Từ chối dùng máu của Bà Bộ trưởng Bộ Y tế
FB Bạch Hoàn, 10-1-2017 - Tôi đề nghị phải có tem máu sạch, thậm chí cần có thông tin người hiến máu trên tem. Nếu chẳng may bị bệnh, tôi cần biết có phải máu của bà Bộ trưởng Bộ Y tế hay không. Nếu là máu của bà bộ trưởng, tôi sẽ từ chối sử dụng!
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang ăn hải sản với các quan chức của Bộ Y tế, chứng minh tôm, cá không nhiễm độc. Ảnh: internet
Bộ Y tế đang có ý đồ đưa vào dự thảo Luật hiến máu và Tế bào gốc quy định bắt buộc công dân phải hiến máu 1 năm/lần, trừ trường hợp không thể hiến máu.
Tôi cho rằng đây là quy định vi hiến. Hiến pháp quy định rất rõ quyền tự do thân thể của mỗi người là bất khả xâm phạm. Hiến máu là tự nguyện. Nếu bắt buộc mọi công dân phải cho máu 1 lần/năm thì không thể gọi là hiến máu được nữa.
Có lẽ, ngành y tế đang muốn cưỡng máu nhân dân!
Tôi thử lý giải ý đồ hút máu nhân dân này bằng tư duy đã tạo nên dấu ấn của bà Bộ trưởng Bộ Y tế trong những năm qua.
* Tháng 1-2013, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định công bố 10 thành tựu y tế tiêu biểu trong năm 2012. Trong đó tăng giá dịch vụ y tế được chọn là một trong những thành tựu hàng đầu của ngành y tế.
Tôi sợ rằng, khi công bố thành tựu y tế tiêu biểu của năm 2017, người ta sẽ chọn hút được máu của toàn dân thành thành tựu hàng đầu của ngành y tế!
* Tháng 7-2013, phát biểu về vụ việc 3 trẻ em ở Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vắc-xin, bà Bộ trưởng Bộ Y tế nói: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin”.
Vậy thì, thiếu máu là lỗi của ai? Người dân vẫn cun cút đi hiến máu, bao năm nay có mấy khi tôi thấy giới quan chức hiến máu? Lỗi của máu xử máu, thiếu máu của quan thì xử máu quan!?
* Tháng 1-2013, khi nói về thực phẩm, thay vì thực hiện trách nhiệm đảm bảo mọi thực phẩm trên thị trường đương nhiên phải sạch, bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho rằng: “Có tem rau sạch rồi thì nên có tem thịt bò sạch, tem cá sạch, gà sạch”.
Có tem gà sạch, thịt sạch, thì trong quỹ máu của ngành y chắc cũng phải có tem máu sạch. Thực phẩm nào không có tem là thực phẩm bẩn? Máu nào không có tem là máu bẩn? Ai nghèo ráng chịu!
* Đầu tháng 5-2016, trong thảm hoạ cá chết ở miền Trung, Bộ trưởng Bộ Y tế điềm nhiên khoe ảnh ăn hải sản ở Hà Tĩnh và phát biểu hải sản ở Quảng Bình và Hà Tĩnh an toàn với sức khoẻ con người.
Vâng, mọi người đều có thể cho máu. Không phân biệt bệnh tật, không phân biệt có máu dê hay không dê, không phân biệt người có lòng trắc ẩn hay kẻ vô cảm, người nhân ái hay kẻ máu lạnh… tất cả máu đều an toàn cho người bệnh!
Với tư duy ấy, thực ra không cần tem máu sạch hay máu bẩn. Nhưng tôi nhớ rằng Bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nói bà ấy đã đăng ký hiến tạng và không sợ gì cả. Tôi vô cùng sợ hãi khi nghĩ đến viễn cảnh bà ấy lại tiếp tục gương mẫu trong việc hiến máu.
Tôi đề nghị phải có tem máu sạch, thậm chí cần có thông tin người hiến máu trên tem. Nếu chẳng may bị bệnh, tôi cần biết có phải máu của bà Bộ trưởng Bộ Y tế hay không. Nếu là máu của bà bộ trưởng, tôi sẽ từ chối sử dụng!
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tôi sẽ bất chấp tất cả, ủng hộ kế hoạch lấy máu toàn dân. Theo WHO, 2% dân số hiến máu là đủ dùng. Nay lấy máu của toàn dân sẽ dư 98%. Toàn bộ số máu ấy đem xuất khẩu, mang ngoại tệ về cho đất nước. Nghèo thì phải bán máu mà ăn!
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang ăn hải sản với các quan chức của Bộ Y tế, chứng minh tôm, cá không nhiễm độc. Ảnh: internet
Bộ Y tế đang có ý đồ đưa vào dự thảo Luật hiến máu và Tế bào gốc quy định bắt buộc công dân phải hiến máu 1 năm/lần, trừ trường hợp không thể hiến máu.
Tôi cho rằng đây là quy định vi hiến. Hiến pháp quy định rất rõ quyền tự do thân thể của mỗi người là bất khả xâm phạm. Hiến máu là tự nguyện. Nếu bắt buộc mọi công dân phải cho máu 1 lần/năm thì không thể gọi là hiến máu được nữa.
Có lẽ, ngành y tế đang muốn cưỡng máu nhân dân!
Tôi thử lý giải ý đồ hút máu nhân dân này bằng tư duy đã tạo nên dấu ấn của bà Bộ trưởng Bộ Y tế trong những năm qua.
* Tháng 1-2013, Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định công bố 10 thành tựu y tế tiêu biểu trong năm 2012. Trong đó tăng giá dịch vụ y tế được chọn là một trong những thành tựu hàng đầu của ngành y tế.
Tôi sợ rằng, khi công bố thành tựu y tế tiêu biểu của năm 2017, người ta sẽ chọn hút được máu của toàn dân thành thành tựu hàng đầu của ngành y tế!
* Tháng 7-2013, phát biểu về vụ việc 3 trẻ em ở Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vắc-xin, bà Bộ trưởng Bộ Y tế nói: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin”.
Vậy thì, thiếu máu là lỗi của ai? Người dân vẫn cun cút đi hiến máu, bao năm nay có mấy khi tôi thấy giới quan chức hiến máu? Lỗi của máu xử máu, thiếu máu của quan thì xử máu quan!?
* Tháng 1-2013, khi nói về thực phẩm, thay vì thực hiện trách nhiệm đảm bảo mọi thực phẩm trên thị trường đương nhiên phải sạch, bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho rằng: “Có tem rau sạch rồi thì nên có tem thịt bò sạch, tem cá sạch, gà sạch”.
Có tem gà sạch, thịt sạch, thì trong quỹ máu của ngành y chắc cũng phải có tem máu sạch. Thực phẩm nào không có tem là thực phẩm bẩn? Máu nào không có tem là máu bẩn? Ai nghèo ráng chịu!
* Đầu tháng 5-2016, trong thảm hoạ cá chết ở miền Trung, Bộ trưởng Bộ Y tế điềm nhiên khoe ảnh ăn hải sản ở Hà Tĩnh và phát biểu hải sản ở Quảng Bình và Hà Tĩnh an toàn với sức khoẻ con người.
Vâng, mọi người đều có thể cho máu. Không phân biệt bệnh tật, không phân biệt có máu dê hay không dê, không phân biệt người có lòng trắc ẩn hay kẻ vô cảm, người nhân ái hay kẻ máu lạnh… tất cả máu đều an toàn cho người bệnh!
Với tư duy ấy, thực ra không cần tem máu sạch hay máu bẩn. Nhưng tôi nhớ rằng Bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nói bà ấy đã đăng ký hiến tạng và không sợ gì cả. Tôi vô cùng sợ hãi khi nghĩ đến viễn cảnh bà ấy lại tiếp tục gương mẫu trong việc hiến máu.
Tôi đề nghị phải có tem máu sạch, thậm chí cần có thông tin người hiến máu trên tem. Nếu chẳng may bị bệnh, tôi cần biết có phải máu của bà Bộ trưởng Bộ Y tế hay không. Nếu là máu của bà bộ trưởng, tôi sẽ từ chối sử dụng!
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tôi sẽ bất chấp tất cả, ủng hộ kế hoạch lấy máu toàn dân. Theo WHO, 2% dân số hiến máu là đủ dùng. Nay lấy máu của toàn dân sẽ dư 98%. Toàn bộ số máu ấy đem xuất khẩu, mang ngoại tệ về cho đất nước. Nghèo thì phải bán máu mà ăn!
lũ điên đề xuất liệu pháp điều trị bệnh tâm thần....
Trả lờiXóa