Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

TS Cung lý giải ngu về cải cách kinh tế không “bứt phá”

Bài này không có gì đặc sắc nhưng lưu vì thấy TS Cung Viện trưởng lý giải ngu quá. TS nói "Chính phủ kêu gọi các giải pháp để cải cách, bứt phá thể chế kinh tế, nhưng mãi mà không "bứt phá" được do bộ máy bên dưới trì trệ, không làm". Nguyên lý sơ đẳng bậc nhất của khoa học quản lý là cấp trên không bao giờ được đổ trách nhiệm xuống cấp dưới; chính phủ không bao giờ được đổ trách nhiệm cho người dân... Đặc biệt, chính phủ không bao giờ được nói do người dân ngu nên chính sách rất hay của chính phủ không thực hiện thành công được. Chính vì họ là cấp dưới, là người dân, họ tự biết không đủ năng lực nên mới bầu các ông làm lãnh đạo để hướng dẫn họ. Nếu các ông lãnh đạo không được, các giải pháp của các ông không thành công, thì chứng tỏ năng lực của các ông quá yếu, các ông cần từ chức đi. Rất nhiều người khác sẵn sàng thay các ông phục vụ tốt cho nhân dân, làm cho đất nước phát triển tốt hơn chứ không để đất nước ngày càng lụn bại như các ông đã làm đâu.
TS Nguyễn Đình Cung lý giải cải cách kinh tế Việt Nam chưa thể “bứt phá”
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Chính phủ kêu gọi các giải pháp để cải cách, bứt phá thể chế kinh tế, nhưng mãi mà không "bứt phá" được do bộ máy bên dưới trì trệ, không làm. Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020” của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương CIEM cho thấy, chuyển đổi định hướng chính sách (2011-2015), thúc đẩy cải cách tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có tăng trưởng cao bền vững. 
Chuyên gia đánh giá, nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI ở cả cấp độ địa phương, ngành và toàn nền kinh tế.
Nền kinh tế phụ thuộc vào FDI
“Từ năm 2011, chúng ta đã điều chỉnh các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhất là mục tiêu tăng trưởng và điều chỉnh trọng tâm các chủ trương, định hướng và giải pháp chính sách cụ thể”, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho biết.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng nền kinh tế đang ngày càng phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI ở cả cấp độ địa phương, ngành và toàn nền kinh tế. “Khắc phục điểm mất cân bằng này không có nghĩa là hạn chế, kìm hãm đầu tư nước ngoài mà làm cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển với tốc độ nhanh hơn và đồng đều hơn so với hiện nay”, nguyên Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nói.

Cùng quan điểm, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, Việt Nam vẫn chỉ có các thước đó tăng trưởng GDP, chỉ tiêu xuất nhập khẩu hoặc trông chờ vào ngành chế tạo tăng bao nhiêu %.

Theo đó, cần có thước đo thêm để đánh giá nền kinh tế có thực sự chuyển đổi hay không đó là: Nền kinh tế có giá trị gia tăng bao nhiêu qua năm qua, FDI đem vốn nhưng công nghệ thay đổi như nào đối với từng ngành, lĩnh vực hoặc là đo sức khỏe doanh nghiệp về quản trị doanh nghiệp...

"Dù công nghiệp chế tạo tăng trưởng lớn nhưng giá trị gia tăng cũng chưa ai biết bao nhiêu. Chúng ta chỉ xuất khẩu hộ từ trung gian, người đặt hàng hoặc nước khác", bà Lan nói.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nhiều khi cứ nói FDI hưởng lợi từ mở cửa thị trường xuất khẩu, nhưng có những nước không đầu tư vào Việt Nam cũng hưởng lợi nhờ vào việc xuất khẩu vào nước ta. Trung Quốc không đầu tư quá nhiều vốn vào Việt Nam nhưng họ hưởng lợi lớn khi xuất nguyên vật liệu vào Việt Nam.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần khắc phục sự thiếu kết nối, bổ sung hợp lý giữa các thành phần kinh tế đồng thời làm cho kinh tế trong nước hướng ngoại nhiều hơn, mở rộng kinh doanh toàn cầu.

Đặc biệt, cần có giải pháp chung về cải cách thể chế và phát triển kinh tế tư nhân. Xây dựng và phát triển với tốc độ bứt phá khu vực kinh tế tư nhân trong nước năng động, có sức cạnh tranh toàn cầu và trở thành động lực quan trọng tiến tới là động lực chủ yếu của phát triển kinh tế đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét