thừa Thiên Huế trong ngày 27 và sáng 28/7 rất đông, khoảng 4.500 người.
Để kiểm soát người dân di chuyển từ Đà Nẵng trong bối cảnh nhiều ca bệnh nCoV được ghi nhận ở thành phố này, chính quyền Thừa Thiên Huế đã lập chốt kiểm soát dưới chân đèo Hải Vân. Người từ Đà Nẵng ra được cảnh sát giao thông chốt chặn, hướng dẫn vào khu vực nhà chờ bên đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô) làm thủ tục khai báo y tế trước khi vào địa phận Thừa Thiên Huế.
Khoảng 9h ngày 28/7, khu vực làm thủ tục khai báo y tế ở trạm kiểm soát số 5 chật kín người, phương tiện từ Đà Nẵng. Đa số là sinh viên, người làm thuê ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Người dân được đo thân nhiệt và phát giấy khai báo y tế. Những người thân nhiệt cao, dấu hiệu ho sốt đều được đưa lên xe đi cách ly ở khu tập trung.
Máy đo thân nhiệt được huy động đến trạm kiểm soát số 5 do người dân tập trung quá đông.
Sau khi khai báo y tế về nơi khởi hành, nơi đến, tình trạng sức khỏe, số điện thoại liên hệ, người về từ Đà Nẵng sẽ nộp giấy lại cho trạm kiểm soát số 5.
Người dân sẽ nhận tin nhắn phản hồi được phép hay không được phép vào Thừa Thiên Huế từ hệ thống phần mềm chống dịch Covid -19 của tỉnh.
Trần Anh Tuấn (17 tuổi, ở Quảng Bình) cho biết, mới vào Đà Nẵng vài ngày trước để đi du lịch. Nghe tin Đà Nẵng giãn cách toàn xã hội nên Tuấn và bạn chạy xe máy về Quảng Bình.
Do số lượng người tập trung quá đông, nhiều người dân phải mượn cột nhà, ghế đá làm điểm tựa để khai báo y tế.
Những thông tin về nơi khởi hành, điểm đến, tình trạng sức khỏe của công dân về từ Đà Nẵng sẽ được lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế nhập vào hệ thống phần mềm phòng, chống dịch.
Nhiều người dân ngồi bệt dưới sàn nhà chờ đợi tin nhắn hồi đáp từ phần mềm chống dịch Covid -19 của tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem mình được phép rời khỏi trạm kiểm soát hay phải đi cách ly tập trung.
Một người dân ngồi chờ tin nhắn. Theo quy định, sau khi khai báo y tế, người dân nhận tin nhắn phê duyệt bản khai báo, cho phép rời khỏi trạm kiểm soát mới được tiếp tục hành trình.
Theo nhà chức trách, những người đã tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh ở Đà Nẵng hoặc đến những nơi cần được xét nghiệm y tế, những người trở về từ Đà Nẵng có biểu hiện về sức khỏe (thân nhiệt cao, biểu hiện sốt, ho) đều phải đi cách ly tập trung. Trường hợp trở về từ Đà Nẵng không thuộc các diện trên, chưa có biểu hiện về sức khỏe thì cách ly tại nhà và được theo dõi thường xuyên.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đi kiểm tra công tác chống dịch và yêu cầu thiết lập thêm trạm kiểm soát ở thị trấn Lăng Cô.
"Chúng ta không ngăn sông cấm chợ song phải kiểm soát tốt người từ Đà Nẵng ra Thừa Thiên Huế, tránh bỏ sót. Từ 15h chiều nay, cố gắng lập chốt mới để kiểm soát người dân đi trên xe khách từ Đà Nẵng ra", ông Thọ nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét