Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Những chiêu tháp tùng ngoại giao để trốn ở nước ngoài

Theo cách thể hiện trong bài này thì đã có nhiều vụ đi nhờ chuyên cơ rồi bỏ trốn chứ không chỉ mới xảy ra vụ vừa rồi.
Những chiêu trò tháp tùng ngoại giao để bỏ trốn ở nước ngoài
27/09/2019 TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Công Hoan (Trưởng Ban Thị trường, Hiệp hội lữ hành Việt Nam) cho biết, nhiều đối tượng lợi dụng bằng cách thành lập doanh nghiệp, bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng đủ điều kiện tháp tùng đoàn ngoại giao rồi đưa người vào với mục đích trốn ở lại nước sở tại.
Image result for Nguyễn Công Hoan , Hiệp hội lữ hành Việt Nam
Theo ông Hoan, thông thường, công ty lữ hành tham gia phục vụ tháp tùng đoàn ngoại giao đi công tác. Cụ thể, khi các bộ ngành có đoàn đi công tác thuê các công ty du lịch làm dịch vụ hậu cần như thuê xe, đặt phòng… Doanh nghiệp nào muốn đăng ký đi theo đoàn tháp tùng đã được sự đồng ý sẽ liên hệ với công ty du lịch để đóng tiền.

"Quan trọng là nội dung hợp đồng giữa đơn vị tổ chức đoàn đi với công ty lữ hành. Nếu thuê xe chỉ thuê xe, nếu có ăn ở đi lại, xuất nhập cảnh, giám sát quản lý đoàn…Trách nhiệm của công ty lữ hành quy định trong hợp đồng", ông Hoan nói.

Ông Hoan cho rằng, các đoàn đi công tác thường thuê đoàn tháp tùng đi theo. Thường các Bộ ngành sẽ thông báo cho doanh nghiệp, các hiệp hội có chương trình thế này, có doanh nghiệp nào muốn đi sẽ đóng tiền. Những nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu là những nước khó khăn cho việc đưa người sang sẽ bị các đối tượng lợi dụng.

"Các đội tượng này sẽ thành lập doanh nghiệp có thể cho chức doanh trưởng phòng, phó phòng cho người vào . Người ta nghĩ rằng, những đoàn tháp tùng này thủ tục xin visa sẽ đơn giản hơn", ông Hoan nói.

Theo kinh nghiệm của ông Hoan, có rất nhiều cách kiểm soát những người thế này. Chức vụ chỉ là một vấn đề. Bởi vì doanh nghiệp muốn cho người nhà, con em đi sẽ bổ nhiệm "khống" nđể đủ điều kiện đi.
"Mình phải xác định doanh nghiệp nhà nước khác doanh nghiêp tư nhân vì quy trình bổ nhiệm sẽ khó khăn hơn. Người tham gia đi, bên cạnh quyết định bổ nhiệm, bảng lương, bao giờ có giấy tờ bên thứ 3 xác nhận như: sổ bảo hiệm xã hội. Ngân hàng xem trả lương hàng tháng bao nhiêu năm, có được trả lương hay không. Chức năng nghề nghiệp thì xem học hành bằng cấp thế nào. Nếu có bằng cấp người ta không trốn ở lại làm gì. Xem địa chỉ là nếu làm ở Hà Nội thì không thể ghi địa chỉ ở quê", ông Hoan chỉ rõ.

Ngoài ra, Theo ông Hoan, việc bỏ trốn ở lại nước sở tại có nhiều tình huống như ở lại lao động, nhưng có trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ cũng trốn...

Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông tin với phóng viên về vụ việc 9 người “đi nhờ” chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội rồi bỏ trốn tại Hàn Quốc.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý vụ việc.

Theo ông Phúc, số người này cũng được đồng ý cho "đi nhờ" chuyên cơ phục vụ đoàn chính thức. Việc chọn người ra làm sao, đi như thế nào đều do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với phía bạn tổ chức thực hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét