Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

VN nên học TQ về thu hút nhân tài?

VN nên học TQ về thu hút nhân tài?
26 tháng 12 2017 - Các trường ở Việt Nam đang thiếu quá nhiều những người có trình độ, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Và tôi nghĩ chương trình đào tạo tiến sĩ hơi quá chạy theo số lượng. Tôi biết rất nhiều bạn ở Việt Nam, các bạn giảng viên trẻ, cũng bị bắt đi đào tạo tiến sĩ tuy thực ra không có nhu cầu làm tiến sĩ - GS. Nguyễn Tiến Dũng
Các sinh viên Việt Nam và gia đình tham dự 
một sự kiện giáo dục quốc tế của Pháp tại Hà Nội
Giáo dục ở Việt Nam, trong đó có bậc sau đại học, tiếp tục là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều giới trong năm 2017, một trong các ý kiến từ Pháp của một nhà toán học, được đưa ra trong dịp cuối năm, bình luận với BBC Việt ngữ về đề án đào tạo 9.000 Tiến sỹ của Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài.

"Chúng ta hãy thử nhìn một nước mà người ta làm rất tốt. Không lấy đâu xa, lấy ngay Trung Quốc, được coi là một quốc gia phát triển thần kỳ," Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng nói với Bàn tròn thứ Năm trong một dịp cuối năm 2017.
Mời quí vị theo dõi tiếp quan điểm của nhà toán học, trong đó ông đề cập kinh nghiệm quốc tế từ Trung Quốc trong lĩnh vực này:
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng: Thứ nhất là coi việc đào tạo đấy nếu mà không về thì không phải là mất không. Người đào tạo xong, dù có ở nước ngoài thì cũng có giá trị rất tốt với trong nước, vẫn có những quan hệ, đóng góp kiểu khác rất nhiều. Chính sách của Trung Quốc là cứ càng nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài thì sẽ càng gây ảnh hưởng tốt cho Trung Quốc.
Điều thứ hai nữa là người ta phải cố gắng tạo điều kiện thật là tốt ở trong nước, và khi điều kiện tương xứng thì người ta sẽ lôi cuốn những chuyên gia, kể cả là người gốc Trung Quốc thậm chí là cả chuyên gia nước ngoài bây giờ người ta thu hút vào Trung Quốc rất nhiều.
Theo tôi là ở Việt Nam đang thiếu hẳn mảng thứ hai, đó là mảng làm gì sau khi đã đào tạo ra tiến sĩ. Việc đào tạo, đầu tư vào đào tạo là cần thiết, nhưng đồng thời là việc sử dụng sao cho hiệu quả các tiến sĩ hiện tại đã có ở Việt Nam cũng là cần thiết.
Hiện tại mức độ sử dụng người của Việt Nam tạo ra sự phí phạm về mặt năng suất làm việc của những người có trình độ cao, những giảng viên đại học. Tính trung bình thì phí phạm một nửa năng suất làm việc có thể có của người ta, mà lương trả cũng chỉ được một nửa tới một phần ba cái mà người ta làm được ra.

Còn lâu nữa mới về?

BBCNhưng hiện giờ Việt Nam đang rất cần, và những người ở lại thì có thể lâu nữa mới về, ông nghĩ gì về việc này?
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng: Như tôi đã nói là có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là muốn người ta về nhưng mà không có điều kiện làm việc cho người ta. Người ta về Việt Nam mà không có điều kiện làm việc tương xứng thì đó là một sự phí phạm. Chúng ta phải nhìn ở mức độ quốc tế, chẳng hạn một người sinh ra từ một làng nào đó, người ta rất giỏi thì không nhất thiết bắt người ta phải về làm việc tại cái làng đấy vì làng đấy không có điều kiện làm việc cho người ta.
BBC: Nếu bây giờ nhấn mạnh đào tạo hàng ngàn tiến sĩ như thế thì đào tạo những người có tay nghề cao hoặc những chuyên gia (nguồn nhận lực) khoa họccông nghệ có nên đặt ra hay không để cho cân bằng? Ý kiến của ông như thế nào?Điểm thứ hai là người ta ở lại nước ngoài không có nghĩa là mình mất. Tất cả những người ở nước ngoài hiện tại người ta có thể giúp đỡ Việt Nam bằng rất nhiều cách khác nhau. Và cái quan hệ của từng người một ở nước ngoài cũng chính là cầu nối để hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế, và những cầu nối đó rất quan trọng trong tương lai.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi tất nhiên vấn đề đào tạo không chỉ là đào tạo tiến sĩ, phải đảm từ sinh viên học ra là có tay nghề tốt thực sự.
Nhưng ở đây chúng ta đang chỉ nói riêng vấn đề tiến sĩ. Các trường ở Việt Nam đang thiếu quá nhiều những người có trình độ, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Và tôi nghĩ chương trình đào tạo tiến sĩ hơi quá chạy theo số lượng. Tôi biết rất nhiều bạn ở Việt Nam, các bạn giảng viên trẻ, cũng bị bắt đi đào tạo tiến sĩ tuy thực ra không có nhu cầu làm tiến sĩ.
Thực ra nhưng bạn đấy chỉ cần là thạc sĩ cho thật tốt thì giá trị về giảng dạy, đóng góp cho nhà trường sẽ tốt hơn là bắt các bạn làm những luận án tiến sĩ vớ vẩn. Nhu cầu Việt Nam hiện tại thực ra là như thế, để mà dạy tốt thì cần có trình độ hiểu biết thực sự ở mức thạc sĩ thôi chứ chưa cần nghiên cứu.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-42483606

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét