Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Nói không với hộ chiếu 
“đường lưỡi bò”

Lê Ngọc Sơn nhờ viet-studies đăng giải pháp rất "trí tuệ" này: Đối với những khách du lịch Tàu mang hộ chiếu đường lưỡi bò xin nhập cảnh, cách đối phó rất đơn giản: Cần làm một con dấu đủ to có dòng chữ: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý thể hiện quyền làm chủ với Hoàng Sa và Trường Sa. Không công nhận đường lưỡi bò này". Nếu còn đủ diện tích thêm một câu nữa: "Ngày 12.7.2016, Tòa án Quốc tế đã tuyên bố những đòi hỏi của TQ trên biển Đông là vô giá trị cả về phương diện pháp lý lẫn lịch sử". Bằng 3 ngôn ngữ Việt, Hoa, Anh. Coi như là cách giúp công dân Trung Quốc (bị tẩy não) sáng ra được chút. Sau khi cộp cái dấu đó, cấp cho họ một tờ giấy thông hành cho vào bao nhiêu ngày đó là phải ra. Cái dấu đóng nó trùm lên cái hình lưỡi bò trên hộ chiếu. (Lưu ý: Không dùng mực Tàu, mà dùng mực xịn của Đức, màu mực nổi, hihi). Còn muốn vào VN tiêu tiền, cứ vào, cấm làm gì
Nói không với hộ chiếu 
“đường lưỡi bò”
15/07/2016 TTO - Sau phán quyết của PCA, chúng ta cần lên tiếng phản đối mạnh hơn nữa. Chúng ta yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi mẫu hộ chiếu, xóa “đường lưỡi bò” phi pháp... Tòa trọng tài (PCA) vừa ra phán quyết mang tính lịch sử, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc. Nhưng, sau phán quyết đó và ngay khi bạn cầm tờ báo này, hàng triệu “lưỡi bò” tiếp tục đổ vào Việt Nam. Bởi nó nằm trên hộ chiếu Trung Quốc.

Đoàn du khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trong số này có bốn hộ chiếu bị đóng dấu hủy vì có “đường lưỡi bò” - Ảnh: HỒNG THẢO

Người Nhật hiểu người Việt Nam đến mức nào

Người Nhật hiểu người Việt Nam đến mức nào
Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ đến một đất nước không chỉ phát triển cao về mặt kinh tế mà còn nổi tiếng về cách sống, cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn.
Phong cách làm việc của người Nhật rất khác người Việt Nam
Chính vì những lý do đó mà không chỉ người Việt chúng ta mà cả bạn bè quốc tế đều rất ngưỡng mộ người Nhật. Thế nhưng, với người nhật thì sao? Họ nghĩ gì về người Việt Nam? Bạn hãy cùng xem qua 2 câu chuyện mà tôi đã sưu tầm dưới đây để hiểu thêm về điều đó nhé!

Chúng nó dã man và tàn ác hơn cả phát xít

CHÚNG NÓ DÃ MAN VÀ TÀN ÁC CÒN HƠN CẢ PHÁT XÍT
Luân Lê - FB Luân Lê, 15-7-2016 - Hàng trăm tấn chất thải rắn độc hại của Formosa không chỉ được chôn trong trang trại của nhà ông giám đốc Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nay có hàng trăm tấn chất thải độc hại ấy lại được chuyên chở ra Phú Thọ để “xả thải”.

Mới hôm qua, Formosa còn “lệnh” cho cán bộ ở Hà Tĩnh phải xả nước ở con đập thượng nguồn sông Trí, có thể là một hình thức xoá dấu vết, phi tang chứng cứ về hành vi có đủ dấu hiệu tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự hiện hành.

Bộ ảnh “Chí Phèo, Thị Nở" như thật gây sốt


Bộ ảnh “Chí Phèo, Thị Nở" như thật gây sốt cộng đồng mạng
Đầu tư công phu từ bối cảnh cho đến trang phục, diễn xuất của mẫu, bộ ảnh tái hiện câu chuyện về cặp đôi Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm khiến nhiều người thích thú và chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội.
Chỉ ít giờ được đăng tải trên mạng xã hội Facebook, bộ ảnh đã nhận được hàng nghìn lượt thích, rất nhiều lời khen và lượt chia sẻ. Hầu hết mọi người đều bày tỏ sự thích thú, đánh giá cao sự tái hiện như thật nhờ sự đầu tư công phu. Cùng đó các thành viên không quên dành những lời có cánh cho diễn xuất rất đạt của 2 mẫu ảnh.

Lắng nghe con tim mình thức tỉnh


Lắng nghe con tim mình thức tỉnh
Thư cho người bạn trẻ,
Tuấn Khanh - Có thể bạn sẽ thất vọng sau khi đọc những gì tôi sẽ viết dưới đây, nhưng nếu trong phút giây nào đó, tôi may mắn được bạn nhận ra những điều tôi gửi gắm vào, hy vọng, bạn và tôi sẽ còn có thể chia sẻ với nhau trên suốt con đường dài dầy những biến cố của đất nước mình.
Người dân VN biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, 
sau sự kiện TQ cắt cáp tàu Bình Minh 02. Ảnh: internet
Trước việc các ngôi sao giải trí của Trung Quốc rầm rộ giương cao biểu ngữ đường chín đoạn trên biển Đông để bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài La Haye, Hà Lan về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc, bạn đã hỏi rằng người Việt cần phải làm một cái gì đó mạnh hơn nữa để đáp trả. Vài ngày trước, nhiều ngôi sao giải trí Việt Nam cũng đã làm hành động đáp trả bằng cách giơ cao biểu ngữ Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí, rất nhiều người không cần là nghệ sĩ cũng có những hoạt động như vậy.

Đích thị là 'Việt gian'!


Đích thị là 'Việt gian'!
...Thật cay đắng khi phải thốt lên rằng: Người Việt chúng ta đang “đầu độc” nhau, đang “giết” nhau từng ngày, đang vì chút lợi lộc bản thân mà chà đạp cả lợi ích của cộng đồng, của dân tộc...

Vụ Formosa xả thải diệt cả vùng biển miền Trung, cho đến vụ nước uống C2 nhiễm độc chì đầu độc hàng triệu người, rồi việc người làm du lịch Việt tiếp tay cho hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử nước nhà. Dư luận còn chưa nguôi thì lại lộ ra chuyện giám đốc Công ty Môi trường - Đô thị thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh bí mật cho Formosa chôn lấp chất thải công nghiệp trong trang trại.

Trong những vụ việc khiến dư luận cay đắng và phẫn nộ này, không chỉ có các nhà đại tư bản quốc tế vì lợi nhuận bất chấp tất cả, mà còn có bàn tay của người Việt dẫn dắt, có đôi mắt của những người Việt cứ “nhắm mắt là ngơ”.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Việt gian” là một cụm từ miệt thị dùng để ám chỉ những người Việt Nam bị xem là phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang, có những hành động đi ngược lại với quyền lợi dân tộc.

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Trận đánh tới: đi kiện Formosa

Trận đánh tới: đi kiện Formosa
Lữ Giang
Khi xác định sự thiệt hại, việc khó khăn nhất là xác định lỗi của bị đơn và sự quan hệ nhân quả giữa lỗi của bị đơn với những thiệt hại đã gây ra. Nhưng trong vụ tràn dầu ở Vịnh Metxico và vụ thải chất độc ở Vũng Áng, hai công ty có trách nhiệm đã nhận lỗi, nên mọi chuyện trở nên dễ dàng. Vấn đề còn lại xác định sự thiệt hại một cách chính xác và buộc Công ty Formosa phải bồi thường đầy đủ.
Giàn thăm dò Macondo Prospect bị nổ
KINH NGHIỆM VỤ ÁN TRÀN DẦU Ở VỊNH MEXICO
Trước khi nói về các phương thức có thể dùng để kiện vụ cá chết, chúng ta thử nhìn qua vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico nằm 2010 đã được giải quyết như thế nào để từ đó rút kinh nghiệm.

"Làm sao bớt "kền kền" trong bệnh viện?"


"Từ vụ chặn xe cứu thương: Làm sao bớt "kền kền" trong bệnh viện?"
Đọc truyện cổ của phương tây hay có chi tiết hãi hùng trong bệnh viện. Người bệnh chết, xác thối rữa được lũ kền kền và quạ "giải quyết" hậu quả. Dẫu sao chúng làm việc tốt vì chỉ ăn những xác chết và đó là hành động làm sạch môi trường. Nhưng loại kền kền ăn thịt người đang sống mới đáng lo.
Ảnh cắt từ clip liên quan đến vụ việc bảo vệ "chặn xe cứu thương" xảy ra ở BV Nhi Trung ương. Giả sử việc khó tin: các bác sỹ đóng cổ phần mua xe cứu thương là có thật, thì việc bảo vệ bệnh viện ở đâu đó chặn không cho xe ngoài vào đón bệnh nhân đã hấp hối và cuối cùng chết tức tưởi, cũng chẳng làm ai ngạc nhiên.

Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông

Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông
Vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông đã kết thúc bằng phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước liên hợp quốc về Luật biển. Có thể coi đây là vụ kiện thế kỷ vì nhiều lý do. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, nước Trung Hoa – “trung tâm thế giới” bị một nước nhỏ đơn phương kiện về tranh chấp biển. Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp phức tạp, có nhiều bên tham gia, nhiều nước quan tâm nhất. Lần đầu tiên Tòa phải trả lời và giải thích cụ thể điều 121.3 của UNCLOS và qua đó góp phần phát triển luật biển quốc tế. Nội dung phán quyết không chỉ tác động đến các bên liên quan chính của vụ kiện mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước trong và ngoài khu vực, đến tiến trình thực thi và phát triển của luật biển, luật quốc tế.

Sau 17 năm đàm phán song phương bất thành, 3 năm tiến hành các thủ tục khởi kiện và xét xử, phán quyết đưa ra được coi là có lợi cho Philippines. Trung Quốc thi hành chính sách ba không: không công nhận thẩm quyền của Tòa, không tham gia, không chấp nhận thi hành phán quyết.

Vui buồn khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam

Vui buồn khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam
“Một trong những tiêu cực của việc khách Trung Quốc sang nhiều là khách châu Âu, châu Mỹ người ta không ưa tập quán ồn ào của người Trung Quốc thì người ta sẽ xa lánh. Số nào dễ tính người ta vẫn đi Nha Trang, nhưng số khó tính người ta sẽ bảo nhau không đi Việt Nam, không đi Nha Trang, không đi Đà Nẵng, không đi Phú Quốc nữa, nhiều người Trung Quốc quá, trong cái mừng có khách Trung Quốc đến đông thì cũng có những cái lo, cái buồn.”
Một nhóm du khách Trung Quốc tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng.
Trong những tháng đầu năm 2016, số lượng du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam để tham quan tăng lên rất nhiều so với thời gian trước đó, việc gia tăng đó mang lại những lợi ích và những mặt trái nào?

Sau Philippines, đến lượt Nhật Bản kiện Trung Quốc?

Sau Philippines, đến lượt Nhật Bản kiện Trung Quốc?
Đảng cầm quyền Nhật Bản quyết định yêu cầu chính phủ đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài thường trực PCA. Ngày 13/7, hãng tin Kyodo đưa tin, Ủy ban về khai thác tài nguyên biển Hoa Đông thuộc đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản đã quyết định sẽ yêu cầu chính phủ Nhật Bản đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tòa trọng tài thường trực PCA dựa trên Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982. 
Hai tàu tuần duyên Nhật Bản áp sát tàu của Trung Quốc. 
Theo đó, Đảng LDP cho rằng hành động đơn phương của Trung Quốc với các thỏa thuận khai thác dầu khí mà hai nước đã kí kết từ năm 2008 là vi phạm Điều 74 của UNCLOS. Điều 74 quy định về nghĩa vụ nỗ lực thực hiện thỏa thuận đã ký kết giữa các nước. Như vậy, Tokyo sẽ khởi kiện Bắc Kinh dựa trên cơ sở này.

GS Ngô Vĩnh Long phân tích về phán quyết lưỡi bò

GS Ngô Vĩnh Long phân tích về phán quyết lưỡi bò
GS Ngô Vĩnh Long trả lời phỏng vấn ngày 12-7-2016 của phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân, trong đó ông khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục vùng vẫy và khiêu khích. Nhưng Mỹ, EU, Nhật, Úc, Ấn Độ, và nhiều nước khác đã cảnh báo Trung Quốc là làm như thế thì Trung Quốc sẽ tự cô lập hoá chính mình thôi. Các nước trong và ngoài khu vực sẽ cố gắng hoà hoãn để Trung Quốc không có cớ leo thang, nhưng nếu Trung Quốc vẫn cứ cố tình gây hấn thì các nước bắt buộc phải có chính sách thiết thực với Trung Quốc vì đây là vấn đề an ninh của toàn thế giới cũng như vấn đề cốt lõi của luật pháp quốc tế.


Câu hỏi 1: Xin cho biết ý kiến về việc Tòa bác các quyền lịch sử và đường 9 đoạn của Trung Quốc?
Thông cáo báo chí của Toà Trọng tài Thường tực (11 trang) và bản phán quyết (501 trang), trình bày rất chi tiết quá trình quyết định của Toà và khẳng định vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, năm 1982) đối với các nước ven biển. Từ đó Toà kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền và các tài nguyên ở các khu vực biển trong phạm vi đường chín đoạn, tức đường lưỡi bò.

‘Formosa thuê chở chất thải đi đổ 2,8 triệu đồng/chuyến’


‘Formosa thuê chúng tôi chở chất thải đi đổ 2,8 triệu đồng/chuyến’
PLTP Đ. Lam 14-7-2016 (PLO)- Đó là khẳng định của ông Nguyễn Giang Hà, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái Thiên Cầm (ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trước thông tin chất thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh đem đổ ở bãi rác gần biển Thiên Cầm từ tháng 5-2015.
Chất thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh đổ vào bãi rác thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) màu đen, lỏng, bốc mùi hôi thối.

Tại sao phải khởi tố vụ án cấp phép Formosa?

Tại sao phải khởi tố vụ án cấp phép Formosa?
Do tính chất quá nghiêm trọng của vụ việc, Vụ án xả thải gây cá chết hàng lọat của Formosa phải bị truy tố theo luật tố tụng hình sự, đó là điều mà chính phủ Việt Nam không thể trốn tránh. Ở nước ngoài, đã có hàng nghìn đơn kiện của dân chúng, những người trực tiếp bị hại, và của hàng chục tổ chức, hội đoàn chính trị và xã hội dân sự.

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể cũng đang chuẩn bị khởi kiện ra toà Quốc tế. Hoặc chính phủ phải xử Formosa theo đúng luật, hoặc chính Chính phủ phải chịu xét xử của công luận, của dân chúng. Đảng và Chính phủ nếu cố tình lấp liếm cho kẻ phạm tội, sẽ trở thành kẻ đồng lõa với tội ác. Nếu Chính phủ đứng ở vị trí bị can, thì cái chế độ mà đảng đang nắm quyền sẽ phải đứng trước vành móng ngựa. Điều này phải được hiểu rằng, nếu đảng không xử thì dân sẽ xử, dân sẽ xử cả tội phạm Formosa và xử cả tư cách cầm quyền của đảng.

Nhưng nếu Formosa chỉ là kẻ gây tội ác, bản thân nó không chịu trách nhiệm về sự có mặt của nó tại Việt nam và nhất là có mặt tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, một địa điểm nhạy cảm có một không hai trên dải đất hình chữ S. Tập đoàn Formosa là tập đoàn tội phạm môi trường nổi tiếng trên thế giới, nếu nó có mặt và gây tội tại Việt nam thì cái tội ác ấy phải do những người cấp phép cho nó chịu trách nhiệm.

Không thể “một mình một chợ”!

Không thể “một mình một chợ”!
Hữu Nguyên 14-7-2016 - Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc.
Kiểm duyệt báo chí. Ảnh: internet
Trưa tôi gởi bài ra tòa soạn, khoảng hơn 2 tiếng sau tôi nhận được một cú điện thoại do một lãnh đạo tòa soạn cho biết “do có chỉ đạo ngưng đăng bài về vụ này nên ban biên tập bảo phải gác lại bài viết của anh”. Hehehe… gác thì gác. Nhưng bảo có chỉ đạo ngưng thông tin về vụ kiện thì tôi ngạc nhiên quá.
Ai chỉ đạo? Nếu có thì chỉ đạo như thế nào? Đúng là “thắc mắc biết hỏi ai?”.
Toàn văn bài viết đã gởi cho BBT báo ĐĐK và bị gác lại như sau:

Vụ cá chết – chắn chắn đã bể kèo 500 triệu đô!

Vụ cá chết – chắn chắn đã bể kèo 500 triệu đô!
FB Nguyễn Tấn Thành 14-7-2016 - Việc cùng nhau bàn bạc rồi công báo nhận tội và bồi thường 500 triệu đô. Không cần bằng chứng, không cần Tòa đánh giá thiệt hại, nó cho ta thấy y như các băng đảng xã hội đen thỏa thuận một cái kèo 500 triệu đô vậy !

Nhưng như một bài tôi đã nói, vụ cá chết này là một thảm họa rất lớn. Không chỉ cả triệu ngư dân đang đói khổ đứng chờ bồi thường, chờ làm sạch biển. Mà còn cái chất độc nó vẫn tồn tại dưới biển, trong thức ăn gia súc, nên hăm he còn nhiều vụ Biển chết, Người chết sắp tới nữa. Trong khi các lãnh đạo đảng về cuối kỳ này thì quá kém để đảm bảo với tụi Formosa tin rằng đảm bảo được kèo này.

Và y như vậy, mới ngày nào đó cả băng đảng bàn bạc chia cái cục tiền 500 triệu đô đó như thế nào thì bây giờ im lặng. Rồi bắt đầu xuất hiện các bài tố cáo Formosa ngày càng dày đặt. Dấu hiệu bể kèo bắt đầu.

Xả nước ồ ạt để xóa tội cho Formosa ?


Xả đập gần nơi chôn chất thải là do yêu cầu của Formosa
Người Đưa Tin 14-7-2016 - Chúng tôi liên hệ với các chuyên gia đê điều, nông nghiệp, thủy lợi… ngay sau “sự cố” xả đập, họ đều thể hiện bức xúc. Họ khẳng định, việc xả đập vào thời điểm này là hết sức nguy hiểm. Không ai xả đập đón lũ vào lúc này, nguồn nước đang cần phải được tích trữ phục vụ tưới tiêu. Đặc biệt, việc xả nước đập, không những làm mất hết các vết tích vi phạm môi trường của Formosa và các bên liên quan, nó còn có thể làm lan nguồn độc hại ra diện rộng.

Tuy mức nước trong đập an toàn, nhưng vẫn xả ồ ạt và khẩn cấp, được cho là theo yêu cầu từ phía Formosa. Các chuyên gia cho rằng, xả như vậy có thể làm lan nguồn độc hại ra diện rộng. Báo Người đưa tin, ngày 11/7 có loạt bài chấn động: Phản ánh việc Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lén lút mang bùn bánh từ khu công nghiệp Formosa vào chôn lấp tại trang trại “bí mật” của ông Lê Quang Hòa, giám đốc công ty này.

Tiếp viên hàng không kể tật xấu của hành khách


Tiếp viên hàng không kể tật xấu của hành khách đi giá rẻ
Đằng sau những lời tố cáo, chỉ trích của khách hàng sử dụng dịch vụ hàng không giá rẻ, tiếp viên hàng không cho rằng, rắc rối cũng xuất phát từ hành khách. Đơn cử là chuyện cân nặng hành lý. Phần lớn khách hàng lợi dụng sơ hở về cách check-in hành lý trong sân bay để gian lận.

Cân hành lý tại sân bay. Ảnh: NLĐ
Tìm mọi cách để gian lận cân nặng hành lý
Chia sẻ trên trang cá nhân, hành khách N.B.C. cho biết, anh bay chuyến TP HCM – Huế của hãng Jetstar Pacific với giá vé 1,3 triệu đồng. Theo quy định của hãng, khách chỉ được mang theo 7 kg hành lý xách tay, nếu nhiều hơn thì phải ký gửi. Số hành lý của N.B.C là 10 kg, dôi 3 kg so với quy định. Khi nhân viên check-in yêu cầu đóng 300.000 đồng cho số hành lý dôi dư này, anh N.B.C không đóng thêm mà lựa chọn bỏ bớt hành lý để trở lại check-in.

Đất nước cần một Liên minh trí thức

Đất nước cần một Liên minh trí thức
Nguyễn Tiến Dũng
Anh Ba Sàm 14-7-16, Khi tình hình trên Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc đang bị dồn vào thế bí và đang tỏ ra ngày càng hung hăng thì khả năng một cuộc giao tranh quân sự rất có thể sẽ xảy ra vì từ xưa tới nay Trung Quốc vẫn lăm le xâm chiếm nước ta, và thực tế Hoàng Sa đã bị chúng chiếm hơn 40 năm nay. Vậy chúng ta phải đối phó ra sao?

Trong bài phát biểu cách đây không lâu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có nói: “Nhân dân Việt Nam sẵn dàng hi sinh vì độc lập tự do”. Đúng, nếu chiến tranh xảy ra, tôi sẵn sàng chiến đấu, và tôi tin tất cả người dân Việt Nam cũng sẽ đứng lên chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Nhưng tôi băn khoăn một điều, tôi không sợ chết cho Tổ quốc nhưng những hi sinh đó liệu có đủ để đánh bại đế quốc xâm lăng? Rồi đất nước liệu có được tự do? Hay những hy sinh đó chỉ như trứng chọi với đá? Bởi lẽ, hãy nhìn vào thực tế, Việt Nam ta quá nhỏ bé và yếu đuối! Chúng ta yếu về mọi mặt, từ quân sự, kinh tế tới văn hóa, giáo dục.

Tổng giám đốc SAWACO bị tố “mê” đi nước ngoài

Tổng giám đốc SAWACO bị tố “mê” đi nước ngoài
13/07/2016 Đi công tác nước ngoài “dày đặc” tổng giám đốc một doanh nghiệp nhà nước tại TP HCM đã bị nhân viên tố cáo. Một số CB-CNV thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) đã có đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng đề nghị làm rõ việc ông Hồ Văn Lâm, Tổng Giám đốc SAWACO, đi nước ngoài nhiều lần trong năm 2015.

Trong năm 2015, tổng giám đốc SAWACO giao quyền 
cho cấp phó đến 4 lần để đi công tác nước ngoài
Được cho phép (!?)
Trong đơn gửi các cơ quan chức năng của một số CB-CNV SAWACO nêu rõ: “Trong năm 2015, ông Hồ Văn Lâm đã đi nước ngoài 4 lần. Cụ thể, từ ngày 3 đến ngày 13-4-2015, ông Hồ Văn Lâm có giấy ủy quyền cho cấp phó để đi nước ngoài 10 ngày. Tiếp đó, ông Hồ Văn Lâm tiếp tục ủy quyền cho cấp phó để đi công tác nước ngoài 9 ngày từ ngày 5 đến 14-9-2015.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

QLNN thế nào mà cả dân và cán bộ đều phải...chạy?

Quản lý nhà nước thế nào mà cả dân và cán bộ đều phải...chạy?
QUỐC TOẢN0 (GDVN) - "Dân bây giờ đi đến cửa quan, cứ nghĩ rằng phải có tiền mới làm được việc vì nếu không thì sợ cán bộ gây khó dễ, vòi vĩnh", Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho hay. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Ủy viên Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: An Đăng - TTXVN.
Tham nhũng 60.000 tỉ đồng, thu hồi 4.700 tỉ đồng
Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện luật phòng chống tham nhũng hôm 12/7, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết: "Công tác Phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả nhất định, có những chuyển biến rõ rệt. 

Vũ Huy Hoàng đối diện với quy kết trách nhiệm

Nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đối diện với quy kết trách nhiệm
Trong việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh có trách nhiệm tập thể Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhưng cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không thể không có trách nhiệm với vai trò người đứng đầu, là Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Công Thương.
Qua việc nâng đỡ cho ông Trịnh Xuân Thanh, từ việc không buộc ông này chịu trách nhiệm khi để PVC thua lỗ trên 3200 tỷ, đưa về Bộ Công Thương, từng bước để ông này thăng tiến qua các chức vụ, rồi luân chuyển, giữ chức Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (hiện đã bàn giao chức vụ Bộ trưởng, làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Đức) đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc khá nặng về trách nhiệm liên quan.

“Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích trong nhóm lợi ích”

“Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích trong nhóm lợi ích”
Hải Phong (thực hiện) Thứ Ba, ngày 12/07/2016 (Dân Việt) Hoan nghênh kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về trường hợp sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, tuy nhiên, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng: Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích trong cả đường dây của nhóm lợi ích! Nếu chỉ chặt một mắt xích mà không phá cả đường dây thì việc nối lại mắt xích khác sẽ rất dễ dàng. Tại sao ông Trịnh Xuân Thanh vẫn tìm được “bến đỗ” mới?
 
Ông Trịnh Xuân Thanh- được tặng hoa chúc mừng khi nhậm chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Đồng chí này con đồng chí nào?

Đồng chí này con đồng chí nào?
11/07/2016 TTCT - Chuyện xảy ra mới đây tại một buổi lễ có truyền hình trực tiếp. Khi một cán bộ trẻ được xướng danh bước lên sân khấu, dưới hàng ghế khách mời, lập tức một đại biểu quay sang hỏi ngay một đại biểu khác: Đồng chí này con đồng chí nào?

Một số doanh nghiệp coi trọng thực tài thường có một nguyên tắc không tuyển hoặc cho điểm thấp những ứng viên con em các gia đình giàu có, quyền thế.

Vụ Formasa: lập lờ đánh lận con đen

Vụ Formasa: lập lờ đánh lận con đen
Lữ Giang - Cứ xem vụ tràn dầu ở vịnh Mexico thì biết. Giàn khoan dầu Macondo Prospect trên vịnh Mexico bị nổ ngày 2.4.2010 làm dầu tràn ra khoảng 180.000 km2. Công ty BP phải bỏ ra 54 tỷ USD để bồi thường, đóng tiền phạt và phục hồi môi trường trong 6 năm. Trong vụ 4 tỉnh miền Trung, ngoài việc tẩy xóa độc chất, còn phải cấy lại các tầng san hô và rong biển dưới đáy biển nên thời gian sẽ kéo dài không dưới 10 năm.

Các viên chức chính phủ trả lời vụ cá chết
Chiều 30.6.2016, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP đã mở cuộc họp báo tại Hà Nội và cho biết kết quả cuộc điều tra vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung gồm ba điểm chính sau đây:

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Cha con Vũ Huy Hoàng: Đúng quy trình hết, vậy mà…

Đúng quy trình hết, vậy mà…
09/07/2016 Không biết từ khi nào, chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với cụm từ “đúng quy trình”, một cụm từ thông dụng để người ta giải thích về một sự cố nào đó xảy ra… Mới đây, truyền thông bàn luận sôi nổi về việc ông Vũ Quang Hải (con trai của nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng) được lãnh đạo Bộ Công thương điều động về Sabeco ở vị trí hàm phó vụ trưởng để đảm đương vị trí chủ chốt là thành viên HĐQT. Người ta thắc mắc, liệu việc bổ nhiệm ông Hải có đúng quy trình hay không?

Minh họa: Hữu Khoa.
Thật ra thì thắc mắc đó, hay nói thẳng ra là sự hồ nghi như thế cũng là điều hết sức dễ hiểu. Người xưa có nói: “Đi qua ruộng dưa chớ có sửa giày” là vậy. Cho nên, đối với những việc nhạy cảm như quy trình bổ nhiệm ông Hải về Sabeco thì cần phải hết sức minh bạch, rõ ràng nếu không muốn bị người ta quy kết “tình ngay lý gian”.

Formosa được Hà Tĩnh ưu ái những gì?

Formosa được Hà Tĩnh ưu ái những gì?
TP - Được biết, trước khi chọn Hà Tĩnh là điểm đến, Formosa đã mất nhiều năm tìm đến một số nước trong khu vực và cả tại Đài Loan. Tuy nhiên, tất cả những nơi này đều không có ưu đãi, hoặc không được địa phương chấp thuận, trong khi Hà Tĩnh giang tay đón mời. Đây là dự án đầu tiên Formosa bước vào lĩnh vực thép.
Một phần công trường xây dựng tổ hợp
 gang thép Formosa Hà Tĩnh. Ảnh: Đình Thắng.
Đánh bật nhà đầu tư Ấn Độ
Trước Formosa, khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Cty Tata Steel (công ty con của Tập đoàn thép Tata, Ấn Độ). Tata Steel quan tâm tới Vũng Áng từ đầu những năm 2000, tới năm 2007, công ty này ký cam kết đầu tư với Hà Tĩnh sẽ xây nhà máy gang thép có tổng mức đầu tư 5 tỷ USD, công suất thiết kế 4,5 triệu tấn/năm.

Giảm chi chứ không thể mãi tăng thu, tăng vay nợ

Giảm chi chứ không thể mãi tăng thu, tăng vay nợ
Tư Giang, 9/7/2016, Không thể chỉ chăm chăm tăng thu, mà phải siết chặt lại kỷ luật chi ngân sách. Không thể yên tâm khoán trọng trách này cho một mình ngành tài chính. Quốc hội mới là cơ quan có quyền cao nhất đối với vấn đề ngân sách nhà nước.
Xe công chỉ là một phần rất nhỏ của tài sản công, mà theo công bố của Bộ Tài chính, Nhà nước đã chi tới 200.000 tỉ đồng (hơn 9 tỉ đô la Mỹ) mỗi năm từ ngân sách nhà nước để mua sắm. Ảnh: KINH LUÂN