Vì sao các báo lề đảng đồng loạt gỡ bài về Đại Án Thủ Thiêm?
Vì sao vụ đất Thủ Thiêm nóng lên một cách bất thường? Mọi người đoán già, đoán non: Phải chăng anh Ba, Anh Tư, Anh Sáu, thủ phạm tước đoạt quyền sinh sống của người dân Thủ Thiêm, là những gộc củi mà người đốt lò cần phải cho lộ diện trước khi đưa vào lò, nên đã bật đèn xanh cho báo chí và dân oan Thủ Thiêm được may mắn ăn theo?Bàn Tay Tuyên Giáo
Đầu tháng 5, sự kiện đất Thủ Thiêm cháy bỏng trên báo lề trái lẫn lề phải và các mạng xã hội. Một vụ khiếu nại đền bù giải toả xảy ra cách đây gần 20 năm, giờ đây mới chính thức được phanh phui. Dư luận xã hội giận dữ đối với báo chí cũng ngang bằng sự phẫn nộ trước thói vô cảm đến nhẫn tâm của Đảng, chính quyền thành phố. Trong 20 năm đó, nhà báo ở đâu? Tại sao không lên tiếng? Dân hỏi nhà báo đã đành, những người làm báo cũng hỏi nhau.
Vì sao vụ đất Thủ Thiêm nóng lên một cách bất thường? Mọi người đoán già, đoán non: Phải chăng anh Ba, Anh Tư, Anh Sáu, thủ phạm tước đoạt quyền sinh sống của người dân Thủ Thiêm, là những gộc củi mà người đốt lò cần phải cho lộ diện trước khi đưa vào lò, nên đã bật đèn xanh cho báo chí và dân oan Thủ Thiêm được may mắn ăn theo?
Bất luận từ nguyên nhân gì, các nhà báo cũng đã có khoảnh khắc được tự do tác nghiệp. Tuy nhiên, đèn xanh chỉ bật được mấy ngày, các Tổng Biên tập nhận được lệnh qua điện thoại của Ban Tuyên giáo Trung ương: “Từ phản ảnh của dư luận, báo chí về dự án khu đô thị Thủ Thiêm,TPHCM, các cơ quan đang xem xét xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cảm ơn các anh chị”.
Hơn ba mươi năm trong nghề báo, nhất là khi làm công việc quản lý, tôi không lạ những mệnh lệnh chỉ bằng điện thoại kiểu trên của Ban Tuyên giáo. Thậm chí chỉ cần nghe giọng nói của ông Phó Ban Tuyên giáo bên kia đầu dây cất lên “Tôi, N. X đây” là tôi đã thấy lạnh gáy, vì sau đó là bài đang lên khuôn ở nhà in cũng phải bị gỡ xuống, bài đang viết cũng phải dừng lại.
Ở trong nghề báo, ai cũng biết rõ, cứ đầu tuần, Tổng Biên tập các báo ở thành phố đi họp để nhận lệnh đưa hay không đưa tin gì từ định hướng tuyên truyền của một “Tổng Biên tập” chung là Ban Tuyên giáo.
Thời của ba chục năm về trước, đối với những sự kiện được xem là quan trọng như lễ lạt, đón khách nước ngoài, quy hoạch đất đai, biểu tình…, báo chí đều phải sử dụng thống nhất nội dung viết sẵn trong bản tin màu xanh của Thông Tấn Xã Việt Nam. Bản tin màu vàng là thông tin được đánh dấu mật, dành cho Ban Biên tập, trưởng ban, trong đó nêu các sự kiện diễn biến trong và ngoài nước cộng với định hướng của Đảng mà phóng viên hoặc dân chúng không được xem.
Tôi còn nhớ thời điểm bức tường Bá Linh sụp đổ, cảm xúc trước người dân Đông Đức được giải phóng khỏi ách cộng sản, chị thư ký toà soạn của báo tôi liền viết một bài có tựa Bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ. Sáng mai khi báo ra, độc giả đâu có biết rằng, đêm hôm trước, trước mấy chục ngàn tờ báo ở nhà in đem về, từ phóng viên đến Tổng Biên tập xúm lại thức thâu đêm, hì hục dùng bút mực xoá hai chữ “ô nhục”, báo mới được phát hành! Cả thế giới đều thấy sự ô nhục của bức tường, đó là sự thật, nhưng lại là từ rất “nhạy cảm” đối với các nước cộng sản, như Việt Nam!
Thời các báo phải dùng tin Thông Tấn Xã đã qua, nhưng người làm báo Việt Nam hàng chục năm nay kể từ sau 1975 phải chịu sự chỉ đạo định hướng tuyên truyền của một Tổng Biên tập chung cho gần 1.000 tờ báo lớn, nhỏ là Ban Tuyên giáo. Gọng kìm Tuyên giáo càng siết chặt hơn đối với các tờ báo địa phương trước những vấn đề chống cái ác; cái tiêu cực của lãnh đạo chính quyền, Đảng; những công ty mà thành phố ưu ái, chọn làm “điển hình”; những cuộc biểu tình, đình công của công nhân đòi quyền lợi; sự kêu cứu một cách tuyệt vọng của nông dân ngoại thành, các tỉnh miền Tây bị lấy đất, lấy nhà, đùm đề khăn gói từ quê lên, túc trực ngày ngày ở cửa văn phòng Chính Phủ phía Nam, cửa Thành ủy… Cũng có không ít bài báo dũng cảm lọt được khỏi tầm ngắm, nhưng rồi sau đó tác giả phải chịu sự trừng phạt nghiệt ngã: cách chức, tước thẻ nhà báo, thậm chí đi tù.
Một trong những nguyên tắc bất thành văn mà các tờ báo nhỏ, lớn gì ở địa phương đều ngầm hiểu: Phải biết điều với các ông bà tuyên giáo nếu muốn được yên thân, để không bị quy là “yếu kém quan điểm chính trị, bị kích động bởi phần tử xấu, đi chệch định hướng tuyên truyền của báo …”. Người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau. Cứ gần đến Tết, hầu như toà soạn nào cũng mang quà cáp kính biếu các nơi, cũng cử một người trong Ban Biên tập đi máy bay ra tận Hà Nội thăm hỏi các “anh chị Tuyên giáo” kèm phong bì gọi là chút “quà mọn”. Phong bì cũng được chia thành nhiều loại to, nhỏ tuỳ theo cấp bậc, sức ảnh hưởng đối với tờ báo. Có một lần, cậu nhà báo ở cơ quan tôi được phân công đi đưa quà Tết về kể một câu chuyện dở khóc, dở cười: Phong bì cậu đem theo có ghi cẩn thận tên từng người và chức vụ. Do lơ đễnh, cậu đưa nhầm phong bì của ông Y cho ông X đang họp ở hội trường. Năm phút sau, khi phát hiện mình nhầm, cậu chạy vào hội trường nói với ông X: “Anh ơi em nhầm, cho em xin lại phong bì lúc nãy, đây mới là phong bì của anh”. Ông X “Ô, thế à?”, rồi đưa phong bì cũ kẹp trong cuốn sổ tay, nhận phong bì mới, “Cảm ơn nhé”, rồi ông lại dán mắt nhìn lên cử toạ. Cậu nhà báo đi ra cầm lại phong bì đưa nhầm thấy nhẹ, nhìn vào bên trong thì tiền đã bị rút! Đứng lặng một lúc, cậu đành lấy tiền trong ví mình để bù lại!
Sự bầy hầy về tư cách như trên vẫn thường thấy tương tự bằng nhiều dạng: vòi vĩnh trực tiếp hoặc nói bóng gió gợi ý quà, tiền của các vị tự cho là mình có quyền sinh, quyền sát đối với những tờ báo địa phương trong các dịp họ ghé thăm báo, dịp kiểm tra cuối năm…
Đèn đỏ đã bật. Tất cả tờ báo lề phải đều im tiếng, các nhà báo viết về vụ Thủ Thiêm có thể đã yên tâm vì đã làm hết trách nhiệm của mình trong khoảnh khắc may mắn có được sự tự do để tác nghiệp. Còn ngày mai thì sao? Trên khắp đất nước này, tiếng kêu oan vẫn còn chất ngất từ các vụ cướp đất đai nhà cửa mang danh nghĩa phát triển, tước đoạt nguồn sinh sống người dân dựa vào thể chế đất đai thuộc “sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý”! Nhà báo Việt Nam sẽ làm được gì để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật, bảo vệ người yếu thế? Các nhà thơ đã khắc họa con đường an bài cho số phận của người làm báo Việt Nam: Hãy… ngậm tăm kiếm tiền mà tiêu/ Hãy thoả hiệp kiếm tiền mà xài … (Đỗ Trung Quân); hoặc nặng nề, chua chát hơn: Bảo sủa / sủa / Bảo im / im/ Cứ thế triền miên một đời con chó (Tường Vân).
Cách đây mấy năm, có một bài nhạc, cứ đến ngày 21 tháng 6 (“Ngày báo chí cách mạng Việt Nam”) lại vang lên trên phát thanh, truyền hình: “Nhà báo, nhà báo Việt Nam/ Một lòng trung thành với Đảng”. Tuy đã về hưu, thoát được vòng “kim cô” trên đầu, tôi vẫn thấy xấu hổ vì chất “bưng bô” trong ngôn từ bài nhạc, sao mà thô thiển! Xấu hổ, vì mình cũng đã một thời làm báo công cụ!
Mai Hiền
Trí Việt
Thời các báo phải dùng tin Thông Tấn Xã đã qua, nhưng người làm báo Việt Nam hàng chục năm nay kể từ sau 1975 phải chịu sự chỉ đạo định hướng tuyên truyền của một Tổng Biên tập chung cho gần 1.000 tờ báo lớn, nhỏ là Ban Tuyên giáo. Gọng kìm Tuyên giáo càng siết chặt hơn đối với các tờ báo địa phương trước những vấn đề chống cái ác; cái tiêu cực của lãnh đạo chính quyền, Đảng; những công ty mà thành phố ưu ái, chọn làm “điển hình”; những cuộc biểu tình, đình công của công nhân đòi quyền lợi; sự kêu cứu một cách tuyệt vọng của nông dân ngoại thành, các tỉnh miền Tây bị lấy đất, lấy nhà, đùm đề khăn gói từ quê lên, túc trực ngày ngày ở cửa văn phòng Chính Phủ phía Nam, cửa Thành ủy… Cũng có không ít bài báo dũng cảm lọt được khỏi tầm ngắm, nhưng rồi sau đó tác giả phải chịu sự trừng phạt nghiệt ngã: cách chức, tước thẻ nhà báo, thậm chí đi tù.
Một trong những nguyên tắc bất thành văn mà các tờ báo nhỏ, lớn gì ở địa phương đều ngầm hiểu: Phải biết điều với các ông bà tuyên giáo nếu muốn được yên thân, để không bị quy là “yếu kém quan điểm chính trị, bị kích động bởi phần tử xấu, đi chệch định hướng tuyên truyền của báo …”. Người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau. Cứ gần đến Tết, hầu như toà soạn nào cũng mang quà cáp kính biếu các nơi, cũng cử một người trong Ban Biên tập đi máy bay ra tận Hà Nội thăm hỏi các “anh chị Tuyên giáo” kèm phong bì gọi là chút “quà mọn”. Phong bì cũng được chia thành nhiều loại to, nhỏ tuỳ theo cấp bậc, sức ảnh hưởng đối với tờ báo. Có một lần, cậu nhà báo ở cơ quan tôi được phân công đi đưa quà Tết về kể một câu chuyện dở khóc, dở cười: Phong bì cậu đem theo có ghi cẩn thận tên từng người và chức vụ. Do lơ đễnh, cậu đưa nhầm phong bì của ông Y cho ông X đang họp ở hội trường. Năm phút sau, khi phát hiện mình nhầm, cậu chạy vào hội trường nói với ông X: “Anh ơi em nhầm, cho em xin lại phong bì lúc nãy, đây mới là phong bì của anh”. Ông X “Ô, thế à?”, rồi đưa phong bì cũ kẹp trong cuốn sổ tay, nhận phong bì mới, “Cảm ơn nhé”, rồi ông lại dán mắt nhìn lên cử toạ. Cậu nhà báo đi ra cầm lại phong bì đưa nhầm thấy nhẹ, nhìn vào bên trong thì tiền đã bị rút! Đứng lặng một lúc, cậu đành lấy tiền trong ví mình để bù lại!
Sự bầy hầy về tư cách như trên vẫn thường thấy tương tự bằng nhiều dạng: vòi vĩnh trực tiếp hoặc nói bóng gió gợi ý quà, tiền của các vị tự cho là mình có quyền sinh, quyền sát đối với những tờ báo địa phương trong các dịp họ ghé thăm báo, dịp kiểm tra cuối năm…
Đèn đỏ đã bật. Tất cả tờ báo lề phải đều im tiếng, các nhà báo viết về vụ Thủ Thiêm có thể đã yên tâm vì đã làm hết trách nhiệm của mình trong khoảnh khắc may mắn có được sự tự do để tác nghiệp. Còn ngày mai thì sao? Trên khắp đất nước này, tiếng kêu oan vẫn còn chất ngất từ các vụ cướp đất đai nhà cửa mang danh nghĩa phát triển, tước đoạt nguồn sinh sống người dân dựa vào thể chế đất đai thuộc “sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý”! Nhà báo Việt Nam sẽ làm được gì để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật, bảo vệ người yếu thế? Các nhà thơ đã khắc họa con đường an bài cho số phận của người làm báo Việt Nam: Hãy… ngậm tăm kiếm tiền mà tiêu/ Hãy thoả hiệp kiếm tiền mà xài … (Đỗ Trung Quân); hoặc nặng nề, chua chát hơn: Bảo sủa / sủa / Bảo im / im/ Cứ thế triền miên một đời con chó (Tường Vân).
Cách đây mấy năm, có một bài nhạc, cứ đến ngày 21 tháng 6 (“Ngày báo chí cách mạng Việt Nam”) lại vang lên trên phát thanh, truyền hình: “Nhà báo, nhà báo Việt Nam/ Một lòng trung thành với Đảng”. Tuy đã về hưu, thoát được vòng “kim cô” trên đầu, tôi vẫn thấy xấu hổ vì chất “bưng bô” trong ngôn từ bài nhạc, sao mà thô thiển! Xấu hổ, vì mình cũng đã một thời làm báo công cụ!
Mai Hiền
Trí Việt
Hỏi hù chuột chù để biết thêm chi tiết.
Trả lờiXóa