Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Bắt đầu ngày hội đồng tính Việt Nam


Hình chụp từ trang web Viet Pride
Đây là lần đầu tiên VN có ngày hội người đồng tính và song tính

Ngày hội đồng tính đầu tiên ở Việt Nam bắt đầu tối ngày 3/8 và kéo dài tới 5/8 với cuộc đạp xe ở Hà Nội.
Một trong các nhà tổ chức, bà Nguyễn Vân Anh, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) nói tối thứ Sáu và ngày thứ Bảy sẽ có các buổi chiếu phim về đề tài người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT) ở Viện Goethe với phần thảo luận sau khi chiếu phim.
Ngày hội mang tên Viet Pride, đặt theo tên của các ngày hội đồng tính trên thế giới, có tâm điểm là cuộc đạp xe của LGBT ngày Chủ Nhật 5/8.
Bà Vân Anh nói phải chờ tới Chủ Nhật mới có thể nói được sự kiện này có thu hút được đông đảo người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tham gia hay không.
"Chúng tôi hy vọng nhiều người biết hơn đến LGBT, nhiều người hiểu hơn về chủ đề này, không có định kiến, hiểu lầm lệch lạc dẫn đến việc có thể có thái độ kỳ thị đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới," bà Vân Anh nói.

Lặng mình trước vong linh các liệt sỹ

(TT&VH Online) - Những tấm bia viết tạm xen lẫn những tấm bia được khắc rõ nét, những dòng chữ "Chưa biết tên" khiến người viếng nhói lòng, những người cựu chiến binh già cặm cụi đốt cho bạn chút vàng mã, người thanh niên trẻ nghiêng mình kính cẩn thắp hương...
Đó là 1 vài hình ảnh chúng tôi ghi được trong vài ngày qua ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang đường 9 trong cuộc đua xe đạp "Về Trường Sơn" cùng những tay đua cả nước. Những ngày này, họ cũng như hàng triệu người Việt Nam đang hướng về đây thắp hương và cầu nguyện cho những người đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Nghĩa trang đường 9: Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sỹ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sỹ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương. Bất cứ ai khi đến đây cũng lặng người trước hàng ngàn bia mộ chỉ ghi dòng chữ "Chưa biết tên".

Nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến: Tôi vẫn muốn tiếp tục “húc đầu vào đá”!

Chiều hôm kia đến thăm nhà anh Tiến, thấy quả là nằm ở một vị trí sinh thái tuyệt vời.
Hôm nay thấy bài trả lời phỏng vấn này của anh thấy rất thú vị nên lưu lại:


Thứ sáu, 03 Tháng 8 2012 13:30 (GMT+7)
(TGĐA) - Trong các trang viết, Phạm Ngọc Tiến luôn tự nhận mình là “đến già vẫn rong chơi vô tích sự”. Phần lớn bạn bè của anh cũng thường thấy anh viết truyện, kịch bản một cách rất tài tử và đúng chất “nghệ sĩ”. Thế nhưng, người đàn ông thích uống rượu và mải rong chơi này lại có một bút lực dồi dào và khả năng phiêu với mọi loại đề tài. Từ những Chuyện làng Nhô, Ma làng, Đất và Người cho tới Chuyện phố phường và bây giờ là Đàn trời. Tất cả đều cho cái nhìn sâu sắc và tư duy mới mẻ của một người “thích đùa” với các con chữ.
Hoàn toàn hài lòng với Đàn trời
Bộ phim Đàn trời do anh chuyển thể kịch bản vừa kết thúc những tập cuối cùng. Anh có để ý tới dư luận xung quanh bộ phim hay không?
Tôi có lên mạng đọc một số các bài viết xung quanh bộ phim và cũng đọc những ý kiến khen, chê của khán giả dành cho nó. Tôi rất vui vì ngoài một số ít những hạn chế do họ chỉ ra thì Đàn trời vẫn được đánh giá rất cao và nhận được những phản hồi tích cực. Đối với những người làm phim, đó là một hạnh phúc.

 Nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến
Vậy đây có thể được gọi là một thành công?

Tại sao đầu tư chán Việt Nam?


Con số thống kê Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam vừa công bố cho thấy đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào nước này trong bảy tháng đầu năm chỉ ở mức 8,3 tỷ đô la, bằng 66,9% so với cùng kì năm 2011.


Việt Nam đang lộ yếu kém về đầu tư, công nghệ và quản trị

Sự suy giảm từ 19,9 tỷ đôla năm 2010 xuống con số đáng thất vọng như vừa nêu trong lúc FDI toàn cầu tăng từ 1,24 ngàn đến 1,6 nghìn tỉ trong cùng thời gian cho thấy FDI tại Việt Nam đang đi ngược chiều với xu hướng thế giới.
Sự tụt hạng đầu tư của Việt Nam ở châu Á cùng thời gian cũng chứng minh môi trường kinh doanh nước này đang mất điểm trong mắt giới đầu tư, so với nước cùng khu vực như Indonesia, tăng từ vị trí 21 lên 9 một cách ngoạn mục.
Vậy giới quan sát đang cho rằng những lí do chính nào ngoài lí do 'suy thoái kinh tế toàn cầu' được 'ưa chuộng' của chính phủ Việt Nam khiến giới đầu tư nước ngoài trở nên ngán ngẩm việc đầu tư ở Việt Nam đến vậy?
Đăng kí nhiều, không sử dụng hết. Thông số FDI được đăng kí tại Việt Nam, thường chênh lệch xa với lượng FDI được chính thức đưa vào sử dụng vì tốc độ giải ngân yếu kém.
Việc đưa vốn đầu tư vào chính thức sử dụng tại Việt Nam là một thử thách đối với tập đoàn nước ngoài (FIEs) vì các thủ tục giấy tờ cũng như các điều khoản qui định đầu tư rắc rối, không rõ ràng.

Giá theo đường giá, lương đường lương


Thật sự bị ‘sốc’ khi đọc bài Điện, xăng, gas dồn dập tăng giá: Dân 'sốc', nhiều bạn đã gửi email phản hồi đến Báo VietNamNet.

Giá xăng đã tăng...(ảnh minh họa)
 
Các DNNN ‘rủ’ nhau tăng giá?
Email changkhothuychung00782@yahoo.com thốt lên: “Thật là kỳ lạ, giá các mặt hàng tăng đều là những hàng hóa độc quyền của những doanh nghiệp nhà nước. Tôi kiến nghị Chính phủ có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa mấy ‘ông lớn’ này như: Kiểm soát chặt giá cả đầu vào, thanh kiểm tra sổ sách. Tôi nghĩ Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước phải cùng vào cuộc để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng”.
Tâm trạng của email cuongvqh1@yahoo.com cũng tương tự: “Thật không hiểu như thế nào? Người dân thì đang khốn đốn, doanh nghiệp thì đang phá sản hàng loạt, nhưng mấy ‘ông độc quyền’ bán hàng theo cơ chế thị trường nửa mùa thì vẫn vô tư tăng giá thu tiền của dân bù vào thất thoát do kinh doanh ngoài ngành thua lỗ, tham ô. Cứ thế này không hiểu xã hội tiến lên kiểu gì”?

Tăng giá dồn dập: Kích lạm phát hay ép giảm phát?





(VEF.VN) - Hơn 1 tháng qua, liên tục 3 mặt hàng thiết yếu là điện, xăng dầu và gas đã tăng giá, cùng với đó là nhiều thông tin cho biết lượng tiền lớn sẽ được bơm ra trong 5 tháng cuối năm. Nhiều ý kiến băn khoăn rằng như vậy liệu có làm cho lạm phát quay trở lại?


Người dân thêm kiệt sức
 Theo các chuyên gia kinh tế, nhận biết lạm phát có tăng hay không phải căn cứ vào sức mua của nền kinh tế và tồn kho của DN. Hiện tại sức mua của nền kinh tế đang ở mức rất thấp, hàng hóa của DN tồn kho cao. Vì vậy, việc tăng giá những mặt hàng trên sẽ không không tác động nhiều đến lạm phát.
Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội DN vừa và nhỏ, việc điều hành chính sách vĩ mô phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể. Trước kia, khi lạm phát tăng cao, Chính phủ đã kiềm chế không để giá điện, xăng dầu... nay đang trong lúc CPI thấp, giá tăng nhằm giảm thâm hụt cho ngân sách.
 Trong hoàn cảnh hiện tại khi giá nhiều hàng như gạo, cafe... trong nước và thế giới đang ở mức thấp, thì việc tăng giá các mặt hàng trên sẽ không gây ra tác động nhiều. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, nhiều mặt hàng đang tiếp cận với giá thế giới, vì vậy giá xăng dầu, gas trên thế giới tăng thì Việt Nam cũng phải điều chỉnh tăng là điều tất yếu.

Tương lai chúng ta là Biển Đông


Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược.
Việt Nam có một quá khứ biển. Tổ tiên của chúng ta, những người con của vua Rồng, bốn ngàn năm trước đã theo cha đi về biển. Nền văn minh Văn Lang gắn liền với biển và tục vẽ mình của tổ tiên ta là bằng chứng cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc ta thời ấy là khai thác sông nước, khai thác biển. Sử sách cổ đại đã mô tả nhân dân ta như là những người "thông thạo thủy tánh, bơi lội như rái cá".
Trong khi nhiều dân tộc trên thế giới gọi quốc gia mình là đất, dân tộc Việt Nam có lẽ là dân tộc duy nhất gọi quốc gia mình là nước. Sông, biển không những là không gian sinh tồn quý giá đã nuôi dưỡng giống nòi Việt qua bao đời nay, sông, biển còn là lá chắn của độc lập dân tộc. Trong suốt lịch sử giữ nước, sức mạnh thủy quân Việt Nam, biểu lộ qua những chiến công chói lọi mang tên Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Rạch Gầm... luôn luôn là yếu tố rất quyết định trong việc đánh bại ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn đất nước.

Lần đầu tiên sau 33 năm, hai chữ “xâm lược” mới được dùng trở lại.

Đầu đề do Blog đặt lại:


Lần đầu tiên sau 33 năm, kể từ năm 1979, sau rất nhiều hành động gây hấn, chiếm đất lấn biển của Trung Quốc với Việt Nam, hai chữ “xâm lược” mới được dùng trở lại. Chỉ đích danh Trung cộng là kẻ xâm lược, Việt Nam bị xâm lược.
Đó là bản tuyên bố của Hội nghề cá Việt Nam ngày 3.8.2012. Đó là hàng loạt tờ báo phát hành ngày 4.8.2012. Tuyên bố nêu rõ, không cần vòng vo nữa “đây là hành động xâm lược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam” (xem ảnh kèm theo). Báo Thanh Niên rút tít ngay trang nhất “Trung Quốc xâm lược Việt Nam”. Nhiều báo cũng mạnh dạn đưa vào tít nội dung đó.
Nhìn thẳng vào bản chất, sự thật. Điều tưởng đơn giản, dễ dàng nhưng ở xứ ta mấy chục năm qua lại cực kỳ gian nan vất vả. Tôi không dám vội mừng, không vội nghĩ rằng có sự cởi trói nào chăng, lòng yêu nước đã nhích lại gần nhau chăng. Nhưng sự im lặng (lờ đi) cho phép báo chí truyền thông, hội đoàn nghề nghiệp cất lên tiếng nói thẳng thắn như thế là tín hiệu đáng mừng cho đất nước.
Chỉ mong sao, tiếng nói đanh thép không chỉ dừng ở hội đoàn nghề nghiệp và báo chí.

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ


Khi ngồi gõ lại bài báo nầy, tôi đã cười bò lăn vì ngỡ là đang đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi ngay sau đó, thấy đau xót. Không ngờ đất nước lại trải qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà nhân dân ta vẫn cứ lầm lũi chịu đựng.
Bài báo này tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nổi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu “danh”.
Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý!!!!
Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.

 

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ
Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan (Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.

Các vị La Hán chùa Tây Phương



Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Nợ xấu và mùa đông của suy thoái


bởi tuonglaivietnam
Tác giả /Nguồn: Blog Trần Vinh Dự
 
 

Xét về mặt vĩ mô, Việt Nam đã tạm thời vượt qua giai đoạn nguy cấp nhất, khi hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt.
Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.
Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay đã nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.
Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông lạnh giá của suy thoái toàn diện.
Mùa đông của suy thoái
Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong 6 tháng qua chỉ có 2.52% so với mức tăng 13.33% của 6 tháng đầu năm 2011 và 3.37% của 6 tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6 tới 8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ – tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.

Khỏa thân và nghệ thuật sắp đặt


Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tình nguyện viên cùng nhau trút bỏ xiêm y, hợp thành các nhóm lớn dưới sự chỉ đạo của nhiếp ảnh gia Spencer Tunick để tạo thành những hình khối nghệ thuật.
 


Các tình nguyện viên khỏa thân nằm trên sông băng Aletsch được nhiếp ảnh gia Spencer Tunick chụp lại trong chiến dịch nâng cao nhận thức của con người về thảm họa môi trường cũng như sự nóng lên toàn cầu. Chiến dịch này được tổ chức Hòa bình Xanh phát động nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của dư luận đối với sự tan chảy của sông băng Aletsch.

Chuyện ở làng "hóa kiếp" chó


Mỗi ngày có đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn con chó bị “hóa kiếp”. Người ta bảo dân Cao Hạ (Hà Nội) đi đâu cũng bị chó sủa và tại làng này, đâu đâu cũng nghe tiếng ăng ẳng của chó. Cao Hạ từ lâu đã là mảnh đất khắc tinh của chó.
Nghề độc
Làng hóa kiếp chó nổi tiếng đó nay là thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ban ngày, Cao Hạ tương đối bình lặng và yên ắng như những thôn khác. Nhưng nửa đêm về sáng, ở đây trở nên tấp nập ồn ào bởi những chuyến xe tải chở chó về làng. Từ 0 giờ cho đến sáng, tiếng chó sủa, tiếng ô tô rù rù lũ lượt vào làng. Mỗi một xe chó đầy, có khi người ta phải chuyển mất cả vài giờ đồng hồ. Chó được các chủ lò thu mua từ khắp nơi, như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh... Một mối hàng quan trọng không kém vượt qua biên giới sang với nước bạn Lào, Thái Lan. Cao Hạ có trên 400 hộ thì có hơn 50 lò mổ chó nằm rải rác trong thôn. Ở Cao Hạ chỉ ngớt tiếng xe, tiếng chó trong vòng dăm ngày đầu tháng âm lịch. Đến mùng 6 âm lịch trở đi, chó lại được chở về và nghề hóa kiếp chó thực sự khẩn trương từ sau ngày rằm cho đến cuối tháng.

Chuyện ở làng "hóa kiếp" chó, Tin tức trong ngày,
Đường vào làng ngập ngụa trong nước bẩn
Chẳng ai nhớ nghề làm thịt chó ở đây có từ lúc nào? 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa. Có những gia đình chỉ biết rằng đó là nghề của ông cha để lại. Người Cao Hạ là đầu mối chính cung cấp thịt cho hơn 70% nhu cầu của các quán trong nội đô.
Công nghệ giết thịt
Lò mổ chó của anh Nguyễn Bá Lộc đã đi vào hoạt động cả chục năm nay. Anh Lộc cho biết: "Mỗi đêm đến hàng nghìn con chó được hóa kiếp. Sau khi sơ chế đâu vào đấy, thịt sống lại nhanh chóng được phân về các đầu mối. Mọi hoạt động chủ yếu vào nửa đêm về sáng". Nhiều lò mổ chó lớn như của anh Lộc làm không xuể phải thuê thợ về.

CẨN THẬN HỎNG GAN VÌ UỐNG ATISÔ QUÁ NHIỀU


Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người đang dùng một số loại nước có pha dược thảo như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại gan một cách oan uổng. Dưới đây là hai thí dụ cụ thể:
Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người đang dùng một số loại nước có pha dược thảo như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại gan một cách oan uổng. Dưới đây là hai thí dụ cụ thể:
image


Gan chưa mát, bụng đã trướng

Lật tẩy những vụ dàn xếp "nói chuyện với ma”

Lật tẩy những vụ dàn xếp "nói chuyện với ma”

- Ngày càng xuất hiện nhiều người có khả năng gọi hồn, áp vong... và nhiều gia đình đã đến nhờ "thầy" để thực hiện "giao tiếp"... với người quá cố. Vậy thực tế có đúng chúng ta đã gặp được người thân đã mất?
Người có khả năng gọi hồn rất ít

Thiếu tướng TS Nguyễn Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người cho biết, gọi hồn, nhập hồn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nếu quan niệm "thấy" tức là phải cân đong đo đếm... được thì linh hồn là cái không có thực. Nhưng nghiên cứu qua thực chứng khẳng định là có linh hồn.


Trong nhiều năm qua, Bộ môn Cận tâm lý đã đi khảo sát nhiều trường hợp: gọi hồn, hầu bóng, nơi áp vong... thì thấy vong hồn là có thật. Thông thường mỗi người ở dương thế đều có vong linh người thân trong gia đình đi cùng hoặc theo lý luận của vật lý hiện đại thì quan hệ âm - dương không bị ảnh hưởng bởi thời gian và không gian, nên khi cần vong có thể xuất hiện vào người thân (áp vong) hoặc cô đồng (gọi hồn) để chỉ bảo hỗ trợ cho người ở dương thế.


Theo TS Nguyễn Chu Phác, qua nghiên cứu nhiều tên tuổi nổi lên với lời đồn thổi trong xã hội về khả năng gọi hồn,  hầu hết trong số đó là lừa đảo, bất chính, mục đích kiếm tiền từ những người cả tin. Một số người không có khả năng nhưng huyễn tưởng, làm với mục đích kinh doanh thường nói dựa, hỏi chuyện thăm dò hoặc nghe ngóng trước để nắm tình hình gia đình họ để phán...

Không ai hiểu Trung Cộng bằng Mỹ, trừ Việt Nam. Và, đây là nước cờ độc thứ nhất của Mỹ Khiến Trung Cộng tự trói chân tay mình
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.
Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị bá chủ thế giới của Mỹ.
Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.

Cận cảnh "cổng xuống địa ngục"

Cận cảnh "cổng xuống địa ngục"

Thoạt nhìn, nó giống như một cảnh tượng trong phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, hố lửa khổng lồ nằm ở trung tâm sa mạc Karakum không phải là hậu quả của một vụ tấn công từ ngoài không gian vào trái đất.


Trên thực tế, đó là một cái hố do các nhà địa chất tạo ra cách đây hơn 40 năm và lửa trong đó cháy mãi từ đó tới giờ chưa tắt.

Báo Việt và số liệu giáo dục


Vũ Thị Phương Anh
Không chỉ có giáo dục, mà nhiều vấn đề khoa học và xã hội khác ở Việt Nam không được quyết định một cách nghiêm túc dựa trên số liệu thống kê, vì người ra quyết định chưa quen với việc sử dụng số liệu, hoặc số liệu không được thu thập đầy đủ và tin cậy.
Entry này chỉ nhằm ghi lại một vài suy nghĩ vụn của tôi, liên quan đến các số liệu giáo dục trên báo chí phổ thông của VN.
Số là cách đây ít lâu trên một tờ báo lớn của TP HCM có một bài phóng sự khá "nổi đình đám" về tình trạng tiêu cực trong thi cử ở VN. Chi tiết chính xác tôi không nhớ rõ (các bạn hoàn toàn có thể tìm được qua google), chỉ nhớ bài báo có cái tựa rất "shocking", đại khái là hơn 400/500 học sinh (thí sinh?) cho rằng có tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiếm tỷ lệ trên 80%.
Không chỉ có thế, mà sau bài phóng sự này còn có khá nhiều phát biểu của các vị có tên tuổi, đại khái đa số đều dựa vào số liệu do bài báo đưa ra mà phán rằng giáo dục VN là quá tồi tệ, tóm lại có lẽ có thể nói là không còn chút giá trị nào, chỉ đáng vứt vào sọt rác! Đáng ghi nhận hơn, có một vị tiến sĩ, phát biểu từ một đại học lớn nhất thành phố này, dẫn khơi khơi lời một ông Tây nào đó rằng chỉ một lần quan sát kỳ thi ngoại ngữ ở VN thì ông ta đã được thấy những tiêu cực bằng những gì ông ta đã thấy cả đời cộng lại. Rất hình tượng và thú vị, cứ như đọc văn trong tiểu thuyết vậy.

Thị trường và phi thị trường


Nguyễn Vạn Phú
* Vì sao những biện pháp phi thị trường lại được dư luận trông chờ và không bị doanh nghiệp phản ứng mạnh? Vì sao hiện tượng này sẽ có những hệ quả xấu về lâu về dài?
Nếu đứng về lý, rất dễ bác bỏ yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất cho những khoản vay cũ về dưới 15%. Luật các tổ chức tín dụng quy định tại điều 91: Tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất huy động vốn; Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất. NHNN không có cơ sở pháp lý nào để yêu cầu các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho những khoản đã cho vay bình thường. Đây là giao kết dân sự giữa hai bên, không liên quan gì đến NHNN. Các ngân hàng thương mại đã huy động vốn dài hạn với lãi suất cao thì cũng phải cho vay cao tương ứng nếu không muốn thua lỗ.
Thế nhưng trên thực tế, hầu như không có sự phản đối công khai nào từ phía các ngân hàng thương mại. Họ chỉ đối phó bằng các chiêu thức thường thấy như trì hoãn, chọc lọc người vay để giảm lãi suất, đặt ra những điều kiện bổ sung… Công khai chỉ thấy các lời trần tình, cần thêm thời gian, cần sự đồng thuận của hội đồng quản trị, cần cân nhắc rủi ro… Trong khi đó, không ít phương tiện thông tin đứng về phía doanh nghiệp đi vay để chất vấn giới ngân hàng: “Hạ lãi suất, không lẽ là chuyện đùa?” Quan chức NHNN cũng khẳng định sẽ xử lý các ngân hàng không chịu giảm lãi suất cho các khoản vay cũ.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam

Tuyên bố của hội nghề cá việt nam:


SGTT.VN - Trước thông tin Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trên Biển Đông hôm 1.8 và đưa hàng chục ngàn tàu đánh cá đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, tổng thư ký hội Nghề cá Trần Cao Mưu nhấn mạnh, nếu Việt Nam phản đối yếu ớt thì Trung Quốc sẽ càng lấn tới.


Việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra biển Đông là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 
Thưa ông, việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra Biển Đông thể hiện điều gì?
Chúng tôi gọi đó là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sao lại có chuyện kéo ào ào vào vùng biển của nước khác?
Thời gian vừa rồi, Trung Quốc có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như là đưa 30 tàu cá đến Trường Sa, nêu ý định quân sự hoá dân sự, chuẩn bị bắn đạn thật quần đảo Hoàng Sa… Tất cả các hành động đó là gây rối và đến lệnh cấm đánh bắt đơn phương hết hiệu lực vừa rồi, kéo theo 23.000 tàu cá ra Biển Đông.
Hội đã có phản ứng thế nào?

Lào: Nợ nước ngoài tăng chậm, triển vọng GDP khá lạc quan


Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàng trung ương Lào, nợ nước ngoài của nước này đã tăng từ năm 2009 và lên tới 2,9 tỷ USD vào tháng 12/2011, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm trước.

Với GDP vẫn trên đà tăng, tổng nợ nước ngoài của Lào tính trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm trong 5 năm qua, từ mức 71,21% GDP năm 2006 xuống còn 38,52% GDP năm 2011.
Thủ đô Vientiane của Lào. Ảnh Internet.
Nợ nước ngoài của quốc gia Đông Nam Á này bắt đầu tăng từ năm 2009, với mức tăng 4,63% năm 2009 và 4,24% năm 2010, sau khi giảm 10% năm 2008. Lào dự định vay 218 triệu USD trong tài khóa này để tiến hành các dự án phát triển. Thâm hụt ngân sách của nước này trong tài khóa tới có thể tương đương 4,67% GDP, mức vẫn nằm dưới ngưỡng 5% GDP mà chính phủ có khả năng kiểm soát.

Dù là một trong những nước nghèo nhất ở Đông Nam Á, tăng trưởng GDP của Lào trong 5 năm qua liên tục cao trên 7,5%. GDP của nước này ước đạt 8,8 tỷ USD trong tài khóa này và tăng lên 10,1 tỷ USD trong tài khóa tới.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Camphuchia – Lào – Việt Nam đến năm 2020


Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Camphuchia – Lào – Việt Nam đến năm 2020 nhằm thúc đẩy nhanh và bền vững, từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng, khu vực của mỗi nước trên cơ sở khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, tăng cường mối liên kết kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chương trình hợp tác giữa ba nước.
Mục tiêu tăng trưởng
Dự kiến trong giai đoạn 2011-2020 tốc độ tăng trưởng của các địa phương của Việt Nam trong Tam giác phát triển (TGPT) đạt 13,5-14%/năm. Tính chung cả khu vực TGPT dự kiến trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10-11%/năm. Dự kiến GDP bình quân đầu người khu vực TGPT tăng từ 838 USD năm 2010 lên 1.300 USD vào năm 2015 và khoảng 2000 USD năm 2020.
Trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên được đề xuất của các nước, các lĩnh vực ưu tiên phát triển và hợp tác trong TGPT bao gồm Kết cấu hạ tầng; Nông lâm nghiệp; Dịch vụ; Công nghiệp; Các lĩnh vực xã hội và khoa học – công nghệ; Bảo vệ môi trường và quản lý đất đai hiệu quả; An ninh quốc phòng; Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
Trong thời gian tới, các quốc gia trong khu vực TGPT tiếp tục điều chỉnh quan điểm phát triển và hợp tác. Theo đó, song song với hợp tác nội vùng, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư từ nước ngoài, nhất là từ các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Bên cạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế cần chú trọng hợp tác phát triển các lĩnh vực như y tế, giáo dục – đào tạo, xóa đói giảm nghèo.

Lễ phát động chương trình "Cộng đồng Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường"

Hoan hô Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (Vilacaed) của chúng tôi đứng ra tổ chức chương trình đầy ý nghĩa này.



Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ký Hiệp ước Hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Lào, sáng 29/7, tại Hà Nội, Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (Vilacaed), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Vacne) phối hợp tổ chức chương trình “Cộng đồng Việt Nam-Lào hợp tác đầu tư và Bảo vệ môi trường” và lễ xuất phát 'Hành trình đạp xe hữu nghị thanh niên Việt-Lào ' tại sân khách sạn Công Đoàn (14 Trần Bình Trọng – Hà Nội).

P1130828[1].JPG
Các đại biểu đến dự lễ xuất phát chương trình đạp xe Hữu nghị Việt - Lào

Chương trình đạp xe Hữu nghị Việt-Lào lần này là hành động góp phần để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước nhận thức rõ sự cần thiết hợp tác đầu tư phát triển kinh tế theo hướng bền vững, biết tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết, hữu nghị đồng thời giáo dục thế hệ trẻ hai nước Việt-Lào những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tới dự Lễ xuất phát và tiễn đưa Đoàn Đạp xe này, ngoài các vị lãnh đạo Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) và Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Cam puchia (VIGLACAED) còn có: TS. Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT thành phố Hà Nội, cùng đông đảo các vị đại diện các Bộ ngành, đoàn thể và các cơ quan truyền thông.
Tham tán văn hóa & Giáo dục, ông Bounthat Lathipanya và bà Anoumone Kittirath, tham tán Kinh tế & Thương mại Đại sứ quán CHDCND Lào tại Hà Nội cũng đến dự và đón các tình nguyện viên sang Lào.
Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch VILACAED và GSTSKH Đăng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch VACNE phát biểu khai mạc, nêu bật ý nghĩa to lớn của sự kiện này; đồng thời khẳng định: Đây là hành động góp phần làm cho cộng đồng doanh nghiệp và cư dân hai nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào nhận thức rõ hơn về hợp tác đầu tư theo hướng phát triển bền vững. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cũng là hành động thiết thực củng cố và phát triển mối tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.

 P1130840[1].JPG
Ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch VILACAED, phát biểu tại buổi xuất phát

MẮM TÔM+DẦU NHỚT

MẮM TÔM+DẦU NHỚT


Có một diễn đàn về Hà Nội trên Vietnamnet mấy bữa nay nhưng mình ngại đọc các bài viết, các tranh luận về một thứ nói nhiều mà căn nguyên chưa ai truy đến tận gốc rễ? Mọi người nói nhiều về Hà Nội lắm: “Văn hóa xuống cấp, Hà Nội chả khác gì cái chợ”; “Văn hóa thấp đi nhưng người Hà Nội rất tự tin”; “Vì sao Hà Nội trở nên xấu xí như vậy?”; “Tôi sợ mặt trái của văn hóa Hà Nội”, “Muốn Hà Nội thanh lịch, chính quyền phải vào cuộc”; “Người Hà Nội chưa bao giờ thanh lịch”; “Nạn ăn cắp, cướp giật đang “đục khoét” Hà Nội”…Và một độc giả là TS Phạm Huy Thưởng phải thốt lên: “Hà Nội là Thủ đô của gần 90 triệu dân mà không opera, không ballet, không giao hưởng. Với "thành tựu" văn hóa duy nhất hiện nay là thi hoa hậu thì nói đến văn hóa là sáo từ. Một đất nước có hơn 9.000 giáo sư mà chỉ có 12 bằng phát minh trong 10 năm thì còn gì là văn hóa và khoa học. Lòng tự trọng còn là thứ xa xỉ thì nói gì đến văn hóa…”. Đọc đến đây thở dài: Hà Nội là một người chăng? Là cô hoa hậu để mọi người “ném đá” chăng? Hóa ra tất tật những gì mà bạn đọc kêu than đều có một địa chỉ rất rõ ràng: chính quyền, cụ thể hơn là chính quyền Hà Nội từ nhiều năm qua. Chính tư duy và đường lối phát triển đã dẫn đến mọi sự xấu xa, xuống cấp từ con người đến xã hội ngày hôm nay. Thử làm lại title bài đã đọc trên nhé: “Văn hoá xuống cấp, chính quyền Hà Nội chả khác gì cái chợ”; “Vì sao chính quyền Hà Nội trở nên xấu xí như vậy?”; “Tôi sợ mặt trái của văn hóa chính quyền Hà Nội”; “Chính quyền Hà Nôi chưa bao giờ thanh lịch”; “Nạn ăn cắp, cướp giật đang đục khoét chính quyền Hà Nội”…vẫn thấy chính xác. Và nếu tiếp tục giật cái title trên để thay cho chính quyền to hơn càng xác đáng.

ĐỌ SỨC TRUNG-MỸ TRONG VIỆC TÁI PHÂN CHIA LỢI ÍCH KINH TẾ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM 


Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 30/7/2012
TTXVN (Hồng Công 28/7) 
Bài viết trên tờ Tin báo”của Giáo sư Vương Đông, Trung tâm kinh tế và chính trị thế giới Viện khoa học xã hội Trung Quốc. 
Vấn đề mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ là một trong nhũng nguyên nhân chủ yếu khiến va chạm và tranh chấp thương mại giữa hai bên liên tục tăng lên trong mấy năm gần đây, cũng là vấn đề tích tụ ân oán sâu sắc nhất trong quan hệ thương mại Trung-Mỹ. Trong các cuộc đối đầu và giao đấu thương mại liên tiếp, chính sách thương mại đối với Trung Quốc của Mỹ ngày càng cứng rắn, đã làm tăng thêm độ đọ sức kinh tế Trung-Mỹ, khiến cho quan hệ thương mại song phương rơi vào giai đoạn nhạy cảm. Trung Quốc và Mỹ lần lượt đại diện cho khối kinh tế mới nổi và khối kinh tế phát triển, do sự bất đồng ngày càng tăng lên và mưu cầu lợi ích khác nhau nên cuộc đọ sức kinh tế đã được triển khai toàn diện, dẫn tới quan hệ kinh tế Trung-Mỹ rơi vào thời kỳ nhạy cảm điều chỉnh và va chạm. 
Trong thế giới ngày nay, khi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, tài chính giữa các nước ngày một sâu sắc hơn, mọi người bất đắc dĩ phải chấp nhận một sự thật là nếu không có sự hợp tác quốc tế rộng rãi thì không thể tạo ra những giá trị tối đa. Các nước trên thế giới cùng lúc theo đuổi và thực hiện lợi ích quốc gia, phải học cách nhìn nhận, phán xét vấn đề quan hệ lợi ích đất nước và lợi ích chung với các nước khác trên thế giới. Tính bổ sung cho nhau trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là sự thể hiện của cùng tồn tại, dựa vào nhau trong quan hệ kinh tế, tài chính đồng thời đọ sức kinh tế cũng là ván cờ bảo vệ tối đa lợi ích đất nước. 

RÈN LUYỆN THÂN THỂ,TINH THẦN, TRÍ ÓC

RÈN LUYỆN THÂN THỂ,TINH THẦN, TRÍ ÓC

                   1 Rèn luyện thân thể
                     Đại cương
·         Thể-dục và sự lão-hoá

Tạo hình đẹp với cảnh biển

Lời khuyên khi bị bệnh trĩ

Lời khuyên khi bị bệnh trĩ

Những kiến thức chuyên môn dưới đây có thể giúp bạn tiêu trừ hoặc làm giảm bớt nỗi đau khổ vì bệnh trĩ.

Khi lỡ mang chứng bệnh trĩ, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tham khảo những điều sau.

Chú trọng về ăn uống

- Uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, đặc.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Ngày biển đảo Việt Nam – Tại sao không?


(Dân trí) - Đây là câu hỏi ngược lại với nhà báo của nhiều đại biểu Quốc hội cách đây mấy năm khi báo chí đặt vấn đề có nên chọn một ngày trong năm làm Ngày biển đảo Việt Nam không? Và giờ đây, câu hỏi đó lại một lần nữa tiếp tục được đặt ra…
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Năm 2008, từ đề xuất của Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân, trong các cuộc hội nghị, hội thảo về Biển Đông, nhiều đại biểu tham dự cũng đã đặt ra câu hỏi này. Năm 2009, Thiếu tướng Võ Trọng Việt, Chính ủy Bộ Tư lệnh Biên phòng. Ủy viên Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội cũng chính thức đề nghị cần tổ chức Ngày biển đảo hàng năm trong cả nước để mọi thế hệ người Việt Nam hiểu tầm quan trọng của biển, dồn sức, dồn lực cho biển… Đồng thời, Thiếu tướng Việt cũng đề nghị nên lấy ngày 15-3 làm “Ngày biển Đông và hải đảo Việt Nam”. Lý do, đây là ngày Bác Hồ đi thăm lực lượng hải quân (15-3-1961) và có câu nói nổi tiếng về biển, đảo: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Tranh chấp biển Đông gây khó cộng đồng kinh tế ASEAN


Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế từ dòng vốn đầu tư mạnh cho các quốc gia Đông Nam Á nghèo hơn để phá bỏ sự thống nhất về lập trường của ASEAN.

Tranh chấp biển Đông gây khó cộng đồng kinh tế ASEAN

Đông Nam Á hiện đang là điểm đến thu hút đối với các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận, trong bối cảnh Châu Âu chìm trong khủng hoảng nợ, kinh tế Mỹ chật vật phục hồi và khu vực còn lại của Châu Á đang giảm phát.
Ước tính số vốn ròng vào các quỹ đầu tư ở Đông Nam Á lên 1,4 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2012, theo dữ liệu được công bố hôm 10.7. Trong khi đó, số vốn ròng chảy ra khỏi Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 1,6 tỉ USD và 185 triệu USD.