Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Những tiếng kêu thảm thiết giữa núi rừng




Những ngày qua, hành động tra tấn dã man rồi giết thịt những con voọc quý hiếm của một nhóm thanh niên khiến cả cộng đồng phẫn nộ lên án. Thế nhưng, sự thật thì ngày đêm, trong những cánh rừng xanh, những tiếng kêu thảm thiết, đau đớn của những con thú dính bẫy vẫn vang lên.  
Vụ giết voọc phản cảm: Triệu tập các quân nhân
Tò mò với những chốn thiên nhiên nhất Việt Nam
Hiểm nguy cận kề những kiểu mưu sinh tận diệt ở Mường Lò

Những tiếng kêu tuyệt vọng đó ám ảnh bất cứ ai lần đầu tiên được chứng kiến nhưng lại làm cho bọn săn trộm hết sức khoái trá.


Muôn hình vạn trạng các loại bẫy thú khác nhau.

Bẫy nhỏ. Ảnh: Baomoitruong

Đây là bẫy cạp, loại  bẫy mạnh và nguy hiểm nhất. Ảnh: sinhvatrung
Đám thợ săn cho biết có hàng chục loại bẫy thú khác nhau để bẫy từ những loại thú nhỏ như chuột rừng, sóc, chim, gà rừng…, đến loại có răng to dùng để bẫy các loại thú lớn như cầy, hoẵng, lợn rừng, don… Những con thú đã dính bẫy thì càng giãy giụa càng bị xiết chặt, mất máu và kiệt sức.

Đặt bẫy. Ảnh: Baomoitruong

Một thợ săn đang đặt bẫy. Ảnh: Tiền Phong

Sau khi đặt bẫy, người ta thường náu đi đâu đó vài ngày rồi quay lại kiểm tra. Nếu có con thú nào dính bẫy người ta làm thịt ngay trong rừng, rồi bỏ vào thùng xốp vận chuyển ra khỏi rừng.

Kiểm tra lại bẫy (ảnh lớn) sau khi một con heo rừng sập bẫy bị các đầu nậu khiêng về (ảnh nhỏ). Nguồn: PYO

Một con thú dính bẫy giãy giụa, kêu rên thảm thiết. Ảnh: Baomoitruong

Con cầy hương ở rừng Đông Giang (Quảng Nam) bị dính bẫy treo làm từ dây phanh xe đạp. Thật không dễ chịu khi bị treo đơ như thế này. Ảnh: TT

Bị đám săn trộm "bỏ quên", con thú này bị treo cho đến khi khô quắt lại. Ảnh: TT



Chồn hương. Ảnh: Infonet

Ảnh: DT

Những gì còn lại của một con mang quý hiếm sau khi bị làm thịt. Ảnh:DT

Hai kẻ săn trộm bị tóm nhưng chúng đã kịp tàn sát và rạch bụng 21 con voọc ngay tại cánh rừng Núi Chúa, Ninh Hải, Ninh Thuận. Ảnh:TT

Con linh dương rất lớn này bị dính bẫy kẹp khiến phần guốc trước gần như bị đứt lìa. Nhưng nó may mắn hơn những con thú mắc bẫy khác là gặp được đội cứu hộ của Khu bảo tồn sao la A Lưới (Thừa Thiên - Huế) cứu chữa, thả lại rừn. Ảnh: TT

M. Thư (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét