Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Đề án ĐKKT của ông Chính định cho thuê đất 120 năm

Đề án Đặc khu Kinh tế do ông Phạm Minh Chính là tác giả, từng dự định cho thuê đất đến 120 năm!
09/06/2018 - Hoàng Dũng - Nhiều người tưởng việc thành lập Đặc khu Kinh tế Vân Đồn chỉ mới đặt ra vào năm 2014 căn cứ vào bản tin tường thuật Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội ngày 20/3/2014 đăng trên trang mạng của chính quyền Quảng Ninh (http://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=56858). 
[clip_image002%5B4%5D]
Thực ra, trước đó hai năm, một đề án xây dựng đặc khu kinh tế tại Quảng Ninh đã được công bố mà tác giả là Phạm Minh Chính, lúc ấy là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, nay là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Theo lời của GS Võ Đại Lược, ông Phạm Minh Chính “rất hăng say về chuyện xây dựng đặc khu kinh tế ở Vân Đồn”, từng “cho tổ chức không ít hội thảo về đề tài này”, từng “tự tay viết Đề án đặc khu kinh tế của Vân Đồn, và trực tiếp trình bày với Bộ Chính trị, và được chấp thuận” (http://nguoidothi.net.vn/dac-khu-kinh-te-o-viet-nam-nhung-thu-nghiem-va-that-bai-13907.html).

Đầu bếp ăn với Obama tại Hà Nội tự tử chết

Đầu bếp ăn bún chả với Tổng thống Obama tại Hà Nội tự tử chết
08/06/2018 - Đầu bếp nổi tiếng trên kênh ẩm thực – du lịch của đài CNN qua đời ở tuổi 61. Hôm thứ Sáu 8/6, CNN xác nhận ông Bourdain đã chết và cho biết nguyên nhân là do tự sát. "Đó là nỗi đau đớn đến quá bất ngờ, ông Anthony Bourdain, một người bạn, một người đồng nghiệp của chúng đã ra đi,” CNN cho biết trong một tuyên bố.
Tổng thống Barack Obama ăn bún chả Hà Nội cùng đầu bếp nổi tiếng trên truyền hình Hoa Kỳ Anthony Bourdain. Ảnh chụp màn hình trang Instagram Anthony Bourdain.

“Low plastic stool, cheap but delicious noodles, cold Hanoi beer.” This is how I’ll remember Tony. He taught us about food — but more importantly, about its ability to bring us together. To make us a little less afraid of the unknown. We’ll miss him.

Luật Đặc Khu và dấu hiệu dân hết… ‘thuần’

Luật Đặc Khu và dấu hiệu dân hết… ‘thuần’
08/06/2018 Thiên Hạ Luận - Phản ứng đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” mà nhiều người gọi tắt là “Luật Đặc khu” ắt làm giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửng sốt. Trong mắt họ, dân Việt vốn… “thuần”.
Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao.
Có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự lúng túng khi dân Việt hết… “thuần” như họ nghĩ.

Luật đặc khu: Đỉnh điểm của phẫn nộ toàn dân

Luật đặc khu: Đỉnh điểm của phẫn nộ toàn dân
08/06/2018 Bùi Tín - Đất nước Việt Nam đang sống trong tình trạng biến động, sôi sục. Lãnh thổ của tổ quốc, chủ quyền của đất nước, nền độc lập của quốc gia đang bị thử thách lớn. Sự kiên nhẫn của một dân tộc từng trải qua những thử thách ngàn cân treo sợi tóc lại bị đem ra thách thức một cách nghiêm trọng nhất.
Một bãi biển thuộc Phú Quốc.
Người dân bình thường, em học sinh bình thường cũng hiểu rõ rằng Luật Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Bình Định) và Phú Quốc là mưu đồ bành trướng thâm hiểm nhất quán của Trung Cộng mà Bộ Chính trị đảng CSVN buộc phải « đem thịt dân mình nuôi lũ hổ đói » – Bành trướng phương Bắc.

Đã qua rồi thời bọn bán nước muốn gì cũng được

Đã qua rồi thời bọn bán nước muốn làm gì cũng được
Calitoday 7-6-18 - Việc văn bản kết luận của Bộ Chính trị xuất hiện trên mạng Internet cho thấy rằng, chính quyền CSVN đã âm thầm bán đứng quốc gia từ lâu, và mọi thứ đều được thực hiện trong bí mật. Đến khi mọi chuyện vỡ ra thì đã rồi. Ở Việt Nam, người dân thường có tâm lý khi đảng CSVN đã quyết thì mọi chuyện đã rồi. Cái tâm lý ấy hằn sâu, in đậm vào trong não của rất nhiều người, mà quên đi rằng, bằng phản ứng, bằng việc xuống đường phản đối sẽ khiến cho những kẻ đang mưu đồ bán đứng quốc gia phải chùn tay. Đã qua rồi thời mà những kẻ bán nước muốn làm gì cũng được. Việc cho thuê đất đặc khu 99 năm đã làm cho người dân tỉnh ngộ, nhận ra chân tướng của tập đoàn mãi quốc cầu vinh CSVN.Sáng ngày 7/6, bên lề cuộc họp Quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Chính phủ CSVN đã khẳng định sẽ điều chỉnh thời gian cho thuê đất đặc khu làm sao cho hợp lý. Đây là một động thái được cho là nhằm làm dịu những phản ứng gần đây của dân chúng, sau khi làn sóng phản đối dâng lên quá cao. 

Luật ĐKKT và trách nhiệm với nhân dân, với lịch sử

LUẬT VỀ ĐẶC KHU VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI NHÂN DÂN, VỚI LỊCH SỬ
TS. Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội khoa học lịch sử VN
Kỳ họp quốc hội tháng 6/2018, ngoài những vấn đề nóng mà nhân dân mong muốn được nghe quốc hội lên tiếng như việc “thu giá BOT”, việc đạo văn, phong hàm giáo sư, phó giáo sư trong ngành giáo dục... và nhiều “việc thường kỳ” của các lĩnh vực khác, nhân dân cả nước rất quan tâm đến một vấn đề có tầm quan trọng nhất và ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của đất nước, đó là việc quốc hội bàn luận về Dự thảo để quyết định thông qua LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC.
Image result for TRÁCH NHIỆM VỚI NHÂN DÂN, VỚI LỊCH SỬ
Được biết, chủ trương thành lập các đơn vị hành chính này đã bắt đầu từ vài năm trước, những ai quan tâm sẽ nhận ra tín hiệu từ việc nhiều đại gia đổ xô đến những khu vực này mua bán đất đai, giá đất tăng nhanh nhất là trong một, hai năm gần đây. Cũng như nhiều khu kinh tế khác đã hình thành, việc đầu tư tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc dù sôi động đến đâu vẫn được coi là bình thường, như một sự chuyển mình, phát triển mà ít nhiều mang lại sự thay đổi ở những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển.

Đại gia BĐS người Việt “cõng rắn cắn gà nhà“

Vai trò của một số đại gia BĐS người Việt trong quá trình “cõng rắn cắn gà nhà“ 
Chính Tâm - Cả nước đang sục sôi , bức xúc, ngao ngán và thất vọng vì Luật Đặc khu Kinh tế với những điều khoản hoàn toàn bất lợi, ẩn chứa nhiều hiểm họa ngoại xâm sắp được Quốc Hội thông qua ngày 15 /6/2018.
Image result for “cõng rắn cắn gà nhà“
Bất chấp những lý lẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ của các chuyên gia kinh tế, văn hóa- xã hội và an ninh – quốc phòng, những người làm Luật và những người đưa ra chủ trương về Đặc khu dường như vẫn quyết đi ngược lại nguyện vọng và ý chí của hơn 90 triệu đồng bào của mình. Phải chăng họ đã có hơn 1,4 tỷ “đồng bào“ ở nơi khác làm chỗ dựa vững chắc?

Ba đặc khu cần trả lời ba câu hỏi

Ba đặc khu cần trả lời ba câu hỏi
Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo
(Bài đăng trên Tuổi Trẻ ngày 8/6/2018. Đây là bản gốc của tác giả)
Dự thảo luật về ba đặc khu kinh tế đang được dư luận quan tâm. Mục đích thành lập 3 đặc khu được ghi nhận là đưa ra các điều kiện vượt trội, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các lãnh vực công nghệ cao, hoặc các lãnh vực có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Cho đến nay nhiều chuyên gia kinh tế, luật sư và một số dân biểu quốc hội đã nêu nghi vấn về tác động kinh tế của ba đặc khu dự kiến và sự lo ngại về an ninh quốc gia khi cho phép người nước ngoài thuê đất lâu dài. Tôi chia sẻ với nhiều nghi vấn và lo ngại nầy, ở đây muốn phân tích thêm từ vài khía cạnh khác.
Image result for Ba đặc khu
Để đánh giá khách quan, trước hết cần đặt ra 3 câu hỏi.
(1) Nhu cầu phát triển sắp tới của đất nước là gì? Các đặc khu có đáp ứng được các nhu cầu đó không?

Nguyễn Trung: Thư ngỏ về 3 đặc khu kinh tế

Thư ngỏ về 3 đặc khu kinh tế
và dự án luật đi kèm
 Nguyễn Trung 
Hà Nội, ngày 08-06-2018
Kính gửi:             Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng kinh gửi:  Toàn thể các Ủy viên Bộ Chính trị  khóa đại hội XII
         Kính thưa các Đồng chí,
        Tôi là Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt, xin viết thư ngỏ này gửi đến các Đồng chí lời thỉnh cầu tha thiết của tôi, mong các Đồng chí cho dừng lại dự luật thành lập 3 đặc khu kinh tế (ĐKKT) và các phụ lục kèm theo, để sẽ xem xét và quyết định sau vào thời gian thích hợp.
        Xin được trình bầy lý lẽ như sau đây.
Kể từ khi công bố, tuy mới chỉ có mấy tuần thôi, song những phản ứng trong nhân dân về quyết định thành lập 3 ĐKKT và dự luật hình như còn “nóng” hơn cả khi xảy ra vấn đề bauxite Tây Nguyên và vấn đề Formosa… Một cơn sóng bất bình trong nhân dân phản đối – với mọi hình thức quyết liệt khác nhau: Từ những tuyên bố thẳng thừng vạch ra quyết định này là bán nước cho Trung quốc, cho đến những lời nguyền rủa.., những lời quỳ xuống van xin đảng, quốc hội, chính phủ đừng bán nước, những hoạt động khác!..  

HÀNH ĐỘNG VI HIẾN

HÀNH ĐỘNG VI HIẾN
Luân Lê -  Một ngôi trường nào đó đã dán thông báo dưới đây với những đề nghị vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp về quyền được biểu tình, tự do hội họp, tự do ngôn luận và quyền được giám sát và tham gia vào công việc quản lý nhà nước.


Một ngôi trường (đại học, cao đẳng hoặc trung cấp) mà đưa ra những thông báo vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy thì có thể dạy các bạn trẻ những tư tưởng đúng đắn và giá trị văn minh được không? Chúng sẵn sàng ngăn cản con người không cho họ trở nên là một cá thể có trách nhiệm, có tinh thần đấu tranh và có nghĩa vụ đối với công cuộc xây dựng, phát triển cũng như bảo vệ đất nước, xã hội và luật pháp.

KIẾN TẠO RỪNG RÚ GIỮA VĂN MINH NHÂN LOẠI

KIẾN TẠO RỪNG RÚ GIỮA VĂN MINH NHÂN LOẠI
Nguyễn Tuấn Anh - An ninh mạng - Một dự luật mang nhiều màu sắc độc đoán, chuyên chế dẫn tới vi hiến và đi ngược sự tiến bộ của nhân loại sẽ được biểu quyết vào ngày 12/6/2018Không có văn bản thay thế tá»± Ä‘á»™ng nào.
1-Không rõ ràng, minh bạch
Một quyền con người căn bản (quyền biểu đạt chính kiến) đang được bỏ chung vào một hoạt động tội phạm (tấn công kỹ thuật phá hoại trên internet) và được gọi chung là An ninh mạng để đánh đồng hai hành vi với nhau, áp chế quyền của người dân một cách vi hiến. Đây là sự đánh đồng một cách không minh bạch của những người xây dựng dự luật. Một đạo luật mà không rõ ràng thì ta không bao giờ có thể kỳ vọng vào sự nghiêm minh và tính công bằng của nó.

CÔNG DÂN CÓ QUYỀN BIỂU TÌNH

CÔNG DÂN CÓ QUYỀN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH
Biểu tình là quyền cơ bản của công dân, được tất cả các nước trên thế giới ghi nhận trong hệ thống pháp luật, nhằm bảo đảm quyền tự do dân chủ của mỗi người dân. Biểu tình là hình thức đấu tranh bất bạo động, được thể hiện dưới nhiều hình thức như: xuống đường diễu hành, chiếm đóng, khỏa thân tập thể… để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về một vấn đề nào đó trước nhà nước, nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình hoặc cho xã hội.

Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình. Không ai được quyền cản trở người dân biểu tình. Được biết, kể từ khi thành lập nước CHXHCN Việt Nam năm 1945 đến nay, chưa có một người dân nào bị bắt giam hoặc bị bỏ tù về tội biểu tình.

KHÔNG QUAN TÂM CHÍNH TRỊ

KHÔNG QUAN TÂM CHÍNH TRỊ
Thái Bá Tân
Đâu rồi bọn khôn lỏi,
Thích nhắm mắt bịt tai,
Không quan tâm chính trị,
Ai thế nào mặc ai?
Vận nước đang nguy khốn.
Đất hương hỏa tổ tiên
Sắp được trao cho giặc,
Tức là bán lấy tiền.

Phản đối đặc Khu Kinh Tế và Luật An Ninh Mạng

Phản đối thành lập Đặc Khu Kinh Tế và Luật An Ninh Mạng
ĐẶC KHU KINH TẾ - PHÁT HIỆN ĐIỀU KHOẢN DÀNH RIÊNG CHO TRUNG QUỐC TẠI VÂN ĐỒN - Điều 55 khoản 4 luật đặc khu tại Vân Đồn cho phép "công dân nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam ở tỉnh Quảng Ninh" được miễn thị thực vào đặc khu. Tuy các nghị sĩ quốc hội tránh né dùng từ "Trung Quốc", nhưng còn nước nào khác giáp với tỉnh Quảng Ninh???

Ngày 15/6 là ngày Quốc hội thông qua dự luật, chúng ta còn từ đây đến đó để phản đối. Mong các bạn hãy share mạnh thỉnh nguyện thư này hơn nữa để chống việc hợp thức hóa việc dâng đất Tổ quốc cho Trung Quốc! Tham khảo toàn luật đặc khu tại đây:
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1319&LanID=1513&TabIndex=1

Chính phủ thống nhất chưa thông qua Luật đặc khu

Chính phủ thống nhất chưa thông qua Luật đặc khu trong kỳ họp Quốc hội này
09/06/2018 N. Huyền - Theo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 15/6 tới, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đơn vị Hành chính- Kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu). Tuy nhiên, Chính phủ vừa phát đi TCBC cho hay, sẽ lùi việc thông qua dự án Luật này. Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua Dự án Luật này từ Kỳ họp thứ 5 sang Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV 

Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

LÊ QUÝ HIỀN GỬI THƯ CHO THỦ TƯỚNG!

THƯ NGỎ GỬI THỦ TƯỚNG CỦA CÔNG DÂN LÊ QUÝ HIỀN !
Qua báo chí, được biết ông nhận rất nhiều ý kiến phản bác cái “Dự thảo đặc khu” và cũng qua báo chí, được biết ông định rút thời hạn 99 năm xuống cũng là một thái độ cầu thị tôn trọng LÒNG DÂN !
Related image
Ông trọng lòng dân vậy nên trọng tới cùng bởi vấn đề không phải là cái Đặc khu được ký cho nước ngoài bao nhiêu năm mà là nước nào sẽ vào Đặc khu ? Kẻ xấu nhảy vào đặc khu chỉ cần 9 năm hoặc 9 tháng thôi cũng đủ gây hiểm họa khôn lường cho Tổ quốc chúng ta như con cáo thò được một chân vào trong chuyện cổ mà thầy cô giáo ngày xưa đã dạy chúng ta. Đặc biệt Trung quốc rất giỏi và thừa khả năng huy động nhân lực, vật lực thực hiện mưu đồ của họ một cách nhanh chóng.

BA LÝ DO PHẢI HỦY BỎ DỰ LUẬT ĐẶC KHU

BA LÝ DO CHÍNH PHẢI HỦY BỎ DỰ LUẬT VỀ ĐẶC KHU

Thư công dân gửi các đại biểu Quốc hội
Kính gửi các đại biểu Quốc hội
Kỳ họp thứ V Quốc hội khóa XIV sắp thông qua “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (dưới đây gọi tắt là Luật Đặc khu, viết tắt: LĐK). Đây là điều chúng tôi hết sức bất ngờ và lo lắng. Trong thư này chỉ xin nêu khái quát ba điểm chính yếu.
Image result for HỦY BỎ DỰ LUẬT VỀ ĐẶC KHU
1. Luật Đặc khu liên quan đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia - Mô hình đặc khu hiện nay thể hiện trong LĐK có nghĩa khác hẳn trước đây (như đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo), nó khiến chúng tôi nghĩ đến hình thức đất “nhượng địa” hồi vào thời kỳ các nước Âu – Mỹ đi tìm đất thực dân: nước thua trận hoặc không thể chống lại được buộc phải gán một phần lãnh thổ cho một nước đế quốc trong một thời hạn hoặc vô thời hạn. 

ĐẶC KHU KINH TẾ HAY MỒ CHÔN TẬP THỂ ?

ĐẶC KHU KINH TẾ HAY MỒ CHÔN TẬP THỂ ?
- Thủ tướng VN bất ngờ quyết định:” Rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu.”
- Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh:” Những người đồng ý thì đều là những kẻ bán nước.”. "Cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với việc thành lập 3 đặc khu và cho thuê đất 99 năm".
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh
Phạm Trần - Trước những phản ứng gay gắt của dư luận, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuống giọng tuyên bố “sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm”. Tiếp xúc với báo chí tại hành lang Quốc hội sáng ngày 07/06 (2018), ông Phúc nói:”Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc điều chỉnh dự thảo luật về việc rút số năm cho thuê đất, và không còn giữ mức 99 năm như dự thảo ban đầu trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).” (theo Zing.VN, ngày 07/06/2018)

Ba ĐKKT nằm trong kế hoạch “vành đai” của TQ?

Ba đặc khu nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của Trung Quốc?
Trương Nhân Tuấn - Điều lo ngại (cho an ninh) của VN là dân TQ quá đông. Dân TQ “có tiền” gần tới tuổi về hưu rất đông. Họ có thể mua đất của cả ba đặc khu để cất nhà “dưỡng già”. Khó khăn của VN sẽ đến sau vài thập niên, hậu duệ của đám dân TQ này sẽ “kế thừa” di sản của cha ông, tiếp tục chiến dịch “phụng hoàng ấp trứng”. Không bao lâu cả ba đặc khu sẽ trở thành “địa giới” của TQ. Sẽ có đặc khu trưởng do người TQ bầu lên. Viễn ảnh “ly khai” mà nhiều người nói tới sẽ trở thành sự thậtHôm đầu tuần tôi có viết rằng ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc của VN nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của TQ. Một số điều cần bổ túc để vấn đề thêm rõ rệt.

Hình minh họa
Văn bản do ông Đinh Thế Huynh ký năm ngoái, mới được phát hiện trên net, cho thấy các đặc khu kinh tế là “chủ trương lớn của đảng”. Và ta cũng cần nhớ là từ miệng ông Đinh Thế Huynh, sau này được Nguyễn Phú Trọng nhắc lại: “VN và TQ hai cộng đồng cùng chia sẻ một tương lai”. Tôi có lên tiếng cảnh báo việc này rằng chỉ có người dân trong một nước mới có “tương lai chung”.

Thuộc địa của TQ đang định hình tại Campuchia

Một thuộc địa của Trung Quốc đang định hình tại Campuchia
Dự án tại Koh Kong do Trung Quốc tài trợ trị giá 3.8 tỷ USD đang nổi lên như một khu kinh tế khép kín chỉ dành cho công nhân, các nhà tư bản và du khách Trung Quốc. Trong khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen thường tạo dựng hình ảnh ông ta như là người bảo vệ chủ quyền duy nhất của Campuchia, thì Trung Quốc đang xây dựng một hải cảng, một sân bay và một thành phố có diện tích trên 45.000 hectares ở Campuchia với sự cho phép công khai của vị Thủ tướng này.
Ông Tập gặp Hun Sen tại Phnom Penh tháng 10/2016. Ảnh: AFP
Vào năm 2008, Tập đoàn Phát triển Thiên Tân của Trung Quốc (UDG) được cho thuê khoảng 20 % vùng duyên hải của vương quốc Campuchia trong vòng 99 năm với một cái giá rất khiêm tốn, chỉ 30 USD/hectare.

Sẽ điều chỉnh Luật ĐKKT ? ‘Sôi sục’ khí thế biểu tình ?

Thủ tướng VN nói sẽ điều chỉnh Luật Đặc khu, cả nước ‘sôi sục’ khí thế biểu tình
Hôm 7/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói cần tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh Luật Đặc khu, trong khi trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình trên cả nước vào sáng Chủ Nhật 10/6 để phản đối dự luật đang gây nhiều tranh cãi. Truyền thông Việt Nam cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ rút thời gian cho thuê đất đặc khu kinh tế, không giữ nguyên mức cố định 99 năm. Trước đó, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, với VOA rằng theo dự luật, thời gian cho thuê đất 99 năm là quá dài.

Hình ảnh kêu gọi biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu ngày 10/6/2018 của Nhóm Nhật ký Yêu nước. Facebook Nhật ký Yêu nước.

Hoài niệm cà phê Sài Gòn

Hoài niệm cà phê Sài Gòn
05/06/2018 - Ngày trước ở khắp Sài Gòn - Chợ Lớn, ai có dịp đi trong buổi tinh mơ ngang qua các tiệm nước hay quán cà phê đều rộng ngực hít lấy khói hương thơm cà phê. Không ai kéo về được thời gian và không gian đã qua. Thậm chí những công trình kiến trúc Tây quý phái đang bị thói sính cao ốc trơ trẽn kiểu nhà giàu Tân Gia Ba phá bỏ không thương tiếc và một trong nhiều không gian đẹp không bao giờ phục sinh được là không gian uống cà phê của người Sài Gòn.
Cà phê của ký ức
Ngày nay, không còn mấy người Sài Gòn từng có tuổi thanh niên diện đúng mốt, ngồi thưởng thức cà phê Tây ở các quán Brodard, La Pagode, Givral... Thật vậy, nhiều thế hệ người Sài Gòn xưa đã ra đi và mang theo cả cảm giác ngồi giữa Sài Gòn nhiệt đới trong hương cà phê từ không gian kiến trúc Tây để tin rằng, Sài Gòn với các phố quanh đường Catinat đích thị là khu Saint Germain des Prés của Paris thứ hai.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: "Sốt đất là đương nhiên"

"Sốt đất là đương nhiên"
Thùy Dung, 6/6/2018, (TBKTSG Online) - Đất đai là vấn đề nóng được các đại biểu Quốc hội gửi tới lãnh đạo ngành tài nguyên và môi trường. Trong đó, việc sốt đất ở ba khu vực Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong đang khiến nhiều cử tri bức xúc. Bộ trưởng Trần Hồng Hà không nói rõ việc sửa đổi luật đất đai sẽ theo hướng nào, nhưng ông nói: “Thực tế, sốt đất là đương nhiên”.

Rao mua bán đất tại huyện đảo 
Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Vietnamplus
Chiều ngày 4-6, Quốc hội đã tiến hành chất vấn nhóm vấn đề liên quan tới công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo. Tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Đề nghị lùi thời gian thông qua luật về đặc khu

Đề nghị lùi thời gian thông qua luật về đặc khu
NGUYÊN VŨ 07/06/2018 Phát biểu trong phiên thảo luận sáng 7/6 của Quốc hội về dự kiến chương trình giám sát năm 2019, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đề nghị hoãn thông qua dự án luật về ba đặc khu. Đại biểu Thái Trường Giang đề nghị sau khi có kết quả giám sát về đất đai ở ba nơi lập đặc khu sẽ thông qua luật trong kỳ họp tới của Quốc hội...

Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) phát biểu tại Quốc hội.
Ngày 6/6 Tổng thư ký Quốc hội đã gửi xin ý kiến đại biểu về 4 nhóm nội dung chuyên đề giám sát, trong đó có việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giai đoạn 2014 - 2018.

Dư nợ nước ngoài của Việt Nam tăng đột biến 73%

Dư nợ nước ngoài của Việt Nam tăng đột biến 73%
Ngọc Lan 7/6/2018 (TBKTSG Online)- Dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hàng năm chỉ được phép tăng tối đa 10%. Tuy nhiên năm 2017, mức tăng này là 73% so với 2016. Để đảm bảo an toàn nợ nước ngoài quốc gia (không vượt ngưỡng 50% do Quốc hội phê duyệt), Thủ tướng phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả năm 2018 không vượt quá 5 tỉ đô la Mỹ. Dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn cuối năm 2018 của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng không vượt quá số dư nợ vào thời điểm hết 2017 là 5 tỉ đô la Mỹ.

Thương vụ người Thái thành lập công ty ở Việt Nam mua Sabeco khiến dư nợ nước ngoài của quốc gia năm 2017 tăng đột biến. Ảnh:TL

ĐKKT: Dự luật không hề có tính toán về kinh tế

Đặc khu kinh tế 99 năm: dự luật kinh tế không hề có một tính toán về kinh tế
Việt Nam Thời Báo, 7-6-18, Thiên Điểu - Luật đặc khu được đưa ra QH thảo luận nhưng không có bất cứ cơ sở dữ liệu nào để trích dẫn. Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội - cũng chỉ buông gọn một câu: "Bộ chính trị đã chỉ đạo, phải bàn để ra luật", sau đó thì nói bừa "bỏ vào một đồng sẽ thu hàng trăm, hàng ngàn đồng" nhưng không đưa ra được trăm đồng, ngàn đồng ấy ở đâu (!) Các đại biểu QH tham ra tranh luận, cả đồng ý lẫn phản đối cũng không ai có trong tay số liệu nào làm cơ sở. Luật trong nền kinh tế thị trường là chính sách được điều chỉnh bởi nhu cầu từ chính thị trường chứ không phải bởi những tham muốn duy ý chí. Rõ ràng việc Bộ chính trị ép QH phải đẻ ra luật nhằm phát triển kinh tế mà không có một sơ sở tính toán nào rõ ràng cho thấy mối hiểm họa sai lầm là không tránh khỏi.
Image result for luật Đặc khu kinh tế
Trước đây, khi phê duyệt dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên. Người ta đã vẽ ra cả một qui trình làm hồ sơ vô cùng rầm rộ, có mời cả chuyên gia nước ngoài. Nhưng điều bất ngờ là các chuyên gia nước ngoài dù được mồi sẵn dầu mỡ lên miệng nhưng kết luận vẫn là: Không nên khai thác.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Người Thái nuôi vịt trời ở lòng hồ thuỷ điện

Người Thái nuôi vịt trời ở lòng hồ thuỷ điện

Xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai) là nơi tập trung nhiều hộ dân người Thái thuộc diện tái định cư thủy điện Sơn La. Gần đây, người dân phát triển mô hình nuôi vịt trời trên sông Đà bước đầu đạt kết quả tốt.

Trong lòng hồ thuỷ điện Sơn La, người dân nuôi vịt trời theo bè và mỗi bè thả hàng trăm con vịt trời. Gia đình ông Lò Văn Khặn, người dân tộc Thái ở bản Co Trặm (xã Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai) là hộ dân đầu tiên phát triển mô hình này vào năm 2015.

Thất bại thảm hại của Đặc khu KT Boten ở Lào

Đặc khu kinh tế Boten ở Lào và bài học nhãn tiền
FB Yến Võ 5-6-2018 - Không biết tự bao giờ BOTEN trở thành khu tự trị và trở thành đất của người TQ. Người TQ sống ở đây rất đông, họ sinh con đẻ cái và vận hành nơi này theo luật lệ của TQ. Tiền Kíp Lào không được sử dụng, toàn bộ ngôn ngữ chữ viết là China, ai muốn tồn tại ở đây buột phải học tiếng TQ và sống theo tập tục của người TQ. Nhiều người dân địa phương đã phải bán đất ra đi vì không phù hợp với văn hóa và môi trường quá phức tạp. Nhiều người đã lên tiếng nhưng “sự đã rồi”, chính phủ Lào không dám làm gì vì sợ mất lòng “Người bạn vàng” và sợ mất nhân dân tệ.
Image result for Boten, lào
Sòng bạc Kings Romans ở Đặc khu kinh tế Tam giác vàng
BOTEN là một thị xã nằm sát biên giới giữa Lào và TQ, có vị trí tương tự Vân Đồn, Quảng Ninh. Chính Phủ Lào thời gian đầu đã ra sức PR cho đặc khu Boten vì vị trí chiến lược tiếp giáp vùng “Tam giác vàng” 3 nước Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.

Lời cuối cho luật "đặc khu"

Lời cuối cho luật "đặc khu"
Trần Vũ Hải, Theo FB Trần Vũ Hải
Sao lại là lời cuối? Vì nếu luật không được thông qua, thì không cần phải nói nữa. Còn nếu luật được thông qua, thì nói nữa cũng bằng thừa :). Trước tiên phải nói luôn, là cái dự luật này em đã đọc rồi, đọc kỹ vì được mời tham gia hội nghị đóng góp ý kiến tại Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN hồi tháng 5 vừa qua, nhưng tiếc là không tham gia được. Bác nào muốn tranh luận, thì phải thực sự đọc dự luật đã, nếu không sẽ dễ dính fake news.
Image result for Trần Vũ Hải
Trước khi nói đến một số fake news trên mạng, xin đi vào một vài hạn chế của Luật, dưới góc nhìn chính sách, chứ không bàn từng quy định cụ thể:

Tại sao du học sinh người Việt không đọc sách?

Tại sao du học sinh người Việt không đọc sách?
Xưa nay kêu than về chuyện người Việt ít đọc sách, người ta thường có hàm ý nói tới người Việt trong nước. Nghèo đói, chiến tranh, sự yếu kém về giáo dục, những hạn chế về bối cảnh, thiết chế xã hội... được coi là những yếu tố đứng sau sự bán khai của văn hóa đọc. Nhưng, thực ra không chỉ người Việt trong nước ít đọc và người Việt ở nước ngoài, nhất là du học sinh cũng ít đọc.

Hình minh họa
Một người bạn trên Facebook của tôi vốn quan tâm tới hai dân tộc yêu sách và có văn hóa đọc đáng nể là Nhật và Do Thái lâu lâu lại phàn nàn rằng “tại sao du học sinh lại không đọc sách từ nguyên tác để hiểu người bản địa”. Đọc những phàn nàn của anh tôi cười thầm trong lòng “Sách tiếng Việt còn ít đọc nói gì tới sách viết bằng tiếng bản xứ”.

PTT Đam: “200.000 cử nhân thất nghiệp là bình thường”

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “200.000 cử nhân thất nghiệp là bình thường”
Về con số 200.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, Phó thủ tướng cho biết, tính ra tỉ lệ thì con số này ở Việt Nam chỉ chiếm 4% tổng số người có trình độ đại học. Trong khi đó, trên thế giới con số trung bình này là 7%.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia giải trình 
trong phiên chất vấn Quốc hội sáng ngày 6/6.
Tham gia giải trình sáng ngày 6/6 trong buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng việc có nhiều câu hỏi, ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm là điều rất mừng đối với ngành giáo dục. Kết lại, Phó thủ tướng chọn 5 vấn đề để làm rõ.

Bộ CA sẽ điều 25.000 CA chính quy xuống xã, thị trấn

Bộ Công an sẽ điều 25.000 công an chính quy xuống xã, thị trấn
07/06/2018 TTO - Đây là biên chế dự kiến trong lực lượng công an sẽ được điều chuyển nếu Luật công an nhân dân (sửa đổi) được thông qua, trong đó quy định chính quy hóa công an xã, thị trấn. Sáng 7-6 tại Quốc hội, thượng tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an - đã đọc tờ trình về dự án Luật công an nhân dân (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý của dự án luật này là đưa công an xã, thị trấn chính quy hóa theo chủ trương của Đảng.
Thượng tướng Tô Lâm - bộ trưởng 
Bộ Công an - Ảnh: Quochoi.vn
Không tăng thêm biên chế
Thượng tướng Tô Lâm cho biết tổ chức bộ máy sẽ được bố trí phù hợp với đặc điểm tình hình an ninh, trật tự tại địa bàn xã, thị trấn. Hiện nay số đơn vị công an xã, thị trấn đã được bố trí công an chính quy là 1.065; số đơn vị công an xã, thị trấn chưa được bố trí công an chính quy còn 8.516.

Bộ trưởng KH-ĐT: Có người cố tình hiểu sai Luật Đặc khu...

Bộ trưởng KH-ĐT: Có người cố tình hiểu sai Luật Đặc khu, chia rẽ quan hệ với Trung Quốc
06/06/2018 (NLĐO)- Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng trả lời báo chí về Luật Đặc khu Kinh tế cho biết trong luật không có một chữ nào về Trung Quốc; có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
Nguyễn 
Chí Dũng trả lời báo chí sáng 6-6
Sáng nay 6-6, trao đổi với báo chí về Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu), khi gần đần đây có nhiều ý kiến về đặc khu, bên hành lang Quốc hội (QH), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết: "Cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã nói rất nhiều, tôi cũng đã nói nhiều lần, còn quyền quyết định thuộc về Quốc hội".

Luật Đặc Khu Và “Những Điều Sỉ Nhục Và Căm Giận”

Có lẽ nào, một xã hội, một đất nước mà các quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của người dân được ghi rất rõ ràng trong Hiến pháp nhưng trên thực tế hễ cá nhân nào có tiếng nói khác với Đảng và chính quyền về vấn đề nào đó thì ngay lập tức bị quy là “thế lực thù địch” hay “phản động”, “phá hoại”, xuyên tạc, nói xấu đảng và Nhà nước. Đã vậy, tiếng nói của họ không những không được lắng nghe mà trái lại khi hậu quả xảy ra thì trách nhiệm kia họ cũng phải tự gánh chịu luôn!
Luật Đặc Khu Và “Những Điều  Sỉ Nhục Và Căm Giận”
Quách Hạo Nhiên 
“Một đất nước luôn có kẻ dẫn đường
Cho người ngoài kéo đến xâm lăng”
( Lưu Quang Vũ) 
1. Lập pháp hay “dọn đường” cho ngoại bang?
Trước hết, phải khẳng định rằng, khi đặt ra câu hỏi trên đây bản thân tôi hoàn toàn không có ý “té nước theo mưa” mà tất cả đều trên cơ sở thực tế khách quan sau khi đã tìm đọc bản dự thảo “Luật đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (gọi tắt là “Luật đặc khu” dự kiến được Quốc hội nước nhà xem xét thông qua trong kỳ họp lần này); cũng như tham khảo các ý kiến, phân tích đánh giá nhận định của các nhân sĩ trí thức, đặc biệt là các chuyên gia kinh tế trong đó có những người đang là thành viên của Tổ tư vấn kinh tế cho ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tưởng Chính phủ hiện nay. Và như mọi người đã biết, về cơ bản hầu như tất cả các ý kiến của các chuyên gia đều thể hiện sự “thất vọng” và không đồng tình với bộ luật này vì nó không những non nớt về “kỹ thuật lập pháp” mà quan trọng hơn, với tôi còn là một sự “ngây thơ về chính trị” của những người soạn thảo. 

Động mả rồi, nội các của Thủ tướng Phúc ơi !!!

Động mả rồi?
FB Đỗ Duy Ngọc 6-6-2018 - Anh Dũng – Đầu tư thì lại thách xem trong nội dung luật có câu nào nói đến chữ Trung quốc không? “Trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc không có một chữ nào về Trung Quốc. Chỉ có điều họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên nhằm chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc.” Nói ngu thế thì bị chửi là đáng đời rồi. Lại còn đòi phải cho thuê 99 năm mới hả dạ. Cái này dân không những chửi mà còn thoá mạ ông đến mấy đời con cháu. Ông là cha đẻ” dự thảo “cho nước ngoài thuê đất 99 năm” nên ông bảo: Không phải lo mất đất, đó là chính sách vượt trội! Vượt cái mả mẹ nhà ông, toàn xảo ngôn!
Bà lạy chúng mày, bớt nói bậy bạ. Ảnh: Internet
Không biết lúc thành lập và ra mắt nội các của Thủ tướng Phúc có cúng kiếng chi không? Cha ông xưa bảo có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Chắc là thiếu cúng bái cho nên hàng tướng của ông Phúc, ông nào nói ra cũng bị dân chửi liên tục.

Ăn cơm nước ta, thổi tù và nước lạ

Ăn cơm nước ta, thổi tù và nước lạ
FB Nguyễn Tiến Tường 6-6-2018 - Thật tài tình hơn nữa khi văn bản của chính Bộ KH – ĐT đã thay Trung Quốc bằng “nước chung đường biên giới với Quảng Ninh” đầy khôi hài và cũng thật bạc nhược. Nó phản chiếu rõ nhất sự uyển chuyển của bộ trưởng Dũng, im lặng để sợ thôi chưa đủ, phải hành động để chứng minh sự đớn hèn ấy. Thật là một tấm lòng trinh bạch! Tôi không nghĩ, bộ trưởng một bộ trưởng siêu bộ lại có tư duy kém cỏi như thế. Càng không tin một đảng viên chuyên chính, lại có thể nhìn người ngoài như phụ mẫu, trông dân như kẻ thù vậy được. Tôi hồ nghi rằng ông có thể là người của Hoa Nam tình báo cục cài cắm vào ta để đo định phản ứng của nhân dân. Và đã có đáp số.
Ảnh: Báo VN Finance
Thật không thể tin được, khi cảm xúc của nhân dân đang bị cưỡng đoạt, bị đè nén đến tột cùng thì một đương kim bộ trưởng bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng “nện” thêm một câu đầy chát chúa: “Làm gì có Trung Quốc, chỉ có người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với TQ”.

Quyết định của Bộ Chính trị

Kết luật của Bộ Chính trị về ba đặc khu kinh tế do Đinh Thế Huynh ký ngày 22/3/2017, tức là cách đây 1 năm 3 tháng. Theo tiểu sử Đinh Thế Huynh trong trang wiki, "tính đến ngày 19 tháng 5 năm 2018, Đinh Thế Huynh đã hai năm không tham gia các hoạt động của Quốc hội", tức là Huynh bị bệnh từ tháng 5/2016, gần 1 năm trước khi ký Kết luận trên. Không biết chính xác ông Huynh bị bệnh gì, người thì bảo ung thư đã tới hồi nặng, người thì nói tai biến. Khả năng ung thư đã tới hồi nặng khá thấp vì đến nay ông vẫn sống, nên xác xuất bị tai biến vẫn cao hơn. Nếu chứng minh được bị tai biến, đầu óc không minh mẫn thì sau này ông sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm vì đã ký Kết luận này.
Quyết định của Bộ Chính trị
FB Luân Lê 7-6-2018 - Văn bản dưới đây là của Bộ Chính trị, một văn bản không hề mật, nhưng ở mục 5 này đã ghi rõ, thiết chế này giao cho Quốc hội để bàn thảo và thông qua luật đặc khu. Và như vậy, Quốc hội đại diện cao nhất cho nhân dân nhưng lại nằm dưới sự tầm soát của Bộ Chính trị, và đó là cơ quan đầu não quyết định đến đường hướng và chương trình thuộc về chức trách của quốc hội. Luật đặc khu đã ra đời và sớm được đưa lên bàn thảo tại nghị trường là xuất phát từ đây. Và như bà chủ tịch quốc hội đã nói, Bộ chính trị đã quyết rồi nên phải ra luật bằng được chứ không thể bàn lùi.
Kết luật của Bộ Chính trị về ba đặc khu kinh tế, 
do Đinh Thế Huynh ký ngày 22/3/2017
Trong thể chế chính trị hiện tại, Hiến pháp đã quy định Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối nhà nước và xã hội. Trong đó, Bộ Chính trị là cơ quan đầu não với sức mạnh quyền bính vô song, nhưng dường như vô hình trước luật pháp, bởi không có bất cứ cơ chế nào để có thể thực hiện việc khởi kiện tổ chức này (cũng như Đảng) ra toà án. Trong khi đó Hiến pháp quy định các cơ quan nhà nước và toàn thể nhân dân đều phải thực hiện bảo vệ hiến pháp và cơ chế bảo vệ hiến pháp thực hiện theo pháp luật.

Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu… gì ?

Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu… gì ?
07/06/2018 - Anh Bảy Thọt hết lắc đầu quầy quẩy nổi, lần này cũng lắc đầu nhưng lắc cái nào cái nấy dài thường thượt cả… cây số, rồi nói:
Bầu trời Việt Nam sắp bình minh như ông thủ tướng Phúc nói, vậy có nghĩa hiện vẫn còn trong u tối, cho nên lại xuất hiện ông quan… hoang đàng chi địa, nói quàng nói xiên, nói hông cho cái đầu suy nghĩ, để cái đầu tối thui.
Image result for Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Anh Sáu Nhặt thắc mắc:
– Cha nội nào vậy? Chả nói sao, nói sao?
Anh Bảy đáp:
– Cha nội Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, chả nói về dự luật đặc khu đang bàn thảo ở Quốc hội, rằng: “Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc.

Đặc khu kinh tế VN như Thượng Hải hay Pattaya?

Đặc khu kinh tế VN như Thượng Hải hay Pattaya?
Đặng Thanh Hằng, Đại học Duisburg-Essen, Đức
6 tháng 6 2018 - 
Dư luận những ngày qua quan tâm đến điều khoản giao đất 99 năm cho nhà đầu tư trong dự thảo Luật Đặc khu, đối với ba đặc khu dự kiến thành lập là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Đấy có lẽ chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm những vấn đề xoay quanh ba đặc khu kể trên. Chệch khỏi mục tiêu phát triển kinh tế ban đầu, rất có khả năng ba đặc khu kinh tế mang theo rất nhiều kỳ vọng của chính phủ Việt Nam trở thành 3 đặc khu như... Pattaya ở Thái Lan.
Biển Quan Lạn, thuộc huyện 
Vân Đồn, Vân Đồn, tỉnh Quang Ninh
Mô hình đặc khu kinh tế không có tội
Thực tế, đặc khu kinh tế không phải là một khái niệm xa lạ, càng không phải là "tội đồ" trong chính sách kinh tế. Đặc khu kinh tế với các nước đang phát triển có thể là một đòn bẩy hữu hiệu để xúc tiến nền kinh tế, và đã được áp dụng thành công trong lịch sử tại nhiều nước châu Á, Mỹ La Tinh.

Đặc khu kinh tế là gì?

Đặc khu kinh tế là gì?
28/03/2016 - Đặc khu kinh tế, còn gọi là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do, là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.
Tên gọi Khu kinh tế tự do là được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên có những khu kinh tế có thể không mang tên gọi chính thức như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do. Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v...

Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu

Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng VN nói về đặc khu
6 tháng 6 2018 - Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang gây tranh cãi trong dư luận ở Việt Nam. Dự án luật đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận trước khi thông qua vào cuối kỳ họp. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp làm trưởng ban của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu về Dự án 
Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Hôm 4/6, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, đăng bài trên báo nói có 5 lý do mô hình đặc khu kinh tế sẽ khó thành công. BBC tìm hiểu những phát ngôn công khai của Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Việt Nam, gồm 15 thành viên, về chủ đề này.

Luật đặc khu: Nên hoãn lại để xin ý kiến nhân dân

Hoan hô bác Vân có ý kiến sáng suốt. Nhất định phải xin ý kiến nhân dân. Bác Vân nói sáng 4-6, bác đã gặp lãnh đạo cấp rất cao của Đảng; mình đoán bác gặp Tổng bí thư. Theo mình biết, Tổng bí thư rất coi trọng các ý kiến của bác Vân; nghe nói Tổng bí thư giao nhân viên thu thập tất cả các bài viết, bài phỏng vấn... của bác Vân để trực tiếp nghiên cứu, tiếp thu. Thời còn làm việc, mình thường xuyên gặp bác Vân, lúc đó bác là lãnh đạo Vụ Công tác đại biểu của Văn phòng Quốc hội, mình cũng phụ trách công tác quan hệ với Quốc hội. Bác rất thông minh, nhiều kinh nghiệm và mưu mẹo (ví dụ như khi cần đối phó với các ĐBQH hay các Bộ trưởng, Trưởng ngành). Những người như vậy thườnh hình thức trông khá già. Mình cũng nghĩ bác nhiều tuổi, mãi sau này mới biết bác sinh tháng 12/1964, ít tuổi hơn mình. Như vậy, dù đã và đang làm ĐBQH 2 khóa (từ 2011 đến nay), bác sẽ còn làm ĐBQH thêm ít nhất 1 khóa nữa. Rất mong Quốc hội có nhiều đại biểu có tâm, có tầm và dám bày tỏ chính kiến như bác.

ĐBQH Lê Thanh Vân:
Luật đặc khu: Nên hoãn lại để xin ý kiến nhân dân

7/6/2018 - Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Vân cho hay sáng 4-6, ông đã gặp lãnh đạo cấp rất cao của Đảng và bày tỏ đề nghị dự luật này có nhiều nội dung chưa ổn, cần dời thời gian để chuẩn bị kỹ, nhất là thời hạn cho thuê đất. Theo ông Vân, vị lãnh đạo đã rất lắng nghe và tiếp thu đề nghị của ĐB. 

(PL)- Tiếp tục những vấn đề dư luận đang quan tâm về dự luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là dự luật đặc khu), Pháp Luật TP.HCMđã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH. Ông Lê Thanh Vân bày tỏ: “Theo tôi, dự luật này chưa thể thông qua mà cần dời lại để bàn cho kỹ, cần thiết thì phải xin ý kiến nhân dân!”.

Gia thế ông Trần Bắc Hà "khủng" cỡ nào?

Gia thế ông Trần Bắc Hà "khủng" cỡ nào?
Ông Trần Bắc Hà được xem là ông trùm trong lĩnh vực ngân hàng, là người tạo ra những bước chuyển mình của BIDV trong nhiều năm trước. Tài sản và lợi nhuận của BIDV đã tăng gấp 4 lần trong khoảng thời gian 2008 - 2016. Đây là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn thứ 3 trong toàn hệ thống. Trong khi cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đương chức, vợ con đại gia ngân hàng này đều là lãnh đạo của những doanh nghiệp đình đám và là chủ của nhiều dự án ngàn tỷ.

Royal Hotel & Healthcare Resort Quy Nhơn
 - một dự án của vợ con ông Trần Bắc Hà.
Vợ và con là sếp lớn doanh nghiệp đình đám
Báo Người Lao Động đưa tin, một trong những công trình và tài sản khổng lồ đầu tiên của vợ chồng ông Hà được hình thành ngay trên quê hương của mình là resort Hoàng Gia Quy Nhơn 4 sao, tọa lạc trên khu đất có diện tích hàng chục nghìn mét vuông, nằm dọc theo bờ biển trung tâm TP.Quy Nhơn (Bình Định) tuyệt đẹp.

Đề án đặc khu VN: Ảo tưởng thành công

 Đề án đặc khu của Việt Nam: Ảo tưởng thành công
Nguyễn Anh Tuấn - Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Thâm Quyến, Trung Quốc vào năm 2007. AFP
Bởi vậy cần một cách tiếp cận khác: Chỉ ra các điều kiện cần thiết để có một chương trình đặc khu thành công theo kinh nghiệm quốc tế, từ đó so sánh với đề án đặc khu của Việt Nam để ước lượng khả năng thành công của đề án này trước khi lựa chọn một thái độ đối với nó.

Nghĩa vụ Bắc… Âu, quyền lợi Bắc… Hàn

Nghĩa vụ Bắc… Âu, quyền lợi Bắc… Hàn
Khi so sánh Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, thậm chí Bắc Âu, các viên chức trong hệ thống công quyền Việt Nam chỉ đối chiếu giá cả, tỉ lệ thuế, phí ở những quốc gia đó, khu vực đó để không ngừng thúc đẩy nghĩa vụ đóng góp của công dân lên mức càng ngày càng cao, tất cả đều lờ tịt về quyền lợi mà lẽ ra, sau khi đóng góp, mỗi công dân Việt Nam có quyền thụ hưởng như thiên hạ. Rõ ràng trong mắt hệ thống công quyền Việt Nam, 96 triệu công dân chẳng là gì cả. “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” kiểu ấy có khác gì Bắc… Hàn?

Phùng Xuân Nhạ, tác giả của thuật ngữ “thu giá dịch vụ đào tạo”.
Dư luận đã tạm lắng sau khi nhiều Đại biểu của Quốc hội Việt Nam không đồng tình với đề nghị của ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo: Khi thông qua Dự luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học, cho phép hệ thống giáo dục đại học đổi “thu học phí” thành “thu giá dịch vụ đào tạo”.

ĐBQH trốn họp, ngủ gật và Tương lai nước Việt

Thích đoạn này: "các vị zui thì đi, buồn thì nghỉ. Rồi lên nghị trường, lâu lâu các vị ngủ phát cho đã thèm! Tương lai nước Việt đang đặt nhiều dấu hỏi rất lớn ở giai đoạn này và nhân dân, tức là cử tri đang trông ngóng những hành động đúng đắn của đại biểu. Zị mà một số vị đi Trung ương như đi với tâm thế đi du lịch! Vận mệnh đất nước thì... kệ mẹ vận mệnh đất nước. huhu
Đại Biểu Quốc Hội Và Tương Lai Nước Việt
FB Lê Xuân Thọ - Sáng nay đọc báo, thấy cái tin ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội lại phải ra công văn “đôn đốc đại biểu Quốc hội tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội” vì có những đoàn vắng hơn nửa số đại biểu. Một số phiên họp tại hội trường có số đại biểu vắng mặt nhiều hơn 20% tổng số đại biểu Quốc hội, trong đó có đoàn vắng trên 50% số đại biểu.

Tổng thư ký Quốc hội thay vì làm những việc to lớn, trọng đại hơn thì bây giờ có chỉ mỗi công việc là nhắc đại biểu quốc hội đi họp. Và bây giờ, hình như đó là 1 thói quen! Việc này, làm mình nhớ thời kỳ mình làm lớp trưởng những năm cấp 2 và cấp 3, hễ cứ đến giờ chào cờ là đi kêu gọi, lôi kéo, hù doạ từng đứa để chúng đi chào cờ!

Cả trăm đại biểu QH thường trốn họp và ‘ngủ gật’

Cả trăm đại biểu Quốc Hội CSVN thường trốn họp và ‘ngủ gật’
“Một bộ phận không nhỏ” các ông bà gọi là “đại biểu Quốc Hội” có thể cả trăm người, thường không có mặt trong các phiên họp của Quốc Hội dù đã được “đôn đốc.” Tờ Thanh Niên hôm Thứ Ba, 5 Tháng Sáu, 2018, cho hay: “Kỳ họp này, Tổng Thư Ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc lại phải ra công văn gửi đến các trưởng đoàn đại biểu Quốc Hội các địa phương để đôn đốc các thành viên trong đoàn của mình ‘tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc Hội’ vì có những đoàn vắng hơn nửa số đại biểu.”

Báo Lao Đông ngày 24 Tháng Ba, 2016, cóp lại hình ảnh trên đài truyền hình nhà nước VTV3 khi ba ông “đại biêu nhân dân” ngủ say sưa trong phiên họp Quốc Hội. (Hình: Lao Động). Báo vừa kể nói: “Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, qua theo dõi thực tế và báo cáo của các đoàn đại biểu Quốc Hội tại kỳ họp này, một số phiên họp tại hội trường có số đại biểu vắng mặt nhiều hơn 20% tổng số đại biểu Quốc Hội, trong đó có đoàn vắng trên 50% số đại biểu.”

BT KH&ĐT: Ko có chữ 'TQ' nào trong dự luật đặc khu

TS Nguyễn Xuân Diện đặt tiêu đề cho bài này là: "NGUYỄN CHÍ DŨNG - TÊN BỘ TRƯỞNG DỐI TRÁ !!!". Có một chân lý đã được khẳng định từ lịch sử hơn 100 năm qua: Đừng tin cave nói, đừng nghe cộng sản trình bày. Cave có thể nghe nhưng đừng tin, còn cộng sản thì nhất định không nên nghe.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự luật đặc khu
06/06/2018 TTO - "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc", bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói. Có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại. Phải làm khách quan, không sau này lịch sử phải trả lời lại trong thời khắc lịch sử ai là người phải chịu trách nhiệm, không phải cứ nói cho sướng mồm không có suy nghĩ, tư duy. Cái gì cũng sợ thì không làm được.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: VIỆT DŨNG
Câu hỏi đầu tiên mà Tuổi Trẻ Online đặt ra với bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng sáng 6-6 bên hành lang Quốc hội là có thể giảm thời gian cho thuê đất trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc từ 99 năm xuống còn 70 năm không.