Điểm mù của nhân loại
“Chết là hết” là quan điểm, tư duy, nhận thức của giới khoa học cùng với trường phái duy vật chủ quan (Đây là thành phần chiếm ưu thế và “danh chính, ngôn thuận” nơi đại diện tri thức nhân loại ở thời điểm hiện tại vì mang danh nghĩa học rộng, biết nhiều). Và đại diện cho tri thức nhân loại đã chủ quan trong việc phổ cập hóa hay nói cách khác là gieo quan điểm “Chết là hết” vào nhận thức sống cũng như ở nơi tư duy của số đông nhân loại.
Quá trình “nhào nặn”, ép uổng bằng sự chủ quan đã “nhồi sọ” tư tưởng “Chết là hết” ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều thế hệ loài người.
Ngày nay, niềm tin “Chết là hết” dường như đã không còn đứng vững, mai một, phai nhạt nhưng cũng không có sự rõ ràng nào về việc “Chết là còn”. Nguyên nhân là do sự khách quan, đúng mực, sáng rõ về việc “Chết là không hết” đã bị giới khoa học cùng trường phái duy vật cực đoan ngày trước ra sức tận diệt, triệt tiêu. Còn lại chăng chỉ là những tư liệu góp nhặt, chấp vá chứa đựng những điều mê tín, huyễn hoặc, giá trị chánh tín không còn rõ ràng.
Ngày nay, niềm tin “Chết là hết” dường như đã không còn đứng vững, mai một, phai nhạt nhưng cũng không có sự rõ ràng nào về việc “Chết là còn”. Nguyên nhân là do sự khách quan, đúng mực, sáng rõ về việc “Chết là không hết” đã bị giới khoa học cùng trường phái duy vật cực đoan ngày trước ra sức tận diệt, triệt tiêu. Còn lại chăng chỉ là những tư liệu góp nhặt, chấp vá chứa đựng những điều mê tín, huyễn hoặc, giá trị chánh tín không còn rõ ràng.
Kết quả của nhận thức “Chết là hết” thực sự đã, đang và sẽ nhấn chìm xã hội loài người vào vô vàn sự rối ren, hỗn độn, điên đảo. Một nguy cơ khủng hoảng nhân đạo toàn cầu đang dần thành hình với việc áp bức, bóc lột vượt mức, hận thù cực đoan, chiến tranh leo thang và dịch bệnh bùng phát… Sự khổ não, phiền muộn, bấn loạn trong lòng người không đủ đầy sự hiểu biết khách quan, đúng mực về tự thân, cuộc sống sẽ “xô đẩy” nhân loại đến bờ vực của Kỷ Nguyên Đổ Nát Hoàn Toàn ở loài người.
Vì sao lại xảy ra tiến trình lao vào Kỷ Nguyên Đổ Nát Hoàn Toàn ở loài người?
Vì “Chết là hết” kết hợp với lòng tham, tính thực dụng ích kỷ ở loài người đang nhấn chìm ý thức sống của con người. Con người gần như quay về lối sống bản năng của loài thú hoang chỉ biết tranh phần hơn, phần lợi cho cá nhân, gia đình, dòng tộc. Sự tham đắm, si mê phục vụ bản ngã vượt mức đang tạo ra sự mất cân bằng toàn diện trong lòng mỗi người, nhân loại và cả đến nội tại của trái đất, mặt trời cùng vạn vật nơi vũ trụ.
Trái đất đang bốc cháy bởi lòng tham con người, băng 2 cực tan chảy, mặt trời rực sáng để rồi lịm tắt, thiên tai ngày càng thêm khắc nghiệt, khôn lường, dịch bệnh bùng phát, chuyển biến phức tạp, chiến tranh, chạy đua vũ trang, kích động ngọn lửa hận thù âm ỉ từ ngàn xưa, sự bóc lột tinh vi, trắng trợn giữa người với người, giữa kẻ nhiều hiểu biết với người có sự hiểu biết hạn chế hơn… Đó là phần đa số bộ mặt thật của tình người trong xã hội loài người. Nhân cách, đạo đức, ý thức sống vì người dường như đã chết theo quan điểm sống “Chết là hết”.
Sự giáo dục áp đặt chủ quan, cục bộ, cực đoan của một trường phái tôn giáo vô thần - duy vật - khoa học chiếm ưu thế thời thượng của thời điểm hiện tại hoàn toàn không thể giáo dục được ý thức, đạo đức, nhân cách con người trên diện rộng và sâu ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội.
Sự dạy và học nhằm phục vụ bản ngã con người đã không thể thực tế hóa ý tưởng sự tồn tại nhân cách, đạo đức, ý thức sống vì người trong nhân loại. Vì “Chết là hết” nên “Tại sao lại không sống vì mình mà sống cho người? Tại sao không tranh danh, đoạt lợi, gồm thu phần hơn, phần được? Sống vì người, sống thánh thiện, nhân từ, hiền đức mà làm gì, những thứ đó không có ăn được, không giúp ta có đời sống hưởng thụ hoang lạc, phì gia, vinh thân?...”.
“Chết không là hết” là quan điểm thường thấy nơi phần lớn tôn giáo hiện còn trong lòng nhân loại. “Chết không là hết” đã từng bị tận diệt, triệt tiêu vì sự chủ quan cực đoan của ý thức hệ thời thượng nơi đại diện tư duy nhân loại. “Chết không là hết” từng bị cáo buộc là sự mê tín dị đoan, nhũng nhiễu, gây rối loạn lòng người.
Nhưng có lẽ “Chết không là hết” chính là lối thoát cứu cánh cho xã hội loài người đương đại và tương lai.
Tư duy cực đoan, cứng nhắc, chủ quan, cục bộ “Chết là hết” đã thật sự không đúng, không ổn, thật sự có vấn đề, thật sự không còn đứng vững trong niềm tin, hy vọng cũng như sự hiểu biết không ngừng nâng cấp, luôn luôn tăng trưởng của nhân loại.
Có lẽ quan điểm đúng mực hơn “Chết không là hết” cần được phổ truyền và gieo vào lòng nhân loại. Điều quan trọng hơn cả là phải thắp sáng sự hiểu biết trong lòng người bằng sự hiểu biết đúng mực, khách quan và sáng rõ.
Càng nên tránh việc rộng truyền sự mê tín, cuồng tín cực đoan, chủ quan. Càng không nên sử dụng “Chết không là hết” như là một công cụ điều tiết xã hội loài người. Thật không thể dùng sự chủ quan, hẹp hòi, cục bộ khi điều tiết, định hướng xây dựng xã hội loài người.
Bởi lẽ khi sự khách quan, đúng mực, sáng rõ, minh bạch được thay bằng sự dối lừa, man trá, khỏa lấp và tư tâm, tư lợi thì niềm tin bị đánh cắp, sự đổ vỡ sẽ là kết quả sau cùng, nhất là khi sự hiểu biết con người ngày càng có sự nâng cấp vượt bậc cũng như sự tương đồng tri thức do tính cập nhật năng động của yếu tố thời đại công nghệ truyền thông.
Đừng mãi “chết dí” ở tư duy “Nếu chết là còn thì các kết quả thăm dò, giám sát của thiết bị hiện đại, tối tân phải nhận diện được “Cái còn” đó”. Và cũng đừng tiếp tục nông nổi yêu cầu thành phần đại diện cho trường phái duy tâm - tâm linh hãy chứng minh sự tồn tại của cái gọi là “Cái còn” đó.
Mắt người có thể thấy hư không, không khí không?
Bảo không cũng chẳng đúng, bảo phải cũng không xong nhưng tin rằng con người khách quan có chút hiểu biết sẽ nhận diện được hư không, không khí.
Máy móc hiện đại, tối tân có nhìn thấy hư không, không khí không?
Câu trả lời sẽ là không bởi lẽ máy móc vô tri chỉ có thể ghi nhận hình ảnh nhưng không thể đặt tên, gọi tên hình ảnh. Vì lẽ đó nếu có nhìn thấy thì chỉ có con người mới có khả năng nhận định điều đó. Việc thấy của máy móc đã không thành thì việc nhận diện hư không, không khí càng gặp khó có chăng đó là một sự quy ước, cài đặt mặc định của con người. Vậy nên để nhận diện “Cái còn” mà con người chưa thể nhận diện, nắm bắt thì máy móc, thiết bị lấy gì làm điểm tựa.
Phải chăng đây là tư duy sai lầm, nông nổi chủ quan của người hiện đại, những kẻ thường tự phụ hơn người, vượt lên trên mọi giống loài?
Còn về yêu cầu sự chứng minh “Cái còn” của sau khi chết ở con người.
Tại sao tôi phải chứng minh? Theo tư duy của chủ nghĩa thực dụng hiện tại thì “Chứng minh điều đó tôi sẽ được gì?”. Hãy nên nhớ rằng “Đó là điều mà giới khoa học - duy vật hoài nghi, trăn trở chứ không phải là vấn đề gút mắc nơi tư tưởng của thành phần duy tâm - tâm linh”.
Hơn nữa, giới khoa học cũng những người thuộc trường phái duy vật chủ quan, cực đoan, cục bộ có mở lòng ra, có tháo gỡ sự cứng nhắc và sẵn sàng đón nhận những sự thật khách quan, sáng rõ cùng đúng mực.
Mặt khác, nếu mở lòng ra trực nhận cuộc sống xung quanh có lẽ câu trả lời “Cái còn sau khi con người chết có hay không?” đã hiện hữu trong lòng giới khoa học - duy vật cũng như trong tâm hồn của mỗi người. Câu hỏi này tựa như câu hỏi “Trong nhân loại có tình yêu thương hay không?”. Mỗi chúng ta đều có thể nhận diện, cảm nhận được sự thật đó khi trong lòng mỗi người tĩnh lặng, không dính mắc sự chủ quan, thiên kiến, phiến diện.
…
Thậm chí là nếu yếu tố tâm linh, huyễn hoặc, các cõi giới vô hình không hề tồn tại nhưng sống tùy thuận theo nhân quả, tâm từ bi, yêu thương thì có điều gì là sai trái hay không đúng. Sống biết nghĩ cho người, cho mọi loài, muôn vật lẽ nào là một lối sống sai lầm.
Tóm lại, đây là Điểm mù của nhân loại về tư duy, ý thức, nhận thức sống cũng như sự hiểu biết của nhân loại. Giá như đại diện cho tri thức nhân loại có một sự khách quan, đúng mực hơn khi nhìn nhận, đánh giá giá trị đích thực của tôn giáo và sự thật “Chết không là hết” thì xã hội loài người đã không mấy phen suy hoại cũng nhưng nhân loại đã không lâm vào tình cảnh khủng hoảng liên hoàn, bấn loạn, hỗn mang như hiện nay.
Hẳn là khi quan điểm “Chết không là hết” được rộng truyền và sự đúng mực, khách quan, sáng rõ về sự tồn tại con đường chánh pháp, quy luật nhân quả, vòng quay luân hồi thuận nghịch giữa các cõi giới, cách thức thoát ly hoàn toàn sinh tử… thì xã hội loài người sẽ sớm có những chuyển biến tích cực, những khủng hoảng rối ren, đảo điên ở hiện tại sẽ tự giải trừ, chiến tranh, hận thù, thiên tai, dịch họa, sự cân bằng nội tại trong lòng mỗi người sẽ đảm bảo sự bền vững nơi hành tinh xanh. Điều quan trọng nhất là việc hãy gieo hạt mầm chánh pháp chánh tín, trực nhận và rời xa sự điên đảo mê tín, cuồng loạn, cực đoan tà tâm.
“Chết là hết” - “Chết không là hết”, đây là sự chọn lựa thực sự cho hiện tại và tương lai nhân loại. Đây là sự chọn lựa mang tính quyết định và đồng hồ đã điểm ở thời khắc sống còn của nhân loại. Đây đã không còn là chọn lựa chủ quan, cục bộ của một người, một nhóm người, hay của thành phần đại diện cho tri thức nhân loại, giới quản lý đất nước, quản lý xã hội con người,… mà đã là thời khắc chọn lựa của tất cả và chính bạn.
Và mỗi người chúng ta đều có sự tự chủ cho sự chọn lựa mang tính chất sống còn đó. Thế nên hãy nhận diện giá trị của chính mình bằng sự hiểu biết, tư duy, nhận thức, ý thức sống khách quan, đúng mực cho một sự lựa chọn và trên cả là vì bạn, vì những người thân yêu của bạn. Trân trọng!
Hiện tại, blog doavouu.blogspot.com đã được bạn bè hơn 20 quốc gia ghé thăm. Tin rằng số đông người vào xem blog là người gốc Việt bởi lẽ ngôn ngữ của blog là Tiếng Việt. Tôi cùng một vài người bạn của blog doavou cũng tin rằng mai này số người quan tâm, ghé xem blog sẽ tăng nhanh về số lượng và thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, chướng ngại về mặt ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự giới hạn người đọc ở phạm vi quốc tế. Vì lẽ đó nếu bạn có khả năng dịch thuật, chuyển ngữ và nhận ra nội dung blog có chút ít giá trị thì hãy giúp tôi làm điều đó. Với tôi và có lẽ với rất nhiều người điều đó thật tốt đẹp, tuyệt diệu. Tôi rất cám ơn bạn đã giúp tôi phổ truyền!
Mai này, nếu nhân loại có biết đến đất nước Việt Nam nhiều hơn thì đó không là sự phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ, chính trị, xã hội vượt bậc, năng động mà là vì đã có một người Việt cùng những người bạn dám sống thật bằng sự hiểu biết khách quan, đúng mực, sáng rõ của nhân loại. Đây là điều mà Vô Ưu xin xác tín lại cùng bạn và mọi người.
Dường như có một sự nóng lòng và mong cầu từ nơi tôi với chỗ đứng bài viết trong lòng nhân loại.
Phải chăng có sự cưỡng cầu nơi đại ngã của Vô Ưu?
Tôi biết những điều tôi trình bày nơi nội dung blog rồi sẽ lan rộng, vươn xa. Vấn đề chỉ là thời gian để cây ra hoa, kết quả. Đúng thật là tôi đã có những tác động nhằm giúp cây trổ hoa, kết quả nhưng đó là việc làm tùy thuận, tôi không cố cưỡng cầu bạn phải làm những điều không phải với lòng mình.
Tại sao tôi lại có những sự tác động tùy thuận?
Vì lẽ tôi muốn rằng những điều tôi trình bày nơi blog phải có sự khách quan, sáng rõ, đúng mực về con đường chánh pháp. Thế nên, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về những việc đã trình bày. Nếu có chỗ này không ổn, sai sót thì tôi mong nhận được những sự phản hồi để nhận lỗi, sửa sai và hoàn thiện những điều chưa thật đúng. Thêm nữa. nếu bạn hay một ai đó có sự chướng ngại nhất định về con đường chánh pháp và cần đến một sự trợ giúp thì tôi sẽ tùy thuận giãi bày tường tận những điều rõ biết trong khả năng.
…
Tôi sẽ không vì lợi mà chờ đợi lợi dưỡng từ blog doavouu với tôi ngày 2, 3 bữa hay 1 bữa cơm cũng không quá nhiều khác biệt. Yến sào, vi cá, bào ngư,… cũng không khiến tôi thông minh, nhiều hiểu biết hơn. Còn việc kéo dài tuổi thọ thì chí ít ở thời điểm hiện tại và có lẽ cả ở tương lai tôi không cần đến. Việc làm đã xong đã đến lúc dừng lại, lui về sau. Thế nên tôi muốn một sự hoàn mãn về sự sáng rõ nơi chánh pháp những mong mọi người và bạn thảnh thơi, thong dong nơi cuộc sống bình yên, an lành.
Còn về danh. Phật Thích Ca là người thầy đáng kính, là người bạn lớn của Vô Ưu cùng nhân loại. Và Người đã trao trả chiếc chìa khóa khai mở sự hiểu biết khách quan, sáng rõ nơi nhân loại từ hơn 2500 năm về trước chỉ còn lại chút hư danh - Phật Thích Ca. Trong đó, Phật là người giác ngộ sống tỉnh thức, Thích Ca là tên dòng tộc của Người. Dường như không có cái gì của Thái tử Tất đạt đa còn tồn tại hay hiện hữu. Rồi mai này Vô Ưu sẽ được vinh danh ư? Vô Ưu là ai? Vô Ưu không thể là tôi. Và dù còn sống hay đã chết thì danh nghĩa Vô Ưu với tôi đã không còn ý nghĩa.
Tôi càng không chờ đợi người tán thán gọi tên. Tôi là người thích một cuộc sống nhàn hạ, tự tại, phóng khoáng, chí cầu tiến trong tôi đã chết. Tôi cũng không muốn đánh mất cuộc đời mình để làm một tạo hình đẹp đẽ, thô ráp với những quy ước, định mức, nguyên tắc sống giả tạo đẩy đưa thường còn nơi xã hội loài người.
…
Vẫn là một câu nói cũ “Vô Ưu đang cố nâng tầm vị thế Giác giả hoàn toàn”.
Giác giả để được gì?
Để gần như quên bỏ cuộc đời những 3 năm chỉ nhằm vào việc đáp đền ơn Phật Thích Ca với những trăn trở, suy tư, những đêm không ngủ. Người đời có thể nhận diện cái được, cái hay của Giác giả nhưng Vô Ưu chỉ nhận thấy ở nơi cụm từ Giác giả là nghĩa vụ, là trách nhiệm về những việc cần làm, nên làm (dù rằng gần như chẳng ai có thể trói buộc hay yêu cầu tôi làm những điều đó).
Trong xác thân vật chất thì bất kỳ ai cũng sẽ chết đi. Rồi khi chết đi thì cái gì là Giác giả? Chấp giữ hư danh, vọng tưởng đạt đạo phỏng có ích gì?
Việc cần làm thì hãy làm, xong việc thì hãy nên ngơi nghỉ.
…
Bởi do tôi đã quên bỏ người thân, gia đình một khoảng thời gian đủ lâu có lẽ đã đến lúc quay về trả dứt những đoạn ân tình vay mượn. Và điều mà Vô Ưu đáng tiếc nhất là tôi chỉ là một đứa trẻ chưa trưởng thành trong cái nhìn của mẹ cha và người thân.
Tuy nhiên, điều này không hẳn đã khiến Vô Ưu nặng lòng trăn trở. Ôi! Có đôi khi “Chúng sinh khổ lạc tùy duyên”. Thôi thì đành tùy duyên đưa đón.
Và… như đã nói khi việc làm hoàn mãn tôi sẽ chơi trò chơi “Ve sầu thoát xác” sau cùng. Tôi cũng không cho rằng tôi sẽ sớm thắng lợi trong trò chơi vượt qua hàng rào sinh tử này (bởi lẽ tính sống còn đã không còn bức thiết) nhưng tin rằng tôi sẽ không thể thất bại vì sớm muộn gì thì tôi cũng sẽ phải chết lần sau cuối.
Thật ra về cách thức để mau chóng “hoàn mãn” việc “Ve sầu thoát xác” tôi đã “nắm bắt” được “cốt lõi” của trò chơi. Vấn đề còn lại là sự đủ duyên và sự dừng lặng, việc buông bỏ có - không.
…
Lời hứa hiến tặng gan thận, máu tim, mắt,… vẫn sẽ luôn còn giá trị cho đến khi tôi thật sự không còn nữa. Vì lẽ đó nếu bạn hay người thân của bạn cần đến thì cứ giữ lấy mà dùng bởi lẽ đoạn đời còn lại của tôi cho dù làm gì thì đó cũng chỉ là một trò chơi. Đã là trò chơi thì muốn nghỉ chơi lúc nào cũng ổn cả.
…
Do vậy không hẳn là tôi sẽ tiếp tục duy trì việc post bài trên blog, mọi việc sẽ tùy thuận. Nếu đã hết duyên thì Vô Ưu sẽ không tiếp tục post bài. Thực tế là với nội dung những bài đã post trên blog thì về cơ bản con đường chánh pháp của Phật Thích Ca đã khai hoang rộng mở, sáng rõ, quang đãng. Hy vọng bạn sẽ chạm đến sự thật đó! Chúc bạn an lạc, thảnh thơi, tự tại, sáng rõ đạo đời!
Những bài viết tiếp theo (nếu có) sẽ tựa như việc trình bày cách thức tôi đã nhặt nhạnh, dọn dẹp những thứ vương trên con đường chánh pháp ở các thời kỳ tìm hiểu, tham học, mở lòng, liễu nghĩa Tam Tạng kinh.
…
Bài kệ của Văn Thù Sư Lợi Bồ tát khi chất vấn Phật Thích Ca lại thoảng bên tai.
Như thế thì cõi thế gian này sẽ chóng bị tiêu diệt
Như thế thì cõi thế gian này sẽ sớm bị tàn hoại
Bởi vì tâm của Đức Như Lai, Bậc A La Hán,
Đấng Chánh Biến Tri, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,…
Đã không ra sức thuyết giảng giáo pháp mầu nhiệm
Bạn có nghe chăng? Nếu có bạn hãy cho mình một lựa chọn tốt đẹp. Việc làm của tôi về cơ bản đã xong. Thật sự vấn đề còn lại chỉ là chọn lựa của bạn và mọi người.
Lại nghe Phật Thích Ca khởi các câu kệ vi diệu, thậm thâm, chưa từng có:
Chánh pháp ta chứng ngộ
Cần thuyết giảng hay không?
Bởi những kẻ chìm đắm
Trong ái dục sân hận
Khó ngộ được pháp này
Pháp thù thắng vô sinh
Tinh tế và thâm sâu,
Thật không dễ lĩnh hội.
Những kẻ mê ái dục
Lắm si mê bao phủ,
Rất khó để thâm nhập
Rốt ráo nghĩa Niết bàn.
Chánh pháp quả thật không dễ chứng ngộ, lĩnh hội nhưng để nhận diện, cảm nhận, chạm đến chánh pháp không hẳn là điều rất khó khăn, không phải là điều không thể được. Và đôi khi vì sự bình thường, chân thật, mộc mạc của chánh pháp khiến ta hoài nghi, không xem trọng! Thật đáng tiếc khi người đời cứ mãi “Bỏ hình, bắt bóng”.
Tạm biệt! Hẹn gặp lại mọi người và bạn!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa