Người nước ngoài thích ở đâu tại TQ nhất?
Denise Hruby, 23 tháng 3 2016 - Thượng Hải vẫn hấp dẫn người nước ngoài tới đây làm việc mặc dù đang có khó khăn về kinh tế và giá cả tăng? Phần lớn người nước ngoài không thấy giá cả ở Thượng Hải là đắt, có lẽ do thu nhập của họ cao. Ở Trung Quốc, người nước ngoài kiếm trung bình khoảng 158.000 USD/năm, so với trung bình của thế giới là 104.000 USD, theo khảo sát của HSBC 2015. Ban đầu Andrea Duty, người Mỹ, thấy Thượng Hải không thích thú gì. Khi chồng cô, Chris, nói rằng công ty anh đề nghị anh làm việc ở đấy, cô thậm chí chẳng muốn bàn.“Phản ứng đầu tiên là dứt khoát không đi,” nhiều tháng sau Duty nhớ lại như vậy trong khi ăn pho mát nhập khẩu từ Tây Ban Nha ở một quán Tapas ở trung tâm Thượng Hải. Sau hai tháng tới đây họ phải lòng Thượng Hải ngay, và như nhiều người nước ngoài, họ có thể nói ngay một loạt lý do vì sao.
Thượng Hải là thành phố lớn nhất và quốc tế nhất của Trung Quốc và vẻ đẹp mê hoặc của nó từ lâu đã thu hút người nước ngoài trên khắp thế giới. Hơn 150 năm nay người nước ngoài đã thấy đây là ngôi nhà thứ hai. Từ trước tới nay, chính cơ hội đã dẫn họ tới định cư ở đây.
Nhưng do những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc mới đây nên người nước ngoài đến ở đây ít đi. Các báo cáo cho biết con số người nước ngoài một năm trước là khoảng 255.000, giảm 2% so với 2014.
Thượng Hải là trung tâm kinh doanh toàn cầui và thành phố lớn nhất của Trung Quốc và khiến nó là điểm hấp dẫn đối với người nước ngoài (Ảnh: iStock)
Năm ngoái tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới 7%, thị trường chứng khoán không ổn định và người giàu tìm cách đưa tiền của họ ra khỏi Trung Quốc. Những năm gần đây một số công ty nước ngoài thấy bi quan hơn về các hoạt động tại Trung Quốc và bắt đầu thay thế người nước ngoài ở chức vụ cao bằng người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài. Năm 2014 số người nước ngoài ra khỏi Trung Quốc gấp đôi số vào Trung Quốc, theo một nghiên cứu của UniGroup Relocation.
Mặc dù mọi người đang đợi bong bóng kinh tế vỡ nhưng thủ đô về tài chính Trung Quốc vẫn là một lựa chọn rất hấp dẫn đối với những người tìm việc hấp dẫn ở nước ngoài. Người nước ngoài vẫn thấy Thượng Hải là một cơ hội để, hoặc theo đuổi nghề mà họ không làm được ở nước họ, hoặc kiếm tiền nhanh. Đối với nhiều người, là cả hai lý do.
Kiếm tiền
“Ở đây người nước ngoài có một cơ hội tốt vì nó vẫn là một thành phố đang phát triển nhanh và nhiều người đang chuyển đến,” Duty, một đầu bếp Mỹ làm các loại bánh kiểu Pháp, nói.
Phần lớn người nước ngoài không thấy giá cả ở Thượng Hải là đắt, có lẽ do thu nhập của họ cao. Ở Trung Quốc, người nước ngoài kiếm trung bình khoảng 158.000 USD/năm, so với trung bình của thế giới là 104.000 USD, theo khảo sát của HSBC 2015.
Nhiều chuyên gia làm việc ở chức vụ lãnh đạo và có tiền thưởng là bước nhảy lớn, mặc dù rào cản văn hoá tương đối lớn và ô nhiễm không khí đang xấu đi. Một số được cả tiền trợ cấp độc hại do ô nhiễm.
Năm ngoái tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới 7%, thị trường chứng khoán không ổn định và người giàu tìm cách đưa tiền của họ ra khỏi Trung Quốc. Những năm gần đây một số công ty nước ngoài thấy bi quan hơn về các hoạt động tại Trung Quốc và bắt đầu thay thế người nước ngoài ở chức vụ cao bằng người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài. Năm 2014 số người nước ngoài ra khỏi Trung Quốc gấp đôi số vào Trung Quốc, theo một nghiên cứu của UniGroup Relocation.
Mặc dù mọi người đang đợi bong bóng kinh tế vỡ nhưng thủ đô về tài chính Trung Quốc vẫn là một lựa chọn rất hấp dẫn đối với những người tìm việc hấp dẫn ở nước ngoài. Người nước ngoài vẫn thấy Thượng Hải là một cơ hội để, hoặc theo đuổi nghề mà họ không làm được ở nước họ, hoặc kiếm tiền nhanh. Đối với nhiều người, là cả hai lý do.
Kiếm tiền
“Ở đây người nước ngoài có một cơ hội tốt vì nó vẫn là một thành phố đang phát triển nhanh và nhiều người đang chuyển đến,” Duty, một đầu bếp Mỹ làm các loại bánh kiểu Pháp, nói.
Phần lớn người nước ngoài không thấy giá cả ở Thượng Hải là đắt, có lẽ do thu nhập của họ cao. Ở Trung Quốc, người nước ngoài kiếm trung bình khoảng 158.000 USD/năm, so với trung bình của thế giới là 104.000 USD, theo khảo sát của HSBC 2015.
Nhiều chuyên gia làm việc ở chức vụ lãnh đạo và có tiền thưởng là bước nhảy lớn, mặc dù rào cản văn hoá tương đối lớn và ô nhiễm không khí đang xấu đi. Một số được cả tiền trợ cấp độc hại do ô nhiễm.
Ô nhiễm đang xấu đi ở Thượng Hải, nhưng nó chưa đến mức tồi tệ như các thành phố khác ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images)
Trong vài năm qua mức ô nhiễm ở Thượng Hải đã tồi tệ hơn. Một số ngày không khí được coi là “rất không lành” nhưng nó chưa bao giờ tới mức “độc hại” mà người dân Bắc Kinh phải chịu đựng.
Nhưng cái hào nhoáng và nhiều tiện lợi để sống ở Thượng Hải phải có cái giá của nó, một cuộc khảo sát mới đây của hãng tư vấn ECA International cho biết như vậy. Về giá sinh hoạt thì Thượng Hải vượt qua các thành phố quốc tế châu Á khác và là thành phố đắt đỏ nhất châu Á đối với người nước ngoài.
Việc khảo sát chỉ là so sánh hàng hóa sinh hoạt và dịch vụ mà không xét tiền nhà hoặc thu nhập, nhưng những nghiên cứu khác cũng cho thấy thành phố hơn 24 triệu người này có thể là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Nhưng ngoài việc chi tiêu cho những tiện lợi sinh hoạt như sản phẩm từ sữa hoặc các đồ tươi sống thì cuộc sống ở Thượng Hải là hợp túi tiền, ít nhất so với Hong Kong. Bữa trưa ở hàng ăn phương Tây thường chỉ dưới 10 USD, bạn có thể đi taxi xuyên qua thành phố cũng chỉ với với 10 USD. Nếu bạn dùng hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và rộng khắp thì cũng ít khi tiêu quá 1 USD.
“Đối với chúng tôi thì chi phí ăn uống là đi xuống, thực phẩm, chi phí đi lại v.v... tôi thực sự thấy rằng ở đây còn rẻ hơn ở London hoặc New York,” Duty nói.
Ngoại trừ không khí ô nhiễm thì không chỉ việc thu nhập của họ cao hơn khi ở phương Tây mà đời sống cũng khá hơn.
Gia đình Duty hiện nay trả tiền thuê nhà hàng tháng tương tự như khi ở London, nhưng căn hộ ở đây nằm trên hai tầng rộng hơn nhiều, phòng sinh hoạt và bếp đủ đồ đạc và tiện nghi.
Tìm một nơi ở thì nhanh và dễ đối với Duty, nhưng khi tìm nhà có thể bị vướng vào cạm bẫy do nhiều người môi giới là không đáng tin cậy và một số nhà đăng cho thuê là giả. Những cò bất động sản thường là do đồng nghiệp hoặc bạn bè đã sống ở Thượng Hải giới thiệu cho.
Trong vài năm qua mức ô nhiễm ở Thượng Hải đã tồi tệ hơn. Một số ngày không khí được coi là “rất không lành” nhưng nó chưa bao giờ tới mức “độc hại” mà người dân Bắc Kinh phải chịu đựng.
Nhưng cái hào nhoáng và nhiều tiện lợi để sống ở Thượng Hải phải có cái giá của nó, một cuộc khảo sát mới đây của hãng tư vấn ECA International cho biết như vậy. Về giá sinh hoạt thì Thượng Hải vượt qua các thành phố quốc tế châu Á khác và là thành phố đắt đỏ nhất châu Á đối với người nước ngoài.
Việc khảo sát chỉ là so sánh hàng hóa sinh hoạt và dịch vụ mà không xét tiền nhà hoặc thu nhập, nhưng những nghiên cứu khác cũng cho thấy thành phố hơn 24 triệu người này có thể là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Nhưng ngoài việc chi tiêu cho những tiện lợi sinh hoạt như sản phẩm từ sữa hoặc các đồ tươi sống thì cuộc sống ở Thượng Hải là hợp túi tiền, ít nhất so với Hong Kong. Bữa trưa ở hàng ăn phương Tây thường chỉ dưới 10 USD, bạn có thể đi taxi xuyên qua thành phố cũng chỉ với với 10 USD. Nếu bạn dùng hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và rộng khắp thì cũng ít khi tiêu quá 1 USD.
“Đối với chúng tôi thì chi phí ăn uống là đi xuống, thực phẩm, chi phí đi lại v.v... tôi thực sự thấy rằng ở đây còn rẻ hơn ở London hoặc New York,” Duty nói.
Ngoại trừ không khí ô nhiễm thì không chỉ việc thu nhập của họ cao hơn khi ở phương Tây mà đời sống cũng khá hơn.
Gia đình Duty hiện nay trả tiền thuê nhà hàng tháng tương tự như khi ở London, nhưng căn hộ ở đây nằm trên hai tầng rộng hơn nhiều, phòng sinh hoạt và bếp đủ đồ đạc và tiện nghi.
Tìm một nơi ở thì nhanh và dễ đối với Duty, nhưng khi tìm nhà có thể bị vướng vào cạm bẫy do nhiều người môi giới là không đáng tin cậy và một số nhà đăng cho thuê là giả. Những cò bất động sản thường là do đồng nghiệp hoặc bạn bè đã sống ở Thượng Hải giới thiệu cho.
Nơi nên sống
Khu French Concession cũ của Pháp là điểm ưa thích với người nước ngoài. (Ảnh: Max Talbot-Minkin/Flickr/CC BY 2.0)
“Đây là một nơi tuyệt vời đối với người nước ngoài,” Carlby Xie, giám đốc nghiên cứu Trung Quốc của công ty bất động sản Colliers International, cho biết.
Nhìn chung nhịp sống ở đây là có nét đô thị và hiện đại, và thái độ với người nước ngoài là thân thiện.
Tuy nhiên nhà ở là mối lo lớn nhất của người nước ngoài, và giá thuê giao động lớn tùy thuộc địa điểm. Nói chung, hãng Colliers cho biết giá thuê khoảng 29 USD/m2, nhưng người nước ngoài phải trả nhiều hơn vì theo họ địa điểm là quan trọng, Xie nói.
Những người nước ngoài làm việc dài hạn than phiền là chi tiêu đã tăng vọt chỉ trong vài năm. Thời kỳ mà một căn hộ 1 phòng ngủ hiện đại ở trung tâm giá không quá 3.000 tệ (450 USD/tháng) nay đã qua rồi. Giá đã tăng hơn hai lần, tùy theo vùng.
Khu French Concession của Pháp cũ ở trung tâm Thượng Hải là một trong những nơi được ưa chuộng nhất với một studio ở đây phải 1.200 USD/tháng hoặc cao hơn. Đối với người nước ngoài trẻ còn ít kinh nghiệm thì giá này bằng 2/3 lương, Xie nói.
Khi sống cùng trẻ em
“Đây là một nơi tuyệt vời đối với người nước ngoài,” Carlby Xie, giám đốc nghiên cứu Trung Quốc của công ty bất động sản Colliers International, cho biết.
Nhìn chung nhịp sống ở đây là có nét đô thị và hiện đại, và thái độ với người nước ngoài là thân thiện.
Tuy nhiên nhà ở là mối lo lớn nhất của người nước ngoài, và giá thuê giao động lớn tùy thuộc địa điểm. Nói chung, hãng Colliers cho biết giá thuê khoảng 29 USD/m2, nhưng người nước ngoài phải trả nhiều hơn vì theo họ địa điểm là quan trọng, Xie nói.
Những người nước ngoài làm việc dài hạn than phiền là chi tiêu đã tăng vọt chỉ trong vài năm. Thời kỳ mà một căn hộ 1 phòng ngủ hiện đại ở trung tâm giá không quá 3.000 tệ (450 USD/tháng) nay đã qua rồi. Giá đã tăng hơn hai lần, tùy theo vùng.
Khu French Concession của Pháp cũ ở trung tâm Thượng Hải là một trong những nơi được ưa chuộng nhất với một studio ở đây phải 1.200 USD/tháng hoặc cao hơn. Đối với người nước ngoài trẻ còn ít kinh nghiệm thì giá này bằng 2/3 lương, Xie nói.
Khi sống cùng trẻ em
Khi dùng mạng lưới tàu cao tốc rộng khắp thì những thành phố chính trong vùng chỉ còn cách nhau một tiếng đồng hồ. (Ảnh: Getty Images)
Từ khu French Concession đi tàu điện ngầm vài bến qua sông Hoàng Phố là tới Phố Tây, ở đây có các tòa nhà chọc trời lộng lẫy nằm sát nhau. Đây là nơi các gia đình thường sống ở các căn hộ kèm dịch vụ và gần các trường tư quốc tế.
Trường thì rất nhiều nhưng đắt tiền. Học phí cho một trẻ em ít nhất là 1.500 USD/tháng tùy thuộc tuổi và trường, và một căn hộ kèm dịch vụ đủ số phòng cho một gia đình nhỏ ít nhất cũng khoảng 3.500 USD/tháng.
Tuy nhiên phần lớn những thứ đó không do người nước ngoài trả trực tiếp.
“Nếu công ty bạn ở đây và bạn ở cấp lãnh đạo thì bạn có quyền hưởng theo gói lương và họ chi trả cho bạn tiền nhà và các khoản khác, và bạn sẽ tiết kiệm được nhiều,” Xie nói.
Và ngay cả nếu họ không phải trả thì tiền học và tiền thuê nhà thì bạn cũng không đến nỗi cháy túi. Ít nhất 1/4 người nước ngoài ở Trung Quốc thu nhập hơn 300.000 USD/năm, là tỷ lệ cao nhất so với các nước khác, theo khảo sát của HSBC.
“Không quan trọng nếu họ là người Đức, Anh, Úc hoặc Singapore, họ đến Thượng Hải là để kiếm tiền. Một số ở từ 2 đến 5 năm tùy theo mức độ thích nghi, và khi họ đã có được đủ tiền họ quay trở về nước và đầu tư bất động sản.”
Từ khu French Concession đi tàu điện ngầm vài bến qua sông Hoàng Phố là tới Phố Tây, ở đây có các tòa nhà chọc trời lộng lẫy nằm sát nhau. Đây là nơi các gia đình thường sống ở các căn hộ kèm dịch vụ và gần các trường tư quốc tế.
Trường thì rất nhiều nhưng đắt tiền. Học phí cho một trẻ em ít nhất là 1.500 USD/tháng tùy thuộc tuổi và trường, và một căn hộ kèm dịch vụ đủ số phòng cho một gia đình nhỏ ít nhất cũng khoảng 3.500 USD/tháng.
Tuy nhiên phần lớn những thứ đó không do người nước ngoài trả trực tiếp.
“Nếu công ty bạn ở đây và bạn ở cấp lãnh đạo thì bạn có quyền hưởng theo gói lương và họ chi trả cho bạn tiền nhà và các khoản khác, và bạn sẽ tiết kiệm được nhiều,” Xie nói.
Và ngay cả nếu họ không phải trả thì tiền học và tiền thuê nhà thì bạn cũng không đến nỗi cháy túi. Ít nhất 1/4 người nước ngoài ở Trung Quốc thu nhập hơn 300.000 USD/năm, là tỷ lệ cao nhất so với các nước khác, theo khảo sát của HSBC.
“Không quan trọng nếu họ là người Đức, Anh, Úc hoặc Singapore, họ đến Thượng Hải là để kiếm tiền. Một số ở từ 2 đến 5 năm tùy theo mức độ thích nghi, và khi họ đã có được đủ tiền họ quay trở về nước và đầu tư bất động sản.”
Công việc và quy định
Các giám đốc, chủ ngân hàng, kỹ sư tin học, kiến trúc sư, nhà thiết kế và các người nước ngoài có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm luôn tìm được việc có lương cao ở Thượng Hải.
Tiếp thị, bán hàng, tổ chức sự kiện, quan hệ giao dịch và quảng cáo thương hiệu là những việc làm cần ít kinh nghiệm hơn. Hãy tìm trên LinkedIn và trên mạng về việc danh sách việc làm và căn hộ như trang SmartShanghai mà các cơ quan tuyển người không tham gia. Họ sẽ dành ưu tiên cho những người biết tiếng Trung Quốc phổ thông cơ bản, và việc ta chịu khó học tiếng sẽ đem lại kết quả không chỉ cho lúc tìm việc. Người Thượng Hải luôn sẵn sàng giúp đỡ và thường rất cảm kích nếu thấy người nước ngoài nói được một ít tiếng Trung Quốc.
Nếu bạn định chuyển đến ở Thượng Hải và đã tìm được công việc ở đó thì đừng đóng vali để đi ngay. Thủ tục thị thực có thể sẽ rất vất cho dù các công ty đảm đương mọi việc. Để có được một thị thực loại Z (cho phép làm việc hợp thức cho một công ty ở Thượng Hải) thì bạn cần nhiều giấy tờ và xác thực, từ giấy khai sinh đến giấy kiểm tra sức khỏe, kể cả giấy thử bệnh truyền theo đường tình dục.
Thủ tục đơn từ có thể mất nhiều tháng và các quy định thường luôn thay đổi .
Thưởng thức cuộc sống
Lương của người nước ngoài làm việc tại Thượng Hải được cho là cao nhất so với thành phố khác tại châu Á.
Nhiều người nước ngoài ở Thượng Hải đi làm bằng tàu điện ngầm rất chen chúc, ăn bát mỳ vào bữa trưa tại một ngách nhỏ và tò mò xem những người già chơi cờ tướng ở công viên.
Nhưng điều làm thành phố này được người nước ngoài ưa thích đến thế là vì mọi cái hay ở nước họ thì có ngay ở đây.
“Bạn cũng biết đấy, cà phê Starbucks và thức ăn ngon của Ý thì ở ngay gần đó. Nó thực sự là sự pha trộn thú vị giữa khẩu vị Đông và Tây. Maura Cunningham, người từ Philadelphia và đã sống ở Thượng Hải được hai năm để làm luận văn, nhận xét.
Cô tiêu một nửa số 2.000 USD của mình để thuê nhà và thu vén phần tiền còn lại cho các chi tiêu khác. Mặc dù với kinh phí hạn hẹp, Cunningham có thể lấy Thượng Hải là điểm xuất phát để thăm thú các nơi khác ở Trung Quốc và châu Á.
Bằng tàu cao tốc chỉ cần 5 tiếng là tới Bắc Kinh và 1 tiếng là tới các thành phố chính ở lưu vực sông Hoàng Hà. Nhật Bản chỉ cách đó 2 giờ bay với giá vé không đắt, và với khoảng 300 USD là có thể tới các đảo nhiệt đới ở Đông Nam Á để bơi lặn và uống cocktails trên bãi biển.
Cunningham có thể đã không thể đầu tư cho bất động sản khi cô quay trở về Mỹ nhưng công việc ở Thượng Hải và vốn tiếng Trung Quốc đã giúp cô có được công việc làm chương trình viên cho Ủy Ban Quốc Gia về Quan Hệ Mỹ Trung.
Có điểm chung đối với người nước ngoài ở Thượng Hải là họ chỉ có thăng tiến hơn nữa về nghiệp vụ và nâng cao về thu nhập. Nhưng phần lớn thực sự thích cuộc sống ở đây.
“Tôi mới chỉ ở đây 2 năm nhưng tôi nhớ nó lắm. Nó như quê tôi ở Philadelphia.” Cunningham nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/03/160323_is-this-chinas-best-city-for-expats_vert_cap
Nhiều người nước ngoài ở Thượng Hải đi làm bằng tàu điện ngầm rất chen chúc, ăn bát mỳ vào bữa trưa tại một ngách nhỏ và tò mò xem những người già chơi cờ tướng ở công viên.
Nhưng điều làm thành phố này được người nước ngoài ưa thích đến thế là vì mọi cái hay ở nước họ thì có ngay ở đây.
“Bạn cũng biết đấy, cà phê Starbucks và thức ăn ngon của Ý thì ở ngay gần đó. Nó thực sự là sự pha trộn thú vị giữa khẩu vị Đông và Tây. Maura Cunningham, người từ Philadelphia và đã sống ở Thượng Hải được hai năm để làm luận văn, nhận xét.
Cô tiêu một nửa số 2.000 USD của mình để thuê nhà và thu vén phần tiền còn lại cho các chi tiêu khác. Mặc dù với kinh phí hạn hẹp, Cunningham có thể lấy Thượng Hải là điểm xuất phát để thăm thú các nơi khác ở Trung Quốc và châu Á.
Bằng tàu cao tốc chỉ cần 5 tiếng là tới Bắc Kinh và 1 tiếng là tới các thành phố chính ở lưu vực sông Hoàng Hà. Nhật Bản chỉ cách đó 2 giờ bay với giá vé không đắt, và với khoảng 300 USD là có thể tới các đảo nhiệt đới ở Đông Nam Á để bơi lặn và uống cocktails trên bãi biển.
Cunningham có thể đã không thể đầu tư cho bất động sản khi cô quay trở về Mỹ nhưng công việc ở Thượng Hải và vốn tiếng Trung Quốc đã giúp cô có được công việc làm chương trình viên cho Ủy Ban Quốc Gia về Quan Hệ Mỹ Trung.
Có điểm chung đối với người nước ngoài ở Thượng Hải là họ chỉ có thăng tiến hơn nữa về nghiệp vụ và nâng cao về thu nhập. Nhưng phần lớn thực sự thích cuộc sống ở đây.
“Tôi mới chỉ ở đây 2 năm nhưng tôi nhớ nó lắm. Nó như quê tôi ở Philadelphia.” Cunningham nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/03/160323_is-this-chinas-best-city-for-expats_vert_cap
Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi) là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số[3][4]và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới.[5]. Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km2. Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Thượng Hải có tổng dân số 23.019.148 người (trong đó nội ô là 20,6 triệu người). Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương 11.540 USD)[6]. Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.
Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ 21 như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng của sự thần kỳ kinh tế Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét