Các ông nợ nhân dân nhiều lắm
FB Ngô Nguyệt Hữu, 10-5-2018
Ông Lê Thanh Hải – Nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM.Ông Nguyễn Văn Đua – Nguyên Phó Bí thư Thường trực TP.HCM.
Ông Lê Hoàng Quân – Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM.
Nghiệp chướng do các ông tạo ra để người dân gánh chịu oan khiên thật sự vô cùng tàn khốc.
Các ông nợ người dân những cuộc đời bị đánh cắp, những số phận bị đánh gục. Các ông nợ nhân dân niềm tin vào tương lai. Các ông nợ quốc gia vì sự phát triển bị chính các ông kìm hãm.
Đó, đích xác là tội ác!
“Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Kim Phượng (58 tuổi), khu phố 1, phường Bình An, quận 2: Sau 3 lần cưỡng chế, ngày 31/7/2012 là “ngày kinh hoàng” nhất trong cuộc đời của tôi. Người ta kéo một đội đến để đập phá nhà, dùng xe ủi san bằng hết cả, dù tôi cố ngăn cản.
Khi đó, tôi chỉ nghĩ muốn lấy đất phải có quyết định thu hồi, muốn cưỡng chế phải có quyết định của tòa án. Tôi chỉ kịp mang theo giấy tờ tùy thân, sổ nhà đất.
Mãi sau này, khi con trai lớn đám cưới, nó bảo tôi tìm cho mấy tấm ảnh lúc nhỏ để in ra, tôi cũng không biết tìm đâu, chỉ biết khóc với con.
Tối hôm đó gia đình chúng tôi chính thức thành người vô gia cư. 4 người chia ra 4 nơi để xin ở cho dễ. Chồng vào công ty, 2 đứa con thì một đứa về nội, một đứa về ngoại ở tạm. Còn tôi kiên quyết không chịu đi.
Cả cuộc đời vợ chồng, con cái chỉ có một cái nhà. Mà không phải chỉ là cái nhà không đâu. Ở đó là kỷ niệm, là linh hồn của 4 con người. Đập nhà vô lý làm sao tôi có thể chấp nhận.
Sau “cú sốc” đó, tôi đi lang thang khắp các nhà sách để tìm đọc luật Xây dựng, các văn bản liên quan về quản lý thu hồi đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Không có điều kiện mua, tôi cứ nán lại đọc từ sáng đến chiều. Chiều về lại ghé đến nhà những người dân cùng hoàn cảnh như mình để tìm hiểu sâu hơn.
Tôi mua báo để đọc, cứ có bài nào liên quan đến Thủ Thiêm là cắt lại. Đọc được thông tin gì hay, có lợi cho mình và dân, tôi ghi chép vào giấy. bà Nguyễn Thị Kim Phượng (58 tuổi), khu phố 1, phường Bình An, quận 2:
Cứ vậy, đến năm 2013, từ một người chỉ học đến lớp 9, tôi bắt đầu “rành” về bản đồ. Mấy hôm nay, nghe thông tin về bản đồ 1/5.000 năm 1996, tôi cũng có một bản được sao chép từ Cục Lưu trữ Nhà nước. Đi đâu tôi cũng vác cái ba lô đựng đầy giấy tờ bên mình. Đó là tất cả những văn bản pháp lý, quy định pháp luật, kể cả những bản đồ được sao chép. Mang theo để ai muốn tìm hiểu thì lại nói cho họ nghe, cung cấp tài liệu.
Hiện tôi vẫn sống trên nền đất cũ, sau khi nhà bị đập bỏ thì dựng lán lên ở. Năm 2016 chồng mất vì ung thư, tôi mới nhờ người phụ che tôn bốn phía để có nơi thờ tự”.
Mời đọc thêm: 20 năm sau quy hoạch, người dân Thủ Thiêm sống trong cơ hàn, tăm tối (Zing).
Đó còn là những cái tên đàn áp dã man các cuộc biểu tình yêu nước, chống giặc xâm lấn biển Đông. Tội của chúng lớn lắm !
Trả lờiXóa