Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Đại án AVG: đề nghị sớm xử lý kết luận thanh tra

Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng Bí thư, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh việc xử lý kết luận thanh tra
Đã hơn 2 tháng kể từ ngày Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra vụ AVG (thông báo kết luận số 356/TB-TCCP ngày 14/3/2018), nhưng việc xử lý kết luận thanh tra đang diễn ra rất chậm chạp, có dấu hiệu chống lệnh cấp trên và chìm xuồng. Nhân dân chúng tôi trông đợi vào chỉ đạo quyết liệt của các đồng chí để xử lý dứt điểm vụ AVG trong tháng 6 này, thưa Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó Thủ tướng thường trực!

1. Các biện pháp xử lý được đề cập tại kết luận thanh tra:
Trước hết, tất cả chúng ta nên nhớ là thông báo kết luận thanh tra AVG đã được Thủ tướng và Phó Thủ tướng Thường trực thông qua nên bản kết luận có hiệu lực thi hành đối với Mobifone và các bộ ngành liên quan.

Nhiều cơ quan đang cố tình cho chìm vụ AVG?

Nhiều cơ quan đang cố tình cho chìm vụ AVG?
Cho đến lúc này, vụ ‘Mobifone mua AVG’ – mà quy mô và tính chất tham nhũng tinh vi và ghê gớm của nó phải dẫn đến một đại án – lại đang có vẻ rất gần với tương lai chìm xuồng. Mới đây, tác giả có bút danh rất quen thuộc là Nguyễn Văn Tung lại xuất hiện trên mạng xã hội với bài ‘Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG: đề nghị Tổng Bí thư, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh việc xử lý kết luận thanh tra (kỳ 29)’.Image result for Mobifone mua AVG
Theo bài ‘sơ kết’ trên, ‘cho đến nay, đã hơn 2 tháng kể từ ngày Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra vụ AVG (thông báo kết luận số 356/TB-TCCP ngày 14/3/2018) nhưng việc xử lý kết luận thanh tra đang diễn ra rất chậm chạp, có dấu hiệu chống lệnh cấp trên và chìm xuồng’. Bài viết trên cũng liệt kê rất rõ về các ‘đầu việc’ mà nhiều cơ quan đảng và chính quyền vẫn đang ‘ngâm tôm’:

Khi Thể nhận trách nhiệm và xin lỗi

Khi Thể nhận trách nhiệm và xin lỗi
Địa phương nào cũng có chính quyền và công an nhưng chưa có ai yêu cầu chính quyền địa phương và công an phải chịu trách nhiệm về an toàn giao thông đường sắt, thế thì hà cớ gì họ phải vơ trách nhiệm vào? Thật ra công an có cảnh sát kiểm soát giao thông đường sắt nhưng có một thực tế mà ai cũng biết là để ý đến hoạt động giao thông đường sắt thì… được gì (?) ngoài phân và nước tiểu tung tóe dọc đường ray bởi nhà vệ sinh trên nhiều đoàn tàu vẫn chưa có thùng chứa, tất cả những thứ mà hành khách phóng uế đều đi thẳng ra… bên ngoài tàu.

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, vừa lên tiếng “xin nhận trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước” và “xin lỗi gia đình các nạn nhân của bốn vụ tai nạn đường sắt, xảy ra liên tục trong bốn ngày từ 24 đến 27 tháng 5” (1).

Phùng Xuân Nhạ, ông hãy ngẩng mặt lên!

Phùng Xuân Nhạ, nói một lần này nữa…
FB Bạch Hoàn 31-5-18 - Không thể nào tiếp tục vờ như mắt bị mù, tại bị điếc, và miệng thì câm nín. Không thể nào tiếp tục quay lưng, ơ hờ, nhếch mép cười khinh bỉ rồi lướt qua được nữa.Image result for Phùng Xuân Nhạ
Không thể. Không thể vì chưa khi nào tôi thấy chất lượng tư duy, hàm lượng tri thức trong phát ngôn của một bộ phận những người thuộc giới chính trị lại xuống cấp đến mức tồi tệ như hiện nay. Đi kèm với nó là những chính sách và hành động của những quan nhân cái gì cũng thừa, thậm chí thừa mứa cả sự trơ trẽn, nhưng lại thiếu hai thứ, đó là tri thức và tự trọng.

Vì sao "Tư Bản Thân Hữu" bị cắt đoạn 'nhạy cảm'?

GS Trần Hữu Dũng cho biết: Ở Chương Kết (không đánh số, tiếp sau Chương 7), tác giả kết luận (đại ý) "(1) Để tư bản thân hữu tồn tại thì đất nước diệt vong. (2) Chống tư bản thân hữu thì suy sụp .(3) Con đường duy nhất là Dân chủ mới có thể cứu đất nước"

Vì sao sách Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc cắt đoạn 'nhạy cảm'?
29 tháng 5 2018 - Cuốn Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc của Giáo sư người gốc Trung Quốc Bùi Mẫn Hân vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và công ty Sách Phương Nam ấn hành tại Việt Nam, với bản dịch của Nguyễn Đình Huỳnh. Giám đốc chi nhánh một nhà xuất bản ở Việt Nam trả lời BBC về vụ bản dịch tiếng Việt sách Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc bị cắt đoạn nhiều đoạn "nhạy cảm".
Image result for Tư Bản Thân Hữu Trung Quốc
"Cuốn sách này nói rõ về cách thức mà các nhóm lợi ích, trước hết là các nhóm thân hữu đã chi phối quyền lực, thao túng quyền lực để cuối cùng lấy cắp tài sản quốc gia rồi chia chác cho nhau và bị trừng phạt như đã, đang và sẽ còn diễn ra ở Trung Quốc như thế nào. Tất cả các tư liệu liên quan đến những vụ án lớn, đa phần là án tham nhũng - gồm tham nhũng tiền bạc và quyền lực - gắn với các nhóm tư bản thân hữu và phản ánh hiện tượng vừa nêu, đều được tác giả khai thác từ nguồn chính thống, công khai của chính phủ Trung Quốc."

Đả hổ diệt ruồi, dù không trúng vẫn có ích ???

Đập muỗi, dù trúng hay không cũng có ích!
30/05/2018 
Muỗi là vật trung gian lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm chết người. Sốt rét chỉ là một phần của câu chuyện, ngoài ra còn có sốt vàng (yellow fever), viêm não Nhật Bản, Zika... Nghiên cứu cho thấy rằng việc cố gắng đập muỗi, dù trúng hay không cũng có khả năng giúp bạn ít bị muỗi đốt hơn.
Để chống muỗi, cách tốt nhất là bôi thuốc, đốt hương muỗi, xịt thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây, chỉ cần làm một việc đơn giản là... cố gắng đập muỗi là cũng đủ để giúp bạn thoát nạn rồi.

Ai là tác giả tên gọi 'trạm thu giá'?

Ai là tác giả tên gọi 'trạm thu giá'?
30/05/2018 - Tổng cục Đường bộ có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" trước khi tranh cãi về tên gọi này nổ ra. Liên quan đến tên gọi "trạm thu giá", theo tìm hiểu của phóng viên, vào ngày 9/3, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản yên cầu các chủ đầu tư đổi tên gọi trạm BOT. Cụ thể, văn bản số 1296 được ông Nguyễn Mạnh Thắng (Phó tổng cục trưởng Đường bộ) ký, nội dung về việc thực hiện Thông tư số 35 của Bộ GTVT. Tại đây, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, Tổng công ty thực hiện thay thế biển hiệu “trạm thu phí” sang “trạm thu giá”.

Tổng cục Đường bộ phải giải trình về văn bản yêu cầu nhà đầu tư chuyển tên gọi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá". Ảnh: Trần Anh.

Bộ trưởng Thể đừng làm phiền Dân và Đảng nữa

Nói thật, Bộ trưởng đừng làm phiền lòng Dân và Đảng nữa
08:58 30/05/18 (GDVN) - Thế chiến quốc, thế xuân thu, thế kiểu gì cũng thế. Tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn xe lửa, thu giá BOT, văn hóa từ chức, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể,… đang là những từ khóa rất nóng bỏng mà cư dân mạng tìm kiếm. Vì sao vậy?

Từ chức không có trong … từ điển tiếng Việt 
hiện đại? Ảnh minh hoạ: lawnet.thukyluat.vn.
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy xem chính khách thế giới hành xử thế nào trước dư luận xã hội. Năm 2016, Thủ tướng Ý Matteo Renzi xin từ chức sau thất bại của cuộc trưng cầu ý dân về những thay đổi hiến pháp liên quan tới vai trò của Quốc hội. Ngày 24/3/2018, ông Gentiloni, người được Tổng thống Cộng hòa Ý Mattarella bổ nhiệm làm Thủ tướng thay thế ông Matteo Renzi cũng đệ đơn từ chức.

Lập pháp VN bị ràng buộc bằng ý thức hệ và quá khứ

Lập pháp Việt Nam: Bị ràng buộc bằng ý thức hệ và quá khứ
Cát Linh, RFA 2018-05-30 - Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, cộng với những cái tên khuấy động toà án dư luận như Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Kình, Đặng Văn Hiến… có lẽ là những chương điển hình trong lịch sử Luật đất đai của Việt Nam. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng là phải thay đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không những của nông dân mà còn của giới doanh nhân nữa.” Với Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông cho rằng mục đích cuối cùng và cần phải hướng tới của việc sửa đổi Luật đất đai, đó là: “Công nhận quyền tư hữu của đất đai.”

Quốc hội Việt Nam Khóa 14 tại kỳ họp thứ 5, Hà Nội 21-5-2018. AFP
Ý thức hệ và tư hữu đất đai
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014. Đúng như lời Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương có nhắc đến, sau 3 năm thực thi, tháng 12-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung với lý do việc triển khai thi hành luật vẫn còn những tồn tại, bất cập.

Đà Lạt: hồ Than Thở than thở vì bị rác thải bủa vây

Rác thải bủa vây hồ Than Thở - Đà Lạt
30/5/2018 - Sau nhiều năm không được cải tạo, hồ Than Thở (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) bị tấn công bởi vô số rác thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khiến cảnh quan nơi đây ngày càng mất điểm trong mắt du khách. Tình trạng rác thải bủa vây hồ Than Thở ở Đà Lạt đã xảy ra nhiều năm nay. Đây chủ yếu là rác thải độc hại, bao bì thuốc bảo vệ thực vật của các nhà vườn, làng hoa gần đó thải ra.
Hồ Than Thở nhìn từ trên cao
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km, đây là điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố Đà Lạt và cũng là di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia hiện đang đầy rác thải, nguồn nước ô nhiễm nặng. Lòng hồ bị bồi lắng, thu hẹp vì các hoạt động nông nghiệp vùng thượng lưu khiến nước hồ không còn trong xanh như trước.

Lương thấp thì trách nhiệm ko cao? Thể ơi là Thể !!!

Lương thấp thì trách nhiệm không cao?
VOV.VN - Tôi không đồng tình với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khi cho rằng, lương của công nhân gác chắn thấp thì trách nhiệm làm sao cao được?! Trong cuộc họp bất thường tối 28/5, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã có phát biểu thực sự gây tranh cãi và khiến nhiều người lo lắng: ''Trực gác chắn có ảnh hưởng tới an toàn của cả đoàn tàu mà lương thấp thì trách nhiệm làm sao cao được?”.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.
Tôi không đồng tình với Bộ trưởng. Nếu chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế - xã hội có kỷ cương, kỷ luật, văn minh, hiện đại, thì mỗi người khi nhận 1 đồng lương dù là thấp cũng phải có trách nhiệm đến cùng với công việc đó. Có rất nhiều công việc nặng nhọc, lương thấp hơn nhân viên gác chắn nhưng người lao động vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình.

Lợi nhuận nghìn tỷ của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?

Lợi nhuận nghìn tỷ của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?
Trần Anh - 31/05/2018 TheLEADER - Tân Hiệp Phát dường như không có nhu cầu sử dụng số tiền này vào mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh. Hàng năm tập đoàn đều chia gần hết số lợi nhuận đạt được cho chủ sở hữu của mình là các thành viên trong gia đình ông Trần Quí Thanh – những người đang sở hữu 100% vốn công ty. Những năm qua, gia đình ông Trần Quí Thanh gửi tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng vào nhiều ngân hàng khác nhau, sau đó sử dụng chính các sổ tiết kiệm này để bảo đảm cho các khoản vay khác.
Một giao dịch bảo đảm của ông Trần Quí Thanh với BIDV
Thành lập năm 1994, Tân Hiệp Phát hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, đồ uống không cồn. Khai thác thành công thị trường trà đóng chai, gần đây Tân Hiệp Phát thu về đều đặn cả ngàn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, bất chấp sự cố “con ruồi trong chai Number 1” diễn ra vào cuối năm 2015.

Ai hưởng lợi trong các dự án đổi đất lấy hạ tầng?

Ai thực sự hưởng lợi ? Không chỉ chủ đầu tư mà chủ yếu chính là đám quan chức thuộc hệ thống Đảng và Nhà nước từ trung ương xuống cơ sở. Chủ đầu tư chỉ là công cụ để các quan chức làm dự án rút tiền, bán đất của nhà nước, của nhân dân. Lợi ích lớn nhất thuộc về quan chức chính phủ.
Ai thực sự hưởng lợi trong các dự án đổi đất lấy hạ tầng?
Thu Phương - 31/05/2018 TheLEADER - Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các dự án BT những tưởng sẽ mang lại lợi ích cho hạ tầng đô thị, song với cách làm như hiện nay, người được lợi nhiều nhất không ai khác lại là chủ đầu tư. Hầu hết các dự án BT đều áp dụng hình thức chỉ định thầu tràn lan và thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất không đấu giá dẫn đến định giá thấp hơn giá thị trường.

Phối cảnh dự án Khai Sơn City được xây dựng trên phần đất đối ứng của dự án đường giao thông theo hình thức BT

Con trai cựu Chủ tịch nước Triết đột nhiên… nghỉ việc

Người đi, trà lạnh... Nguyễn Minh An là con trai của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Lãnh đạo VN có hai người hiền lành, dễ chịu, nhưng nói năng như thằng hề, 10 năm cầm quyền chẳng làm được gì cho đất nước... 1 là Nông Đức Mạnh, 2 là Nguyễn Minh Triết. Nhiều câu ông Triết nói đã đi vào lịch sử truyện cười như câu: "Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ" (phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009); "Chúng ta là con một nhà, là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra. Trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm á." (phát biểu trước kiều bào 2009, nói về đoàn kết toàn dân tộc); "Tôi nói mà tôi nhìn Obama mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng [...] Như vậy đó tôi muốn nói với các đồng chí và quý vị rằng cái vai trò, cái vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng cũng đúng mức, đàng hoàng. "[ (phát biểu trước kiều bào 2009, nói về vị thế ngoại giao của Việt Nam); "Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát"...

Thêm một Phó Tổng giám đốc Sabeco đột nhiên… xin nghỉ việc
Theo nguồn tin của Dân trí, lại có một lá đơn xin nghỉ việc bất thường trong ban lãnh đạo Tổng công ty Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Được biết, đó là đơn của Phó tổng giám đốc – ông Nguyễn Minh An. Ông Nguyễn Minh An có đơn xin được nghỉ việc tại Sabeco từ ngày 20/6/2018 với lý do bận việc riêng.

Sabeco liên tục có biến động về nhân sự (Ảnh minh họa)
Theo công bố của Sabeco, trước đây, ông Nguyễn Minh An chính thức được Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua việc đề cử vị trí phó tổng giám đốc. Thời điểm đó, ông Minh An cũng được giới thiệu tham gia Hội đồng quản trị Bia Sài Gòn – Khánh Hoà theo đề nghị của Chủ tịch Sabeco.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Ăn+phá như thế, bảo sao đất nước ko nghèo, ko tụt hậu?

Ăn như thế, phá như thế, bảo sao đất nước không nghèo, không tụt hậu?
Hoàng Dân - Đất nước ta có rừng, có biển, có đồng bằng, khí hậu ôn hòa, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên khoáng sản cũng không phải là ít, vậy tại sao chúng ta nghèo? Do thực dân Pháp đô hộ, do chiến tranh, do bị cấm vận, do dân trí thấp, do thiên tai triền miên… Đó là những nguyên nhân để giải thích cho cái sự nghèo mà chúng ta thường nghe. Nhưng nếu lấy Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc các nước ở Đông Nam Á ra để so sánh thì những nguyên nhân trên liệu có đúng không?
Image result for tụt hậu?
Đúng, nhưng chỉ một phần. Chẳng hạn như Hàn Quốc, cũng từng có xuất phát điểm như chúng ta, nhưng chỉ sau mấy chục năm, họ đã trở thành một trong những cường quốc kinh tế. Họ đã làm gì để có được thành tựu đó? Sau khi nắm chính quyền, tổng thống Park Chung Hee tuyên bố sẽ “dọn rác”, làm sạch xã hội: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới… Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”.

ĐSVN: Nửa thế kỷ dậm chân tại chỗ

Nói đến ĐSVN, mình luôn nhớ tới bài hát "con tàu VN ra Bắc vào Nam; qua đèo Hải Vân leo lên tụt xuống..." (leo lên nhưng máy yếu nên thỉnh thoảng lại bị tụt xuống, cần 2 đầu máy trước kéo, sau đủn mới qua được đèo). Nhớ thời đấu khẩu với Nguyễn Hữu Bằng (Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), mình bảo ĐSVN thời ông tham nhũng khắp từ Bắc tới Nam như thế, trình độ như thế... thì không tụt lùi là giỏi lắm rồi. Nhìn trụ sở ĐSVN ở phố Nam Bộ, đúng là một tòa nhà nhem nhuốc, nhếch nhác, bẩn thỉu như của đám ăn mày. Nơi ở, làm việc của quan chức đường sắt như thế mà chúng thấy bình thường thì các đoàn tàu VN nhem nhuốc, nhếch nhác, bẩn thỉu dĩ nhiên cũng là điều quá bình thường. Năm 2014 tình cờ đọc được tin Nguyễn Hữu Bằng phải giải trình về nhận hối lộ, không biết kết cục thế nào.
Nửa thế kỷ dậm chân tại chỗ
Nguyễn Thông, Theo blog Nguyễn Thông
Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường sắt đang bao biện về những vụ tai nạn đường sắt xảy ra liên tiếp thời gian qua, nào là thế lọ, nào là thế chai... Kể từ khi người Pháp mở đường sắt và đưa vào hoạt động ở xứ An Nam, tới nay đã hơn 1 thế kỷ mấy chục năm (chính xác từ năm 1881). Tàu xuyên Việt của người Pháp lúc thịnh nhất chạy chỉ mất ngày rưỡi là từ ga Hàng Cỏ Hà Nội đến ga chợ Bến Thành Sài Gòn. Đường sắt được kéo về tận thị xã Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang bây giờ), là tuyến đường sắt đầu tiên trên cả nước. Họ còn đục bằng tay cả núi Hải Vân để cái hầm hỏa xa trở thành một kỳ quan suốt bao nhiêu năm, tới tận bây giờ...
Image result for Tổng cục Đường sắt
Chỉ có điều, do bị hạn chế về cái gì đó, có thể là khoa học kỹ thuật chưa phát triển, toa tàu của người Pháp không có cái hố xí kín, cứ mặc cho hành khách xả thẳng xuống đường ray đủ thứ xú uế (phân, nước đái). Hậu quả: Mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường; buộc nhân viên bảo quản đường ray phải làm việc trong môi trường bẩn thỉu; mau hư hỏng đường ray và tà vẹt; gây ấn tượng xấu về ngành giao thông hiện đại...

Học giáo lý nhà Phật để làm gì?

Học giáo lý nhà Phật để làm gì?
Học giáo lý nhà Phật để làm gì? Chính là để điều phục tự tâm (tạm hiểu: điều hòa, thu phục tâm). Rất nhiều người chỉ vì một lòng muốn cầu sống lâu, cầu không bệnh tật, cầu tiền tài, cầu sinh con trai mà đến tu trì.. Kỳ thật, đây đều là đã đi ngược lại với Phật Pháp. Bái lạy không phải chỉ là khom lưng cúi người xuống mà là buông bỏ ngạo mạn. Niệm Phật không phải là thể hiện ở số lượng thanh âm mà là thể hiện ở sự thanh tịnh của tâm địa. Chắp tay không phải chỉ là khép hai tay lại mà còn thể hiện sự cung kính... 
Chuyện về loài chim ó:
Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó.
Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái!

Việt Nam: Trả giá đắt cho sự vội vã và máy móc

Việt Nam: Trả giá đắt cho sự vội vã và máy móc
Bài hôm qua cho thấy Việt Nam đã phải trả giá đắt hay đánh mất cơ hội do sự thủ cựu, tầm nhìn hạn hẹp chỉ hướng về phương Bắc mà không nắm bắt được dòng chảy của thời cuộc. Lựa chọn được quyết định bởi “trí khôn/sự thông thái tập thể” và vua chỉ là một mảnh ghép. Vua muốn vững ngai thì phải ngả theo ước muốn và lựa chọn của số đông bề tôi.
Image result for Chủ nghĩa Mác-Lênin
Đây có lẽ là điều không may cho Việt Nam. Xung quanh vua lúc đó là những quan lại thủ cựu, đa phần là luôn lo giữ thân, chỉ tiếp cận và học theo văn minh phương Bắc chứ không phải là đội ngũ sẵn sàng “bỏ mạng” hay có tư tưởng cấp tiến như các samurai của Thiên Hoàng Minh Trị ở Nhật. Đa phần bị ảnh hưởng như cách nhìn của Trung Quốc coi người phương Tây là bọn “man di mọi rợ” nên tư tưởng và cách nhìn như Nguyễn Trường Tộ rất khó lọt tai Triều Đình.

Lo ngại Vân Đồn “xin gia nhập Trung Quốc”

Lo ngại Vân Đồn thành Crimea thứ hai nếu giao đất 99 năm
Nhiều người ở Việt Nam gần một tuần nay lên tiếng kêu gọi quốc hội cân nhắc thêm, đừng vội thông qua luật về đặc khu kinh tế, trong đó có điều khoản giao đất cho nhà đầu tư nước ngoài tới gần 1 thế kỷ. Đã có người cảnh báo một điều luật như vậy có thể dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của Việt Nam gần Trung Quốc, bị biến thành một Crimea thứ hai. Tiến sĩ Võ Trí Hảo nói lo ngại những di dân có thể “tạo bất ổn chính trị, kiếm cớ biểu quyết ly khai” rồi “xin gia nhập Trung Quốc” theo kịch bản Crimea.

Nhiều đại biểu quốc hội Việt Nam đề nghị 
chưa thông qua luật về đặc khu kinh tế
Các ý kiến đó của nhiều thành phần nhân dân đã nổi lên sau hai phiên thảo luận của quốc hội hôm 23 và 28/5 về dự luật do chính phủ trình, có tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Vì sao VN vẫn nhập siêu kinh khủng từ Trung Quốc?

Vì sao Việt Nam vẫn nhập siêu kinh khủng từ Trung Quốc?
Việt Nam vẫn là quán quân về ‘thùng rác’ của Trung Quốc, biểu hiện ở góc độ hẹp là nhập công nghệ thấp và kể cả rác thải, còn trên bình diện vĩ mô là tình trạng nhập siêu thương mại vẫn lên đến ít nhất 45 tỷ USD mỗi năm, nếu tính cả giá trị nhập lậu qua đường tiểu ngạch.

Một báo cáo vào tháng Năm năm 2018 của Bộ Tài chính Việt Nam cho biết trong thời gian gần 6 năm qua, Việt Nam đã chi hơn 250 tỷ USD để nhập khẩu hàng từ Trung Quốc nhưng ở chiều ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được trị giá hơn 100 tỷ USD, điều này dẫn đến thâm hụt thương mại nặng nề gần 150 tỷ USD giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đáng chú ý, lượng nhập khẩu này vẫn gia tăng hàng năm.

Sau ‘áo lưỡi bò’ sẽ hoàn tất kế hoạch Hán hóa VN ?

Sau ‘áo lưỡi bò’ sẽ là gì?
Từ sau thời “ngàn năm Bắc thuộc,” xã hội và lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ cận kề với nguy cơ bị Hán hóa như giờ đây. Phép thử mới nhất mà Bắc Kinh tung ra, xem ra đã thành công bước đầu: “áo lưỡi bò.” Việt Nam, một đất nước vô luật. Để đến lúc đó, thêm một lần nữa, trong rất nhiều lần của lịch sử “bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước,” nước Việt khốn khổ này bị đẩy vào nhà tù Bắc thuộc. Được “nội gián” bởi không ít quan chức của chế độ CSVN, có thể chẳng bao lâu nữa Bắc Kinh sẽ hoàn tất kế hoạch Hán hóa Việt Nam. 

Du khách Trung Quốc cố tình mặc áo in hình “lưỡi bò” nhập cảnh vào Việt Nam tại phi trường Cam Ranh hôm 13 Tháng Năm, 2018. (Hình: Facebook)

Nhu cầu cấp bách một cơ quan thăm dò dư luận

Nhu cầu cấp bách một cơ quan thăm dò dư luận
Một chính quyền dân chủ tiến bộ luôn có nhu cầu tìm hiểu, bắt mạch dư luận quần chúng rộng rãi, thăm dò nhận thức, nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh đường lối chính sách của mình cho phù hợp. Rất mong một nhóm bạn thanh niên trí thức trong nước am hiểu máy tính, thống kê, biểu đồ so sánh, thông tin xã hội, năng động xông xáo… sớm đứng ra đảm nhận công việc quan trọng, cấp bách, lý thú và nhiều tác dụng xã hội này. Chắc chắn sẽ được đông đảo bà con ta trong ngoài nước hoan nghênh nhiệt liệt.
Ở các nước văn minh, chính quyền và người công dân luôn cần đến các cơ quan thăm dò dư luận, xử dụng như những công cụ cần thiết, nhất là trong các cuộc bầu cử, và trong cuộc sống hàng ngày để cập nhật tình hình giá cả trên thị trường, hàng hóa thiếu thừa, chứng khoán lên xuống, đồng tiền ổn định hay mất giá …

Bộ Giao thông – Vận tải đã “cúi đầu nhận tội”

"Hệ thống trường chính trị của Đảng CSVN, nơi đào tạo những cá nhân được lựa chọn để “ăn trên, ngồi chốc” không dạy họ nghiêm cẩn, trung thực, tôn trọng chủ của mình, xử sự có trách nhiệm cả trong lời nói lẫn việc làm, tại sao bạn không dạy họ?".
Tại sao bạn không dạy họ?
Bộ Giao thông – Vận tải đã chính thức cam kết sẽ bỏ hai chữ “thu giá” tại các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT (1). Cơ quan quản lý, điều hành lĩnh vực Giao thông – Vận tải “cúi đầu nhận tội” không phải do chỉ đạo từ Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, cũng không do yêu cầu của lãnh đạo nhà nước, đòi hỏi từ Quốc hội hay thúc ép của chính phủ mà từ nhân tâm và dân ý.

Người dân đổ ra đường sau khi thủ tướng
 tuyên bố tạm ngưng ... thu giá, BOT Cai Lậy
Thông qua mạng xã hội và cả báo chí, thường dân thuộc đủ mọi giới đã thẳng thắn chỉ ra cho Bộ Giao thông – Vận tải thấy rằng “vải thưa không che được mắt Thánh”, trí trá trong hành xử và vận dụng ngôn từ đã hết thời.

Người dân thấp cổ, bé họng ở các dự án miền Trung

Người dân thấp cổ, bé họng ở các dự án nhiệt điện ở miền Trung
Chua chát nhớ ra là, đến Quốc hội, nơi được gọi là cơ quan quyền lực cao nhất, nơi đại biểu đáng ra phải nói lên tiếng nói của dân mà cũng đầy loại nghị gật, nghị ăn theo nói leo, nghị xoa xuýt theo chính sách, nghị ăn hại với những phát ngôn vừa ngu xuẩn vừa vô tâm như Nguyễn Đức Kiên thì hy vọng gì. Không ở đâu, người dân cô đơn như ở Việt Nam. Câu chuyện của cặp vợ chồng này chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện tương tự chúng tôi đã gặp ở những khu tái định cư của những dự án nhiệt điện ở mấy tỉnh miền Trung.
Vợ chồng anh Minh, chị Thuận trước ngôi nhà ở khu tái định cư của họ. Ảnh: Đoàn Bảo Châu. 
Phan Quang Minh, 37 tuổi, từng là một ngư dân còn vợ của anh là Đỗ Thị Thuận, 35 tuổi từng làm muối trên cánh đồng của gia đình. Để có đất cho dự án nhiệt điện Nghi Sơn 1, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, họ phải di dời đến khu tái định cư cách nơi ở cũ 20 cây số, nơi họ không thể tiếp tục làm nghề truyền thống của gia đình.

Trẻ đọ xe đọ nhà, già đọ con, đọ bảng điểm,...

Cha mẹ Việt kỳ lạ nhất thế giới: Trẻ thì đọ xe đọ nhà, già thì đọ con, lấy bảng điểm, trường học của con làm thước đo thể diện
Bảo Bảo 28-05-2018 - Tốt nghiệp ĐH được ít năm thì bị hỏi làm ở công ty nào, lương bao nhiêu? Làm được vài năm lại bị hỏi có nhà chưa, mua ô tô chưa? Đến khi có con lại được hỏi con học giỏi không, học trường chuyên không? Và cứ thế, sau mỗi đợt tổng kết học kỳ, các bậc cha mẹ Việt lại tấp nập khoe điểm thi của con ngập tràn Facebook…

"Có em sau khi nhận kết quả thi học sinh giỏi đã ôm ý định tự tử, vì sợ bị bố mẹ mắng khi mình chỉ được huy chương đồng…", PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa - nguyên giảng viên Tâm lý giáo dục Trường ĐHQG Hà Nội - kể. Đây là một trong số rất nhiều câu chuyện về dạy con mà PGS.TS Hoa, còn là TS. Giáo dục học - Viện Giáo dục ĐH Tổng hợp Potsdam CHLB Đức - chia sẻ tại tọa đàm "Cuộc chiến tuổi dậy thì" do Trường phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway tổ chức.

Tiếp tục hứa giải quyết vụ Thủ Thiêm

Tiếp tục hứa giải quyết vụ Thủ Thiêm
RFA 2018-05-29 - Truyền thông trong nước, vào ngày 29 tháng 5, cho biết Đoàn đại biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh trao văn bản vừa nêu đến Ban Dân Nguyện của Quốc Hội với nội dung có 4 nhóm vấn đề, mà cử tri của thành phố đề nghị, bao gồm: Tổ chức thanh tra Đoàn Thanh tra liên ngành của Trung ương và thanh tra toàn diện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm; làm rõ việc 4 con đường chưa đầy 12 km trong dự án được xây dựng với kinh phí 12 ngàn tỉ đồng, cũng như có xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện dự án hay không...

Hơn 60 hộ dân thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm biểu tình trước Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội ngày 28/10/18. Citizen photo

Dân Thủ Thiêm bám trụ trong cảnh cùng cực

Dân Thủ Thiêm bám trụ trong cảnh cùng cực
RFA 2018-05-29 Hơn 2.000 mét vuông đất trong đó có 1.000 mét vuông đất thổ cư của gia tộc mà ông Thiện được thừa kế, ông đóng đầy đủ thuế đất thổ cư qua hàng năm. Nhưng khi chính quyền bồi thường chỉ tính hơn 200 mét vuông đất thổ cư, còn lại được bồi thường theo đất nông nghiệp. “Ngày 16 tháng 11 năm 2012 thì mới cho một lực lượng hơn 200 người đến để đập phá căn nhà của mình, cưỡng chế mình rồi thì đồ đạc của mình mới gom vô một cái xe tải xong xuôi rồi đẩy mình lên cái tạm cư đây, rồi dục vô trong cái căn tạm cư 17 mét vuông vậy nè, mình muốn sống sao sống. Rồi mình ở cho tới bây giờ luôn, không ngó ngàng gì tới, không biết tới nữa. Coi như là xong rồi đó.

Chỗ tạm cư của người dân Thủ Thiêm bị cưỡng chế nhà. RFA
Tại vùng đất ‘nóng’ Thủ Thiêm hiện vẫn còn một số hộ dân bám trụ sống trên mảnh đất bị thành phố giải tỏa với chiêu bài xây dựng khu đô thị mới. Họ không đồng ý chuyển đến cư ngụ tại khu vực tạm cư. Thực tế cuộc sống của họ ra sao?

Ủy ban Kiểm tra thêm quyền trong kỷ luật đảng viên

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thêm quyền trong kỷ luật đảng viên
RFA 2018-05-29 - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2018 sẽ có quyền đề nghị không cho phép đảng viên xuất cảnh nếu có dấu hiệu tham nhũng và bỏ trốn. Đây là nội dung nằm trong Quy định của Ban chấp hành Trung ương về phòng chống tham nhũng do ông Trần Quốc Vượng, Thường trực ban bí thư vừa ký. Theo đó, Ủy ban kiểm tra có quyền đình chỉ sinh hoạt Đảng và yêu cầu đình chỉ chức vụ theo quyền hạn đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc đề nghị cấp ủy thực hiện các đình chỉ vừa nêu.

Một cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngdo ông Trần Quốc Vượng, 
Thường trực ban bí thư chủ trì. Courtesy of Hội nhà báo VN

UB Kiểm tra có quyền đề nghị kê biên tài sản đảng viên

Ủy ban Kiểm tra có quyền đề nghị kê biên tài sản đảng viên
29/05/2018 TTO - Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 01 cụ thể hóa trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra các cấp trong công tác phòng chống tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn. Yêu cầu đảng viên giữ nguyên hiện trạng tài sản; khi cần thiết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư - Ảnh: T.L
Thay mặt Bộ Chính trị, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Quy định số 01-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Đừng nhụt chí, chùn chân nhé anh Kiên

Đừng nhụt chí, chùn chân nhé anh Kiên
Đồng Phụng Việt 2018-05-28, Anh Kiên,
Chẳng phải anh mà ngay cả tôi cũng không dè đám lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải lại bỏ của chạy lấy người như vậy.
Ỉa mửa ra “thu giá” là chúng. Thiên hạ rủa… thúi vang trời, vẫn khăng khăng biện giải phải như thế mới hợp lý, hợp tình cũng chúng...

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội
Giờ chính chúng thoái bộ, hứa bỏ “thu giá” làm anh – đường đường là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - lỡ bộ.
Cha Thể - Bộ trưởng Giao thông Vận tải – hóa ra lại hèn, không… kiêu dũng, “tả xung, hữu đột” bảo vệ BOT như anh! Chỉ mới có vài chục triệu người miệt thị là “Thể cá tra” đã ngán. Xoàng!

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Chu Mộng Long: TẮT ĐÈN

TẮT ĐÈN
(Nguyên tác Ngô Tất Tố. Chỉnh biên Chu Mộng Long.
Chuyện vui thời thực dân, không liên quan đến ai)
Xa xa nẻo tam quan sừng sững, dân làng Đông Xá tục gọi là ba đình vì ba cái cổng to như cái đình, một hồi mõ cá thật dài, tiếp luôn đến trống ngũ liên nện đủ ba hồi chín tiếng.
Như có vẻ kinh ngạc về những thứ hiệu lệnh dữ dội, mấy con trâu bò đang nằm còng queo trên đường, đồng thời lóp ngóp đứng dậy. Thân chúng ướt đẫm trong vũng nước mới mưa chiều qua. Một con rùng mình văng thẳng nước mưa lẫn nước đái và cứt vào mặt lý trưởng và anh thủ quỹ đang tháp tùng.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Con lợn khác con Heo chỗ nào ?

Con lợn khác con Heo chỗ nào ?
Con lợn sinh ra ở miền Bắc.
Con heo sinh ra ở miền Nam.
Miền Bắc không heo nhưng thích nói toạc móng heo.
Miền Nam không lợn lại thích ăn bánh da lợn.
Image result for Con lợn
Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa, lợn choai, lợn ỷ...
Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo cỏ, heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo lứa, heo mọi...
Con lợn ăn ngô,
Con heo ăn bắp.

Những ly cà phê 3D đẹp ngoài sức tưởng tượng.

Những ly cà phê 3D đẹp ngoài sức tưởng tượng.
Chỉ là cà phê nhưng dưới bàn tay tài hoa của người pha, nó mang hình dáng nhiều con vật khác nhau vô cùng đáng yêu đẹp mắt, khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Tuy nhiên, theo thời gian, người ta thưởng thức cà phê không còn đơn thuần là cà phê đen, hay cà phê sữa nữa. Thêm vào đó, nghệ thuật pha cà phê ngày càng nâng lên những mức sáng tạo đến đáng kinh ngạc, trong đó có sự xuất hiện của cà phê 3D.


Chang Kuei-fang 48 tuổi, là một chủ cửa hàng cà phê ở Đài Loan, cô đã tạo ra những tách cà phê 3D đẹp mê mẩn bằng việc sử dụng bọt sữa.

Tư bản thân hữu tại Bộ Giao thông Vận tải!

Tư bản thân hữu tại Bộ Giao thông Vận tải!
Cụm từ thời thượng ám chỉ sự cấu kết bất chính, móc ngoặc giữa gian thương và quan chức ở giai đoạn này là “Tư bản thân hữu”, đang hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết tại Bộ Giao thông Vận tải. Bản chất chính của sự liên kết đầy mờ ám ấy có thể gói gọn trong mấy chữ, “phản bội nhân dân, bóc lột tận cùng”.

Đồ họa: Báo PLTP
Ngô Nguyệt Hữu - Gần tám năm trước, tôi mua cái xe ô tô hiệu KIA Morning, đến giờ tôi vẫn chạy chiếc xe ấy. Mỗi lần đăng kiểm đều đặn tôi đóng phí bảo trì đường bộ: 2 triệu 280 nghìn đồng cho 18 tháng sử dụng theo hiệu lực đăng kiểm. Tính ra độ, 1 triệu 560 nghìn đồng/năm. Đây là loại xe có mức thu phí bảo trì đường bộ thấp nhất, những loại ô tô khác trên 10 chỗ cho đến xe đầu kéo container có giá cao hơn rất nhiều.

VN: Buôn bán nô lệ thời 4.0

Buôn bán nô lệ thời 4.0
Trần Trung Thực - Cả nhà ơi! Một Sứ Quán có nhân viên lừa gạt tiền của lao động nước mình, khi gặp khó khăn có phải là Sứ Quán tốt không? Cấp trên làm việc không có trách nhiệm, cấp dưới làm sai là lẽ đương nhiên, bài viết này mong chị em bên Arập Xêút đừng quá tin vào Sứ Quán Việt Nam mà mất tiền, công sức làm việc thức khuya dậy sớm, cơm chan nước mắt của mình nhé”.

Cty Môi giới xuất khẩu lao động vẫn đã, đang đưa ra 
để 
tuyển dụng lao động? Vậy thì nó là cái gì? Ảnh: Tư liệu
Đằng sau những đồng Dollar lấp lánh của những lao động Việt ở khắp nơi trên thế giới gởi về Việt Nam là cái gì? Nó có êm ả, dịu dàng như những bản nhạc Ballad tình ca? Nó có đẹp đẽ và rạng ngời tương lai như các Cty Môi giới xuất khẩu lao động vẫn đã, đang đưa ra để tuyển dụng lao động? Vậy thì nó là cái gì?

Về “tính cách đói khát” của người Trung Quốc

Báo nước Anh nói về “tính cách đói khát” của người Trung Quốc
Tuyết Mai, 07/05/2018 - Nhiều năm nay, người Trung Quốc được đội lên chiếc mũ “ta là trung tâm, tham lợi ích nhỏ nhoi, yêu tiền bạc, thích dọa nạt, thích dùi vào sơ hở của pháp luật, lời nói hành động bất nhất, to tiếng ở nơi công cộng”. Một tờ báo nước Anh đã tiến hành phân tích về hiện tượng này, đồng thời hình dung những hình tượng phụ diện này đã thấm vào máu của người Trung Quốc, khiến cho tính cách của họ biến đổi thành quái dị.
Báo Anh có bài phân tích kỹ về “tính cách đói khát” 
của người Trung Quốc (Ảnh minh họa từ internet)
Mới đây, Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đã đăng một bài viết có tựa đề “Tính cách đói khát của người Trung Quốc”, bài viết chỉ ra, gốc rễ của hiện tượng này chính là do cải cách ruộng đất tại Trung Quốc Đại lục thời cận đại, công ty hợp doanh tư nhân – nhà nước, “Cách mạng Văn hóa”, đến việc bức hại các doanh nhân tư nhân, công khai cướp đoạt tài sản của tư nhân trong thời đại Bạc Hy Lai, rồi đến cuộc vận động các các công ty quốc hữu đầu tư cổ phần, đều đang khiến cho tâm lý bạo dân của người dân phát triển.

VN bán khoáng sản cho TQ rẻ gần một nửa so thế giới

Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
Tường Văn 19/05/2018 - Giá quặng và khoáng sản mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc rẻ gần một nửa so với mức giá chung, nhưng lại chiếm đến 80% tổng lượng xuất khẩu. Lý do xuất khẩu sang Trung Quốc rẻ hơn mức trung bình không phải do khoảng cách địa lý Việt Nam gần Trung Quốc nên chi phí vận chuyển thấp, mà là do người xuất khẩu không biết “của đau con xót”
(Ảnh: qua cafef.vn)
Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, tương ứng hơn 65,5 triệu USD về giá trị (~1.483 tỷ đồng). (1) Bình quân, mỗi tấn quặng và khoáng sản đang được Việt Nam xuất khẩu với giá 988.000 đồng/tấn. Trong đó, có đến 1,2 triệu tấn, chiếm 80% tổng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu, đang được bán cho Trung Quốc với giá rất thấp. Cụ thể, mức giá trung bình bán cho Trung Quốc chỉ khoảng 560.000 đồng/tấn, rẻ gần một nửa so với mức giá xuất khẩu ra thế giới.

Phì cười chuyện nói lái Nam Bộ

Phì cười chuyện nói lái Nam Bộ
Cao Thoại Châu, 26/05/2018 - Tiếng Việt là một thứ tiếng thuộc Top đầu hiếm hoi về Nói Lái mà ít có ngôn ngữ của dân tộc nào có được. Nói lái có thành phần xuất thân “chợ búa”, nhưng trở nên phổ biến, thông dụng và ngay cả các bậc tu hành cũng nói lái. Nói lái là cách nói vui làm cho lời thành sinh động và đời sinh động theo, lại hàm chứa mục đích phê phán hay phản ánh được chực chất có tính bi kịch. Muốn nói lái điệu nghệ nhất thiết phải nhiều trải nghiệm cuộc sống, nghe thấy nhiều, tiếp cận nhiều và dường như người thiếu thông minh, ít máu hài hước có khả năng nói lái hạn chế
Người Nam Bộ hóm hỉnh gần gũi. (Ảnh qua mekongsp.com)
Nhớ ngày đậu “Tú tài” đến báo tin cho một vị linh mục, vừa gặp nhau ông đã cười hỏi “Con tái tù rồi phải không?”. Lạy Chúa lòng lành, lạy Cha nhân từ, con là học sinh không ngoan nhưng cũng học giỏi và sống lương thiện, tư pháp lý lịch trắng bóc chứ có phải kẻ vào tù ra khám bao giờ!

Nhiều việc nghiêm trọng nhưng ko thấy 'tư lệnh ngành' ở đâu

Nhiều sự việc nghiêm trọng nhưng không thấy 'tư lệnh ngành' ở đâu
25/05/2018 Giơ biển xin tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Đại biểu Tô Thị Bích Châu nói, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thì bức tranh ngành nông nghiệp khá sáng sủa, tuy nhiên, ở từng vụ việc cụ thể lại không thấy bóng dáng "tư lệnh". ĐBQH Lê Thanh Vân nêu, nhiều nước, nông dân họ để ruộng đất bỏ không nếu không có đơn đặt hàng. Người nông dân có thói quen sản xuất hàng hóa theo trào lưu tiêu thụ mà không tính tới cung - cầu, do vậy Chính phủ cần xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý về sản lượng, nhu cầu, lựa chọn những công nghệ mới dựa tên cơ sở dữ liệu này thì mới có thể giải quyết được câu chuyện giải cứu nông sản.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày 
trước Quốc hội - Ảnh chụp màn hình
Trình bày trước Quốc hội trong phiên thảo luận chiều 25.5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, 2 năm vừa qua, từ 3.700 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã tăng lên 7.620 doanh nghiệp, có 33.000 hộ trang trại.

THÁC BẢN GIỐC ƠI, THẾ NÀY SAO !

THÁC BẢN GIỐC ƠI, THẾ NÀY SAO !
Cao Minh 24 - 5- 2018 Người Việt Nam có lẽ ai cũng biết hoặc đã từng nghe đến thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc được mệnh danh con thác hùng vĩ nhất, đẹp nhất của Việt Nam. Thác Bản Giốc cũng là thác lớn thứ 4 trên thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á. Đúng vậy, ai đã từng một lần được chiêm ngưỡng thác, nhất khi con thác đầy nước, với những cột nước khổng lồ dội từ trên cao, tung bụi nước trắng xóa xuống dòng sông Quây Sơn mới cảm nhận được hết sự hùng vĩ và vẻ đẹp nên thơ của thác. Ở những thác nước khác thường một hoặc hai tầng nước đổ xuống. Riêng thác Bản Giốc là bốn tầng nước từ núi cao đổ xuống, tầng cuối cùng cao nhất, hơn 30m.

Một sự xấu hổ thảm hại cho Danh thắng, cho cung cách làm du lịch của những cơ quan có trách nhiệm.

Nhà công vụ CA Hà Nội 10 năm chưa xây xong

Nhà này được xây dưới thời Nguyễn Đức Chung đây.
Nhà công vụ CA Hà Nội 10 năm chưa xây xong
Báo Xây Dựng 25/05/2018 - Nhà công vụ của Công an Thành phố Hà Nội nằm phơi mưa phơi nắng gần 10 năm mà chưa đi vào hoàn thiện. Hà Nội: Công trình cao tầng bị “bỏ hoang” hàng thập kỷ tại đầu đường Thanh Niên của ai? Việc để một công trình xây dựng có giá trị đầu tư lớn hàng thập kỷ mà không được đưa vào sử dụng đã gây lãng phí tài sản của xã hội và thiệt hại ngân sách Nhà nước. Việc dư luận trong nhân dân bức xúc trước một công trình “khủng” nhưng bị bỏ hoang hàng chục năm là hoàn toàn có cơ sở.

Một công trình cao tầng tại đầu đường Thanh Niên (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị “đắp chiếu” hàng thập kỷ mà chưa được đưa vào sử dụng. Việc để một công trình “khủng” hoang hóa hàng thập kỷ là sự lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước và khiến không ít người tỏ ra xót xa.