Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Bot Cai Lậy: cả hệ thống chính trị và kinh tế sai hết

Bot Cai Lậy: cả hệ thống chính trị và kinh tế sai hết
Blogger Phương Thơ - Ôi thôi về hồ sơ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể lại là cái bóng của Đinh La Thăng nữa. Trong hồ sơ bài báo “Trạm BOT Cai Lậy nhầm chỗ: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cần sửa sai!”, nếu nhìn vào bản đồ và cái sơ đồ BOT này cũng như hệ thống đường bộ thì cả hệ thống chính trị từ trên thượng tầng xuống hạ tầng đều sai.

Các anh em tài xế BOT Cai Lậy có thể đối mặt với
những “mưu hèn kế bẩn” gì? Bức thư của 1 an ninh!

Sai về bài toán kinh tế ngớ ngẩn thì ai cũng rõ cả. Mục 3 của tờ báo Tuổi Trẻ đề xuất “cấm xe tải lớn và xe khách đi qua đoạn quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy” thì càng nguy hiểm và càng sai mà còn gây thiệt hại kinh tế lớn cho doanh nghiệp và người dân vận chuyển. Bởi lẽ Quốc lộ 1A, hay quốc lộ 1 (viết tắt QL1A) hay Đường 1 là tuyến đường giao thông xuyên Việt Nam không thể chia cắt. Quốc lộ bắt đầu km 0, nó chạy dài từ Lạng Sơn đến Năm Căn, Cà Mau dài 2.300 km (theo địa lý VN).


Đây là quốc lộ có thể gọi là “con đường tơ lụa của VN có trước Đảng Cộng sản VN”. Và chẳng ai có quyền cấm đoán người ta không được chạy xe tải lớn hay xe khách qua đoạn thị xã Cai Lậy, mà chính là lẽ ra người ta phải làm ngược lại là cấm xe tải, xe khách chạy vào thị xã Cai Lậy mới đúng,… Vì người ta không thể cấm xe tải trọng lớn lưu thông ở đoạn đường quốc lộ ấy, vì ở đó cũng có thể có nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có trước cả đoạn đường tránh thị xã Cai Lậy, nếu cấm người ta thì doanh nghiệp họ vận chuyển hàng hóa như thế nào nhỉ?

Ôi thôi về hồ sơ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể lại là cái bóng của Đinh La Thăng nữa. Đó là nhìn sơ đồ bố trí dự án đường tránh thị xã Cai Lậy với trạm BOT đặt trước của ngõ vào thị xã Cai Lậy chốt chặn cả hai ngả đường thì quả là người ta tính toán khá hoàn hảo để móc tiền người dân, vì thu phí nhân đôi, mà đôi khi thu phí đường vận chuyển QL-1A ấy còn có thể gấp nhiều lần đường tránh thị xã Cai Lậy. Khốn nỗi sau khi BOT Cai Lậy tự giảm giá vé và tăng thu phí kéo dài trên 10 năm thì đúng là chuyện ly kỳ, bởi lẽ nếu tính dự toán về kế toán vào ấy khi họ tính luôn cho cái trạm BOT thu phí cho cả tuyến quốc lộ 1 và đường tránh thị xã Cai Lậy tổng số tiền đầu tư chưa thể kiểm chứng mà họ nói là 1.300 tỷ VND, trong đó 1.000 tỷ VND là đường tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km, còn dự án nâng cấp quốc lộ 1 là 300 tỷ VND, gọi là tiền đầu tư ấy.

Nếu nhìn vào bài toán kinh tế có thể tôi mường tượng là việc nhà đầu tư bỏ thêm 300 tỷ nâng cấp quốc lộ 1 ấy chỉ là cái cớ là biện pháp chữa cháy chống lỗ lã khi họ nghiệm ra rằng nếu thu phí đường tránh thị xã Cai Lậy dài 12 km sẽ bị lỗ nặng nề. Về lý thuyết có lẽ quốc lộ 1 là sở hữu của quốc gia là của toàn dân, đó là nhà nước này phải có trách nhiệm sửa chữa nâng cấp cải tạo quốc lộ 1 bằng ngân sách đóng thuế phí mà người sở hữu xe di chuyển họ đã đóng chứ không khiến nhà đầu đi đầu tư vào quốc lộ 1 kia,…

Tôi nghi ngờ là dự án vốn đầu tư BOT Cai Lậy 12 km đường tránh thị xã Cai Lậy ấy nó kéo cả hệ thống chính trị lẫn kinh tế vào ấy, đó là có thể chính NHNN VN cũng bị kẹt, họ đang là chủ đầu tư góp vốn cho vay nhiều ngàn tỷ vào đó thông qua các ngân hàng tay chân quốc doanh, chứ chủ đầu tư BOT Cai Lậy kia kiếm đâu ra 1.300 tỷ VND nhỉ.

Nó cũng giải thích dễ hiểu thôi là tại sao NHNN VN sốt ruột và sốt sắng kiếm đâu ra cả hàng đống bao tải tờ tiền mệnh giá 100 VND mới toanh hỏa tốc ngay trong đêm để bơm cho BOT Cai Lậy nhanh chóng bất ngờ, có lẽ họ cứ nghĩ là chỉ cần có tiền thối 100 VND ấy thì giải quyết xong, và chỉ cần cầm cự thu phí vài tháng nữa thôi là họ sẽ thu hồi hết tiền lẻ về nhà thì đâu sẽ vào đấy là sẽ thu phí trở lại bình thường, họ tự tin đến mức như vậy, và nó cũng giúp cho NHNN lấy lại vốn nhanh khi có thể họ đã lấy tiền ký thác của công chúng cho vay lớn lao vào mấy cái BOT gọi là “tay không bắt cướp” này.

Chuyện bi hài khó tin nữa là bằng chứng khá thuyết phục là ngay chính NHNN VN đã nhiều lần tuyên bố là họ sẽ không in tiền mệnh giá nhỏ từ 2000-5000 VND lưu thông vào kinh tế trong các dịp lễ Tết và cả ngày bình thường với lý luận tiết kiệm được bao nhiêu tỷ gì đó,… nhưng nay họ kiếm đâu ra nhiều bao tiền tờ mệnh giá 100 VND thì quả là đáng lo lắng. Vì nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương mang tầm vóc vĩ mô tài chính của quốc gia thì họ lại không chịu in tiền mệnh giá 2000-5000 VND, mà lại sốt ruột kiếm ra ngay trong đem cả hàng đống tiền mệnh giá 100 VND để cấp cứu trạm BOT Cai Lậy thì quả là chuyện lạ. Có lẽ BOT Cai Lậy mà vỡ trận thì nó kéo theo cả một đống ngân hàng bị mắc nợ xấu khó đòi và sẽ mất cũng có thể xảy ra.

Trở lại chuyện ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, có lẽ việc luân chuyển công việc thì cũng ly kỳ. Đó là năm 2013 -2015, ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có biệt danh tên X bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cánh tay phải của Đinh La Thăng, sau ấy được bầu vào chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng (2015-2017), rồi trong tháng 10/2017 thì được bổ nhiệm về cái nơi ông này xuất phát là làm chức vụ tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đúng là không gặp may và quá xui xẻo.

Nếu quy trách nhiệm có lẽ quy tránh nhiệm cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, và Quốc hội Việt Nam khóa 14 phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam,…

Tức là sai phạm từ trên xuống dưới. Ôi thôi đúng là chuyện quái đản ở xứ.



Hãy nhìn xem bản đồ (nguồn Tuổi Trẻ) như thế này thì tính toán sai về kinh tế là không lỗ mới lạ nếu dời BOT về đường tránh thị xã Cai Lậy thì tiền đâu mà kiếm ra 1.000 tỷ VND (có thể tiền huy động vay ngân hàng phải trên 900 tỷ VND) thì làm sao mà trả nợ trả lãi đây. Có lẽ vì thế mà Bộ GTVT kiên quyết giữ trạm BOT ấy đặt ở vị trí quốc lộ 1 đó cho tới cùng, vì nếu chỉ thu phí ở đường tránh thị xã Cai Lậy có lẽ phí tổn tài chính phải kéo dài mất hơn 25 năm hay cả 35 năm mới có lời và thu hồi vốn được. Đúng là người ta nói không sai là nếu giao tiền cho Đảng làm kinh tế và đầu tư thì có giao cho họ cả thành phố New York thì ngày nào đó họ sẽ tiêu hết sạch tiền.

*
Trên thế giới bây giờ rất hiếm còn quốc gia nào thu phí BOT nữa. Thậm chí là ngay cả Campuchia hoàn toàn chấm dứt dừng thu phí tại các trạm BOT. Những trạm thu phí BOT cuối cùng cũng được Chính phủ Campuchia mua lại, và chấm dứt thuế phí vận chuyển đường bộ. Nó không có lợi cho quốc gia, không có lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, vì chi phí vận chuyển đắt đỏ.

Một số quốc gia Á châu ngày xưa nghèo nàn và lạc hậu và bung lên thành con hổ kinh tế Á châu thì không cho phép sự bát nháo về thuế phí BOT. Các vấn đề đầu tư hạ tầng vận chuyển chủ yếu là công ích và phúc của xã hội và là chỉ số kinh tế rất quan trọng là chỉ số vận chuyển hàng hóa, chi phí vận chuyển hàng hóa càng rẻ thì càng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và hấp dẫn sự đầu tư của đất nước họ.

Trong những thập niên gần đây, một số chính phủ các quốc gia nghèo, họ cũng không hoa mắt vì dự án đầu tư BOT. Có những lãnh đạo của họ còn tuyên bố “thưa quý vị và người dân cả nước, hôm nay, tôi, tổng thống, thủ tướng trang trọng tuyên bố kể từ nay trên đất nước này sẽ không còn bất cứ trạm thu phí BOT nào nữa, bởi chính phủ đã thương lượng mua lại trạm thu phí BOT cuối cùng này trên đất nước này và chấm dứt hoàn toàn phí xa lộ gây trì trệ vận chuyển hàng hóa lưu thông trong kinh tế,…”.

Kinh nghiệm gần đây là Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ lên cầm quyền đã giải ngân 1,7 tỷ $ tài trợ giảm thuế, và giải ngân tiếp từ ngân khố quốc gia trích ra 2,5 tỷ $ xây hạ tầng và đường xá giao thông hoàn toàn miễn phí hoặc trợ phí giá rẻ để thúc đẩy chiến lược kéo lùi chỉ số vận chuyển hàng hóa xuống thấp như hình thức giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, cũng như kiềm chế lạm phát, để khuyến khích doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa tích cực luân chuyển hàng hóa lưu thông cho sản xuất, nhằm giúp cho doanh nghiệp có lời tối đa mà bung ra sản xuất.

Thủ tướng Narendra Modi đã xóa sổ nhiều trạm thu phí BOT mơ hồ và cũng thương lượng mua lại tất các trạm thu phí BOT gây phiền toái cho đất nước. Họ nói là làm ngay. Kết quả phần thưởng bù đắp xứng đáng là hiện nay nền kinh tế Ấn Độ bất ngờ ra khỏi trì trệ sau 10 năm chìm trong khó khăn.

Đối với VN, ôi thôi quốc gia này thì hiện nay có lẽ có cả mấy chục trạm BOT, và ồn ào nhất là trạm BOT Cai Lậy. Có lẽ người ta nên chấm dứt, dẹp bỏ trạm BOT này đi, vì chỉ cần thu hồi tài sản hay bớt tham nhũng một dự án đầu tư thua lỗ ngàn tỷ thôi thì cũng dư tiền mà mua lại mấy trạm BOT. Chính phủ VN kết hợp với Bộ GTVT nên mua lại cái trạm BOT ấy, và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bớt nói bậy nói sảng đi, đừng mơ sảng nào là VN phải là quốc gia lập nghiệp, VN phải có ngành công nghiệp xe hơi hàng đầu Á châu. Họ nên thu hồi câu nói mê sảng “chính phủ kiến tạo để doanh nghiệp an tâm kinh doanh” của họ về nhà, và hãy lo cái chuyện cơ bản trước mắt, bớt bay bổng leo cây quá cao rồi sẽ có ngày trả giá đắt là rơi xuống đất từ độ cao quá nguy hiểm thì hết chữa được.

P.T.
Nguồn: http://morganstanleyphuongtho.blogspot.hk/2017/12/bot-cai-lay-ca-he-thong-chinh-tri-va.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét