Chuyên gia Khoa học VN nói gì về đạp Tam Hiệp?
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi nói rằng đập Tam Hiệp như một quả "bom" khổng lồ lơ lửng. Ông là Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (sau là Bộ NNPTNT), cho rằng công trình đập Tam Hiệp như một quả bom nước khổng lồ, có tác động lớn đến mức có thể thay đổi tốc độ quay của Trái đất. Chính vì điều này để lại nhiều hậu quả cho nông nghiệp thế giới, trong đó có Việt Nam.Đập Tam Hiệp là một đập thủy điện nằm chặn sông Trường Giang (Dương Tử), tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Được thiết kế để phục vụ 3 mục tiêu chính là kiểm soát lũ ở sông Dương Tử, sản xuất điện và cải thiện giao thông đường thủy.
Đập Tam Hiệp được khởi công năm 1994 và hoàn thành năm 2006, trở thành đập thủy điện lớn nhất thế giới với chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185m trên mực nước biển. Khi mực nước ở mức cao nhất, tổng diện tích đất bị ngập là 632 km2. Hồ chứa nước có sức chứa khoảng 39,3 km3 và lượng nước sẽ có khối lượng lên tới 42 tỷ tấn. Đây cũng là con đập có năng suất điện cao nhất thế giới với tổng công suất phát điện là 22.500 MW.
Chính quy mô khổng lồ của công trình này đã để lại những tác động khủng khiếp đối với Trái đất, thậm chí thay đổi cả tốc độ quay của hành tinh.
Trong những ngày vừa qua mưa lớn kéo dài liên tục, buộc Trung Quốc phải tuyên bố tình trạng thảm họa tại 24 tỉnh thành thuộc khu vực thượng nguồn sông Dương Tử và đập Tam Hiệp, mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp đã vượt ngưỡng báo động. Đã xuất hiện những lo ngại rằng đập Tam Hiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lớn.
Theo ông Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ lợi cũ, nay là Bộ NNPTNT, nếu đập Tam Hiệp có sự cố thì cũng không có khả năng ảnh hưởng đến nước ta, do con đập này ở khá xa Việt Nam. Trong trường hợp xấu nhất, thì nước từ "quả bom" này cũng còn phải qua sông Dương Tử, Hoàng Hà rồi mới về đến sông Hồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét