Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Việt Nam cần có chương trình cải cách cơ cấu sâu rộng hơn

Việt Nam cần có chương trình cải cách cơ cấu sâu rộng hơn
Chính sách tiền tệ thắt chặc được giới thiệu vào năm 2011 đã làm lộ ra những vết nứt trong nền kinh tế chính trị Việt Nam. Những vết rạn xuất hiện bởi vì nền kinh tế này được cấu thành phần lớn bởi hai khu vực kinh tế độc lập.
Đầu tiên là khu vực xuất khẩu năng động và cạnh tranh, chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và những sản phẩn nông nghiệp. Khu vực thứ hai là khu vực được bảo hộ, phần lớn là các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc có quan hệ với nhà nước, các doanh nghiệp này sống chủ yếu dựa vào cơ sở tín dụng rẻ và ưu đãi về mặt đất đai.
Do vậy quyết định thắt chặt tiền tệ vào năm 2011, được thúc đẩy bởi giá tiêu dùng tăng mạnh trong năm ấy, đã làm cho các doanh nghiệp thuộc khu vực số hai tăng nguy cơ chìm trong nợ nần, và gia tăng mối quan hệ của họ đối với những hoạt động đầu cơ. Trong khi đó, khu vực có tính cạnh tranh cao đã phát triển mạnh.Tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong nhiều năm gần đây ở Việt Nam, nhưng đó là do cách cho vay vô tội vạ trong hơn hai giai đoạn bắt đầu từ năm 2007. Làn sóng cho vay đầu tiên được bắt đầu bởi sự tăng mạnh trong dòng vốn chảy vào. Lạm phát tăng cùng với giá của các tài sản, từ đó chính phủ buộc phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng vào giữa năm 2008. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ập đến, chính phủ đã đưa ra gói kích thích tiền tệ để bù đắp lại nhu cầu xuất khẩu đang bị giảm sút. Động thái này đã đánh dấu đợt bùng nổ tín dụng thứ hai dài hơn, làm cho giá cả leo thang mạnh. Gói kích thích đã được áp dụng trong một thời gian quá dài, nhưng cuối cùng chính sách tài khóa và thắt chặt tiền tệ cũng được chính phủ đưa ra để kìm chế lạm phát và làm giảm áp lực lên tiền đồng.

Những làn sóng lạm phát cho vay liên tục này đã tạo ra khoảng cách lớn trong các bảng cân đối tài chính của các doanh nghiệp trong khu vực không có tính cạnh tranh cao. Phần lớn các khoản tín dụng này được phân phối vào những hoạt động đầu cơ. Giá trị của những tài sản này đã tụt dốc thảm hại khi dòng tín dụng này bị cạn kiệt, làm hàng ngàn doanh nghiệp trong nước lâm cảnh phá sản. Những thống kê về nợ xấu giao động trong khoảng từ 10 đến 20% tổng thu nhập quốc gia, khoảng 40% trong đó thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước, phần còn lại rải rác trong các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Một phần lớn trong các khoản nợ xấu này được thế chấp bởi đất đai và các khoản đầu tư tài sản, phần còn lại là thế chấp bằng các tài sản của doanh nghiệp trong khu vực không có tính cạnh tranh.

Thanh lý các tài sản này không dễ dàng. Quản lý các doanh nghiệp nhà nước có thể bị cáo buộc tội danh “phá hoại tài sản nhà nước” và bị bỏ tù hoặc thâm chí tử hình cho việc bán tháo tài sản thấp hơn giá mua. Các ngân hàng cảm thấy khó khăn trong việc siết nợ với khung luật hiện hành và tỷ lệ hoàn vốn chỉ khoảng 15% giá trị khoản cho vay. Những ngân hàng khỏe mạnh hơn đang hy vọng có thể đạt tăng trưởng để thoát khỏi tình trạng khó khăn. Thể nhưng, mỗi khi họ phải tiếp nhận những tài sản này, tăng trưởng cho vay sẽ bị chậm và bản thân những doanh nghiệp này sẽ lâm vào tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng.
Tình thế càng trở nên rối ren hơn vì sự kết nối lẫn nhau giữa những người nắm giữ cố phần, nợ và quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng được vốn pháp định, ngân hàng đã và đang bán cổ phần cho các ngân hàng khác và các công ty tài chính tự chủ hoặc được nuôi bởi chính các khoản vay ngân hàng. Doanh nghiệp nhà nước cũng mua vào các ngân hàng cố phần, rồi sau đó lại vay từ chính các ngân hàng đó (trái với luật pháp).

Nhà nước đã đúng khi nhìn nhận cải cách hệ thống trong hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công là điều kiện tiên quyết để khởi động lại tăng trưởng kinh tế. Trong tất cả ba mảng này, những nhà làm chính sách dường như đang thiên về sự thay đổi dần dần và thử nghiệm hơn là những thay đổi cốt lõi, nguyên do có thể là do căng thẳng chính trị gần đây. Trong khu vực ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang tổ chức sát nhập và mua lại những ngân hàng cổ phần yếu kém và một số lãnh đạo ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã bị phế truất, nhưng dường như vẫn chưa có quyết tâm cho những cải cách sâu rộng hơn. Cách tiếp cận trong cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rời rạc và không nhất quán. Một số doanh nghiệp nhà nước đã được bán, và những quản lý doanh nghiệp nhà nước vẫn có quyền để chống lại những cải cách thật sự.

Chính phủ thì dự định thành lập công ty quản lý tài sản để mua lại nợ xấu trực tiếp từ các ngân hàng hoặc để môi giới các vụ mua bán nợ xấu cho công chúng. Điều này có thể chỉ là động thái để di chuyển vấn đề từ bảng cân đối của các ngân hàng sang nhà nước, điều này có thể là động thái mang tính rủi ro cao. Nhưng sự thành lập của công ty này có thể có lợi cho những doanh nghiệp nhà nước đang thiếu tiền mặt và có lợi cho hoạt động mua bán tài sản nhà nước.
Dù tình hình trong nước ảm đạm, nền kinh tế năm 2012 vẫn nhận được mức tăng trưởng đáng khâm phục 5%, và khu vực có tính cạnh tranh tiếp tục lớn mạnh. Kiều hối và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo cho ngân hàng nhà nước có đủ ngoại tệ để duy trì ổn định tiền tệ trong thời gian trung hạn.

Viễn cảnh khả dĩ nhất cho năm 2013 là tăng trưởng chậm nhưng được đẩy nhanh. Hoạt động cho vay sẽ được tái khởi động khi các ngân hàng cổ phần làm sạch bảng cân đối của họ. Nên kinh tế cạnh tranh sẽ tiến lên phía trước, tạo ra việc làm và ngoại hối. Chính phủ sẽ điểu hành những chuyển hóa trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng chính phủ có khả năng đẩy mạnh sự phục hồi bằng cách áp dụng những cải cách cấu trúc sâu rộng hay không? Từ góc nhìn kinh tế hẹp thì câu trả lời là có. Nợ xấu và giá tài sản ảo đang kìm hãm tăng trường. Một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng mạnh mẽ có thể tạo nên một hệ thống tài chính khỏe mạnh hơn để có khả năng điều tiết tăng trưởng một cách ổn định. Áp đặt những tiêu chuẩn cao hơn về việc tịch thu và quản trị doanh nghiệp lên các doanh nghiệp nhà nước, cho phép họ bán tháo tài sản với giá thị trường. Quan trọng nhất là cần thiết phải loại bỏ tất cả các dạng bảo hộ là để các doanh nghiệp nhà nước có thể tạo ra được các giá trị hơn là để họ điều tiết thị trường nội địa. Nhưng Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước vẫn có sự ảnh hưởng đủ lớn để chống lại cải cách, và khi chưa có sự thay đổi ở đây thì cải cách vẫn sẽ mãi dậm chân tại chỗ.

Jonathan Pincus, Harvard University – EAF
Mr. Too chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét