Về ông Nguyễn Thiện Nhân
Tác giả: theo FB Lê Nguyễn Hương Trà
Thỉnh thoảng đọc đâu đó có mấy người đi phao Nguyễn Thiện Nhân xài bằng tiến sĩ giả, mắc cười quá. Giờ vầy nha! Năm 1976, anh tui học Stuttgart, Tây Đức được mời sang dự trại hè lưu học sinh ở Merseburg, Đông Đức thì gặp Nguyễn Thiện Nhân. Nhân thuộc loại giỏi nên được cử đọc bài tham luận khai mạc. Khi ấy Nhân còn tại ngũ, đi nghiên cứu sinh ở ĐH Kỹ Thuật Magdeburg.Năm 1980 thì Nhân đã xong Tiến sĩ – ngành Tự Động Hóa và về nước, anh làm ở Viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng), với hàm Thượng úy. Sau đó thì giải ngũ, qua giảng dạy ở ĐH Bách Khoa Tp.HCM.
Nguyễn Thiện Nhân bắt đầu tham gia công tác Đoàn, làm Phó Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh. Sau này trên mạng có lan truyền hình ảnh Nhân nắm tay nhảy múa với thanh niên ở China, chắc do…nhớ nghề cũ ha ha. Năm 1988, Nguyễn Thiện Nhân trở lại Đông Đức làm Tùy viên giáo dục trong ĐSQ Việt Nam, quản lý Lưu học sinh và theo học Kinh Tế Thị Trường, cũng tại ĐH Kỹ thuật Magdeburg nhưng không làm tiến sĩ..
Đến 1991, Nhân trở về ĐH Bách Khoa, làm Phó Chủ nhiệm Khoa Quản lý Công nghiệp; rồi sang Mỹ học Thạc sỹ Quản lý Cộng đồng tại ĐH Oregon và tham gia khóa đào tạo chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại ĐH Harvard. Ố yeah :>
Xong thì Nguyễn Thiện Nhân quay về trường làm Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, lúc này anh tui cũng từ Đức về thỉnh giảng trong trường của Nhân. Gia đình tui đã mua lại miếng đất của anh Nhân do BV Thống Nhất cấp cho Bs. Thành – cha Nhân, để xây nhà.
Sau thì Nhân qua làm Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; được phong học hàm Giáo Sư và đi sâu vào con đường chính trị, trở thành Đại biểu Quốc hội khóa X. Từ Sở, ảnh lên Ủy Ban TP rồi ra T.W ^-^
—
Nguyên khúc trên mất hơn 20 năm. Tính ra Nguyễn Thiện Nhân thăng tiến không nhanh so với nhiều anh tre trẻ hiện nay. Nhân có bản tính chung của dân làm khoa học: chuẩn mực, chính xác, quyết đoán, sáng tạo và…lành tính. Về chính trị, nhìu người hổng ưa Nhân vì anh chọn thái độ trung dung, nhưng giới trí thức đánh giá rất cao Nhân. Tuy vậy, cũng có thể do cờ chưa tới tay!?
Từng tiếp xúc Nguyễn Thiện Nhân, tui chỉ có thể nói là anh sinh trưởng, được giáo dục và chịu ảnh hưởng lớn từ một người cha lỗi lạc. Đọc một bài viết cũ về gia đình Gs.Bs Nguyễn Thiện Thành, một trong 5 gia đình ít ỏi ở VN có hai cha con được phong hàm Giáo sư nè!
[1]https://www.facebook.com/photo.php?fbid=4437303705421&set=a.&type=3&theater
Trong stt tui viết hồi 5.2013 khi anh Nhân được bầu bổ sung vô Bộ Chính Trị, có đoạn vầy: “Ông Trương Minh Vệ – hiệu trưởng ĐH Bách Khoa, kể lại. Thời Nguyễn Thiện Nhân còn làm phó hiệu trưởng, có một giáo sư người Đức sau khi đến trường làm việc đã bảo với ông là “người này khả năng sẽ lên làm Thủ Tướng!”. Lúc đó cũng không tiện hỏi tại sao ông giáo sư nói vậy; chỉ nghe bảo rằng Nguyễn Thiện Nhân là người thông minh và có một sự tự tin đặc biệt.
Nói gì đi nữa, nhìn dàn chóp bu của BCT hiện nay, Nguyễn Thiện Nhân vẫn là người sáng láng nhất, được đào tạo chuyên môn ở những trường đại học danh tiếng, nghiêm túc và thực lực nhất. Hồi ở Sài Gòn, Nguyễn Thiện Nhân vẫn tự mình tiếp khách nước ngoài bằng tiếng Anh lưu loát. Hôm nay, đọc BBC thấy có trích lời của Mr.Fred Burke, CEO của Công ty luật Baker & McKenzie ở TP. HCM, người đã có vài lần đi cùng Nguyễn Thiện Nhân sang Mỹ: “Ông ấy thuyết trình bằng PowerPoint cho những người muốn đầu tư, và cách tiếp cận của ông thật xuất sắc. Ông ấy thuộc thế hệ mới đã tiếp xúc nhiều với quốc tế.”!
.
Anh Nguyễn Thiện Nhân hơi hạn chế về mặt lý luận nhưng có thực tiễn khi kinh qua nhiều vị trí; dù chưa đóng góp thực sự cho cuộc cải cách giáo dục thời mần Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. Còn mần Chủ tịch MTTQ thì… ôi thôi!
.KD: Đọc trên FB Lê Nguyễn Hương Trà về nhân thân ông Nguyễn Thiện Nhận, người mà giới quan sát và bàn luận đang có nhiều lời đồn đại
Văn phong, là của Lê Nguyễn Hương Trà, chủ Blog chỉ đăng lại toàn văn để bạn đọc hiểu
Qua stt này của Lê Nguyễn Hương Trà, thấy rõ văn bằng của ông Nguyễn Thiện Nhân là bằng thật, và là người được đào tạo bài bản, trải qua nhiều cấp bậc, nhiều quá trình quản lý. Rất… Đúng quy trình
Có điều khi nhắc tới dạo ông làm Bộ trưởng GD & ĐT thì chính mình cũng ngẩn ngơ- không rõ ổng làm được gì cho ngành này- ngoài phong trào chống bênh thành tích. Và chỉ qua một năm đầu tiên (67% đỗ tốt nghiệp THPT, mà mình cho đó là con số khá sát thực) thì chỉ ngay năm sau thôi, ngành GD mắc bệnh thành tích trầm kha, với tỷ lệ hơn 99% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT.
Mắc cười là mắc cười ở chỗ đó!
Title bài, chủ Blog xin đặt
https://kimdunghn.wordpress.com/2017/05/09/ve-ong-nguyen-thien-nhan/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét