Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Việt Phương là người có trí nhớ tuyệt vời, siêu phàm

Tôi rất đồng ý với bác Doanh: "Trần Việt Phương là người có trí nhớ tuyệt vời". Điều này tôi đã viết trong bài "Việt Phương: Nhà hùng biện hay Nhà tuyên truyền", tôi có viết: "chú Phương có thể thao thao bất tuyệt cả ngày không cần giấy bút. Trí nhớ của chú thật siêu phàm, tôi chưa gặp bất kỳ ai có trí nhớ siêu phàm như thế.". Vì biết chú là "người gần như "ăn cùng mâm" với cả Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng từ 1949 cho đến khi họ lần lượt ra đi", nên đã có một số lần tôi nói với chú, nhất là trong mấy lần gặp chú gần đây ở Bệnh viện Hữu nghị, chú nên viết hồi ký vì chỉ có chú, với trí nhớ tuyệt vời, siêu phàm, chú có thể kể lại trung thực lịch sử đất nước, lịch sử lãnh đạo của Đảng và của các lãnh tụ Đảng và tin rằng những điều chú viết ra sẽ có sức thuyết phục hơn nhiều so với tất cả các nhà sử học đương đại. Hồi ký này chưa cần xuất bản ngay, chờ đến ngày đất nước được "giải phóng", xã hội tự do, dân chủ, công bố cũng chưa muộn.
Một trái tim lớn đã ngừng đập
Lê Đăng Doanh - Và với “Bùn đen vấy lên tận chín tầng mây” thì ông bị vạ, bị phê phán và không còn trực tiếp công tác trong Văn phòng Thủ tướng Phạm Văn Đồng nữa. Ông làm việc tại Văn phòng Chính phủ về cải tiến quản lý, là một thành viên sáng lập của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương – khi được thành lập có vị trí là một bộ của Chính phủ và là một ban của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Việt Phương (1928 - 2017)
Trong gần 50 năm được làm việc với ông, đi công tác trong và ngoài nước, soạn thảo văn kiện, thảo luận, viết, sửa bài suốt đêm đến sáng để hoàn thành văn kiện, tôi chưa bao giờ thấy ông to tiếng, chưa bao giờ nghe ông nói xấu một ai. Nhà thơ Trần Việt Phương còn là một nhà diễn thuyết xuất sắc, có thể làm lay động trái tim, tình cảm và lòng yêu nước của người nghe. Ảnh tác giả cung cấp.

Lúc 8 giờ 50 phút sáng 6/5/2017, nhà thơ – nhà nghiên cứu Trần Việt Phương đã từ trần, hưởng thọ 90 tuổi.

Mặc dầu biết ông lâm bệnh nặng, đã vào bệnh viện từ 29 Tết Đinh Dậu nhưng sự ra đi của ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng những người đồng chí, đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc yêu thơ ông. Một chiến sĩ cách mạng tiền khởi nghĩa trải qua tù đày và tra tấn, một chính ủy trung đoàn Nam tiến năm 1946, một người tư vấn và trợ lý cho nhiều lãnh đạo trong kháng chiến và xây dựng kinh tế, một trí tuệ uyên bác Đông Tây kim cổ đi trước thời đại song trước hết, ông Trần Việt Phương là một trái tim nhân hậu, hết lòng vì đất nước, đồng bào, đồng chí.

Sinh ngày 6/12/1928, Trần Việt Phương là học sinh xuất sắc ở Trường Bưởi (Trường Chu Văn An, Hà Nội bây giờ) đã thi đỗ thẳng tú tài phần hai mà không học qua tú tài phần một; tham gia hoạt động cách mạng khi 16 tuổi, bị mật thám Nhật (Kempetai) bắt và tra tấn vào năm 1944; tham gia Vệ Quốc đoàn, trở thành chính ủy trung đoàn trong 4 trung đoàn Nam tiến tiếp sức cho Nam Bộ kháng chiến năm 1946 khi mới 18 tuổi. Trung đoàn của ông đối mặt với quân Pháp tại trận Xuân Lộc, sau trận này, chính ủy Trần Việt Phương đã ra Bắc gặp Chỉ huy Võ Nguyên Giáp báo cáo và đề nghị có cách đánh thích hợp với quân địch chiếm ưu thế vượt trội về hỏa lực, được Tướng Giáp khen ngợi là sắc sảo. Sau đó, ông tham gia Liên Khu ủy Khu V, làm Trưởng Ban Thanh vận của Khu ủy và gặp đồng chí Phạm Văn Đồng, trở thành người cộng sự của ông Phạm Văn Đồng trong các hoạt động ngoại giao, chính trị, kinh tế, kết nối với trí thức và văn nghệ sĩ.




Ông Trần Việt Phương là một tài năng xuất chúng trong biên soạn văn kiện, trình bày tóm tắt các cuộc thảo luận một cách sâu sắc, làm cho chính những người tham gia thảo luận phải ngạc nhiên; là nhà nghiên cứu kinh tế chính trị, người trợ lý cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ những năm 1948, tham gia nhóm trợ lý của Tổng Bí thư Lê Duẩn, thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, thành viên sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS – viện nghiên cứu độc lập đầu tiên sau năm 1975. Ông gắn kết sâu sắc với đồng chí Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) từ những năm 1951 khi ông Kiệt ra Việt Bắc, ủng hộ những nỗ lực cải cách của anh Sáu.

Ông Trần Việt Phương là một nhà thơ đích thực. Ông làm việc và làm thơ để thể hiện trải nghiệm của mình. Đến năm 1970, ông đã viết hơn 300 bài thơ và đưa cho bạn ông là nhà thơ Chế Lan Viên đọc để góp ý. Với mong muốn làm mới nền thơ ca của Việt Nam, năm 1970, Chế Lan Viên đã chọn Phạm Tiến Duật là đại diện cho dòng thơ ca từ chiến đấu, Lý Phương Liên là nhà thơ nữ trẻ từ lao động sản xuất và tự ý chọn gần 100 bài thơ của Trần Việt Phương in thành tập “Cửa mở” đại diện cho dòng thơ thơ triết lý, tư duy trong khi Trần Việt Phương đang đi công tác nước ngoài.

Với những câu thơ “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”, ông đã chế nhạo sự ngây thơ phi thực tế trong tuyên truyền. Và với “Bùn đen vấy lên tận chín tầng mây” thì ông bị vạ, bị phê phán và không còn trực tiếp công tác trong Văn phòng Thủ tướng Phạm Văn Đồng nữa.

Ông làm việc tại Văn phòng Chính phủ về cải tiến quản lý, là một thành viên sáng lập của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương – khi được thành lập có vị trí là một bộ của Chính phủ và là một ban của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong suốt quá trình dài tư vấn cho các đồng chí lãnh đạo, ông đã đóng góp rất nhiều vào đổi mới chính sách, các văn kiện đại hội của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội XII, đóng góp trực tiếp vào Nghị quyết VI của Ban Chấp hành Trung ương năm 1979 về cải cách kinh tế, về mở cửa và hội nhập và các quyết sách khác.

Là một con người tự học, với trí nhớ tuyệt vời, ông có thể trích dẫn Marx hay Hegel bằng tiếng Pháp ngay trong cuộc thảo luận, ông hiểu cái “thần” – tức chủ ý của tác giả, phân tích thẳng thắn những giới hạn hay tính phi hiện thực của luận đề A hay B của Marx.

Ông Trần Việt Phương trước hết là một đồng chí trung thực, một trái tim nhân hậu, một người bạn lớn. Trong gần 50 năm được làm việc với ông, đi công tác trong và ngoài nước, soạn thảo văn kiện, thảo luận, viết, sửa bài suốt đêm đến sáng để hoàn thành văn kiện, tôi chưa bao giờ thấy ông to tiếng, chưa bao giờ nghe ông nói xấu một ai. Ông góp ý thẳng thắn nhưng không gay gắt, khi đồng chí mình gặp hoạn nạn, ông tự đi gặp lãnh đạo để trình bày làm rõ hoàn cảnh, tránh oan sai cho đồng chí mình. Ông luôn giúp đỡ hết lòng đối với mọi người từ giới thiệu với các đồng chí lãnh đạo, chia sẻ tài liệu nghiên cứu, góp ý kiến, sửa bản thảo…

Trái tim ông đã ngừng đập nhưng ông vẫn còn sống, chia lửa và tiếp sức với chúng ta trong cuộc hành trình ngày hôm nay. Cảm ơn ông đã để lại một tấm gương sáng cho đời!

Lê Đăng Doanh
Theo Người Lao Động
http://tiepthithegioi.vn/goc-nhin/ca-phe-sang/mot-trai-tim-lon-da-ngung-dap/

TS. Lê Đăng Doanh nói về ông Trần Việt Phương
6 tháng 5 2017


Chia sẻ về ông Trần Việt Phương, nguyên thứ ký của Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng, người qua đời ở tuổi 89 tại Hà Nội hôm 06/5/2017, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:

"Ông Trần Việt Phương ra đi là một tổn thất to lớn cho cộng đồng những người nghiên cứu và làm thơ của Việt Nam... Với hoạt động của ông Trần Việt Phương thì ông đã được ông Phạm Văn Đồng chú ý và đã được mời làm thư ký, tức là trợ lý cho ông Phạm Văn Đồng suốt thời gian cho đến khi ông Phạm Văn Đồng từ trần.

Đặc biệt, ông là người cộng sự thân cận của Tổng bí thư Lê Duẩn trong một thời gian dài và trong công việc ấy, ông thường xuyên nêu lên những vấn đề, những nhận xét rất sắc sảo về tình hình, những yêu cầu về sự đổi mới và có những ý kiến rất thiết thực về việc cải cách ở Việt Nam

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh

"Ông Trần Việt Phương là một nhân cách xuất sắc, là một con người hết sức trung thực và nhân hậu và có những đóng góp vượt thời đại.

"Ông Trần Việt Phương đã viết một tập thơ và năm 1968, nhà thơ Chế Lan Viên đã trích một số thơ của ông ấy và đăng thành tập 'Cửa Mở', trong đó ông Trần Việt Phương lần đầu tiên nêu lên các nhận xét của mình như là sự ngây thơ của người Việt nam... trong khi đánh giá, nhận xét như là 'Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ, đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ'.

"Và ông cũng đã có những nhận xét trong tập thơ đó và sau đó vì tập thơ ấy, ông đã bị thất sủng và không được làm tiếp cho ông Phạm Văn Đồng, mà ra làm cho Ban Nghiên cứu cải tiến quản lý, sau này về Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế, nhưng ông đã tham gia vào Ban Nghiên cứu, tức là Tổ tư vấn cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cho Thủ tướng Võ Văn Khải.

"Đặc biệt, ông là người cộng sự thân cận của Tổng bí thư Lê Duẩn trong một thời gian dài và trong công việc ấy, ông thường xuyên nêu lên những vấn đề, những nhận xét rất sắc sảo về tình hình, những yêu cầu về sự đổi mới và có những ý kiến rất thiết thực về việc cải cách ở Việt Nam," TS Lê Đăng Doanh nói với BBC.

http://www.bbc.com/vietnamese/media-39831118

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét