Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Park Chung Hee và bài học cho người Việt Nam

Park Chung Hee điển hình là một Tổng thống liêm khiết. Cá nhân ông liêm khiết tuyệt đối và đối với thuộc cấp ông cũng không để họ có cơ hội mất liêm chính. Dưới thời Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách. Trước 20.000 sinh viên Đại học Quốc gia Seoul, ông nói: Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng Tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Tổng thống Park Chung Hee Hướng đi và tầm nhìn xây dựng Hàn Quốc hùng mạnh
Như nhiều nhà nghiên cứu đã bình luận suốt nhiều thập niên qua, Park Chung Hee là người có ý chí sắt đá, vượt định kiến, có tầm nhìn xa, có kế sách duy kinh về kinh tế. Suốt cuộc đời, Park Chung Hee hết lòng với khát vọng thoát nghèo của Hàn quốc. Ông dám hy sinh lợi ích cá nhân và đã gương mẫu chịu đói khổ cùng với dân chúng Hàn Quốc lúc mới cầm quyền. Bất chấp sự can ngăn của cả bên trong và bên ngoài, ông đã thực hiện bằng được đường cao tốc Gyeongbu nối giữa Seoul – Busan, mở đường cho những dự án kinh tế tầm cỡ khác.

Ông quyết đoán trong mọi chính sách kinh tế – xã hội, làm cho Hàn Quốc hóa rồng chỉ trong một thời gian ngắn. Tấm gương đạo đức của Park thực ra là sáng chói nhưng lâu nay lại thường bị lu mờ trước những chính sách chuyên chế thời ông. Với 18 năm cầm quyền, Park Chung Hee là tổng thống được nhiều người ngưỡng mộ và đồng thời là nhà độc tài số một của Hàn Quốc.





Park Chung Hee đã làm thế nào để biến Hàn Quốc thành con hổ châu Á?


Việc xây dựng kinh tế và phát triển tinh thần không phải là hai ý niệm riêng biệt mà cả hai phải đi song hành với nhau. Xây dựng kinh tế không thể thiếu tinh thần và ngược lại… (Park Chung Hee)

Đưa đất nước thoát nghèo
Hầu hết các nhà lãnh đạo quá duy ý chí đều thất bại. Nhưng về điều này thì Park Chung Hee lại thành công. Về sau người ta thừa nhận rằng, Park Chung Hee đã làm đúng như lời ông nói.



Tuyên bố trước 20.000 sinh viên Đại học Quốc gia Seoul, ông nói: Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng Tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra.

Quả vậy, trong suốt bốn nhiệm kỳ làm tổng thống của Park, nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng ngoạn mục, trung bình 10% mỗi năm, theo số liệu của World Bank.

Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập niên đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NICs) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công.


Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Rèn luyện cho người dân tinh thần tiết kiệm và chăm chỉ

Park Chung Hee điển hình là một Tổng thống liêm khiết. Cá nhân ông liêm khiết tuyệt đối và đối với thuộc cấp ông cũng không để họ có cơ hội mất liêm chính. Dưới thời Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách.



Từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng, và Park Chung Hee gương mẫu thực hiện. Trong nhiều bài diễn văn, ông đã nhắc đi nhắc lại: Mỗi xu ngoại tệ là một giọt máu.

Kế hoạch phát triển kinh tế thời Park Chung Hee đi theo mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu. Để người lao động có thể sống với mức lương thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp giữ giá những sản phẩm nông nghiệp ở mức rất thấp.

Cuối thập niên 70, công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu, nhưng chỉ để xuất khẩu, trong nước dùng TV trắng đen. Người dân Hàn quốc vốn cần cù, dưới sức ép của tổng thống trở nên cần cù hơn.

Lấy doanh nghiệp mạnh làm chỗ dựa cho đất nước


Nền công nghiệp phát triển thần tốc dưới thời Park cùng với sự xuất hiện của các chaebol (các tập đoàn kinh doanh hàng đầu) và chính sách xuất khẩu chính là đòn bẩy giúp nền kinh tế Hàn Quốc trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết.

Việc Park Chung Hee ký kết hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản vào những năm 1965 cũng đem lại cho Hàn Quốc nhiều mối lợi. Sau năm 1971, Nhật Bản là quốc gia đổ nhiều tiền nhất vào Hàn Quốc, hơn cả Mỹ.

Nhờ vào nguồn trợ cấp 364 triệu USD của Nhật Bản, chính quyền Park Chung Hee đã sử dụng số tiền này để thành lập doanh nghiệp sản xuất thép POSCO (hiện đang là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới) và xây dựng tuyến đường cao tốc huyết mạch Gyeongbu nối liền Hàn Quốc từ Bắc chí Nam.

Từ trái sang: Park Tae Jun – chủ tịch đầu tiên của POSCO, Tổng thống Park, và Kim Hang Yol – quyền Thủ tướng từ 1969 đến 1972.

Về việc tái lập quan hệ bình thường với Nhật Bản:


Trong 12 năm cầm quyền, Lý Thừa Vãn (Lee Seung-man) đã duy trì mối thù hận của dân Hàn Quốc với tội ác của thực dân Nhật. Nhưng đến năm 1964, vì nhu cầu phát triển kinh tế, Hàn Quốc cần tư bản và kỹ thuật, nhất là cần ngoại quốc đầu tư trực tiếp để giảm bớt số nợ đã quá lớn, Park Chung Hee đã can đảm đối diện với những cuộc biểu tình chống đối trên toàn quốc, khi nói với dân Hàn Quốc về việc cần chấm dứt chính sách thù hận với Nhật Bản là “Chúng ta phải nhìn xa. Chúng ta không được cô lập với cộng đồng thế giới, và nhất là chúng ta phải biết vị trí của mình ở Viễn Đông”.

Kết quả của tầm nhìn và hành động can đảm này đã giải quyết được nhiều vấn đề xung đột giữa hai nước như quyền đánh cá ở vùng biển giữa Nhật và Hàn Quốc, và địa vị người Hàn Quốc sống ở Nhật, nhưng quan trọng nhất là mở đường cho việc phát triển mậu dịch, với mức gia tăng buôn bán từ 400 triệu đô la Mỹ năm 1967 lên 9 tỉ năm 1980, và Nhật Bản trở thành khách hàng lớn thứ nhì sau Hoa Kỳ.

Cùng với mậu dịch, Nhật cũng là nước đầu tư hàng đầu vào Hàn Quốc trong các ngành kỹ nghệ lọc dầu, đóng tàu, điện tử và nhiều loại kỹ nghệ khác, với tổng số vốn đầu tư, đến năm 1980, đã lên tới 1 tỉ đô la Mỹ. Ngoài buôn bán và đầu tư, Nhật còn trợ giúp Hàn Quốc về tài chánh cùng kỹ thuật, và chính nhờ sự trợ giúp này mà Hàn Quốc đã vượt qua được nhiều trở ngại trong việc thực hiện một số dự án kỹ nghệ lớn.



Một thí dụ điển hình về chuyện này là sau khi Ngân Hàng Thế Giới cùng các công ty Mỹ và Âu Châu bác bỏ dự án xây dựng nhà máy liên hợp sắt thép Pohang, vì cho là không thể thực hiện được, thì Nhật đã quyết định trợ giúp Hàn Quốc xây dựng dự án với kỹ thuật và trên 120 triệu đô la Mỹ, vừa tặng vừa cho vay.

Về việc thay đổi nông thôn Hàn Quốc:

Xuất thân từ một gia đình nông dân, Park Chung Hee thấu hiểu sự tuyệt vọng của nông dân trong cái vòng luẩn quẩn nghèo đói, lạc hậu suốt cả ngàn năm, và nhất là trong đời mình, ông đã chứng kiến nhiều chương trình cải cách nông thôn thất bại từ sau ngày Hàn Quốc thoát khỏi sự thống trị của Nhật.



Vì thế, khi tiến hành chương trình Saemaul (Phong trào Làng Mới) để canh tân nông thôn, ông đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là “Đi từng bước, đừng quá nhiều, quá nhanh”. Đối với chính quyền là không được cưỡng ép và tất cả các dự án phải có tác dụng nâng cao lợi chung cùng lợi tức của nông dân. Còn đối với nông dân là phải tự làm việc để thay đổi vận mệnh của mình.

Trong việc khuyến khích nông dân, Park Chung Hee thường nói với họ: “Tại sao chỉ biết phàn nàn mà không chịu làm việc cần mẫn. Làm việc đi, chính quyền sẽ giúp đỡ và sẽ ưu tiên trợ giúp những người chứng tỏ có tinh thần cao về tự lực, tự túc và hợp tác”.

Park Chung Hee với phong trào Saemaul canh tân nông thôn Hàn Quốc



Từ những nguyên tắc trên, Phong trào Làng mới, qua việc hoạch định chu đáo, đầu tư sáng suốt và nhất là khéo giác ngộ nông dân về sự thăng tiến đời sống, đã có thể dấy lên lòng nhiệt thành, tinh thần sáng tạo và nỗ lực chung của nông dân trong việc thực hiện các dự án hợp tác theo sự lựa chọn của chính họ.

Vì thế, chỉ trong khoảng gần một thập niên với chất xúc tác của tinh thần Saemaul, nông dân đã tự thay đổi được đời sống của mình và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc.

Trước sự thành tựu đặc biệt của phong trào Saemaul, nhiều nhà khoa học xã hội, chuyên viên phát triển nông thôn và viên chức chính quyền cao cấp của nhiều nước đã tới Hàn Quốc để quan sát và nghiên cứu. Tới năm 1979, số khách này đã lên tới trên 1.000 và riêng năm 1978 là 425 người. Ở đây xin ghi ít lời nhận xét về phong trào Saemaul của một số nhân vật quốc tế:

Với Leopold Sedar Senghor, Tổng Thống Senegal: “Hiện nay Senegal đang tiến hành một cuộc cách mạng nông nghiệp, nên đặc biệt tôi rất cảm kích trước sự phát triển của Hàn Quốc qua phong trào Saemaul”.

Với Joseluis Cruz Salazar, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Guatemala: “Saemaul là một phong trào đặc biệt. Tôi sẽ cố gắng áp dụng hệ thống và phương pháp này vào Guatemala”.

Với Albert, Hoàng Tử nước Bỉ: “Tôi sẽ gửi các viên chức nông nghiệp của Bỉ sang Hàn Quốc để học về phong trào Saemaul”. – Với Winyu Ankara, Thứ Trưởng Nội Vụ Thái Lan: “Saemaul là một phong trào thành công nhất trong các chương trình loại này mà tôi đã thấy trên khắp thế giới”.


Đánh thức niềm tin:

Gần một thế kỷ sống dưới chế độ Nhật thuộc, và sau đó hơn 10 năm dưới chế độ độc tài, tham nhũng Lý Thừa Vãn, đa số dân Hàn Quốc đã đi vào tâm trạng tuyệt vọng, sống ù lì và bất cần. Tâm trạng sống đó đã tiêu hủy niềm tin vào tương lai và sự siêng năng, nhân tố căn cốt của công cuộc xây dựng con người và đất nước.



Nhận chân điều này nên trong cuộc cách mạng xây dựng kinh tế, Park Chung Hee đã đặt nặng việc thay đổi tinh thần dân chúng. Vì ông quan niệm rằng: “Việc xây dựng kinh tế và phát triển tinh thần không phải là hai ý niệm riêng biệt mà cả hai phải đi song hành với nhau. Xây dựng kinh tế không thể thiếu tinh thần và ngược lại… Nhiều dân tộc khác phải mất hàng thế kỷ để tìm ra thần trí của mình. Còn chúng ta đã tìm thấy tinh thần dân tộc Hàn Quốc trong chính thập niên này (1970)”.

Nói lên những điều này không khó. Người lãnh đạo nào cũng có thể nói bằng hay nói hay hơn. Nhưng điều khác ở đây là Park Chung Hee đã lấy chính cuộc sống và hành động của mình tác động vào sự thay đổi để chính quyền trở thành biết làm, có hiệu quả và dân trở thành có niềm tin, biết chăm chỉ và kiên nhẫn để thay đổi cuộc đời và đạt những mục tiêu chung.

Kết quả là chỉ gần 20 năm, cuộc cách mạng của Park Chung Hee đã phục hưng được tinh thần tự tin và cương quyết của dân tộc Hàn Quốc, trong đó học và làm đã trở thành một cái đạo để đưa con người và dân tộc đi lên.


Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét