Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Khi Trump thực hiện chủ nghĩa đế quốc!

Bài tác giả gửi đến Blog. Đoạn này hay: Như một cặp “bồ tèo” Donald Trump đã bênh vực bà Nikki Haley. Hôm 20.12.2017, Donald Trump đã nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc: "Họ nhận hàng trăm triệu đô la và thậm chí hàng tỷ đô la, và sau đó họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Vâng, chúng tôi đang xem những phiếu bầu này. Hãy để họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều. Chúng tôi không quan tâm" (Let them vote against us. We’ll save a lot. We don’t care). Rõ rằng là Donald muốn dùng tiền để đòi hỏi lòng trung thành chứ không dùng lẽ phải. Đó là cách làm ăn của một con buôn chứ không phải một nhà lãnh đạo chân chính. Ông coi các quốc gia trên thế giới giống các tên "ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" ở Sài Gòn năm 1963 đã nhận tiền của Mỹ để làm đảo chánh.
Khi Trump thực hiện chủ nghĩa đế quốc!
Lữ Giang
Ngày 18.12.2017, Tổng Thống Trump đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy - NSS) để làm "kim chỉ nam" cho chính quyền Mỹ dưới nhiệm kỳ của ông. Bản chiến lược này đã gây nhiều tranh luận. Nga đã đổ lỗi cho chiến lược an ninh quốc gia mới của Trump như là "kẻ theo chủ nghĩa đế quốc" (imperialist), trong khi Trung Quốc lên án chiến lược đó nhằm thúc đẩy"Tâm thức Chiến tranh Lạnh (Cold War Mentality) của Mỹ.
Đại Hội Đồng LHQ họp và bác bỏ quyết định của Trump về Jerusalem
Có rất nhiều bản phân tích của các chuyên gia về chiến lược này giúp cho chúng ta thấy rõ hơn những mặt trái đàng sau của chiến lược. Tiến sĩ Terry F. Buss, giáo sư về chính sách công, hiện tham gia vào nhiều viện nghiên cứu như Carnegie Mellon University, National Academy of Public Administration, v.v., đã viết một bài nhận xét rất gọn gàng nhưng đầy đủ, mô tả đó là “một chiến lược mơ hồ, rất mâu thuẫn” (ambiguous, very controversial).
Trong bài này, chúng tôi chưa đi vào những chi tiết gây tranh luận trong bản chiến lược mới, chúng tôi chỉ nói đến điều mà Nga và nhiều nhà lãnh đạo đang quan tâm: Có phải Trump đang theo đưổi chủ nghĩa đế quốc hay không? Tham vọng đó có thực hiện được không và sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu?
ĐẾ QUỐC VÀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
Trong chiến tranh Việt Nam, Đảng CSVN thường gọi Hoa Kỳ là “Đế quốc Mỹ”. ĐẾ QUỐC là danh từ Hán Việt, dịch từ chữ “Empire” của Anh, ngày xưa được dùng để chỉ một nước được cai trị bởi một “hoàng đế” (emperor). Ngày nay Đế quốc thường dùng để chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế lớn, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng hoặc chi phối được nhiều quốc gia.
CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC trong tiếng Anh là "Imperialism" có nguồn gốc từ chữ "imperium" trong tiếng Latin, mang nghĩa cai trị các vùng lãnh thổ rộng lớn. Chủ nghĩa đế quốc là "chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác". Ngày nay chủ nghĩa đế quốc là một thuật ngữ được dùng để đề cập đếnsự thống trị về mặt kinh tế và chính trị của các quốc gia phương Tây.
Trong cuốn “A History of American Imperialism from Benjamin”, sử gia Richard H. Immerman cho rằng “Mỹ đã, và luôn luôn là một đế quốc”. Con sử gia Elizabeth Cobbs Hoffman nói: “Sự tồn tại của đế quốc Mỹ là một thực tế không thể phủ nhận”.
Kể từ khi mở cuộc chiến Iraq, Đế quốc Mỹ đã tiến xa hơn nhiều. Trong cuốn “New Imperialism: Toward a Holistic Approach”, hai sử gia Steven Kettell và Alex Sutton đã đặt ra vấn đề: “Sức mạnh vô song và các hoạt động của Mỹ, đặc biệt là những bước đi của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, có thể đã cấu thành một dạng ‘chủ nghĩa đế quốc mới’” cho phép họ gây ảnh hưởng hoặc ép buộc đối với các quốc gia khác. Đến đời tổng thống thứ 45 của Mỹ, “CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC MỚI” lại tiến xa hơn. Người ta có cảm tưởng Donald Trump đang nghĩ rằng với sức mạnh của Mỹ, ông có thể muốn làm gì trên thế giới này thì làm, không cần quan tâm đến Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Ý tưởng này là một sai lầm rất nguy hại. Mọi sự sơ suất đều có thể đưa tới tình trạng chiến tranh hay biến loan. Nhưng thế giới ngày nay không còn là đơn cực mà đang trở thành đa cực, nên Mỹ không thể tự do hành động.
MỘT HÌNH THỨC ĐI ĂN CƯỚP
Khi đang tranh cử, tâm thức đế quốc của Donald Trump cũng đã xuất hiện. Ông tuyên bố  Mỹ rút ra khỏi Iraq là một sai lầm. Ông sẽ cho đem 150.000 quân chiếm lại Iraq và ở đó lâu dài đề công ty Exxon Mobil có thể khai thác dầu lửa.
Vừa nhận chức, hôm 21.1.2017, khi giới thiệu Dân biểu Mike Pompeo làm Giám đốc CIA tại tổng hành dinh của cơ quan này, Donald Trump nói ngay: “Bây giờ tôi nói về các lý do kinh tế. Nhưng nếu ông nghĩ về điều đó ông Mike à, nếu chúng ta chiếm lấy dầu, chắc ông sẽ không còn lo đến bọn ISIS nữa vì rằng chúng kiếm đâu ra tiền ở nơi đầu tiên, do đó chúng ta phải chiếm lấy dầu. Nhưng, được, có thể chúng ta sẽ có cơ hội khác.” Ông Pompeo nguyên là Chủ tịch Công ty Thiết bị Dầu mỏ Sentry International.
Chính phủ Iraq và các quốc gia Arập đã lên tiếng phản đối rất mạnh nên sau đó Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuyên bố rằngquân đội Mỹ không đến Iraq để chiếm lấy tài nguyên dầu lửa của nước này.
Hôm 19.9.2017, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên nếu nước này không dừng các hành động khiêu khích. Ông nói: "Mỹ có sức mạnh và nhiều kiên nhẫn, nhưng nếu buộc phải bảo vệ chính mình cũng như bảo vệ các đồng minh, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác là hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên". (AFP).
"CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC MỚI" BỊ NGĂN CHẬN
Vấn đề Iraq và vấn đề Bắc Triều Tiên mới chỉ là những lời tuyên bố suông. Khi đi vào vấn đề của Do Thái, ông là người đang theo "chủ nghĩa đế quốc mới" bằng hành động.
Như chúng tôi đã nói trong bài “Trump và lá bài Jerusalem”, sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, Israel đã chiếm bán đảo Sinai của Ai Cập, đồi Golan của Syria và Ɖông Jerusalem của Jordan.
Ngày 30.7.1980 Israel ban hành Jerusalem Law, một đạo luật lập quy chế Jerusalem là thủ đô “vĩnh viễn và không chia cắt được” của Israel.
Ngày 20.8.1980 Hội Đồng Bảo An LHQ ban hành Nghị quyết 478 lên án Israel âm mưu sáp nhập Đông Jerusalem và kêu gọi các nước có cơ quan ngoại giao tại Jerusalem rời khỏi thành phố. Theo Liên Hiệp Quốc, quy chế cuối cùng của Jerusalem phải do các bên liên quan đàm phán.
Ngày 23.10.1995 Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem (Jerusalem Embassy Act) quy định sứ quán Mỹ ở Tel-Aviv phải được chuyển đến Jerusalem. Tuy nhiên, có một điều khoản trong luật này cho phép Tổng thống Mỹ đương nhiệm hoãn thời hạn áp dụng luật này. Mục tiêu của đạo luật này là muốn chứng tỏ cho các quốc gia Arập biết Mỹ sẽ bảo vệ Jerusalem, chớ đụng dến nó. Nói cách khác, đây chỉ là một hình thức đe dọa. Vì thế, các tổng thống tiền nhiệm Mỹ như Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama cứ 6 tháng một lần, đã ký lệnh hoãn áp dụng luật nói trên, chứ không bao giờ thực hiện. Vào tháng 06/2017, Donald Trump cũng đã làm như vậy.
Đùng một cái, hôm 6.12.2017, Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Tòa Bạch Ốc: "Tôi cho rằng đã đến lúc chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.” Ông cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao Mỹ "bắt đầu việc chuẩn bị để chuyển sứ quán Mỹ từ thành phố Tel Aviv tới Jerusalem".
Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp sáng 7.12.2017 tại New York để phê phán quyết định của Trump. Năm nước Châu Âu đã đưa ra tuyên bố: “Tình trạng của Jerusalem cần phải được định đoạt bằng con đường đàm phán giữa Israel và Palestine để có được thỏa thuận cuối cùng” và Liên Hiệp Âu Châu sẽ không công nhận chủ quyền của Israel trên toàn bộ thành phố Jerusalem.
Trong cuộc họp ngày 18.12.2017, 14 thành viên của Hội đồng Bảo An LHQ đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết do Ai Cập soạn. Nghị quyết nói “bất kỳ quyết định và hành động nào nhằm thay đổi tính chất, tình trạng hay sự cấu thành địa lý của thành phố Jerusalem linh thiêng không có hiệu lực pháp lý, vô giá trị, vô ích, và phải được hủy bỏ tuân thủ các nghị quyết liên hệ của Hội đồng Bảo an.”
Nghị quyết cho rằng quyết định mới đây liên quan đến tình trạng của Jerusalem là điều hết sức đáng tiếc, kêu gọi tất cả các nước tránh thiết lập phái bộ ngoại giao ở Jerulalem và kêu gọi Washington rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Chỉ có một mình Hoa Kỳ chống lại.
Bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại LHQ, đã phủ quyết nghị quyết nói trên. Bà nói: Những gì đang diễn ra tại Hội đồng Bảo An là một sự xúc phạm, sẽ không bao giờ quên.” Bà nhấn mạnh:
Sự phủ quyết để bảo vệ chủ quyền nước Mỹ và bảo vệ vai trò của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông không phải là điều gây xấu hổ cho chúng tôi mà là một sự xấu hổ đối với những thành viên còn lại trong Hội đồng Bảo An."
Bà Nikki Haley vốn không phải là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng ông Trump rất thích vóc dáng của bà ta nên đã quyết định chọn bà làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, nhưng bà không dám nhận vì chưa biết gì về ngoại giao. Trump liền cử bà ta làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại LHQ!
Vì chưa bao giờ làm ngoại giao, nên từ thái độ đến cách ăn nói của bà thường gióng một Thẩm phán Công tố hơn là một Đại sứ. Đó là một thái độ thiếu ngoại giao và có khi còn xấc láo.
NIKKI HALEY VÀ TRUMP ĐE DỌA
Nội vụ được đưa ra trước Đại Hội Đồng LHQ biểu quyết hôm 21.12.2017. Bà Nikki Haley đã viết trên Twitter: "Hoa Kỳ sẽ lấy tên" (the US will be taking names) của các quốc gia ủng hộ nghị quyết. Trong bức thư gửi tới hơn 180 Đại sứ Hoa Kỳ tại các quốc gia thành viên LHQ, bà nói bà sẽ báo cáo lại với Trump về cách họ bỏ phiếu: “Chúng tôi sẽ lưu ý đến từng cuộc bỏ phiếu về vấn đề này".
Như một cặp “bồ tèo” Donald Trump đã bênh vực bà Nikki Haley. Hôm 20.12.2017, Donald Trump đã nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc:
Tôi thích thông điệp mà Nikki gửi ngày hôm qua tại Liên Hợp Quốc cho tất cả các quốc gia này nhận tiền của chúng tôi, và sau đó họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi tại Hội đồng Bảo an, hoặc họ có thể bỏ phiếu chống lại chúng tôi tại hội đồng.
"Họ nhận hàng trăm triệu đô la và thậm chí hàng tỷ đô la, và sau đó họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Vâng, chúng tôi đang xem những phiếu bầu này. Hãy để họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều. Chúng tôi không quan tâm" (Let them vote against us. We’ll save a lot. We don’t care).
"Đây không phải là nơi mà họ có thể bỏ phiếu chống lại bạn, và sau đó bạn trả cho họ hàng trăm triệu đô la và không ai biết họ đang làm gì. Vì vậy, Nikki, đó là quyền
Đây không phải là nơi mà họ có thể bỏ phiếu chống lại bạn, và sau đó bạn trả cho họ hàng trăm triệu đô la và không ai biết họ đang làm gì. Vì vậy, Nikki, đó là thông điệp đúng đắn mà bạn và tôi đã đồng ý gửi đi vào ngày hôm qua.
"Và tôi đã có rất nhiều nhận xét tốt về nó, hãy tin tôi. Mọi người đang mệt mỏi vì Hoa Kỳ - những người sống ở đây, những công dân vĩ đại yêu đất nước này - họ đang mệt mỏi vì đất nước này bị lợi dụng, và chúng ta sẽ không còn bị lợi dụng lâu nữa ".
Rõ rằng là Donald muốn dùng tiền để đòi hỏi lòng trung thành chứ không dùng lẽ phải. Đó là cách làm ăn của một con buôn chứ không phải một nhà lãnh đạo chân chính. Ông coi các quốc gia trên thế giới giống các tên "ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" ở Sài Gòn năm 1963 đã nhận tiền của Mỹ để làm đảo chánh.
MỘT SỰ THẤT BẠI THÊ THẢM
Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc hôm 21.12.2017, trước khi bỏ phiếu, bà Haley lại nói:
Mỹ sẽ nhớ ngày này, cái ngày mà Mỹ bị đem ra công kích tại Đại hội đồng vì hành động thực hiện quyền của chúng tôi trong tư cách một quốc gia có chủ quyền.”
 “Chúng tôi sẽ không quên khi chúng tôi được kêu gọi một lần nữa cung cấp khoản đóng góp lớn nhất thế giới cho Liên Hiệp Quốc; và rất nhiều quốc gia tới kêu gọi chúng tôi, như họ vẫn thường làm, đóng góp nhiều hơn nữa và dùng sức ảnh hưởng của chúng tôi vì lợi ích của họ.”
Nhưng Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ quyết định của Tổng Thống Trump tuyên bố xem Jerusalem là thủ đô của Isreal với 128 phiếu thuận và 9 phiếu chống, 35 quốc gia không bỏ phiếu. Tất cả 5 cường quốc là Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc đều đứng về phía nghị quyết của Đại Hội Đồng LHQ.  Nhìn lại 9 quốc gia bỏ phiếu chống, ngoài Hoa Kỳ và Israel, người ta thấy đó có 7 quốc gia nhỏ bé có lẽ đã được Mỹ vận động và hứa hẹn để đỡ mất mặt, đó là Gaatemala, Honduras, Marshall Island, Micronesia, Nauru, Palau và Togo.
MỘI VÀI NHẬN XÉT
Nỗ lực thực hiện chủ nghĩa đế quốc mới của chính phủ Trump đã thất bại. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói:
“Thưa Tổng Thống Trump, ngài không thể dùng đôla của ngài để mua mong ước dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi cũng có lời kêu gọi toàn thế giới: đừng bán rẻ mong ước và cuộc đấu tranh vì dân chủ của mình bằng vài đồng đôla.”
Ông Elliott Abrams, người từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền Ronald Reagan và George W. Bush, cho rằngviệc trừng phạt giảm tiền viện trợ với những nước không nghe theo Mỹ là "chuyện không thể làm được", bởi những khoản viện trợ đó đảm bảo lợi ích sống còn về mặt an ninh quốc gia của Mỹ trong khu vực.
Trong bản tuyên bố ngày 10.12.2017, Toà thánh Vatican nhắc lại niềm tin tưởng vững chắc của Tòa Thánh rằng chỉ có một giải pháp thương thảo giữa người Do Thái và người Palestine mới có thể mang lại hoà bình ổn định và lâu dài, bảo đảm sự chung sống hoà bình của hai quốc gia trong những ranh giới được quốc tế công nhận”.
Ngày 29.12.2017
Lữ Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét