Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Hội An sẽ bỏ bán vé nếu người dân không được lợi

Hoan hô Hội An nếu bỏ bán vé vào phố cổ, thay vào đó nên tăng thuế bán hàng, tăng giá vé vào các điểm tham quan cụ thể, tăng thêm các loại hình dịch vụ thu tiền khác như mở thêm các điểm tham quan thu phí, tăng dịch vụ hướng dẫn du lịch...
Hội An sẽ bỏ bán vé nếu người dân không được lợi
"Việc siết vé du khách vào phố cổ là vì lợi ích nhân dân. Nếu chứng minh được vì thu vé mà đời sống người dân gặp khó khăn thì tôi hứa danh dự sẽ bỏ quy định này", Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự khẳng định.
Ảnh của chủ Blog này. Đức Trung lạ lẫm nhìn những buồng chuối ở Hội An. Sống ở Tây gần chục năm, thích ăn chuối nên cậu rất sung sướng được nhìn những buồng chuối này. Nếu Hội An bán vé vào phố cổ, chắc chẳng biết khi nào cậu mới trở lại thăm. Cũng không phải là tẩy chay, có điều là đã 5-7 lần vào Hội An nên biết rõ rồi, nhiều khi vào chỉ để ăn cao lầu, mì quảng hay uống ca phê; giờ nếu Hội An đặt thêm các loại phí vô lý (trừ việc tăng giá hàng, giá dịch vụ qua đó tăng thu ngân sách, thì hoàn toàn có thể chấp nhận được vì chỉ người mua hàng, sử dụng dịch vụ đó phải trả tiền) thì có khi nên chuyển sang du lịch, nghỉ ngơi ở nơi khác, nước khác tốt hơn. Nói thực đến đâu nhìn thấy cái barie chặn ngang phố (cổ) để thu tiền người đi vào, thấy chướng mắt lắm, chẳng muốn vào nữa.

Trao đổi với VnExpress trước buổi họp báo sáng 26/4, ông Nguyễn Sự, Bí thư Hội An (Quảng Nam), chia sẻ việc quản lý chặt du khách ra vào phố cổ phải mua vé không phải là "tận thu" mà để chống thất thu.


Trong những ngày qua bản thân ông nhận được nhiều tin nhắn của những người dân tỏ thái độ khó chịu trước những dư luận không hay về thành phố này và chính bản thân ông cảm thấy có lỗi.


- Ông nói gì về việc hơn một tuần nay du khách trong và ngoài nước phản ứng gay gắt, có ý định "tẩy chay" du lịch Hội An vì cho rằng thành phố tăng giá, siết vé?
- Sự việc vừa qua cho thấy mọi người rất quan tâm đến Hội An. Tôi và lãnh đạo thành phố không phẫn nộ mà phải cảm ơn dư luận, cộng đồng mạng và báo chí. Đây chính là vấn đề để người quản lý, người lãnh đạo, người tổ chức thực hiện nhìn lại mình, nhận ra cái vô lý thì mình phải bỏ, cái bất hợp lý thì phải điều chỉnh.
ongsu3-8441-1398520889.jpg
Ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhưng qua đây cũng cho thấy nhiều người chưa hiểu Hội An và chính Hội An cũng chưa làm cho du khách hiểu mình. Hội An là một quần thể kiến trúc và quần thể di tích chứ không phải là một di tích đơn lẻ. Những ngôi nhà trong phố cổ này đều là di tích, tạo nên quần thể di tích phố cổ và những ngôi nhà đó cần phải có tiền để trùng tu, sửa chữa khi xuống cấp.
Như sửa căn nhà 3 tỷ đồng thì ngân sách của thành phố đã cấp 1,6 tỷ đồng cho hộ dân đó. Có nhà trong hẻm sửa 2,2 tỷ đồng, ngân sách cũng chi ra 2 tỷ đồng vì nhà của họ tạo nên quần thể di tích này nhưng không có mặt tiền để kinh doanh, buôn bán. Để có đủ tiền trùng tu chỉ còn cách lấy tiền từ bán vé khách tham quan chứ không còn nguồn nào khác. Hội An không tăng giá vé mà chỉ siết chặt hơn việc bán vé đã áp dụng nhiều năm nay.
- Ông đánh giá gì về cách làm của Hội An trong việc siết vé vừa qua?
- Cách làm vừa rồi là có vấn đề. Anh em bán, soát vé nhiệt tình quá làm nảy sinh những bất hợp lý. Như khách lưu trú lại nhiều ngày, đã mua vé nhưng hôm sau họ vào lại bắt họ phải mua vé là không đúng. Cái này dứt khoát phải sửa. Khách đến đây 10 ngày hay lưu trú cả tháng chỉ cần mua vé một lần và được nhiều lần vào trong phố. Mà nếu như họ biết được 80% tiền thu được từ vé được dùng vào việc trùng tu, bảo tồn di tích thì tôi tin rằng không ai lại từ chối.
Khách lẻ thì được mời mua vé, nếu họ không mua thì vào thoải mái, không được ép hay chèo kéo. Đôi lúc họ vào phố cổ thăm người quen, chơi với bạn bè hay gặp người yêu của họ chẳng hạn, thì việc này anh ngăn cản làm chi. Việc đặt các điểm soát vé cũng thiếu hợp lý khi cắt đoạn, cắt khúc phố cổ.
ve23-1461-1398520889.jpg
Nhiều vé dùng đi dùng lại nhiều lần bị cơ quan chức năng thu giữ. Ảnh: Nguyễn Đông.
- HĐND thành phố đã thông qua quy định về việc tăng cường kiểm tra vé đối với du khách. Khi thực hiện, bản thân ông có lường trước phản ứng của du khách và dư luận?
- Tôi có biết chủ trương này, vấn đề là phương pháp tổ chức chưa đúng, chưa thông tin rộng rãi đến người dân và du khách chứ mình không đổ thừa ai. Nhưng cộng đồng mạng phản ứng mỗi người một ý đã đẩy sự việc đi quá tầm kiểm soát. 
Điều đáng buồn là có những cái ảnh chụp sau 23h đêm rồi đưa lên mạng, nói Hội An vắng như chùa bà Đanh. Thử hỏi lúc đó còn ai đi ra đường nữa mà lại không vắng. Vừa rồi có thông tin mỗi năm UNESCO tài trợ cho Hội An một triệu USD. Tôi khẳng định làm gì có một đồng xu nào. Từ năm 1999 đến giờ, các tổ chức quốc tế, chủ yếu là Nhật Bản hỗ trợ cho Hội An trùng tu di tích là 4 tỷ đồng. UNESCO công nhận chỉ hỗ trợ kỹ thuật quản lý chứ không hỗ trợ kinh phí để trùng tu. 
ve5-3640-1398520889.jpg
Khách nước ngoài vẫn tấp nập ở Hội An trưa 26/4. Ảnh: Nguyễn Đông.
Hôm qua tôi đứng trước quầy soát vé và chứng kiến một đoàn khách Trung Quốc đi vào phố cổ, vừa xuống ôtô đã bị hướng dẫn viên du lịch bỏ rơi. Nhân viên soát vé mời họ mua vé thì họ làm thinh đi vào phố cổ, anh em vẫn từ tốn. Xét cho cùng, khách họ không có lỗi, nên phải thông tin, nói rõ cho họ biết. Làm sao để người dân không phải khó chịu khi chứng kiến cảnh giằng qua, giật lại ở quầy bán vé. Hôm nay mọi chuyện đã tiến triển rất là tốt, khách ra vào Hội An tấp nập.
- Có ý kiến cho rằng việc thu phí khiến phố cổ vắng khách, gây khó khăn cho các hộ dân ở phố cổ trong việc kinh doanh, buôn bán. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Việc bán vé là phải duy trì và thành phố làm vì lợi ích người dân. Nhưng mới bắt đầu thực hiện được hơn một tuần nên chưa khẳng định được rằng vì bán vé chặt mà Hội An vắng khách. Còn nếu vì việc bán vé mà người dân phố cổ không kinh doanh, buôn bán được thì tôi lấy tư cách là người đứng đầu thành phố, xin hứa danh dự sẽ dừng bán vé, nhưng phải chứng minh được việc vì bán vé mà đời sống người dân phố cổ gặp khó khăn. 
Từ năm 2000 đến nay, thành phố thu được 255 tỷ đồng từ vé. Ngoài việc trích lại cho các điểm tham quan chính và bộ máy quản lý hết 94 tỷ đồng, Hội An nộp ngân sách 160 tỷ đồng. Tuy nhiên số tiền ngân sách chi cho trùng tu di tích lên đến 104 tỷ đồng, các hoạt động thu hút du lịch hết 35 tỷ đồng. Nhiều ngôi nhà xuống cấp được hỗ trợ tiền sửa chữa, như nhà số 16 Nguyễn Thái Học 1,6 tỷ đồng, nhà ở ngã tư Phan Châu Trinh – Trần Phú 1 tỷ đồng...
Nguyễn Đông thực hiện/VNE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét