Cựu tổng biên tập Lao Động 'hối tiếc vì làm công cụ của Đảng'
Ông Frederich Douglass, một nhà đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa các dân tộc có nói: "Trong các quyền con người, quyền biểu tỏ ý kiến là nỗi kinh hoàng của các hôn quân, bạo chúa, là thứ quyền mà chúng phải ra tay triệt hạ đầu tiên." Do đó, tự do báo chí chỉ được thực hiện trong một thể chế dân chủ như Tổng thống Obama nói:" Một chính phủ lấn lướt báo chí, một chính quyền không phải đối mặt với giới truyền thông cương trực và mạnh mẽ không phải là sự lựa chọn của nước Mỹ."
Ông Tống Văn Công tuyên bố từ bỏ Đảng năm 2014
Cựu tổng biên tập Lao Động trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt nhân cuốn hồi ký 'Đến già mới chợt tỉnh - Từ theo cộng đến chống cộng' của ông vừa được phát hành tại Mỹ. Nhà báo Tống Văn Công, cựu tổng biên tập Lao Động (1989 - 1994), từng được biết đến với những bài phản biện trên báo lề trái và 'thư góp ý với Đảng' và từng bị tờ Quân đội Nhân dân có bài công kích năm 2013.Năm 2014, ông tuyên bố từ bỏ Đảng và nay hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.
BBC: Thông điệp mà ông muốn chuyển tải qua cuốn hồi ký vừa được Người Việt Books ấn hành tháng 11/2016?
Tống Văn Công: Tôi muốn góp một phần nhỏ vào cuộc đấu tranh của người dân, trong đó có nhiều đồng chí cũ của tôi đòi dân chủ hóa đất nước, thực hiện các quyền dân sự và chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội,nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập.
Chúng tôi dễ thống nhất với nhau rằng: Cản ngại chính là những người lãnh đạo Đảng cộng sản hiện nay. Cuối đời nhìn lại, tôi nhận ra trách nhiệm của chính mình đã góp phần xây dựng nên lực lượng cản ngại này: Đó là di sản của chính chúng tôi!
Tôi dùng người mà chỉ dựa vào vào năng lực và nhiệt tâm của người đó đối với tờ báo, không phân biệt anh em ở chế độ cũ và người bị tù cải tạo. nhà báo Tống Văn Công |
Luật sư Lưu Nguyên Đạt cho rằng "Quyết định bỏ Đảng của Tống Văn Công không quyết liệt, không sáng sủa như qua lời phát biểu của Lê Hiếu Đằng. Nó không đanh thép bằng lập trường thô bạo của một Dương Thu Hương".
Sở dĩ như vậy là vì tôi nghĩ rằng mình không thể phát ngôn như một kẻ vô can.
Khi nhận ra chế độ Đảng trị đưa tới hai hiểm họa cho đất nước là tham nhũng và lệ thuộc ngoại bang, tôi đã mạnh dạn góp ý xây dựng, kiên trì góp ý xây dựng, chỉ đến khi không thể xây dựng được nữa, tôi mới tuyên bố từ bỏ Đảng.
Mục đích của việc từ bỏ Đảng đúng như nhà báo Hồ Ngọc Nhuận nhận định:"Nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước". Quyển hồi ký này tiếp tục thực hiện mục đích đó.
Trong cuộc đời làm báo, làm tổng biên tập tại Việt Nam, ông hối tiếc nhất điều gì và ngược lại điều gì khiến ông cảm thấy hãnh diện nhất?
"Hối tiếc nhất điều gì" ư? Đó là tự nguyện làm công cụ của Đảng chứ không phải thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.
Còn hãnh diện? Từ này quá cao đối với tôi. Nhưng cũng xin trả lời thế này: Tôi đã cùng anh em báo Lao Động đưa tờ báo từ chỗ chỉ bán cho Công đoàn mua bằng tiền nhà nước, đến chỗ đưa ra bán ở các sạp báo cả nước với số lượng cao nhất so với các tờ báo trung ương hồi đó.
Tôi nghĩ, cũng đáng "hãnh diện" khi bị cho nghỉ hưu với các lý do mà Ủy viên Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt cho tôi biết: "Tổ chức bộ máy nhân sự làm cho cơ quan an ninh không yên tâm".
Đó là do tôi dùng người mà chỉ dựa vào vào năng lực và nhiệt tâm của người đó đối với tờ báo, không phân biệt anh em ở chế độ cũ và người bị tù cải tạo.
Từ khi tôi làm tổng biên tập có nhiều loạt bài khiến Bộ Chính trị lo lắng. Thậm chí có lần trong một tháng, tờ báo của tôi có bài phê bình bốn bộ trưởng.
|
- Tình trạng này phản ánh sự khủng hoảng của thể chế và mâu thuẫn giữa các phe phái trong Đảng cầm quyền.
Theo đánh giá của ông thì đến bao giờ Việt Nam mới có tự do báo chí?
- Ông Frederich Douglass, một nhà đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa các dân tộc có nói: "Trong các quyền con người, quyền biểu tỏ ý kiến là nỗi kinh hoàng của các hôn quân, bạo chúa, là thứ quyền mà chúng phải ra tay triệt hạ đầu tiên."
Do đó tự do báo chí chỉ được thực hiện trong một thể chế dân chủ như Tổng thống Obama nói:" Một chính phủ lấn lướt báo chí, một chính quyền không phải đối mặt với giới truyền thông cương trực và mạnh mẽ không phải là sự lựa chọn của nước Mỹ."
Thách thức lớn nhất đối với những người đang tâm huyết với nghề báo tại Việt Nam là gì?
- Là không có quyền tự do báo chí. Báo chí phải viết theo chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Đảng cộng sản.
Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố "Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức".
Dù Việt Nam có báo chí tư nhân nhưng nếu vẫn bị Ban Tuyên huấn chỉ đạo thì vẫn không có tự do báo chí.
Cách đây hơn 150 năm, ông Rober Lowe, một chính khách người Anh cho rằng: "Chúng ta nhất định phải nói lên sự thật, đúng như chúng ta nhìn thấy,không sợ mọi hậu quả nhất định không cung cấp chỗ ẩn náo thuận tiện cho những hành vi bất công hay áp chế mà phải lập tức giao chúng cho sự phán xét của thế giới".
Câu nói đó vẫn đang thách thức lương tâm và năng lực các nhà báo Việt Nam.
Ông đã phải trả những cái giá nào trong cuộc đời làm báo của mình ở Việt Nam?
- Xin trích mấy câu trong Hồi ký Không tên của nhà báo Lý Quý Chung, tổng thư ký tòa soạn báo Lao Động cho câu hỏi này: "Con đường phát triển độc đáo của tờ báo - một tờ báo mang tính đột phá về nghề nghiệp ở thời điểm đó - bị khựng lại giữa lúc đầy phấn khởi. Anh được cho về hưu vào cái lúc anh thành đạt nhất trong sự nghiệp báo chí của mình."
Cái giá phải trả còn vượt xa ngoài bản thân tôi. Hơn 20 anh em nhà báo tài năng cùng bỏ việc như Lý Quý Chung, họa sĩ Chóe, cây bút phiếm luận nổi tiếng Ba Thợ tiện (Hoàng Thoại Châu), cây bút điều tra nổi tiếng Lưu Trọng Văn...
Ben Ngô
BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét