Hoàng hôn trên sông Nil
Sông Nil dài nhất thế giới 6.650km, lưu lượng trung bình 5.100 m³/s, bắt nguồn từ hai nhánh chính là White Nile xuất phát từ hồ Victoria và Blue Nile từ hồ Tana thuộc Ethiopia. chảy qua các quốc gia: Eritrea, Uganda, Tanzania, Kenya, Rawanda, Burundi Congo. Hai nhánh này gặp nhau ở Sudan và hợp nhất thành dòng sông Nil chảy ngang qua Ai Cập ra biển Địa Trung Hải. Tên của dòng sông Nil từ chữ “Neilos” của Hy Lạp có nghĩa là thung lũng (valley). Sông Nil làm tươi mát cho mùa hè và mùa mưa là phương tiện giao thông tiên lợi cho tàu bè di chuyển, sông Nil làm đời sống người dân phồn thịnh và đã tạo nền văn minh Ai Cập cổ nhất của nhân loại. Trong chương trình du lịch tới Ai Cập không thể thiếu địa danh Luxor và đi du thuyền trên sông Nil đến các nơi có di tích lịch sử như: Esna – Edfu – Kom Ombo – Assuan- Abu Simbel.
Thành phố Luxor nằm ở phía trung-đông của Ai Cập, dân số hơn 400 ngàn người, diện tích 416 km². Thành phố này nằm bên sông Nil mùa mưa nước mang phù sa về làm đất hai bên sông màu mỡ hơn, vùng nông nghiệp sản xuất ngũ cốc, mía đường, chà là… Luxor thu hút du khách nhờ nằm ở phía nam của thủ đô Theben huyền thoại của Ai Cập cổ đại. Sáng tinh sương ở Cairo trời còn se lạnh chỉ một giờ bay thì đến Luxor mặt trời đã lên cao nắng ấm, thành phố ồn ào, xe gắn máy chở ba bốn người không đội mũ an toàn chạy ngược xuôi trên đường phố, xe ngựa chạy dọc theo bờ sông Nil với tiếng mời gọi đón khách. Xe bus chở đoàn du khách đến bến tàu, những chiếc du thuyền lớn như một tòa nhà cao neo gần nhau. Du khách phải đi qua những chiếc du thuyền khác để lên chiếc của mình đã chọn. Trên du thuyền đầy đủ tiện nghi, nên chọn trước phòng ở tầng trên đắt hơn (130€ cho 2 người) bớt nghe tiếng máy nổ của con tàu. Thời gian ở trên du thuyền chỉ bao ăn, nước uống trưa, tối phải trả tiền, beer các loại Luxor classic, Sakara gold, Stella, mỗi ly 500ml giá 4€ đến 5 € , ly rượu nho đỏ 8€, trà 1 tách 1,50 €, nước suối 1 chai 1,5€. Hằng ngày nước dùng trên tàu được lọc đun nóng để tắm, phải uống nước suối trong chai tuyệt đối không nên uống nước thường hay nước đá, không nên ăn rau sống. Dòng sông Nil đẹp phong cảnh hai bên bờ thật nên thơ nhưng nước ô nhiễm, nhiều du khách bị đau bụng tiêu chảy, đến Ai Cập phải mang theo thuốc trị bệnh tiêu chảy và sốt.
Thời tiết tháng 11 dễ chịu từ 28- 30°C không nóng gắt như mùa hè đôi khi đến 45°C, nhưng khi mặt trời lặn có gió lạnh không thể ngồi trên boong, nếu không mang theo áo khoát. Hoàng hôn về trên sông Nil đẹp nước phản chiếu long lanh, từ xa xa là những dãy núi đá xám vàng quyện với mây chiều, những cái tháp cao nhà thờ Hồi giáo vang dội âm thanh cầu nguyện (mỗi ngày 5 lần). Ai Cập gần 90% theo Hồi giáo, 10% theo Thiên Chúa giáo, các Tôn giáo giúp con người sống thánh thiện, bác ái tránh xa tội lỗi… Các quốc gia theo Hồi giáo phần lớn đời sống người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, mù chữ (riêng Ai Cập còn nạn mù chữ đàn ông 33,4%, đàn bà 56,2%) chậm tiến, cuồng tín quá khích từng bắt cóc du khách làm con tin…Người giàu là những người có quyền lực là những nhà tài phiệt, độc tài bởi vậy đã xảy ra „Mùa Xuân Ả Rập“.
Ai Cập là nước nhận viện trợ lớn thứ ba của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Iraq, (từ 1979, khoảng 2.2 tỷ USD mỗi năm). Các quốc gia theo Hồi giáo thích xài USD nhưng phần lớn không thích người Mỹ, năm 2012 họ phẫn nộ vì một cuốn phim „Innocence of Muslims“ sản xuất từ Mỹ nên xảy ra bạo động ở Benhazi Libya những người Hồi giáo qúa khích giết 4 nhân viên ngoại giao Mỹ, ở Cairo những người biểu tình bài Mỹ xông vào đại sứ Hoa Kỳ đốt cờ nếu không có cảnh sát can thiệp có thể xảy ra những thiệt hại như ở Benhazi, người Yemen cảm thấy bị xúc phạm vì cuốn phim cũng xông vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sana’a. Du khách người Đức từng bị bắt cóc khi lái xe đi vào sa mạc đến những ốc đảo có cư dân. Nhóm Hồi giáo quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử, bởi vậy khủng bố bắt cóc thường xảy ra trong thế giới Hồi giáo như ở Mali, Algeria… (Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào theo Phật giáo, Công giáo hiền hòa nên du khách tới du lịch với phong cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình, họ yên tâm là không bị khủng bố bắt cóc).
Ai Cập là nước nhận viện trợ lớn thứ ba của Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Iraq, (từ 1979, khoảng 2.2 tỷ USD mỗi năm). Các quốc gia theo Hồi giáo thích xài USD nhưng phần lớn không thích người Mỹ, năm 2012 họ phẫn nộ vì một cuốn phim „Innocence of Muslims“ sản xuất từ Mỹ nên xảy ra bạo động ở Benhazi Libya những người Hồi giáo qúa khích giết 4 nhân viên ngoại giao Mỹ, ở Cairo những người biểu tình bài Mỹ xông vào đại sứ Hoa Kỳ đốt cờ nếu không có cảnh sát can thiệp có thể xảy ra những thiệt hại như ở Benhazi, người Yemen cảm thấy bị xúc phạm vì cuốn phim cũng xông vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sana’a. Du khách người Đức từng bị bắt cóc khi lái xe đi vào sa mạc đến những ốc đảo có cư dân. Nhóm Hồi giáo quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử, bởi vậy khủng bố bắt cóc thường xảy ra trong thế giới Hồi giáo như ở Mali, Algeria… (Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào theo Phật giáo, Công giáo hiền hòa nên du khách tới du lịch với phong cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình, họ yên tâm là không bị khủng bố bắt cóc).
Du khách đến Ai Cập xem di tích văn minh cổ đại của nhân loại vào thời lập quốc chưa có đạo Hồi du nhập! (Hồi giáo tràn vào Ai Cập từ thế kỷ thứ 7). muốn đi dạo phố nên đi một nhóm người để tránh những sự phiền toái, nhiều người bản xứ mời đi xe, bán hàng, đổi tiền, trẻ con xin tiền, đón khách ở bến tàu, trên đường phố nói và mời dai như đỉa. Đời sống phức tạp làm cho du khách ngao ngán, Muốn mua hàng kỷ niệm nên vào Shopping lớn có giá rõ ràng, thích thì mua không sợ bị hố như ở ngoài, người bán nói giá trên trời, không thuận mua đôi khi bị chửi. Lối làm ăn như vậy chính họ tự làm hại mình, du khách không muốn mua hàng dù chỉ 5 hay 10 €. Sinh hoạt ở chợ ồn ào dơ bẩn ẩm thấp, họ làm thịt và bán thịt tại chỗ ruồi bu đầy to như những hạt đậu đen. Nồi dầu chiên bánh đen như dầu hắc trải đường, chúng tôi ngạc nhiên người bán bánh mì (Fladenbrot) để trên vỉa hè buị bặm, không lót giấy, chúng tôi chụp hình thì người bán nở nụ cười thân thiện mời mua, và lấy miếng bánh từ vỉa hè ăn! Đời sống của họ còn giống như những bộ lạc kém văn minh…nhà cửa cũ kỹ chật hẹp như hang chuột, nhà xây không lợp ngói mà để mái bằng, ở đâu cũng có rác rưởi, những con lừa ốm phải kéo xe chở miá, rau trái cây. Theo thống kê Ai Cập có thu nhập GDP đầu người ở mức 5800 $, đứng thứ 133 trên thế giới, phần lớn người dân ở Ai Cập sống nhờ vào du lịch, nhưng thời gian qua vì tình hình không ổn định, du khách đổi hướng đi về Á Châu trong đó có Việt Nam. (Đây là cơ hội tốt cho ngành du lịch Việt Nam phát triển, nhưng phải biết phục vụ du khách lịch sự, thức ăn phải an toàn tránh trường hợp ngộ độc, đường phố phải an ninh bảo vệ du khách khỏi bị cướp giật, móc túi, buôn bán phải lương thiện…)
Những năm trước trên sông Nil có khoảng 300 du thuyền, nhưng năm 2012 chỉ còn 30 chiếc hoạt động, nền kinh tế suy thoái, người dân càng nghèo đói hơn. Từ bờ sông Nil đi bộ đến đền Karnack khoảng 3 km, trước đền là sân rộng mênh mông, những hàng phượng vĩ xanh tươi chỉ còn sót lại những cánh hoa đỏ buông rơi theo trời thu nắng dịu. Ba ngôi đền nằm chung trong diện tích 247 mẫu, xây dựng từ 1580-1160 qua các triều đại Sethos I và Ramses II trước CN. Đền Karnak thờ thần Amun là vị thần của sự thông thái và cũng là thần gió của Ai Cập, đường vào cổng chính của đền nằm giữa hai hàng nhân sư đầu cừu. Tượng của Ramses II với người con gái Merit Amun trong khoảng sân nhỏ trước đền, trong đền hiện còn những hàng trăm cột đá cao 16m, đường kính rộng từ 1m đến 3m trên đỉnh những cột đá chạm các hình hoa lá, những bức tượng khổng lồ không còn nguyên vẹn. Nổi tiếng nhất ở đây là đền thờ của thần Amum với hồ thiêng có diện tích: 120m x 77m.
Nơi nầy người Ai Cập tôn kính là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của mình, có khu riêng cho các giáo sĩ để dọn mình trong sạch, hằng ngày trước khi làm lễ phải tắm rửa nước của hồ thiêng, cách hồ không xa có di tích nơi các giáo sĩ cư ngụ thời xưa. Cạnh bờ hồ có con bọ cánh cứng bằng đá nằm trên bệ hình tròn cao hơn đầu người, con nầy biểu tượng cho sự may mắn của việc tự tái tạo, theo lời của các hướng dẫn viên du lịch nếu du khách đi quanh con bọ 10 vòng sẽ có nhiều may mắn hơn, tin hay không tùy theo nhận xét mỗi người, đôi khi người ta muốn tạo nên huyền thoại hấp dẫn của một thời đại…Đền Karnak có 2 thạch trụ (Obelisk) được chạm trổ, trụ lớn cao 30m, nặng 320 tấn, trụ nhỏ cao 21,3 m., nặng 143 tấn, cả hai đều là khối đá nguyên vẹn, không nối ráp lấy từ núi ở Aswan. Từ một phần ba thân của cột lên tới đỉnh, màu vàng đậm hơn vì chịu ánh nắng mặt trời nhiều thiên niên kỷ, phần thân cột xuống đất màu nhạt vì những bức tường của các ngôi đền che ánh nắng mặt trời sáng và chiều. Chúng ta phải ngạc nhiên thuở xa xưa hơn ba ngàn năm trước kỷ thuật của người Ai Cập qúa tài giỏi, họ xây Kim tự tháp và dựng đền đài nguy nga tráng lệ bằng những tảng đá granit to và dựng 2 thạch trụ cao vời vợi bằng sức người thật là một kỳ công vĩ đại.
Khu vực linh thiêng nhất của ngôi đền là thờ thần Amun-Re, còn gọi là đền thờ quốc gia thờ 61 vị vua, kiến trúc nổi bật là do sự sắp xếp của các cột thường được gọi là một vùng. Các ngăn tiền mặt cao hơn bao gồm 2 hàng cột, mỗi hàng với 10 trụ cột và bao quanh bởi lối đi thấp hơn và tổng cộng 32 cột, trên các bức tường đá chạm trổ hoa văn, biểu tượng cho chữ viết rất đẹp. Các nhà nguyện xây từ đời vua Thutomsis IV bằng đá granit trắng, đỏ giống như một cái hộp hình chữ nhật không có nóc. Ban đêm có „Lichtshow“ nhạc cổ điển Ai Cập theo ánh đèn màu lung linh rực sáng, rồi chợt tắt theo giai điệu nhạc du dương trầm bổng.
Thăm đền Karnak cũng như phần lớn đền đài khác là những đền đài hoang phế theo thời gian, chỉ có những cái cột cao to và những bức tường còn tồn tại. Thời gian tham dự một vài giờ không đủ để mình tham khảo đầy đủ di tích lịch sử. Chuyện thần thoại Ai Cập có hơn 1500 tên các vị thần, nghe hướng dẫn viên giải thích một lần mình không thể nhớ hết tên thần thánh. Đền Luxor ban đêm ánh đèn rực sáng, nơi ở của các hoàng hậu, một năm vua tới thăm và ở lại một tháng. Tôi link hình của từng địa danh và trang „Die wichtigsten Götten- Das alte Ägypten“ cuối bài để quý độc giả tham khảo thêm .
Từ Luxor du thuyền tiếp tục qua các địa danh: Esna Edfu – Kom Ombo- Assuan, phải đi thuyền nhỏ sang bờ bên kia sông Nil, lên xe bus đi thăm thung lũng mộ của các vua „Kings Valley – Königsgrab“. Các Pharao chọn làm nơi yên nghỉ của mình, có khoảng 63 vị vua thuộc triều đại thứ XVIII – XIX – XX (niên đại khoảng từ 1539 – 1075 trước CN) được chôn cất, các ngôi mộ nổi tiếng nằm ở phía tây của phố cổ Theben. Người xưa tin sẽ sống lại nên trước khi chết đã làm lăng mộ mang theo những châu báu xuống mồ. Từ năm 1898 nhiều nhà khảo cổ học đi tìm lăng mộ chôn dấu dưới núi đá, thời gian qua phát hiện một số mộ được khai quật. Mộ của Tutankhamun các nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter (1874-1939) và Lord Carnarvon (1866-1923) khai quật năm 1922. Mộ Tutankhamun có nhiều kho báu quý giá không bị xê dịch dù trải qua hàng nghìn năm trước, còn phát hiện kỳ lạ nữa đó là khi xác được tẩm liệm đặt vào quan tài, thường các vị vua phải bắt chéo tay lên ngực, nhưng các nhà khoa học lại thấy 2 cánh tay của vua Tutankhamun để ở 2 bên chứ không bắt chéo. Những báu vật cũng như quan tài bằng vàng của ông được mang về trưng bày ở viện Bảo Tàng Cairo, hầm mộ trống cho du khách chiêm ngưỡng nghệ thuật khéo tay chạm trổ những hình dọc theo hầm được tô màu, du khách được phép chụp hình nhưng không được để đèn, tránh sự phản chiếu làm phai màu. Thung lũng của các hoàng hậu không xa thung lũng các vị vua. Đây là nơi chôn các hoàng hậu, con gái, đôi khi là con trai không kế vị của các vua Pharao. Nơi nầy có ít nhất 80 ngôi mộ cổ nằm dưới thung lũng, trong số đó có mộ của hoàng hậu Néfertari nổi tiếng xinh đẹp vợ của vua Ramses II. Ông là vị vua Pharao thứ 3, vương triều thứ XIX, được xem là một trong những vị vua vĩ đại có quyền lực và được ca tụng nhất trong lịch sử nước Ai Cập. Thung lũng các vị vua, cũng như thung lũng các hoàng hậu được bảo tồn nghiêm ngặt.
Giã từ thung lũng mộ khô cằn không một bóng cây xanh, xe chạy đến đôi tượng khổng lồ Memnonkolosse / the Colossus of Memnon, trên cánh đồng cỏ xanh những cây chà là cao lớn, xa xa là nhà của cư dân với ruộng vườn hoa lá sum xuê. Hai bức tượng bằng đá sa thạch nguyên khối này là (linh hồn) của Pharao Amenhotep III (18 triều đại, 1390-1352 CN) được mang từ Edfu, 100 km phía thượng nguồn sông Nile, hai tượng ngồi trên ngai vàng, đôi bàn tay để trên đầu gối mặt nhìn về phía sông Nil. Tượng phía nam có kích thước trên nền đá chu vi 10,50m x 5,50m cao 3,30m (một phần nửa trên mặt đất) tượng cao 13,97m, tính từ mặt đất lên là 17,27m. Các kỹ sư dự tính trọng lượng tượng nầy là 271 m³ nặng khoảng 720 tấn, và nền đá 190m³ nặng 500 tấn. Tượng phía bắc trên nền đá chu vi 10,50m x 5,50m cao 3,60m (một phần nửa trên mặt đất) tượng cao 14,76m tính từ mặt đất lên là 18,36m.
Theo thần thoại Memnon là người Hy Lạp, con trai của “nữ thần bình minh/ Göttin der Morgenröte” là anh hùng „Trojan War“ trong cuộc chiến thành Troy, ông bị bao vây và cuối cùng bị Achilles giết chết tại cửa thành. Người mẹ ôm xác con chạy đến Ethiopia những giọt nước mắt khóc thương tiếc con của bà như những giọt sương buổi sáng rơi trên đầu thần Olympian Zeus, thần cảm thông nỗi đau của người mẹ nên ban cho Memnon bất tử. Thời đó mỗi ngày tượng “hát” lúc mặt trời mọc, ai nghe tiếng hát của Memnon sẽ được mang lại may mắn…“Âm thanh đó có thể gây ra do nhiệt độ nóng của ánh nắng mặt trời sáng sớm làm bốc hơi sương bên trong đá…“ Sau một trận động đất lớn đã làm tượng bị hư từ thắt lưng trở lên và nứt nửa dưới, Hoàng đế La Mã Hadrian cho sửa chữa bức tượng, từ đó không còn nghe tiếng hát vào ban mai dưới ánh nắng mặt trời ấm áp.
Đền thờ của Hatshepsut xây dưới vách đá Deir el Bahari ở bờ Tây sông Nile từ triều đại thứ 18, ngôi đền do kiến trúc sư Senenmut xây dựng trong khoảng 15 năm. Toàn bộ ngôi đền được xây bằng đá vôi là một trong những sáng tạo vĩ đại và độc đáo nhất của kiến trúc đền Ai Cập, nổi bật với cách kết hợp các hàng cột đá và những vườn cảnh đẹp. Ở phía trước là 26 bức tượng của Hatshepsut còn nguyên vẹn, Hatshepsut là công chúa của vua Thutmosis I và là một trong những nữ hoàng nổi tiếng nhất đã trị vì Ai Cập 21 năm thịnh vượng lớn. Một phụ nữ cầm quyền ở Ai Cập rất hiếm nhưng cũng không phải chưa từng xảy ra.
Hatshepsut là người thứ hai sau Merneith của vương triều thứ I, và những người sau này thuộc những vương triều không phải gốc Ai Cập, ví dụ đáng chú ý nhất về một người phụ nữ khác đã trở thành pharao là Cleopatra VII, pharao cuối cùng trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Cleopatra (gốc Hy Lạp) là người cùng cai trị Ai Cập với cha Ptolemy XII Auletes, Cleopatra là một trong những người nổi tiếng nhất mọi thời đại….
(mời xem tiếp phần II)
© Nguyễn Quý Đại
http://hoamunich.wordpress.com/2013/01/27/hoang-hon-tren-song-nil-i/
Hình và tài liệu tham khảo:
The Most Famous Gods of Ancient Egypt
và trang Wikipedia
The Most Famous Gods of Ancient Egypt
và trang Wikipedia
Hình đền Karnak ở Luxor http://bit.ly/11YrkkO.
Hình mộ TuTunkkamun http://bit.ly/SPsHhB.
Lịch sử http://bit.ly/YpoQuT.
Đoạn phim khai quật mộ http://bit.ly/TxqpFq
Đoạn phim dài 7 phút về 2 tượng đá http://bit.ly/XFhL3r.
Sinh hoạt trên đường phố và chợ, đền Luxor
Hình mộ TuTunkkamun http://bit.ly/SPsHhB.
Lịch sử http://bit.ly/YpoQuT.
Đoạn phim khai quật mộ http://bit.ly/TxqpFq
Đoạn phim dài 7 phút về 2 tượng đá http://bit.ly/XFhL3r.
Sinh hoạt trên đường phố và chợ, đền Luxor
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét