Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Kỳ vọng bùng phát kinh tế nhờ FTA với châu Âu

Việt Nam kỳ vọng bùng phát kinh tế nhờ FTA với châu Âu
Thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ được phê chuẩn trong năm nay sẽ thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam mà không cần đến sự trợ giúp từ thị trường Mỹ, các nhà phân tích nói. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu đã hoàn tất đàm phán năm 2015, nếu được ký kết, sẽ giúp đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam thêm nửa phần trăm, tức trên 7% vào năm 2019, theo số liệu từ công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates.

Công nhân làm việc tại một xưởng may mặc ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà văn và văn hóa dân tộc

Nhà văn và văn hóa dân tộc
28/06/2018 - Lê Thành Nghị - Những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến một trạng thái thời cuộc đầy bất ngờ. Đó là, với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có cảm giác trái đất đang thu hẹp lại. Không gian địa lý của các quốc gia, các dân tộc, khoảng cách giữa con người với con người, những con sông, những đỉnh núi, theo đó là những vùng văn hóa của các dân tộc cũng đang đứng cạnh nhau, hòa vào nhau trong một thế giới nhiều màu sắc, đầy quyến rũ, có sức mạnh lan tỏa, nhưng cũng chứa đựng không ít những đắn đo cùng những lo âu.
Hội nhập quốc tế trên đây diễn ranhư một quy luật, một xu thế mang tính thời đại, ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Mọi quốc gia hình như cũng đều ưu tiên cho sự tăng trưởng kinh tế. Nó được nhận diện ở phương diện vật chất, là qui trình chuyển giao công nghệ, là sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, là quá trình mở cửa cho những dự án khổng lồ, những đầu tư của những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, là cơ hội có việc làm và mất việc làm…

Bao giờ đất nước mới hết “Mùa … đạo văn”?

Mùa … đạo văn
25/06/18 (GDVN) - “Đạo văn” hiện nay chưa bị xử lý hình sự, chủ yếu là sự lên án của dư luận nên khó khiến người vi phạm lo sợ. Năm 2018 này chứng kiến nhiều vụ việc sao chép tài liệu, công trình của người khác mà đỉnh điểm là vụ việc liên quan giữa hai vị Giáo sư có tên tuổi là ông Nguyễn Đức Tồn và ông Trần Ngọc Thêm. Vụ việc khiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải “yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ nghi vấn đạo văn của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn, bảo đảm nghiêm minh, khách quan”. [1]

Ảnh trên website kiểm tra đạo văn plagscout.com
Báo điện tử Vtc.vn viết: “Một thành viên trong Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cho biết, muốn giải quyết nghi vấn Giáo sư Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không phải đưa lên các cấp cao hơn để giải quyết và cần có sự can thiệp của bên tòa án, sở hữu trí tuệ để xác minh”. [2] Vụ việc hơn 40 người bị loại khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư vừa qua cho thấy sự trung thực trong khoa học đang bị xem nhẹ một cách có hệ thống, từ các cá nhân đến Hội đồng chức danh các cấp.

Mất chủ quyền khi là con nợ của Trung Quốc

Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được
30/06/18 (GDVN) - Trung Quốc sẽ liên tục cho con nợ vay đến mức đủ lớn để không tổ chức tài chính nào dám cho vay thêm. Đến lúc đó họ ép đàm phán các hợp đồng chuyển nhượng đất. Tiếp theo phần 1, Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka "hai tay dâng cảng chiến lược" như thế nào?, chúng tôi xin giới thiệu phần còn lại của bài phân tích đăng trên The New York Times ngày 25/6 hầu bạn đọc tham khảo chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc tại Sri Lanka.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và
Tổng thống Sri 
Lanka, Mahinda Rajakapsa
Hối lộ quan chức sở tại là cách nhà thầu Trung Quốc có được dự án
Sau gần 5 năm triển khai, mở rộng "sáng kiến" Vành đai và Con đường, các quan chức Trung Quốc đang lặng lẽ tìm cách đánh giá xem có bao nhiêu giao dịch đã hoàn thành, và Trung Quốc có khả năng đối mặt với những rủi ro tài chính nào. Một số quan chức Trung Quốc "lo lắng", đi theo các dự án Vành đai và Con đường là các hoạt động hối lộ đã phát triển thành cơ chế (của doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc với quan chức nước sở tại).

Trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’ hay là "đại đại bồi bút" ?

Mình thích đoạn này: "Trong thực tế, đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách lôi kéo những trí thức có tiếng với mưu đồ thuần phục họ. Đó là lý do một số trí thức được tôn vinh hết mực. Họ thường xuyên được xuất hiện trên truyền hình quốc gia và hệ thống báo chí quốc doanh phát biểu về những vấn đề quan trọng. Đổi lại họ cũng được nhận mức trả công xứng đáng từ chế độ như được mời tham gia vào các chương trình nghiên cứu của nhà nước với những khoản kinh phí, thu nhập béo bở, được sắp xếp vào những vị trí quan trọng ở những viện, những tổ chức học thuật quốc doanh". Hồi cuối những năm 1970, đầu 1980, khi còn là sinh viên, thỉnh thoảng mình có đến nghe các nhà "trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’" kể chuyện văn chương, như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Chế Lan Viên...; kết luận chung rút ra khi đó là "đều là đám đại đại bồi bút", nhất là Hà Minh Đức, cả đời chỉ có một việc là ca ngợi, thần thánh hóa thơ văn Hồ Chủ Tịch và Tố Hữu.
Trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’
RFA 2018-06-27 - Ông Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Chủ nhiệm Khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học… được truyền thông nhà nước Việt Nam tôn vinh với những công trình nghiên cứu lớn về Hồ Chí Minh. Theo đó ông Hà Minh Đức đã dành rất nhiều tâm sức để nghiên cứu văn, thơ Hồ Chí Minh với các chuyên luận: “Chủ tịch Hồ Chí Minh-nhà thơ lớn của dân tộc”, “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “Báo chí Hồ Chí Minh”...

Giáo sư Phan Huy Lê nhận Giải thưởng 
"Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2011"
Năm 2005, ông Hà Minh Đức cho xuất bản giáo trình do ông biên soạn với tựa đề “ Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú”. Ông Hà Minh Đức đã nhân được rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và cả trong lĩnh vực… Khoa học – Công nghệ nhờ những nghiên cứu văn chương của mình.

Vì sao trí thức Tây học lại... chống Tây?

Nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi: 
Vì sao trí thức Tây học lại... chống Tây?
13/06/2018 - Nhà giáo, nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi là trưởng nam của cố giáo sư Vũ Đình Hòe. Chính vì vậy, ông hiểu rõ ràng, sâu sắc về giáo sư Vũ Đình Hòe nói riêng và một lớp trí thức Tây học đầu thế kỷ 20 nói chung. Ông chia sẻ rằng, bài học lớn nhất của lớp trí thức này là mặc dù học trường Tây nhưng sau đó lại trở thành một lớp người chống Tây, kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Khi danh hiệu GS bị đưa ra làm trò cười...

Mình thích đoạn này: "Người làm khoa học ở Mỹ có một nét đặc biệt, không kể xuất xứ, ấy là họ đều làm việc rất chăm. Tôi biết rất nhiều nhà khoa học tuổi đã trên 60, thậm chí 70, vẫn đi lại tham dự hội nghị, không ngừng có kết quả mới, mà kết quả hay, nổi bật hẳn hoi. Về lý mà suy, họ không còn mục tiêu cá nhân nào để phấn đấu, cả ở phương diện địa vị lẫn tài chính. Đó là nét làm việc đặc trưng của người Mỹ, họ yêu lao động và ham học hỏi". Từ lâu mình có suy nghĩ người Việt Nam quá lười lao động chứ không phải chăm chỉ như chúng ta thường tự khen nhau. Trẻ em chỉ biết sống bám vào bố mẹ, hơi ngã lập tức có người nâng, 30 tuổi có khi vẫn chưa tự nuôi sống được mình, trong khi trẻ em phương Tây từ bé tý đã biết tự chăm lo cho bản thân, đến tuổi lao động (tuổi 15) đã có ý thức kiếm tiền để năm 18 tuổi tách ra sống độc lập với bố mẹ. Người về hưu ở nước ta chỉ biết hưởng thụ, sáng ra quán ăn phở rồi về đọc báo, xem tin, chiều đi thể thao, tối xem tivi giải trí, hoàn toàn vô trách nhiệm với xã hội; trong khi người già ở phương Tây tự nguyện tham gia các lao động công ích, hoàn toàn không nhận thù lao; ví dụ hàng ngày ra công viên quét dọn hay đứng ở các đường phố chặn xe để trẻ em, người già qua lại dễ dàng... Đấy là chưa kể người phương Tây rất hào phóng đóng góp số tiền lương hưu ít ỏi của họ cho các tổ chức từ thiện. Lạ nữa là người Việt rất quen sống chung với rác. Rác có mặt ở khắp nơi, thậm chí rác rất bẩn thỉu năm ngay bên cửa sổ nhà mình, nhưng vẫn coi như bình thường, hàng ngày vẫn mở cửa sổ đón gió.
Giáo sư Vũ Hà Văn (khoa Toán, Đại học Yale, Mỹ): 
“Trong rừng, phải có nhiều cây 30m mới hy vọng có được một, hai cây 100m…”
26/06/2018 - Cùng với giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu, GS toán học Vũ Hà Văn, con trai nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương có lẽ là một trong hiếm hoi những trí thức Việt Nam đã và đang khẳng định được giá trị của mình ở tầm thế giới. Từng đoạt giải thưởng danh giá Pólya (SIAM) của Mỹ dành cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực toán học và đang là GS ở Đại học Yale uy tín nhưng GS Vũ Hà Văn không chỉ trăn trở với những vấn đề của riêng ngành toán, mà còn đặc biệt quan tâm và không ngại đưa ra những phát biểu của mình về những vấn đề khác như giáo dục và các mô hình phát triển kinh tế, xã hội...
Nhận lời làm khách mời của chuyên mục "Đối thoại & Suy ngẫm" kỳ này, GS Vũ Hà Văn đã chia sẻ rất thẳng thắn những suy nghĩ cá nhân về vấn đề trí thức Việt Nam hiện đại - những chia sẻ mà với một bộ phận người nào đó có thể là "không dễ nghe" nhưng chắc chắn là đầy thành ý.

Việt kiều Mỹ phản đối TQ đầu tư ở Quận Cam

Việt kiều Mỹ phản đối TQ đầu tư ở Quận Cam
29 tháng 6 2018 - Giữa lúc không khí phản đối Trung Quốc và dự luật đặc khu ở Việt Nam chưa lắng xuống, thì cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng đang kịch liệt phản đối một dự án đầu tư bất động sản của Trung Quốc tại Nam California. Bà Dina lý giải trong lá thư rằng, "Nhiều năm qua, cộng đồng người Việt-Mỹ ở Garden Grove và các thành phố lân cận rất nhạy cảm với các nước cộng sản, bởi vì các nước này chính là lý do mà họ phải sang tỵ nạn ở Hoa Kỳ…"
Người Việt ở Quận Cam
Đầu tháng 6, cộng đồng người Việt tại thành phố Garden Grove, Quận Cam, lại đệ đơn phản đối giới chức thành phố bán khách sạn Hyatt Regency Orange County và một khu đất quy hoạch cho tập đoàn Shanghai Construction (SCG), một tập đoàn nhà nước của Trung Quốc.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen

Chuyện làng toán, chuyện làng văn... Đọc mà buồn. Lại nhớ năm 1984, anh Nguyễn Văn Thiều (giới toán kinh tế lúc đó đều biết anh) có tổng kết 10 cuộc chiến tranh đình đám giữa các giáo sư toán học. Đồng thời gian này, cũng có nhiều cuộc chiến tranh không có hồi kết giữa các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học. Buồn ở chỗ trong các cuộc chiến này, ai cũng nghĩ mình giỏi hơn người khác, lúc nào cũng nghĩ người khác ăn cắp công trình của mình (nay được gọi là đạo văn). Nội bộ như thế thì đâu có sự đoàn kết đê phát triển. Nói chuyện với một số nhà phê bình văn học và dịch giả (có tên trong bài dưới này) cách đây chỉ 2-3 năm, có vị còn hùng hồn nói với mình, nguyên văn: "Tôi mà viết thì hay gấp vạn lần tất cả các bài đang có". Mình đã hỏi lại: "Vậy tại sao bác không viết đi". Họ thường không trả lời. Phải chăng chém gió, tranh công đang là trào lưu của VN xã hội chủ nghĩa ? Mình là người rất quen nhưng không thân của anh Boristo Nguyên. Anh Nguyên học ở Nga, tốt nghiệp đại học về nước làm ở Viện khoa học giáo dục VN một số năm, rồi sang Nga học tiếp tiến sĩ và định cư luôn bên đó.
Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen(1)
Nguyễn Huệ Chi
 Tôi rất khâm phục ông thưa ông Boristo Nguyen, trong việc ông chuẩn bị rất bài bản bài viết này để hạ nhục tôi sát đất, bằng nhiều cách khôn khéo. Chẳng hạn ngay mở đầu ông đã trình ra mấy lời tôi “tự khoe khoang” làm độc giả mất cảm tình, mà mấy lời đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi về tư cách nhà nghiên cứu. 
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, bầu trời, ngoài trời và nước
Boristo Nguyen (tên thật là Nguyễn Hùng Phong, 
con trai cả của GS Nguyễn Đình Chú)
Tiếp đó ông trưng một cái hình mập mờ về bản khai lý lịch khoa học của tôi (nhưng lại cố tình ghi ở dưới là bút tích cụ Đào Phương Bình), để bạn đọc nhìn vào tưởng nhầm rằng mấy lời trên là ông trích từ lý lịch tự khai của cá nhân tôi, nhưng do cụ Đào Phương Bình sao chép (nghĩa là bảo đảm rất thật). 

Trẻ em và tình cảnh khốn khổ mùa hè ngày nay

Trẻ em và mùa hè ngày nay
2018-06-07 - Mùa hè, theo cha mẹ đi làm đồng áng, đi bắt cá, bắt ốc, mò cua, đi bán vé số, đi chăn trâu, chăn bò, chăn dê thuê, đi bưng nước cho các quán... Đó là tất cả những công việc có được của trẻ em con nhà nghèo ở thôn quê hoặc tá túc nơi thành phố. Trẻ em thời bây giờ, ngoài chuyện phải cật lực làm việc, còn có thêm mối lo bị bắt cóc bán sang Trung Quốc.

Không phải đứa trẻ nào cũng có điều kiện đón hè.

Càng ngày xã hội càng bất an

Ông Nguyễn Năm, phụ huynh học sinh ở Năm Căn, Cà Mau, vì hoàn cảnh khó khăn, phải cho con đi bán vé số hai buổi mỗi tuần để cháu có thêm chút tiền vào mùa học mà chi phí việc học thêm, chia sẻ:“Hổng có đâu, nhiều khi đi bán vé số với lại đi lại quán cà phê bán phụ nên không có chế độ gì cả! Nó cứ gài (thế) thử việc vài ba tháng nên chăng có chế độ bảo  hiểm hay bảo hộ gì đâu! Nhiều khi do khó khăn quá mà để con đi bán vé số, đi làm thêm, mối nguy rất là lớn vì có thể bị gài vào những đường dây nguy hiểm...”.

Bỏ xăng Ron 95: Chỉ có lợi cho doanh nghiệp xăng

Bỏ xăng Ron 95, lợi hay hại?
Nói cho cùng, việc thay xăng Ron thành xăng E chỉ có lợi cho doanh nghiệp bán xăng và ngành xăng dầu nhưng hoàn toàn không có lợi cho người tiêu dùng. Tình trạng xe chạy giữa đường bị chết máy hoặc trương nở các bộ phận điều chế hòa khí bằng kim loại chịu nhiệt thấp dường như xảy ra thường xuyên khi những chiếc xe hơi dùng xăng E. Xăng E chạy hao hơn rất nhiều so với xăng Ron 95 bởi trong quá trình đốt, xăng E cháy không bốc và dẫn đến một lượng xăng thừa thải ra theo đường khói. Điều này dẫn đến hệ quả là xăng E gây ô nhiễm môi trường trầm trọng so với xăng Ron. Về phía người dùng xe hơi, xăng E gây tốn kém nhiều hơn và gây nguy hiểm cao hơn, bởi xe đang chạy có tốc độ mà tắt máy sẽ kéo theo hiện tượng mất phanh và mọi nguy hiểm có thể ập đến nếu tài xế không có kinh nghiệm. Các xe mô tô cũng gặp sự cố trục trặc trên đường đi do xăng ngày càng nhiều.

Hai dòng xăng phổ biến ở các cây xăng Việt Nam hiện nay
Hiện nay, trên thị trường xăng Việt Nam có hai loại xăng gồm Ron, tức xăng A, và xăng E. Xăng Ron được xem là dòng xăng không chì. Hiện tại, nhà nước khuyến cáo dùng xăng E tức xăng sinh học có pha từ 5% Ethanol trở lên để thay thế các loại xăng Ron và có thể trong thời gian tới, xăng E sẽ chiếm toàn bộ thị trường xăng Việt Nam. Vấn đề này gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong người tiêu dùng. Bởi hầu hết các dòng xe đều gặp trục trặc khi chạy xăng E.

Quốc hội thanh minh tình trạng song tịch của đại biểu

Quốc hội Việt Nam thanh minh tình trạng song tịch của đại biểu
RFA 2018-06-27 - Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc, vào ngày 27 tháng 6, được truyền thông trong nước dẫn phát biểu thanh minh về việc Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Thân, đoàn tỉnh Thái Bình, có hai quốc tịch: Việt Nam và Ba Lan.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân.
Theo lời ông Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo chí trong nước thì Ba Lan có quyết định cho ông Nguyễn Văn Thân thôi quốc tịch nước này theo đơn xin thôi quốc tịch của ông từ tháng 1/2016, trước thời điểm ông Nguyễn Văn Thân ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.

Đến khi nào VN thôi “bắt tay” với doanh nghiệp TQ?

Đến khi nào Việt Nam thôi “bắt tay” với doanh nghiệp Trung Quốc?
RFA 2018-06-25 Có thể lúc đầu thì chưa thân lắm, nhưng rồi qua công việc, qua những cái “hoa hồng” đấy rồi dẫn cái thân rồi dần dần thành nếp. Đấy là một cái mà tôi cho rằng nhược điểm rất lớn trong hệ thông quản lý ở Việt Nam mà cần phải khắc phục bắt đầu từ việc bài trừ chủ nghĩa thân hữu - GS Đặng Hùng Võ

Dự án nhà máy thép 6000 tỷ liên danh với 
Trung Quốc đang nằm đắp chiếu CafeF
Bộ Công Thương mới đây có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giao liên danh thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV). Lý do là vì TKV không đáp ứng được nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ và gặp khó khăn trong huy động vốn từ 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc).

Quảng Ninh đã chuẩn bị 'đặc khu Vân Đồn' ra sao

Quảng Ninh đã chuẩn bị 'đặc khu Vân Đồn' ra sao
27 tháng 6 2018 - Hôm 17/6, tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập dự luật đặc khu. Ông Trọng được dẫn lời nói Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã lắng nghe, tiếp thu, dừng lại nghiên cứu tiếp, bao giờ hoàn thiện tốt mới thông qua. Theo báo Nhân dân, ông Trọng nói thêm: "Pháp luật hiện thời quy định không cho thuê đất quá 70 năm, vì đây là đặc khu nên dự kiến ban đầu cho thuê đất không quá 99 năm để khuyến khích, song còn qua bao nhiêu quy trình phải thực hiện, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới được làm."
Ông Phạm Minh Chính tại cuộc họp
Quốc hội lần thứ hai hồi tháng 10/2017
Dư luận Việt Nam vốn xôn xao nghi vấn dự luật đặc khu đe doạ chủ quyền đất nước, giờ e ngại hơn trước thông tin cho thấy Trung Quốc đã có một ảnh hưởng không nhỏ đến đề án đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh. Cuối tháng Giêng 2018, truyền thông trong nước đưa tin ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm tỉnh Quảng Đông.

Bái phục cụ bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Bái phục cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
28/06/2018 (NLĐO)- Dân phượt chuyên nghiệp cũng phải ngả mũ bái phục cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khi một năm ông này công du nước ngoài 163 ngày, ngốn không biết bao tiền ngân sách. Bộ trưởng suốt thời gian làm việc cứ công du nước ngoài; không biết đã học hỏi được kinh nghiệm gì mang về phục vụ đất nước. Nhưng, những cái lồ lộ ai cũng thấy. Đó là ngoài hàng chục dự án đội vốn, đắp chiếu vì không thể hoạt động, gây lãng phí hàng ngàn tỉ đồng; những vụ đại án kinh tế; những quyết định bổ nhiệm nhân sự bị hủy bỏ sau nhiệm kỳ… 
Image result for bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Cha con ông Hoàng
Mấy ngày qua dư luận xôn xao khi Thanh tra Chính phủ công bố việc cán bộ của vài bộ và vài địa phương đi nước ngoài, đã ngốn hết 1.004 tỉ đồng. Trong con số khủng khiếp này, cái tên "Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương" nổi bần bật khi có năm ông này đi nước ngoài hết 163 ngày - công du nhiều đến mức bị gọi bằng cái tên là bộ trưởng bộ... công du.

Nỗi lòng trí thức chạy Grab mưu sinh

Nỗi lòng trí thức chạy Grab mưu sinh
24/06/2018 “Bén duyên” với Grab (xe ôm công nghệ) được 6 tháng, mặc dù thu nhập cao gấp đôi thời còn làm ở công ty tin học, nhưng việc chạy xe ôm cũng có nhiều nguy hiểm rình rập. Đó là chia sẻ của Phạm Văn Chung (quận Bình Thạnh) - cử nhân công nghệ thông tin.
Chung tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ TP HCM 2 năm nay vẫn chưa xin được việc. "Em nộp hồ sơ vào mấy công ty tin học nhỏ, công việc chủ yếu là sửa máy tính, bảo hành bảo trì cho các công ty. Việc ít nên lương chỉ 5 triệu/tháng, làm mấy chỗ em chán bỏ đi làm nhân viên chăm sóc khách hàng rồi cũng chẳng đâu vào đâu. Giờ làm xe ôm như vầy lại khỏe, em chạy từ 6h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Thu nhập 9-10 triệu/tháng "tiền tươi, thóc thật"" - Chung vui vẻ.

Giảm diện tích Hà Nội và lập tỉnh Thăng Long.

Hà Nội mở rộng - mười năm nhìn lại
22/06/2018 - Đưa diện tích Hà Nội về mức trước 2008 và lập tỉnh Thăng Long. Diện tích Hà Nội trở về mức trước khi mở rộng vào năm 2008, phần diện tích còn lại hình thành địa giới một tỉnh gọi tên là Thăng Long. Có thể cân nhắc việc mở rộng tỉnh này ra một số diện tích lân cận thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên. Theo kinh nghiệm quốc tế trong trường hợp tương tự, chủ tịch UBND thành phố (thị trưởng) nên đồng thời là chủ tịch UBND tỉnh (tỉnh trưởng) để tiện phối hợp các hoạt động phát triển của hai địa phương.
Hình ảnh thường thấy: ùn tắc kéo dài từ sáng sớm trên trục đường Trần Phú - Nguyễn Trãi về phía trung tâm thành phố Hà Nội. Ảnh: TL. 
Tính từ cuối tháng 5.2008 Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội đến tháng 5.2018 là tròn 10 năm. Thời gian đó đủ để đánh giá những thành tựu cùng các hậu quả và triển vọng của việc mở rộng Hà Nội. Ngoài đánh giá từ góc nhìn chính trị - hành chính, còn có đánh giá của một số chuyên gia từ các góc nhìn khác, như phát triển bền vững, hiệu quả đầu tư, địa chất thủy văn, thậm chí từ quan điểm phong thủy... Riêng người viết bài này muốn xem xét vấn đề theo quan điểm đô thị học.

50 tỷ USD từ VN chảy sang TQ mỗi năm

Khoảng 50 tỷ USD từ VN chảy sang TQ mỗi năm qua các cửa khẩu biên giới
22/06/2018 TheLEADER - Những con số rất đáng chú ý trong một công văn của Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương về tình hình hoạt động các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc qua các cửa khẩu/lối mở biên giới giai đoạn 2013 - 2018 đã lên tới hơn 250 tỷ USD.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, một trong những điểm giao
 thương quan trọng bậc nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc
Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua các cửa khẩu/lối mở biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2018 (số liệu tính đến quý I/2018) tăng đều qua các năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 tỷ USD, chiếm tỷ lệ trung bình 29,06% trong kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.

Cử tri ĐN: "Giám đốc CA lấy tiền đâu mua biệt thự?"

"Giám đốc công an Đà Nẵng lấy tiền đâu mua biệt thự?"

© Ảnh: Viettimes
Cử tri Đà Nẵng: "Giám đốc công an lấy tiền đâu mua biệt thự?".
Cử tri Hoàng Đình Cảnh đề nghị các trường hợp cán bộ giàu bất thường phải làm rõ có sân sau, chống lưng cho các công ty làm ăn vi phạm pháp luật hay không. Ông Cảnh cũng cho hay rất nhiều cán bộ sở hữu biệt thự, biệt phủ mà báo chí đã phản ánh. "Riêng ở Đà Nẵng, ông Lê Văn Tam sở hữu biệt phủ thì lấy tiền đâu để mua?", cử tri Cảnh đặt câu hỏi.

Ngày 21/6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp tục có cuộc tiếp xúc cử tri quận Ngũ Hành Sơn để thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội vừa qua. Đoàn đã thông báo tình hình chung của kỳ họp Quốc hội cũng như ý kiến trả lời của các Bộ, ban ngành về những ý kiến của cử tri TP Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Tại cuộc tiếp xúc, cử tri quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục có các ý kiến chất vấn Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng.

VN làm gì với du khách '0 đồng' từ TQ?

VN làm gì với du khách '0 đồng' từ TQ?
Năm 2017, có tới 130,5 triệu du khách Trung Quốc đi ra nước ngoái, tăng ba lần so với một thập niên trước. Điều này mang lại lợi nhuận cho kinh tế nhiều nước nhưng cũng gây ra vấn đề môi trường. Một thống kê của hãng Nielsen nói tính trung bình, một du khách Trung Quốc chi 3 nghìn USD ở Hàn Quốc, 2 nghìn 971 USD ở Singapore và 2 nghìn 952 USD ở Nhật Bản. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề hiện nay là có dòng du khách Trung Quốc chi tiêu 'không đồng' (zero-dollar).
Du khách Trung Quốc ở Nha Trang
Một nhà tư vấn nhắc lại vụ du khách Trung Quốc mặt áo T-shirt có đường Lưỡi bò để lên vấn đề hơn thiệt về kinh tế của luồng du khách Trung Quốc tới Việt Nam. Viết trên trang eastasiaforum.org (23/06/2018), ông Gary Sands từ Wikistrat và cũng là một giám đốc của quỹ đầu tư Highway West Capital Advisors cho rằng Việt Nam chắc muốn để vụ áo T-shirt có hình lưỡi bò xảy ra hồi tháng 5 'chìm xuồng' đi. Vấn đề tiếp theo và có vẻ lâu dài hơn là du khách Trung Quốc đem lại lợi ích thế nào cho Việt Nam.

Vị trí đặc khu 'xứng đáng có tương lai khác'

Vị trí đặc khu 'xứng đáng có tương lai khác'
TS Nguyễn Huy Vũ gửi đến BBC từ Oslo, Na Uy
Một trong các lý do mà các nhà làm chính sách ở Việt Nam biện minh cho quyết định thành lập ba đặc khu là những kinh nghiệm từ Trung Quốc. 
Theo cách lập luận này, các đặc khu đã đóng góp và làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của nền kinh tế nước láng giềng. Vì vậy mà trước khi đi vào chuyện Việt Nam thông qua dự luật đặc khu, cần phải nhìn lại bối cảnh và vài bài học của các đặc khu kinh tế Trung Quốc.
Thâm Quyến của Trung Quốc ra đời nhờ lợi thế nằm sát Hong Kong
Sau hàng thập kỷ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung dẫn đến bế tắt, đầu thập niên 1980 Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế. Để áp dụng các chính sách nhằm làm chuyển đổi Trung Quốc một cách từ từ, tránh sự thay đổi nhanh chóng làm mất ổn định vĩ mô dẫn đến xáo trộn và làm sụp đổ nền kinh tế, chính quyền cấp trung ương của Trung Quốc quyết tâm cho thành lập bốn đặc khu kinh tế ở Quảng Đông và Phúc Kiến.

Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong dân chủ'

Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ'
22 tháng 6 2018 - Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. "Chủ tịch QH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, " Reuters viết.
Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam. Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

“2 hành lang, 1 vành đai”, “1 vành đai, 1 con đường”

“Hai hành lang, một vành đai kinh tế” kết nối hiệu quả với “Một vành đai, một con đường”
22/06/2017 Hợp tác kinh tế – thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu có 3 đặc điểm: một là, quy mô thương mại mở rộng nhanh; hai là tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước đang được cải thiện; ba là buôn bán biên mậu đóng vai trò quan trọng nổi bật trong thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, hai nước đã xác định sớm tiến hành tham vấn và đưa ra phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới nhằm phát huy có hiệu quả các dự án cơ sở hạ tầng kết nối.
Image result for “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”
Đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi tiếp tục giữ vị trí này trong nhiệm kỳ mới, cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay trong những ngày đầu năm mới. 

Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường trong trò chơi quyền lực mới
Nguyễn Quang Dy
Image result for hai siêu cường
Lời mở đầu  
Tại hội thảo hè năm ngoái (31/8/2017), tôi có góp một bài (Việt Nam cô đơn trong một thế giới bất an và bất định, NQD, Viet-studies, 14/8/2017). Lúc đó chính quyền Trump chưa định hình chiến lược (chưa có NDS, NSS, và NPR), chưa tuyên bố tầm nhìn Indo-Pacific và chưa khởi động lại nhóm “Tứ cường” (Quad) gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc. Trung Quốc chưa họp đại hội Đảng 19, “Tư tưởng Tập Cận Bình” chưa được ghi vào điều lệ Đảng, và Quốc hội chưa bỏ hạn chế hai nhiệm kỳ để Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc như “hoàng đế đỏ”. Khủng hoảng tên lửa và hạt nhân Triều Tiên còn là nỗi ác mộng, và triển vọng gặp cấp cao Liên Triều và Mỹ-Triều chưa trở thành hiện thực. Việt Nam và Repsol buộc phải dừng khoan dầu khí tại lô 136-03 vì Trung Quốc dọa tấn công Trường Sa, nhưng chưa dừng dự án Cá Rồng Đỏ (lô 03-07). Hội nghị cấp cao APEC chưa diễn ra và mẫu hạm USS Carl Vinson chưa tới thăm Đà Nẵng. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chưa ra tòa và Trương Minh Tuấn vẫn vô can. Út trọc, Vũ Nhôm và các tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và Phan Hữu Tuấn chưa bị bắt. Lúc đó, TW6 và TW7 chưa họp và “người đốt lò vĩ đại” chưa bắt hổ bỏ lò. Ông Trần Đai Quang (và Đinh Thế Huynh) mới “biến mất”, nhưng chưa “tái xuất”… Những góc khuất về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa bị dư luận lên án như một đại án…

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Các viên chức hai quốc tịch, còn ai nữa không?

Các viên chức Việt Nam hai quốc tịch, có còn ai nữa không?
Họ sợ môi trường Việt Nam là bất an, mà quả thật môi trường kinh tế xã hội chính trị Việt Nam bây giờ hết sức là bất an, ngày càng bất an. Đặc biệt tâm lý của các quan chức sợ bị trả thù rất là phổ biến. Họ sợ Việt Nam biến loạn, thay đổi chế độ, mà thay đổi chế độ thì họ sẽ bị người dân trả thù.”

Phiên họp của Quốc Hội Việt Nam, 6/2018, đưa ra hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng, làm bùng phát những cuộc biểu tình hàng ngàn người trong cả nước.

Nội bộ VN thời ‘biểu tình’ và ‘chống biểu tình’

Nội bộ VN thời ‘biểu tình’ và ‘chống biểu tình’
Hơn một tuần sau cuộc tổng biểu tình phản đối hai dự luật khu và An ninh mạng vào ngày Mười tháng Sáu năm 2018, chỉ hai hôm trước khi kỷ niệm ‘Ngày báo chí cách mạng 21 tháng Sáu’ cùng năm, vài phát ngôn chính trị của nhân vật chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bị báo chí nhà nước thẳng thừng cắt xén, tạo ra một vụ việc ‘khóa miệng’ chưa từng có dành cho quan chức cao cấp này.

Biểu tình chống 2 dự luật.
Từ Đinh La Thăng, Trương Minh Tuấn đến Trần Đại Quang
Ngày 19/6/2018, bài báo "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" với nội dung ban đầu là "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này" - đăng trên báo Tuổi Trẻ - đã bị biến dạng chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi lên trang. Nội dung bài đã được sửa lại và không còn bất kỳ phát ngôn nào của Trần Đại Quang liên quan luật Biểu tình, mà chỉ còn thấy ông Quang ‘chuyên chính vô sản’ về những vụ việc nghiêm trọng xảy ra tại Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh là “do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo".

Phúc yêu cầu báo chí phản bác thông tin ‘sai trái’ trên mạng

Thủ tướng Phúc yêu cầu báo chí phản bác thông tin ‘sai trái’ trên mạng
Trung Bảo, cựu phóng viên báo Thanh Niên và Lao Động, nói Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.

Phóng viên tác nghiệp ở Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi báo chí “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề nghị các phóng viên và nhà báo hãy “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Chiến dịch “hoa sen nở” của Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Chiến dịch “hoa sen nở” của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
20/06/2018 - Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã xuất hiện một số tín hiệu cho thấy nước ta có cơ hội thoát khỏi tình thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ quốc tế. Tại một cuộc họp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn về vấn đề này, trong lúc nghỉ giải lao, anh Sáu gọi tôi - đại diện cho Bộ Ngoại giao được triệu tập sang dự họp, ra một góc để trao đổi ý kiến. Anh đặt vấn đề: đã có sự nhất trí cao về đánh giá tình hình và chủ trương phá vây, song ta cần tính kỹ bước đi sao cho hiệu quả nhất.

Ông Vũ Khoan. Ảnh: TL
Trong quá trình trao đi đổi lại, anh gợi ý nên tập trung chiến dịch “hoa sen nở”, đi từ trong ra, theo đó trước hết cần cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á vốn có lợi ích sát sườn với ta, đi đôi với việc bình thường hóa quan hệ với nước láng giềng phương Bắc là Trung Quốc; từ đó tạo ra thế mới để cải thiện, thiết lập quan hệ với các nước ở vòng cung thứ hai thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, tiếp đó vươn sang vòng cung xa hơn là EU; thành công của những bước đi ấy sẽ tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy Mỹ chấm dứt chính sách cô lập, cấm vận nước ta.

Tiếng khóc trẻ thơ lay động lòng người

Tiếng khóc trẻ thơ lay động lòng người
Vietbao.com 21.6.2018, Giao Chỉ San Jose - ​Đứa bé gái vô danh 6 tuổi bị tách rời khỏi người mẹ thân yêu vừa khóc vừa nói với nước Mỹ và thế giới. Con có số điện thoại của cô. Xin gọi cho cô để đón con về. Con hứa sẽ rất ngoan. Con bé dường như được mẹ đem đến biên giới Hoa Kỳ từ Nam Mỹ. Chính sách của nước thiên đàng Hoa Kỳ nhân từ bao dung ngày nay là đem bỏ tù mẹ và cho trẻ con vào trại tập trung.

Đứa bé vô tư không hiểu được hoàn cảnh của di dân Nam Mỹ đến từ các quốc gia địa ngục sau 2 tháng vạn lý trường chinh tìm đường vào Hoa Kỳ. Nó tưởng rằng vì không ngoan, không nghe lời nên mẹ đã bỏ con. Người mẹ đã tiên đoán những đau thương có thể xảy ra nên dạy con nhớ điện thoại của cô nó, có thể cũng đang là dân hợp lệ hay dân ở lậu tại nơi nào trên đất Mỹ. Đứa bé tiếp tục khóc thảm thiết. Con sẽ rất ngoan. xin gọi cho cô đón con về. 

Quảng Bình quê ta ơi, khoai khoai toàn khoai!

Quảng Bình quê ta ơi, khoai khoai toàn khoai!
20/06/2018 TTO - Về Quảng Bình thấy đâu đâu cũng cát trắng, nắng chang chang, chỉ hợp với khoai lang nên nhiều người hát nhại: “Quảng Bình khoai khoai toàn khoai", và khoai deo, thức ăn của người nghèo, nay trở thành đặc sản xứ "Đời cát". Câu hát "Quảng Bình khoai khoai toàn khoai" ấy được nhiều người, và cả chính người dân Quảng Bình nhại theo câu hát "Quảng Bình khoan khoan hò khoan" của nhạc sỹ Hoàng Vân, để nhớ lại hay tự trào về những năm tháng mà củ khoai lang là "cơm" ngày hai bữa của người dân... 

Chị Nguyễn Thị Luyền đang làm mẻ khoai deo mới
Từ ăn kiểng đến đặc sản
Cho đến khi công trình thủy lợi được xây dựng, ruộng lúa lấn dần ruộng khoai thì củ khoai lang mới "tụt xuống" làm lương thực phụ.  Thế nhưng từ vài năm qua, ở xã ven biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), cây khoai được trồng trở lại làm cây chủ lực của người dân vùng này.

Vanuatu và 'bẫy nợ' của Trung Quốc

Vanuatu và 'bẫy nợ' của Trung Quốc
21 tháng 6 2018 - Cộng hòa Vanuatu là đảo quốc nhỏ bé nằm ở tây nam Thái Bình Dương, phía đông bắc nước Úc, với tổng diện tích chỉ khoảng 12 ngàn km2, chỉ khoảng bằng tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam. Nhưng đảo quốc này lại nằm ở một trong những vị trí chiến lược nhất ở khu vực Thái Bình Dương, kiểm soát tuyến lưu thông hàng không và hàng hải giữa Mỹ và Úc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ cựu 
thủ tướng Vanuatu Sato Killman hồi 2015 ở Bắc Kinh
Trong thế chiến II, chính khu cảng Luganville ở đảo bắc Espiritu Santo là căn cứ quân sự lớn thứ hai của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương. Nhưng hiện nay một số người lo ngại chính khu cầu cảng này đang có khả năng trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc, do có dự án cầu cảng Luganville được Trung Quốc bỏ một số vốn không nhỏ để đầu tư.

Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh

Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh
Nguyễn Giang - Sử sách ở Việt Nam khi viết về giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động tại Trung Quốc đều nhắc đến nhân vật Mikhail Borodin nhưng không nhiều. Người ta thường chỉ nói ông Hồ từng làm phiên dịch cho người đại diện của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc. Nhưng Mikhail Borodin không phải là một đại diện bình thường mà đã đóng vai trò chính trị hàng đầu ở Trung Quốc trong thập niên 1920.
Đảng Xã hội Pháp mà Hồ Chí Minh là thành viên đã có cuộc 
bỏ phiếu năm 1920 để một phái tách ra lập đảng cộng sản
Ông là một trong số rất ít người từ châu Âu sang để chỉ huy cả hai lực lượng cộng sản và Quốc Dân Đảng nhằm thống nhất Trung Quốc. Nhưng sau khi về nước, ông đã bị chế độ Stalin bỏ tù và giết chết.

Ông Thăng: 'Buộc tôi bồi thường 600 tỷ đồng là bất công'

Ông Đinh La Thăng: 'Buộc tôi bồi thường 600 tỷ đồng là bất công'
21/6/2018 - Cho rằng phải gánh chịu mức án và tiền bồi thường "bất công, vô lý", cựu chủ tịch PVN Đinh La Thăng xin tòa phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm. Khẳng định sẽ xét xử công bằng khách quan, chủ toạ nói với ông Thăng rằng: “Nếu bị cáo không còn niềm tin vào công lý thì bị cáo nói rõ”. Nhưng ông Thăng đáp: “Nếu công bằng, khách quan thì tôi đã không phải ra tòa này”. Sau đó trong suốt phần thẩm vấn của thẩm phán và VKS với mình, cựu chủ tịch PVN từ chối trả lời nhiều câu hỏi, nhiều lần khẳng định việc trả lời có hay không chính là căn cứ buộc tội mình. Ngay cả khi chủ tọa cho ngồi ông Thăng cũng từ chối.
Ông Đinh La Thăng trong phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: TTXVN
Chiều 21/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội dành phần lớn thời gian xét hỏi cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng trong phiên tòa xét kháng cáo của ông này và 6 đồng phạm. Ông Thăng bị TAND Hà Nội tuyên 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và bồi thường 600 tỷ đồng cho PVN.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Luật Biểu tình – món nợ lãi cao, khó đòi

Luật Biểu tình – món nợ lãi cao, khó đòi
VINCENTE NGUYEN 18/06/2018 Cái bóng của Đảng Cộng sản Việt Nam phủ lấp toàn bộ Quốc hội. Trước khi Dự luật Đặc khu được mang ra Quốc hội để bàn bạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã “phủ đầu” tất cả các đại biểu: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”. Đã thành thông lệ, ngay trước mỗi kỳ họp Quốc hội bao giờ cũng là một kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và ngay trước mỗi kỳ bầu cử Quốc hội bao giờ cũng là một kỳ Đại hội Đảng.
Mt cuc biu tình tp. H chí minh phn đi d lut
 đc khu và d lut an ninh mng. nh: chưa rõ ngun.
Đã gần 73 năm kể từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, những người lãnh đạo vẫn khất lần nhân dân của họ một đạo luật quan trọng bậc nhất: Luật Biểu tình. Luật Biểu tình, trước hết, cần nhấn mạnh không phải là câu chuyện do các “thế lực phản động” dựng nên để phá hoại “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội”.

Một nữ doanh nhân gửi thư ngỏ cho ông Trọng

Một nữ doanh nhân gửi thư ngỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng
Lê Hoài Anh, Sài gòn ngày 20/6/2018
THƯ NGỎ: Kính gửi bác Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng
Cháu tên là Lê Hoài Anh xin phép được gọi bác bằng Bác vì bác cũng cùng cỡ tuổi với bố cháu ạ


Bố cháu là một thương binh hạng nặng đã đóng góp một phần thân thể của mình cho đất nước Việt Nam, đã tham gia vào cuộc chiến chống quân bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc với nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí đạn dược lên biên giới và bố cháu bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã 
Nguyễn Huy Vũ 21-6-2018 Tiếng Dân
Các cơ quan thu thập tin tức của Trung Quốc khá quan tâm về dự án đặc khu của Việt Nam, ít nhất là tại Vân Đồn. Xinhua là một cơ quan thu thập tin tức cấp bộ của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, vì vậy mà bản tin này tuy không nói ra nhưng nó cho thấy rằng cơ quan cấp cao nhất, ngay trong trung ương đảng Cộng sản của Trung Quốc, đã biết một cách khá chi tiết về đặc khu. Từ đây, các câu hỏi đặt ra là, họ thu thập tin tức này để làm gì? Tại sao họ nên thu thập? Và họ thu thập từ những nguồn nào? 

Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó. Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau.

TIẾP TỤC KIẾN NGHỊ HỦY BỎ DỰ LUẬT ĐẶC KHU

TIẾP TỤC KIẾN NGHỊ HỦY BỎ DỰ LUẬT ĐẶC KHU
FB Thanh Xuân - Dưới đây là thư kiến nghị của Hội bảo vệ lưu vực và Dải biển Việt Nam, (văn phòng số 10 Nguyễn Thiện Thuật, Đà Nẵng) về việc "Không ban hành dự thảo luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với 3 khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc".

Để đi đến kiến nghị này, Hội đã tổ chức hội thảo khoa học "Tìm hiểu Luật Tài nguyên Môi trường biển và Hải đảo: Dự thảo luật đặc khu kinh tế" vào ngày 13/6/2018. Hội thảo quy tụ nhiều quan chức, nhiều nhà khoa học như ông Hồ Việt - nguyên Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, TS. Vũ Ngọc Long - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, TS. Hồ Bá Thâm - nguyên Hàm Vụ trưởng - Giám đốc chi nhánh nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự thật tại Cần Thơ, TS. Phạm Sỹ Thành - Giám đốc chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc và rất nhiều nhà khoa học, nhà báo, văn nghệ sỹ, cán bộ hưu trí của Đà Nẵng.

KHÔNG ĐƯỢC LÀM BÁO BẰNG TIỀN DÂN!

KHÔNG ĐƯỢC LÀM BÁO BẰNG TIỀN DÂN!
Tôi cho rằng đã có nhiều tờ báo cách mạng, phục vụ chính trị hẳn hoi vẫn có lãi, tự thu tự chi được. Vậy sao không bắt các tờ báo “lề phải” khác phải vay vốn mà làm báo, lấy lãi bán báo mà trả lương cho cán bộ phóng viên. Và phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, sai phạm là kỷ luật là phạt tù. Làm không được thì dẹp đi! Đó là lẽ phải, là chân lý. Không thể khác được. Đã đến lúc phải hô vang :” KHÔNG ĐƯỢC LẤY TIỀN THUẾ CỦA DÂN ĐỂ LÀM BÁO !!!”.

Ngô Minh - Trên thế giới, báo chí là một nghành kinh tế mang lại lợi nhuận không lồ. Nhưng ở ta đa phần tờ báo “lề phải” từ năm 1954 đến nay đều được bao cấp, nghĩa là lấy tiền ngân sách ( tiền thuế dân đóng) để làm báo. Có người lý luận rằng :” Báo chí cách mạng là để tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, nên phải bao cấp”. Đó là luận điệu của bọn cơ hội, bọn không biết xót tiền dân! Người viết xin có mấy ý kiến sau :

Tôi không còn là tôi vì nhà đài HTV9

Tôi không còn là tôi
Nguyễn Đức Dân - Xem lại chương trình “Ghế nóng” tôi trả lời nhà đài HTV9 ngày 06.6.2018, tôi thấy lời lẽ và ý kiến của mình bị cắt bỏ, gọt nhẵn trơn trun đến mức tôi không còn là tôi nữa. Vậy, xin có đôi lời giải thích lại là điều cần thiết. Có hai khái niệm cần nói rõ lại.Image result for Giáo sÆ°-Tiến sỹ Nguyễn Đức Dân
Thứ nhất, HTV9 hỏi tôi về chuyện “trạm thu giá”, "giá dịch vụ đào tạo"… là “cách dùng từ trong ngôn ngữ hành chính nghe trúc trắc quá”? Tôi đáp cách nói này mọi người nghe đều thấy kỳ cục, lạ tai vì nó không tồn tại trong tiếng Việt. Đây là cách nói do những người có quyền đặt ra, bịa ra rồi áp đặt vào tiếng Việt, nên “đây không phải là ngôn ngữ hành chính mà là thứ ngôn ngữ quan quyền; dân gian có câu “muốn nói oan làm quan mà nói”!

Kịch bản Crimea Việt Nam?

Kịch bản Crimea Việt Nam?
Thiên Điểu (VNTB) - Một trong những bài học lớn về viễn cảnh mất nước của Việt Nam khi luật đặc khu được thông qua là bài học Crimea của Ukraine. Diễn biến Crimea của Ucraine đem qui chiếu với tình hình Việt Nam hiện nay gần như không có sự khác biệt nếu luật đặc khu được ban hành. Hôm nay, đích thân Tổng bí thư của ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trước mặt cử tri đã trả lời, nói rõ quyết tâm ra luật và thành lập đặc khu. Về luật an ninh mạng đã được thông qua ngày 9/6 vừa qua. Ông Trọng cũng đã nói thẳng là nhằm ngăn chặn tiếng nói của người dân để bảo vệ chế độ, “không phải ai muốn nói gì thì nói”.
Như vậy, sau thời gian yên lặng để mặc cho bộ máy giúp việc, Quốc hội tung hứng để ra luật đặc khu và luật an ninh mạng, khi đã hoàn tất cơ sở pháp lý để trấn áp tiếng nói của người dân, ông TBT ung dung bước ra công khai tuyên chiến với dư luận với thông điệp cho thấy chắc chắn kỳ họp tới luật đặc khu sẽ được thông qua sau khi “đã điều chỉnh”. Bất chấp mọi cảnh báo về nguy cơ mất nước và phản ứng của người dân.

Tiếp xúc cử tri, nhưng cử tri đó là ai?

Đoạn này y như những lời tôi vẫn trao đổi với bạn bè: "Tôi thương cho một số cử tri được tiếp xúc. Họ được nuôi nấng, được tham gia diễn kịch, nhưng cứ tưởng rất được vinh dự, vì được gặp và nghe các lãnh đạo cao cấp, được trực tiếp đóng góp vào công việc đất nước. Tôi thương cho hàng triệu người dân theo dõi các buổi tiếp xúc ấy qua đài và báo chí khi họ tưởng nhầm đó là sự thật! Họ không có dịp thấy được kịch bản và mưu mô bên trong, họ sung sướng, họ tin tưởng".
Tiếp xúc cử tri, nhưng cử tri đó là ai?
Nói là tiếp xúc cử tri, nhưng cử tri đó là ai? Họ không được tập thể cử tri bầu chọn để thay mặt tập thể đó. Họ được đảng ủy tuyển lựa một cách cẩn thận. Trước khi đi dự họp họ phải tập hợp lại thành tổ chức, đảng ủy cử ra trưởng đoàn. Những ý kiến định chất vấn hoặc phát biểu phải được trao đổi và thông qua. Dân chủ đến thế là cùng!

Nguyễn Đình Cống - Mấy hôm nay, sau khi kết thúc kỳ họp Quốc hội, các đại biểu tỏa ra 4 phương tiếp xúc cử tri. Đây là dịp để cho những đại biểu hùng hồn chứng minh sự sáng suốt của lãnh đạo, sự tận tụy và một lòng vì dân của cán bộ các ngành, là dịp tốt để cho một số người công khai ca ngợi Đảng và Quốc hội. Họ làm thế với mong ước lấy lại được lòng tin của đại đa số nhân dân. Tôi nghe tường trình một số buổi như vậy, tâm trạng trộn lẫn vừa thương, vừa buồn cười và căm giận.

“Sức Mạnh của Hoa”

“Sức Mạnh của Hoa”
Hoàng Dũng - Bức ảnh dưới là do Marc Riboud chụp ngày 21 tháng Mười năm 1967. Cô gái trong ảnh Jan Rose Kasmir, đang đứng trước hàng Vệ binh quốc gia, súng lắp lưỡi lê, ngăn đoàn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, đông đến hơn 100.000 người, kéo nhau đến trước Lầu Năm Góc. Lúc ấy Jan Rose Kasmir mới 17 tuổi, là học sinh trung học. Sau này Riboud nói về bức ảnh: “Cô chỉ nói thôi, cố nhìn vào mắt người lính, có lẽ cố nói chuyện với họ. Tôi có cảm tưởng những người lính ấy sợ cô hơn là cô sợ hàng lưỡi lê”. Bức ảnh được đăng trên Look ngày 30 tháng 12 năm 1969 với tên: “Cuộc đối đầu sau cùng: Hoa và Lưỡi lê”.

49 năm sau, Jonathan Bachman, phóng viên của hãng Reuter chụp bức ảnh này:

 Ieshia Evans biến chính mình là một bông hoa để ngăn bạo lực.

Thày cô phải quỳ, ai đứng?

Thày cô phải quỳ, ai đứng?
Xuân Dương (GDVN) - Ở một nơi cách xa Hội trường Quốc hội vài trăm cây số, một số giáo viên cả nam lẫn nữ phải quỳ gối xin chính quyền đừng đóng cửa trường. Tại diễn đàn Quốc hội, số đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lên đến con số hơn 80 khiến hệ thống máy tính của Quốc hội bị treo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phải trực tiếp chỉ định người phát biểu.

Thày cô giáo quỳ xin chính quyền đừng đóng cửa trường 
(Ảnh cắt từ clip đăng trên mạng xã hội, nguồn: Vietnamnet.vn)
Trong khi đó, ở một nơi cách xa Hội trường Quốc hội vài trăm cây số, một số giáo viên cả nam lẫn nữ phải quỳ gối xin chính quyền đừng đóng cửa trường. Hai hiện tượng nêu trên có cho thấy sự quan tâm đến nền giáo dục Việt Nam vẫn chỉ đang ở trạng thái nói nhiều hơn làm, nói mà không làm đến nơi đến chốn nên cuối cùng ngành Giáo dục vẫn chỉ là chiếc thúng đựng những thứ mà mọi người ném vào.

Đừng xin, họ sẽ không còn cái để cho!

Đừng xin, họ sẽ không còn cái để cho!
Câu chuyện nguyên một tập thể cô giáo tại Thanh Chương quỳ gối khóc lóc trước một Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện để xin trường mầm non mà các cô đang dạy được mở cửa trở lại đã chìm sâu dưới những cơn nóng giận của mạng xã hội trước các việc khác trọng đại hơn, như Đặc khu kinh tế, như anh Will Nguyễn bị bắt, 300 ngàn đồng để đi biểu tình, hay cách giảng giải “đám mây”… Nhưng theo tôi, hình ảnh quỳ gối có liên quan mật thiết, nếu không muốn nói là nhân quả của Đặc khu kinh tế, Luật An Ninh mạng cũng như hầu hết các tiêu cực, tha hóa, bợm bãi, và tất cả những tính từ miêu tả cái xấu, cái ác tại Việt Nam.

Cộng Sản Việt Nam cai trị dân bằng công thức “xin-cho”. Trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngay cả văn hóa mọi thứ người dân đều phải xin. Xin cả những thứ không thuộc về nhà nước, bằng không sẽ không được cho phép sử dụng tới: Internet là thành quả của nhân loại nhưng cho phép người dân sử dụng ra sao thì thuộc bàn tay nhà nước. Giáo Dục là xương sống phát triển của một quốc gia, thiếu cơ chế giáo dục hợp lý giáo dục Việt Nam trở thành con tin của Đảng qua cơ chế xin cho. Cơ chế này thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục qua câu chuyện mua bán chỗ đứng lớp của hơn 500 cô giáo tại Dak Lak bị mất việc vừa qua.

Sốc: Thầy quỳ gối cầu hôn nữ sinh viên lúc trao bằng

Thầy quỳ gối cầu hôn SV lúc trao bằng: Nhiều giảng viên lên án
20/06/2018 - Trong lúc cô gái được 2 người đàn ông trao bằng cử nhân thì một chàng trai tiến lên, tay cầm bó hoa tặng cho nữ sinh. Sau đó, bất ngờ chàng trai quỳ xuống, lấy nhẫn và nói lời cầu hôn với cô gái. Sau giây phút bất ngờ, cô gái bẽn lẽn gật đầu đồng ý. Tiếp đến, đôi trẻ ôm nhau rồi cúi chào mọi người trong tràng pháo tay của những người xung quanh. Nhiều giáo viên không đồng tình với việc cán bộ Trường ĐH Vinh quỳ gối cầu hôn nữ sinh trường mình ngay trong Lễ bế giảng và trao bằng cử nhân, kỹ sư.
Phó Bí thư đoàn Trường ĐH. Vinh quỳ gối cầu hôn 
nữ sinh ngay trong lễ bế giảng (Ảnh cắt từ Clip)
Liên quan đến clip 1 cán bộ Trường Đại học Vinh quỳ gối cầu hôn nữ sinh trường mình ngay trong Lễ Bế giảng và trao bằng cử nhân, kỹ sư năm học 2018 gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua. PV Báo Giao thông đã có cuộc trao đổi với một số cán bộ, giáo viên đã và đang làm trong ngành giáo dục ở tỉnh Nghệ An.

"Thấy nỗi khổ người dân Thủ Thiêm, tôi đau lắm chứ!"

Liệu có tin được những lời hứa của ông bí thư này không ? Chắc chắn là không. Chắc chắn chỉ là những lời hứa hươu hứa vượn. Bí thư Nhân cho biết, TP phấn đấu trong quý 2/2018 giải quyết cho bà con, nhưng vấn đề là giải quyết như thế nào. Trước đó, tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, tuyệt đại đa số thành viên quốc hội đã biểu quyết ‘chưa đưa vụ Thủ Thiêm vào chương trình giám sát Quốc hội năm 2019. Lê Thanh Hải là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất của họ. Nhưng vụ việc Thủ Thiêm – với nhiều dấu hiệu tham nhũng và cố ý làm trái còn lớn hơn nhiều vụ AVG – lại đang được ‘kiến tạo’ để chìm xuồng. Trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, bà Ngân và ông Phúc đã tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ Thủ Thiêm. Phải chăng đã có sự thỏa hiệp, hay nói trắng ra là ‘đi đêm’ giữa các nhóm quyền lực – lợi ích mới với nhóm quyền lực – lợi ích cũ để ‘chuyển giao lợi ích’ và đương nhiên cho chìm xuồng vụ Thủ Thiêm cùng biển nước mắt của dân oan? GS Trần Hữu Dũng bình luận: Đồng bào Thủ Thiêm thấy chưa? Vì đồng bào than nên Bí thư cảm thấy đau. Tội cho Bí thư quá. Đồng bào ráng ngậm miệng, đừng có than nữa nghen!
Bí thư TP.HCM: Thấy nỗi khổ người dân Thủ Thiêm, tôi đau lắm chứ!
20/06/2018 (Dân Việt) Chiều 20.6, sau 27 lượt ý kiến/132 lượt đăng ký được phát biểu trong thời gian gần 3 giờ với nhiều cung bậc cảm xúc, có trật tự, có bức xúc… của người dân có nhà đất bị giải tỏa trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã có những trải lòng đầy tâm sự.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với cử tri.
Có bản đồ trình Thủ tướng ký
Trước khi trao đổi với cử tri Thủ Thiêm, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng: Quy hoạch thành phố trình Thủ tướng Chính phủ có kèm theo bản đồ thì Thủ tướng mới căn cứ vào đó mà duyệt dự án. Vậy là phải có bản đồ, sau đó thành phố mới chuyển từ 1/5.000 thành 1/2.000.

Đường lưỡi bò và con chó của GS Carl Thayer

Đường lưỡi bò và con chó của GS Carl Thayer
21/06/2018  - Tôi đang chờ đợi đến cuối năm để dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 10, và viết về cuộc tranh luận của GS Carl Thayer với các học giả Trung Quốc. Tại Hội nghị Biển Đông lần thứ hai, diễn ra tại TP. HCM cuối năm 2010, tôi đang toét miệng cười đến chào GS Carl Thayer, thì gặp ngay bộ mặt lạnh tanh khác thường của ông. Ông nghiêm giọng nói: “Những gì tôi nói với anh về Tướng Vịnh là câu chuyện riêng tư, anh không nên đưa vào bài báo.”

GS Thayer chuẩn bị tranh luận với 2 học giả Trung Quốc tại Hội thảo Biển Đông 2010, sau GS Thayer là TS Vương Hàn Lĩnh. Ảnh: Huỳnh Phan