Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Voọc Núi Chúa sau thảm sát

Đọc đoạn dưới bài này càng thấy đau: Tướng Kiền nói “đây là vụ việc đầu tiên sau gần chục năm triển khai dự án đường tuần tra biên giới (chạy qua nhiều tỉnh và trên tuyến có rất nhiều khu rừng nguyên sinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên)". Thực tế nếu bản thân người trong cuộc không tự đưa hình lên mạng và dư luận không ầm ầm lên tiếng thì tất cả bộ máy quân sự, dân chính... sẽ đều không phát hiện được và sẽ coi như không có chuyện gì xảy ra. Do đó, những lời như tướng Kiền nói ai mà tin được.



TT - Đúng một năm trước, ngày 19-7-2011, 21 con voọc chà vá chân đen đã bị thợ săn bắn hạ tại vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Hải, Ninh Thuận) - vùng rừng còn nhiều voọc chà vá chân đen nhất cả nước.

Hai kẻ săn voọc và những con voọc bị rạch bụng ngay tại cánh rừng Núi Chúa - Ảnh: Trọng Huynh

PGS.TS Lê Xuân Cảnh - viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật - vẫn dùng từ “thảm sát” khi nhắc lại. Ông nói: “Đó là cuộc thảm sát voọc lớn nhất được ghi nhận ở Việt Nam trong nhiều năm qua”. Còn với trạm trưởng kiểm lâm Núi Chúa Nguyễn Trọng Huynh, đã 30 năm trong nghề kiểm lâm nhưng vụ sát hại voọc này vẫn làm ông ám ảnh nhất khi tận mắt chứng kiến sự tàn ác của thợ săn với bầy voọc.
Tàn ác
Không ngăn chặn, voọc chà vá sẽ tuyệt chủng
Đây là nhận định của PGS.TS Lê Xuân Cảnh - viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật. TS Cảnh nói cả ba loài voọc chà vá chân đen, chân đỏ và chân xám đều là những loài được xếp vào dạng nguy cấp, cần phải bảo tồn đặc biệt chỉ còn chưa tới 1.000 cá thể mỗi loài trên cả nước. Trong đó voọc chà vá chân xám là loài mới phát hiện và hiếm nhất, chỉ còn khoảng 200 cá thể. “Với những vụ sát hại voọc mà báo chí đưa tin gần đây thì e rằng ngày tuyệt chủng không còn xa nữa”  - TS Cảnh lo lắng.
Ông Huynh chính là người chỉ huy nhóm kiểm lâm bao vây Đặng Minh Khắc và Nguyễn Phương Tuấn, hai kẻ đã sát hại bầy voọc chà vá chân đen tại suối Nước Đổ thuộc tiểu khu 148 vườn quốc gia Núi Chúa một năm trước. Tất cả voọc đều bị hai thợ săn dùng dao bấm rạch xuyên từ cổ họng xuống quá rốn ngay khi bắn hạ, lôi hết nội tạng ra ngoài để voọc nhẹ bớt, dễ vận chuyển xuống núi.
Ông Huynh kể lại: “Vừa đến lưng chừng suối Nước Đổ, anh em kiểm lâm đã biết ngay số lượng voọc bị sát hại là không nhỏ khi dòng nước vốn trong vắt bỗng chuyển sang lờ nhờ đỏ, bốc lên mùi tanh tưởi. Nơi đầu suối cách đó vài trăm mét, Khắc và Tuấn vừa mổ bụng bầy voọc”. Cả đoàn kiểm lâm như chết lặng, kiểm tra khắp các bụi cây xung quanh, họ phát hiện một bao voọc sáu con đã bị mổ bụng, máu đã khô. Đoán chắc nhóm thợ săn sẽ trở lại để gom voọc cất giấu, ông Huynh cho anh em mai phục xung quanh lán và bịt tất cả đường mòn. Nhìn vết đạn trên thân voọc, các kiểm lâm phán đoán bọn săn voọc dùng loại súng thể thao có mức sát thương cao chứ không phải súng kíp tự chế. Nếu đưa anh em bao vây phía đầu nguồn sẽ bị lộ, chắc chắn chúng sẽ chống trả, vừa nguy hiểm vừa không bịt được các ngả đường tháo chạy của chúng.
Đúng như phán đoán, khoảng 15g hai thợ săn lặc lè vác hai bao voọc còn rỉ máu tươi đi từ phía đầu nguồn và bị tóm gọn. Lôi từ trong bao ra từng con voọc đã bị rạch bụng, có con tay chân còn ấm nên nhiều kiểm lâm quá bức xúc đã sấn tới định đấm cho hai kẻ sát hại voọc mấy phát nhưng bị ngăn lại.

GS Hoàng Tụy: “Việt Nam đã không đến nỗi vô danh về toán”


Thanh Xuân

 
Sáng 8/6 tại Viện Toán học Việt Nam, GS. Hoàng Tụy đã có bài trình bày có tựa đề Một số vấn đề phát triển toán học, trong đó tập trung vào ba vấn đề cơ bản về toán học Việt Nam: lịch sử phát triển; toán lý thuyết, toán ứng dụng, và ứng dụng toán; đánh giá các nghiên cứu toán học.



Về lịch sử phát triển toán học ở VN sau 1945, GS. Hoàng Tụy chỉ tập trung vào hai giai đoạn: 1956-1968 và từ 1968 trở đi.  Ông lấy năm 1956 là năm ra đời trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với một khoa Toán đúng nghĩa, có chủ nhiệm khoa là một nhà toán học thực thụ người VN (GS Lê Văn Thiêm), và bắt đầu có công trình toán học nghiêm túc được hoàn thành ngay ở trong nước (công trinh hình học của GS Nguyễn Cảnh Toàn,  hai năm sau đã được bảo vệ ở ĐH Tổng hợp Mạc Tư Khoa). Lúc bấy giờ một khoa toán như vậy không đâu có ở Đông Nam Á, đó là thành quả mấy năm chuẩn bị và xây dựng của GS Lê Văn Thiêm qua những năm 1950-1956. Tuy nhiên, thời gian này đội ngũ các nhà toán học Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, hầu hết mới ở trình độ đào tạo 3 năm đại học, và rất ít người có trình độ nghiên cứu.



Trong giai đoạn khó khăn ấy, sự hỗ trợ đào tạo của Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng một nền tảng ban đầu. Theo GS. Hoàng Tụy,  với số cán bộ nghiên cứu toán được đào tạo ở Liên Xô (chủ yếu ĐH Tổng hợp Mạc Tư Khoa), cùng với một số giáo sư Liên Xô hàng năm được mời giảng các chuyên đề ở trình độ nghiên cứu, Khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đó đã có vị thế chuyên môn đúng với tên gọi. Ngay từ hồi ấy hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở Khoa Toán đã mang dáng dấp hiện đại, như tổ chức các chuyên đề toán học và seminar định kỳ, cho sinh viên làm khóa luận để bước đầu làm quen với nghiên cứu, tổ chức các hội nghị khoa học hàng năm để cán bộ giảng dạy trình bày các kết quả nghiên cứu, tổ chức thường xuyên những buối nói chuyện về toán học hiện đại (nhiều buổi do một số GS Liên Xô, Hung, v.v. được mời sang VN theo các chương trình hợp tác, trao đổi), tạo ra một không khí sôi nổi và lành mạnh đi vào khoa học. Song song với giảng dạy cũng đã có những hoạt động ứng dụng toán học, nhất là vận trù học (operations research), đã có ít nhiều tiếng vang, có lúc lôi cuốn hàng ngàn người tham gia trong các ngành, và có lúc ứng dụng những thầnh tựu hồi đó được cho là rất mới trên thế giới (như PERT). Phóng viên báo Le Monde của Pháp đã rất ngạc nhiên về vận trù học ở VN trong một bài viết đăng năm1963. Chính trong quá trình ứng dụng vận trù học đã nảy sinh công trình về bài toán quy hoạch lõm (1964) mở đầu lý thuyết tôi ưu toàn cục.

Vài suy nghĩ về toán học và khoa học của Việt Nam

  
http://www.magmire.com/wp-content/uploads/2010/02/mathematics.pngEntry này giới thiệu một bài viết của Ts Đặng Đình Thi (Anh Quốc), trong đó anh bày tỏ vài suy nghĩ về toán học và khoa học Việt Nam. Có thể tóm lược những ý này trong (i) so với những ngành khác ở Việt Nam, toán học có một thế đứng tốt và đi vào nề nếp nhờ những người đặt nền móng như Gs Lê Văn Thiêm và Gs Hoàng Tuỵ; (ii) nhưng thiếu một cầu nối giữa toán học và các ngành khoa học khác, kể cả kinh tế, nên toán học Việt Nam tồn tại như một ốc đảo; và (iii) đánh giá một nền toán học nên dựa vào những thước đo định lượng mà các nước khác đã và đang làm. Hi vọng tôi hiểu đúng những gì anh Thi nói vì tôi cũng đã có trao đổi cá nhân với anh ấy.
Tôi chỉ muốn thêm một ý nhỏ thôi: đó là phân biệt đánh giá chung một nền khoa học và đánh giá một cá nhân nhà khoa học. Để đánh giá chung một nền khoa học, ngày nay người ta sử dụng các chỉ số về scientometrics hay bibliometrics (chắc tạm dịch là đo lường khoa học). Những chỉ số này bao gồm số lượng bài báo khoa học và những chỉ số liên quan đến tần số trích dẫn (citation). Số bài báo thể hiện hay phản ảnh mức độ hoạt động của nền khoa học (tiếng Anh là activity). Một nền khoa học năng động có nhiều nhà khoa học trong nhiều ngành, và do đó nhiều bài báo bao trùm các ngành khoa học. Do đó, số lượng bài báo có thể xem là một đo lường về đầu ra – output của một nền khoa học.
Số lượng còn cho phép chúng ta so sánh giữa các nền khoa học một cách khách quan và biết mình đang ở đâu. Chẳng hạn như Việt Nam có trên 9000 giáo sư và phó giáo sư, nhưng mỗi năm “sản xuất” được khoảng 1000 bài trên các tập san quốc tế. Trong khi đó, ở Thái Lan, con số giáo sư là khoảng 450 người và assistant professor & associate professor nghe nói là 4 lần con số này. Mỗi năm Thái Lan công bố được khoảng 5000 bài trên các tập san quốc tế. So sánh như vậy để thấy năng suất khoa học Việt Nam ra sao.

Du lịch: Rủ nhau mang ngoại tệ mạnh sang cho ...Tàu !

Cuối tuần sau sẽ về VN 3 tuần, nghỉ hè năm nay sẽ rảnh rỗi vì các con đã theo mẹ đi du lịch các tỉnh phía Nam bắt đầu từ 19.7; do đó tôi đã dự định đi du lịch Tàu 1 chuyến.
Nhưng những sự kiện liên quan đến Tàu trong hơn 1 tháng qua đã làm tôi thay đổi ý định. Đọc bài dưới đây càng thấy quyết định thôi không đi Tàu càng có lý.

 
Jul 21, 2012
Sáng nay vừa mở e-mail ra, thấy ngay bản tin từ một “đại gia” lữ hành tại Sài Gòn giới thiệu tour khuyến mãi Du lịch tiết kiệm Trung Quốc - khách sạn 5 sao Sheraton Bắc Kinh. Hay thật ! Ngay sau khi xảy ra căng thẳng tại bãi cạn Scarborough, lữ hành Tàu đồng loạt ngừng tổ chức tour sang Philippines (còn ngừng nhập khẩu chuối nữa), khiến ngành du lịch của đảo quốc này một phen liêu xiêu. Còn lữ hành Việt Nam đến giờ phút này vẫn đang nỗ lực mời chào khách mang ngoại tệ mạnh sang nộp cho Tàu.

Không chỉ ngành du lịch Philippines “thấm đòn”,  báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 6/2012, tổng lượt người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam khoảng 79.020, giảm 12,3% so với tháng 5 và giảm tới 31,7% so với tháng 6/2011. Tất nhiên, không phải toàn bộ con số 79.020 là khách du lịch, song cũng thể hiện rõ mức suy giảm mạnh, lập tức và biểu thị rất rõ phản ứng của thị trường gửi khách.

Dễ thấy đang là mùa cao điểm của khách Tàu vào VN bằng thẻ du lịch (100% là khách du lịch thuần túy qua Lạng Sơn, Lào Cai), nhưng các địa điểm từ xưa đến nay vốn tập thu hút rất đông đối tượng khách này ở Hà Nội như quảng trường Ba Đình, Bờ Hồ, bảo tàng Lịch sử quân sự… đều vắng hẳn tiếng trò chuyện “xủng xoẻng” như cãi nhau. Và cả tiếng khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Cũng chẳng thấy cảnh đám đàn bà béo núc ních mỡ đẩy mông nhau, cố trèo lên đứng trên mấy khẩu đại bác ở dưới chân Cột Cờ, để chụp ảnh lưu niệm nữa.

Chu Phương: Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải

Tác giả: Chu Phương [Zhou Fang, 周方]
 - Hu Zi dịch

Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải


Chu Phương Zhou Fang (1960-)
Nguồn ảnh: home.blshe.com
Chủ nghĩa yêu nước cũng cần phải thực sự cầu thị (dựa vào thực tế giải quyết), nếu không cũng chỉ là mong ước viển vông, không ai phục tùng cái dâm ý đó cả. Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải)? Vấn đề này cần phải dựa vào thực tế để giải quyết, trong lịch sử loài người, chỉ có một quốc gia đã từng ôm trọn đại dương mà không có ai tranh chấp cùng, đó chính là cường quốc đã từng huy hoàng ngang dọc qua khắp các lục địa Âu - Á - Phi, ôm cả Địa Trung Hải, đó chính là đế quốc La Mã. Đáng tiếc là cái thời này đã một đi không trở lại rồi. Bất luận là Trung Quốc hay là nước nào khác, muốn độc chiếm Nam Hải là không thể nào được. Cho dù bằng chiến tranh chiếm được trong chốc lát; trong tương lai sẽ là chiến tranh và đổ máu qua lại không ngừng nghỉ. Chiến tranh không thể là phương hướng phát triển cho một thế giới văn minh trong tương lai. Ngày nay, nếu Trung Quốc muốn khống chế Nam Hải mà không bị các quốc gia xung quanh can thiệp, phản ứng lại thì cách duy nhất là đoạt lấy nó bằng các thủ đoạn kinh tế “chinh phục” các quốc gia xung quanh, kiến lập nên một vòng cung ôm lấy xung quanh Nam Hải “đế quốc kinh tế La Ma”. Nếu không làm như vậy, tranh chấp Nam Hải sẽ không có biện pháp nào giải quyết rốt ráo cả.

Những người cộng sản thường ở trong mâu thuẫn “dành cả đời đấu tranh chống lại cường hào ác bá, cuối cùng lại biến thành địa chủ ác ôn” dành cả cuộc đời hô hào “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”, tiến tới xây dựng “đất nước cộng sản” thường cầm gươm súng đứng lên. Đều thường tự khen mình là người vĩ đại đối với chủ nghĩa quốc tế, nhưng lại chỉ vì một miếng đất bé tí teo hay là vì cái gọi là “quốc bảo” mà oánh nhau sứt đầu mẻ trán. Từ trước tới nay đều là từ ngữ đao to búa lớn “với giai cấp phong kiến như thủy hỏa bất dung”, trong thực tế thì cái mộng tưởng kế tục toàn bộ địa bàn bị những di sản “lãnh thổ” bị lãng quên phá hỏng.

Viết nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ : Bà Nguyễn Thị Năm



Dương Trung Quốc 
 Thứ bảy 21/07/2012 09:29
Tôi có một ông bác bên đằng vợ vốn là hậu duệ của nhà canh tân nổi tiếng Đặng Huy Trứ. Bác Phạm Tuấn Khánh (tên khai sinh là Đặng Khánh Côn) tham gia cách mạng rất sớm, từng bị thực dân đày lên nhà ngục Sơn La, sau này trở thành người quản lý thuộc thế hệ sớm nhất của ngành điện ảnh và phát thanh truyền hình Việt Nam.
 
Viết nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ
                                           Bà Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm).
 
Ơn nghĩa với tổ tiên, bác dành trọn những năm tháng cuối đời, bỏ công sức, tiền bạc tổ chức nghiên cứu về cụ tổ Đặng Huy Trứ, viết sách, làm hội thảo, tạc tượng góp phần tôn vinh bậc tiền bối của dòng họ mình.

Tôi thường đến nhà mong phần nào hỗ trợ ông bác trong công việc đầy ân nghĩa ấy và thấy bên cạnh ban thờ gia tiên trong nhà có phối thờ bức chân dung một người phụ nữ và một vài gương mặt đàn ông khác. Tôi hỏi, bác bảo rằng đó là những người cùng thời, không có quan hệ máu mủ họ hàng, nhưng bác lại biết rõ đó là những người đang chịu oan khuất, bác thờ họ như để chia sẻ trách nhiệm của người biết mà không làm được việc gì để giải oan cho họ.

Người phụ nữ trong ảnh có tên là Nguyễn Thị Năm, địa chủ đầu tiên bị xử tử trong cuộc Cải cách ruộng đất vào năm 1953, cách đây sắp tròn một hoa hội. Đến nay cả hai bác Khánh trai và gái đều đã qua đời, không biết những người đời sau, con cháu bác Khánh có còn để tấm ảnh ấy trên ban thờ nhà mình không?

Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'


TP - Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.
Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã
Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.
Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”... 
Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.
Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.
Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).

Clinton bố trí mở rộng NATO châu Á để kiềm chế Trung Quốc

Thế giới ngày càng hỗn loạn, chủ nghĩa dân tộc
và nguy cơ chiến tranh ngày càng lớn.



Tác giả: Rick Rozoff
Người dịch: Đỗ Quyên
Ngày 16-7-2012
Từ Paris, vị thống đốc toàn cầu, đại diện toàn quyền của siêu cường quân sự duy nhất của thế giới, đã bắt đầu một chuyến công du hai tuần đến các tỉnh lỵ thuộc đế quốc của bà, cả cũ lẫn mới, ở châu Á và Trung Đông, vào ngày 5 và 6 tháng 6, khi bà lên án Nga và Trung Quốc là đã không tham gia hội nghị “Những người bạn của Syria” lần thứ ba – tức là cuộc họp kín bàn về thay đổi chế độ ở Syria. Bà dọa rằng họ sẽ phải “trả giá” vì đã không chịu tuân thủ chương trình nghị sự của Washington ở Syria, và cả thế giới, theo hàm ý của bà.
Sau khi đã tuyên bố như thế với hai thách thức lớn nhất của Mỹ ở lục địa Âu-Á, và với thế giới, bằng một giọng mập mờ như thế, Ngoại trưởng Hillary Clinton bay sang Afghanistan vào ngày 7 để tuyên bố rằng đất nước bị chiến tranh tàn phá này là đồng minh ngoài NATO quan trọng mới đây của Mỹ, hiện diện cùng với Argentina, Australia, Bahrain, Ai Cập, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Morocco, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan trong danh mục này. Sau đó bà rời Afghanistan sang Nhật Bản để dự một hội nghị về Afghanistan tổ chức ở Tokyo.
Vào ngày 9-7, bà có mặt ở Mông Cổ, và ngày 10, ở Việt Nam; ngày 11 sang Lào và từ 11 đến 13 thì ở Campuchia.
Bà rời đất nước cuối cùng trong danh sách trên đây để sang Ai Cập vào ngày 14-7, rồi từ đó bay sang Israel để gặp gỡ các lãnh đạo nước này vào ngày 16 và 17-7.

Xếp hạng của Việt Nam trên thế giới theo Legatum Institute


Legatum Institute (http://www.li.com), một “think tank” ở London, nghiên cứu và xếp hạng độ phồn vinh (prosperity) của 110 nước trên thế giới. Kết quả của Việt Nam là bị thụt lùi thứ hạng 12 bậc trong 2 năm 2009-2011.


Việt Nam đứng thứ 73/110 về y tế,
theo Legatum Institute

Cụ thể:
Năm 2009: đứng thứ 50/110
Năm 2010: đứng thứ 60/110
Năm 2011: đứng thứ 62/110
Như vậy, Việt Nam có bị thụt lùi thứ hạng 12 bậc trong 2 năm 2009-2011.
Các nước đứng đầu bảng về phồn vinh, theo thứ tự từ cao đến thấp (2011): Norway, Denmark, Australia, New Zealand, Sweden, Canada, Finland, Switzerland, USA, Ireland, Iceland, UK, Austria, Germany, Singapore, Belgium, France, Hongkong, Taiwan.
Các nước bét bảng (theo thứ tự từ dưới lên): Trung Phi, Zimbabwe, Ethiopia, Pakistan, Yemen, Sudan, Nigeria, Mozambique, Kenia, Zambia.
(Nguồn: http://www.prosperity.com/index2011.aspx)

Việc xếp hạng độ phồn vinh của Legatum dựa trên tám (08) chỉ số sau, mỗi chỉ số là tổng hợp của nhiều chỉ số nhỏ. Các chỉ số này được phân tích là ảnh hưởng lớn đến thu nhập (income) và hạnh phúc (wellbeing) của con người.

1) Kinh tế (Economy)

Đức hạnh tiền lẻ và hội chứng tiền tỉ

Chuyện cuối tuần:


SGTT.VN - Chưa lúc nào bằng lúc này, từ các nhóm lợi ích truyền thông đến dư luận thời thượng, ở đâu người ta cũng diễn đạt bức tranh kinh tế xã hội đất nước bằng số lượng tiền đáng kinh hãi: tỉ, trăm tỉ, ngàn tỉ... Cả tiền thất thoát bởi tiêu cực, tham nhũng ở dự án này, công trình kia của các tổng công ty, tiền lợi nhuận các ngân hàng... cũng thế: toàn trăm tỉ, ngàn tỉ! Những đơn vị tiền tệ 500, 1.000 đồng hình như đã bị xoá khỏi bộ nhớ một số người.

Từ góc độ văn hoá, hãy xem những đơn vị tiền tệ bèo bọt này còn thực quyền kinh tế gì với tầng lớp thu nhập thấp. Ở Sài Gòn, ly trà đá, thứ thức uống phổ biến nhất từng được ví von “đến siêu công ty Coca-Cola cũng sợ phải cạnh tranh”, thời giá không còn ở mức 500, 1.000 nữa mà là 2.000 đồng. Tương tự như vậy, giá dịch vụ thông dụng nhất mà người đô thị nào cũng phải chi tiền là tiền bơm xe, gởi xe cũng đã leo trèo lên mức 2.000 đồng/bánh xe, 3.000 – 5.000 đồng/lượt gởi xe máy.
Người viết có lần chứng kiến cuộc cãi nhau giữa người bơm xe và người có xe bị xẹp bánh, chuyện nhỏ nhưng suýt đưa tới đánh nhau vì người bơm xe đòi tăng giá 3.000 một bánh xe. Chủ chiếc xe xẹp bánh hét: “Sao ông dám tự tiện tăng giá? Ai cho phép, ông muốn gì?” Ông già bơm xe nói giọng thách thức: “Tôi cần gì ai cho phép. Sống không nổi thì lên giá, anh muốn gì tôi chiều?”

Campuchia tiếp tục chỉ trích Việt-Phi


Hội nghị Asean tại Phnom Penh
Hội nghị Asean tại Phnom Penh không đưa ra được thông cáo chung

Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói tuy Asean đạt nguyên tắc về Biển Đông, ông vẫn đặt câu hỏi về động cơ của 'hai nước thành viên' mà ông không nói tên nhưng ai cũng hiểu là Việt Nam và Philippines.
Ông ngoại trưởng vừa có cuộc họp báo chiều thứ Sáu 20/7 tại Phnom Penh để nói về bản nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông mà các nước Đông Nam Á đã thống nhất với nhau sau nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa.
Các nước Asean đã không đưa ra được thông cáo chung tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao tuần trước do có bất đồng giữa nước chủ nhà Campuchia với Việt Nam và Philippines về câu chữ khi nhắc tới Biển Đông.
Nay Ngoại trưởng Hor Namhong cho hay tuy sẽ không có thông cáo chung, các nước đã đạt được nguyên tắc chung về Biển Đông. Đồng thời ông cũng chỉ trích rằng việc Việt Nam và Philippines tranh cãi quanh bản thảo thông cáo chung tuần trước cho thấy không có tiến bộ trong việc hàn gắn chia rẽ nội bộ Asean.
Ông nói: "Thứ Sáu tuần trước, đúng một tuần trước đây, tôi thông báo là cuộc họp ngoại trưởng Asean đã không đưa ra được thông cáo chung vì không có đồng thuận giữa 10 nước thành viên Asean". "Thế nhưng một tuần sau, hôm nay chúng ta đã có văn bản cho thấy lập trường của Asean về vấn đề Biển Đông."

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Trung Quốc ngang nhiên treo biển trụ sở “thành phố Tam Sa”



Trong ngày hôm nay, 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp, thông lệ quốc tế.

Trước đó, ngày 17/7, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự điều hành cái gọi là “thành phố Tam Sa” (do Bộ Dân chính Trung Quốc tuyên bố thành lập ngày 21/6/2012 nhằm thực hiện cái gọi là quản lý một cách phi pháp, phi lý và vô hiệu đối với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam).

Hôm nay 20/7 Trung Quốc gắn biển trụ sở cái gọi là
Hôm nay 20/7, Trung Quốc gắn biển trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Theo giới phân tích Đài Loan, trong số các ứng viên cho các vị trí chủ chốt của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, Bắc Kinh đã lựa chọn Trần Tế Dương – Chủ nhiệm Ban Tổ chức cán bộ tỉnh ủy Hải Nam vốn xuất thân là Tổng biên tập của tờ báo “Hải Khẩu buổi chiều” làm Ủy viên thường vụ thành ủy Tam Sa.

‘Lãi suất 15% sẽ ổn định trong một năm tới’


Trong khuôn khổ vài tiếng đối thoại sáng 20/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra hàng loạt cam kết, chỉ đạo và kêu gọi doanh nghiệp thủ đô tin tưởng, làm theo để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
"Không thể cứu doanh nghiệp bằng mọi giá"
Khách mời đặc biệt của chương trình đối thoại là đại diện các ngân hàng và 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, nói như một số doanh nhân phát biểu tại hội trường sáng nay, doanh nghiệp cả nước đang dõi theo diễn biến hội nghị và ngóng trông các giải pháp liên quan tới lãi suất, tín dụng, xử lý nợ.
3 doanh nghiệp đầu tiên tham gia thảo luận đều có quy mô lớn hoặc vốn góp nhà nước. Vì thế, họ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) hoạt động trên cả 3 lĩnh vực xuất khẩu, bán lẻ và dịch vụ, với tổng doanh thu hằng năm hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa đóng góp từ thị trường nội địa.
“Tính toán dựa trên các khoản vay của chúng tôi cho thấy lãi suất bình quân 6 tháng đầu năm nay vào khoảng 16%, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 18%, giúp giảm bớt phần nào chi phí vốn”, Tổng giám đốc Hapro Vũ Thanh Sơn tiết lộ.

Các loài voọc quý hiếm ở Việt Nam


Voọc chà vá chân xám, con vật bị giết hại rồi bêu trên mạng xã hội mới đây, là loài động vật chỉ có ở Việt Nam, và là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới.
Người tung loạt ảnh giết voọc gây phẫn nộ

Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea). Chà vá chân xám thường ở rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá, sống thành đàn khoảng 10 - 15 con. Loài này phân bố ở Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định.
Voọc chà vá chân xám chỉ có ở Việt Nam, là một trong 25 loài linh trưởng đang trong tình cảnh nguy cấp nhất trên thế giới. Hiện chỉ còn khoảng 2.000 con sống trong tự nhiên. Ảnh: Vũ Ngọc Thành.

ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông

Đoạn kết của một sự kiện quá bất thường:



- Ngoại trưởng các nước ASEAN đã đạt được một Tuyên bố về nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, tạo cơ sở để đảm bảo các bên liên quan tôn trọng, tuân thủ trong hành xử ở Biển Đông và khẳng định các hành vi vi phạm những nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng tới ASEAN.



Theo Tuyên bố, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhắc lại và tái khẳng định cam kết của các Quốc gia thành viên ASEAN về việc:




Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại hội nghị AMM 45 tại Phnompenh. Ảnh:Daylife

1. Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (2002). 

2. Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC (2011).
3. Sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. 

4. Tôn trọng hoàn toàn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
5. Tất cả các bên tiếp tục kiềm chế và không sử dụng vũ lực 

6. Giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN nhằm phát huy các nguyên tắc nêu trên, phù hợp với Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008).
Tại cuộc họp báo chiều 20/7, thay mặt nước Chủ tịch ASEAN luân phiên đương nhiệm, công bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Hor Namhong cho biết đây là kết quả tham vấn giữa các Ngoại trưởng ASEAN sau khi Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi trong những ngày qua.

Vỗ tay


Tháng 7 19, 2012
Phạm Thị Hoài
Các nhà sành điệu văn hóa của chúng ta lại vừa được dịp thót tim và nhăn mặt. Giới thượng khách ở thủ đô một lần nữa chứng tỏ xuất xứ bán khai của mình khi đến dự ba buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker cuối tuần vừa rồi ở Nhà hát lớn Hà Nội. Họ vỗ tay rầm rầm giữa các chương của một bản giao hưởng. Họ huýt sáo và vỗ tay theo nhạc. Chỉ thiếu điều nhảy lên sân khấu tặng hoa và chụp hình. Trời ơi! Đã nói mãi rồi. Biết bao giờ văn hóa ứng xử và văn hóa nói chung của chúng ta mới khá lên được, một lần nữa chúng ta nghe than phiền.
Tôi không thấy việc vỗ tay hay không vỗ tay giữa một tác phẩm nhạc thính phòng đáng mang sứ mệnh câu hỏi của Hamlet cho một nền văn hóa, hay cho diện mạo của một xã hội. Tôi còn không coi việc am hiểu nhạc cổ điển phương Tây là điều bắt buộc để có một tầm vóc văn hóa đáng ao ước. Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều ít nhiều bỏ âm nhạc ra ngoài trường quan tâm của họ. Lần duy nhất Kafka nhắc đến âm nhạc, và không hẳn là tích cực, là trong “Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột“, còn Nabokov thì liệt kê âm nhạc, nhất là âm nhạc làm nền cho những cuộc trò chuyện uyên bác, vào danh mục những thứ ông ghét cay ghét đắng.
Ngay cả ở phương Tây, vỗ tay sành điệu cũng không hoàn toàn là chuyện đơn giản và mỗi nước một trường phái.

Vỗ tay tán thưởng, ai ngờ lại bất lịch sự

Viết tiếp bài Thót tim vì... tiếng vỗ tay



TTO - Nhạc giao hưởng vẫn là một thứ gì đó xa xỉ đối với người dân chúng ta nói chung. Ngay như vé chương trình biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker vừa qua cũng không được bán mà chỉ để tặng cho những khách VIP.
Khách VIP ở đây lại không phải là những người VIP trong lĩnh vực âm nhạc, họ chỉ là khách hàng VIP của một hãng viễn thông lớn. Họ chỉ biết rằng vỗ tay là tán thưởng, là thể hiện sự yêu mến với dàn nhạc như cách mà họ vẫn đang thưởng thức âm nhạc ở Việt Nam hiện nay. Họ đâu có lỗi gì?!

Nhạc trưởng Trần Nhật Minh (đứng) chia sẻ cùng các khán giả trẻ những kiến thức căn bản về thanh nhạc và dàn nhạc giao hưởng trong chương trình Giai điệu trẻ được tổ chức tại TP.HCM - chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động đưa nghệ thuật giao hưởng - nhạc kịch và vũ kịch đến với thanh thiếu niên thành phố do Thành đoàn TP.HCM và Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố thực hiện. - Ảnh: A.CHI

 Tôi thuộc thế hệ 8X đời cuối. Chúng tôi lớn lên với những lời hát ru, những làn dân ca ngọt ngào của bà, của mẹ. Đi học, chúng tôi được học nhạc thiếu nhi rồi những bài hát về Đội, về Đoàn.
Lớn lên, chúng tôi khó mà không nghe nhạc trẻ mà trong đó nhạc thị trường và K-Pop chiếm một thị phần đáng kể.
Không nghe sao được khi mà bạn bè tôi chuyền tay nhau những đĩa nhạc của các ca sĩ trẻ mới nổi, khi mà trong điện thoại, trong máy nghe nhạc của mọi người đều có dòng nhạc này.

Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng

Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng
19-7-2012 (VF) — Sự phân biệt mà chúng tôi vừa đưa ra giữa việc phân tích các hậu quả chính sách của chính phủ và việc đánh giá mong muốn của mỗi chính sách cụ thể, là một sự phân biệt quan trọng. Phân tích thường thuộc về kinh tế học thực chứng (KTHTC), còn đánh giá là kinh tế học chuẩn tắc (KTHCT) hay kinh tế phúc lợi.
Kinh tế học thực chứng không chỉ liên quan đến phân tích hậu quả chính sách cụ thể, mà còn miêu tả các hoạt động của khu vực công cộng và các lực lượng chính trị và kinh tế làm cho các chương trình cụ thể này tồn tại. Khi các nhà kinh tế học vượt ra ngoài các sự phân tích thuần túy của kinh tế học thực chứng, họ sẽ chuyển qua địa hạt của KTH chuẩn tắc. KTH chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá xem các chính sách khác nhau vận hành tốt đến mức nào, và việc xây dựng những chính sách mới cho phù hợp hơn với mục tiêu  nhất định.
KTH chuẩn tắc đưa ra những nhận định như, “nếu chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu dầu lửa một cách ít tốn kém nhất đối với chính phủ và người tiêu dùng, thì dùng biện pháp đánh thuế nhập dầu tốt hơn biện pháp cấp hạn ngạch”. Hoặc là, “nếu mục tiêu của chương trình nông nghiệp là hỗ trợ các chủ trang trại nghèo hoen, thì hệ thống trợ giá không hay bằng hệ thống chuyển giao thu nhập được xây dựng một cách phù hợp”. Nói cách khác, trong KTH chuẩn tắc, các nhà kinh tế so sánh mức độ đáp ứng mục tiêu mong muốn của các chương trình khác nhau của chính phủ, và xác định xem những chương trình nào đáp ứng mục tiêu tốt nhất. Ngược lại, KTH thực chứng đưa ra những nhận định như “áp dụng hạn ngạch  đối với dầu lửa trong những năm 1950 dẫn đến tăng giá nội địa và giảm sút những nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh hơn”. Những nhận định như vậy chỉ đơn giản là miêu tả tác động  của chương trình, mà không có đánh giá xem những mục tiêu dự định có đạt được hay không. Không có sự đánh giá gì về việc những hậu quả đó là mong muốn hay không.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Sự vô cảm trong hoạt động xúc tiến thương mại?


TT - Ngày 17-7, Tuổi Trẻ có bài “Hàng Việt vẫn chưa được bảo vệ” trích ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho biết hội chợ hàng VN chất lượng cao tại Campuchia bị Cục Xúc tiến thương mại “huýt còi” tạm ngưng.
Vì sao lại xảy ra vấn đề này?

Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm tại chương trình “Hàng Việt vào chợ truyền thống” do Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao, báo Tuổi Trẻ và Vinamilk tổ chức - Ảnh: Dũng Tuấn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao, cho biết:
- Hội chợ này đã tạm ngưng năm 2011, nhưng năm nay doanh nghiệp quá khó khăn, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thâm nhập các thị trường lân cận, đặc biệt trong bối cảnh hình thành khu mậu dịch tự do Asean+1. Do đó, ban chấp hành hội quyết định năm 2012 tập trung nhiều hơn cho thị trường Asean+1. Kế hoạch thực hiện chủ trương này, với các chương trình cụ thể, cả dự định tổ chức hội chợ ở Campuchia đã được hội gửi cho anh Đỗ Thắng Hải, cục trưởng Cục XTTM Bộ Công thương, để đề nghị cục cố vấn, góp ý và hợp tác từ tháng 5-2012.
Tháng 4, ban chấp hành hội quyết định tổ chức hội chợ hàng VN chất lượng cao và xuất khẩu ở Campuchia, giao cho Công ty CP Hàng Việt thực hiện. Chúng tôi rất lo vì biết chắc chắn là lỗ nặng nếu không được tài trợ theo chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Ban chấp hành hội cân nhắc mãi, cuối cùng vì hội viên khó quá và yêu cầu rất nhiều nên dù chắc chắn lỗ cũng làm (không kịp xin tài trợ theo chính sách, hội phải tự bù lỗ).

“Chính phủ nào là chính phủ tốt nhất?”: Nghề cai trị

“Chính phủ nào là chính phủ tốt nhất?”:


Chính phủ nào là chính phủ tốt nhất? Trong một loạt bài gồm bốn phần, SPIEGEL bàn đến một câu hỏi xưa cũ, lại được đặt ra năm năm sau cuộc khủng hoảng tài chính.
Bernhard Zand
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 26 / 2012
Các đại diện cho nhân dân ở Washington, ...
Các đại diện cho nhân dân ở Washington, … Ảnh: Der Spiegel
Nếu theo những người tỵ nạn và di cư, hàng triệu người lên đường mỗi năm ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh đó, thì mọi sự nghi ngờ đã được dẹp bỏ: cuộc tranh đua của các hệ thống đã ngã ngũ.
Sáu của mười nước di dân có sức thu hút nhất nằm ở Bắc Mỹ và châu Âu, và bốn nước có nhiều người di cư đến Hoa Kỳ nhiều nhất là Mexico, Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ – tức là các quốc gia đang tăng trưởng năng động. Tuy là nhiều người di cư không đến được  mục đích của họ và ở lại những nơi mà họ sống còn tồi tệ hơn là ở quê hương của mình. Nhưng lực thu hút của các quốc gia tự do về chính trị của châu Âu và châu Mỹ trước sau gì cũng mạnh đến mức mặc dù vậy hàng trăm ngàn người khác vẫn đi theo họ.
Trước đây 20 năm, nhà chính trị học người Mỹ Francis Fukuyama cho rằng đã đến “tận cùng của lịch sử” và “nền dân chủ tự do Phương Tây đã được củng cố như là hình thức chính phủ nhân đạo cuối cùng”. Dòng chảy của những người di cư, nhưng cả những phong trào nổi dậy chống lại những kẻ chuyên quyền của họ, đầu tiên ở Đông Âu, rồi trên bán đảo Balkan, ở Ukraine, ở Georgia và giờ đây trong thế giới Ả Rập, dường như đã xác nhận lời của ông ấy.

CHỦ NGHĨA DÂN TỘC LÀNH MẠNH

Có lẽ qua dư luận của khu vực và thế giới đã đủ làm cho các bạn Campuchia giật mình, nhớ lại bài học chưa xa: Ai là kẻ nuôi dưỡng, hỗ trợ, xui giục Khơ me đỏ thi hành chính sách đối nội diệt chủng, chém giết không ghê tay đồng bào mình; đối ngoại chống Việt Nam, người bạn chung chiến hào chống thực dân, đế quốc?

Tống Văn Công

Mấy hôm nay, truyền thông của khu vực và cả thế giới sôi nổi bình luận về sự kiện hội nghị ASEAN ở Phnom Penh không ra được tuyên bố chung. Có 3 chủ đề nổi bật: Một là Trung Quốc cao giọng cho rằng đây là thắng lợi của họ; họ cám ơn nước chủ nhà đã “bảo vệ lợi ích cốt lỏi” của Trung Quốc. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu uyên thâm về Châu Á lại cho rằng, Trung Quốc chỉ thắng về chiến thuật, nhưng sẽ thất bại chiến lược. Bởi vì họ đã làm cho nhiều nước lo ngại, đang tìm mọi cách để chống lại. Hai là, có phải Việt Nam bị thất bại? Các nhà bình luận sáng suốt có ý kiến ngược lại: Tính chính đáng về lịch sử và về pháp lý, cùng với quan điểm chủ trương xử lý tranh chấp bằng thương lượng hòa bình của Việt Nam đã thu phục tình cảm của cộng đồng quốc tế. Đó chính là sức mạnh to lớn sẽ giúp Việt Nam giành thắng lợi cuối cùng. Ba là lợi ích dân tộc đã khiến nước chủ nhà đặt lợi ích quốc gia mình lên trên khối thống nhất ASEAN. Dư luận rất đông đảo kể cả của những nước không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông cũng chê trách cho đó là sự thiển cận, ích kỷ. Cả ba chủ đề kể trên đều cho thấy sự chi phối của chủ nghĩa dân tộc. Vậy lấy gì để phân định chân lý đây?
Từ lâu, nhân loại đã phân biệt chủ nghĩa dân tộc lành mạnh với chủ nghĩa dân tộc sô vanh (Ph. Nicolas Chauvin). Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh bảo vệ lợi ích của dân tộc mình, nhưng không theo nước mạnh, lấn át nước yếu. Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh giúp cho các dân tộc chọn liên minh đúng đắn với những quốc gia tiến bộ của thời đại, khởi đầu có thể yếu thế, nhưng dần dần lớn mạnh và cuối cùng giành được thắng lợi. Ngược lại, chủ nghĩa dân tộc sô vanh khuyến khích chạy theo lợi ích hẹp hòi, sẵn sàng tước đoạt lợi ích của các dân tộc khác, chụp giật lợi ích trước mắt, nhưng cuối cùng sẽ thua thiệt thảm hại. Nhân loại đã ghi nhận sự thắng thua như vậy trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, cuối cùng là ở cuộc thế chiến thứ hai với kết cục thảm bại của phe trục. Lịch sử ba nước Đông Dương cũng có những chứng minh vô cùng sinh động về sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc lành mạnh và tác hại khủng khiếp của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Trong khi quân Nhật tràn vào đè bẹp chính quyền thực dân Pháp và tiến đánh như chẻ tre cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, thì Việt Nam trong tình trạng “một cổ hai tròng” vẫn “gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay”. Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh đã cho ta nhãn quan sáng suốt để chọn đúng đồng minh chính nghĩa. Suốt gần nửa thế kỷ chúng ta chẳng những giành độc lập cho dân tộc mình mà còn đem xương máu giúp Campuchia, Lào giành độc lập, đặc biệt đã giúp nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng.

Có giải pháp nào cho khủng hoảng trên Biển Đông?

Asia Times
 

Tác giả: David Brown
Người dịch: Thủy Trúc
Hiệu đính: David Brown
18-07-2012
Cũng giống như có thể dự đoán được hàng năm về những cơn gió mùa thổi qua Biển Đông, câu hỏi nước nào, hay những nước nào, sở hữu phần nào trên Biển Đông, đang ngày càng trở nên phiền phức qua mỗi năm.
Qua mùa bão, những đội tàu đánh cá lại nhổ neo và các dự án thăm dò dầu khí dưới đáy biển lại tiếp tục. Thế là một loạt những đối đầu căng thẳng đã xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, hoặc giữa Trung Quốc và Philippines. Các nhà ngoại giao yêu cầu tất cả các bên tự kiềm chế, cố gắng xa tránh những hành động đổ dầu vào lửa.
Câu chuyện rất quen thuộc, và cả một loạt đòi hỏi thách thức của các bên đều quá phức tạp, đến mức độc giả rất có thể muốn chuyển sang đọc một chuyện gì khác.
Tuy nhiên, sự thực là những vụ việc gần đây đã làm thay đổi đánh giá của giới chuyên gia về tranh chấp trên Biển Đông, và có thể cho thấy con đường đi tới một sáng kiến có ý nghĩa thay đổi cả ván cờ.
Vài năm gần đây, cách hành xử của Trung Quốc với Việt Nam và Philippines quá đỗi hiếu chiến, đến mức ngay cả những chuyên gia thân thiện nhất của Trung Quốc cũng khó tìm được lời biện hộ cho họ. Tới gần đây, tính toán khôn ngoan của Washington vẫn chỉ là, Trung Quốc là một siêu cường mới nổi, tự mãn, nếu đối xử cẩn thận và tôn kính đối với họ thì có thể thuyết phục họ trở thành “đối tác chín chắn”.
Tuy nhiên, việc Bắc Kinh khăng khăng yêu sách rằng họ có chủ quyền “tuyệt đối” trên Biển Đông, tới tận gần bờ biển Singapore, là không phù hợp với mô hình này. Mà cũng chẳng tương thích với hành động quấy rối không ngớt của họ nhằm vào ngư dân Philippines  và Việt Nam, hay các nỗ lực phần nào thành công của họ nhằm đe dọa những công ty dầu khí nào có ký hợp đồng với Manila hay Hà Nội để thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Những hành động như thế không thể đi cùng với tuyên bố của Trung Quốc, cho rằng mục tiêu của họ là hòa bình và ổn định khu vực.
Mộng ước tan vỡ đã bắt đầu với ASEAN và từ bên trong ASEAN.  Nhóm 10 nước này cho thấy chưa đủ đoàn kết để đương đầu với những thách thức của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ, Nhật Bản, Úc và một loạt các nước khác mong muốn ủng hộ một lối tiếp cận mang tính khu vực nhằm bảo vệ hòa bình, nhưng ASEAN không thể tiến lên phía trước được. Họ hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận; thật không may cho Manila và Hà Nội, chủ tịch đương nhiệm của ASEAN lại lệ thuộc vào Trung Quốc, tức là Campuchia. Đáng chú ý, Thái Lan, Myanmar và Lào cũng không thích va chạm với Bắc Kinh.

Phụ nữ thông minh hơn nam giới


Một nghiên cứu mới đây cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử phụ nữ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn nam giới.
Phụ nữ thông minh khó kiếm chồng
Ảnh minh họa: Fotolia.


















Suốt thế kỷ qua, trong những lần thử nghiệm IQ, phụ nữ luôn đứng sau nam giới tới 5 điểm. Nhưng khoảng cách đó đã dần xóa bỏ trong những năm gần đây và năm nay, phụ nữ vượt nam giới về chỉ số này, theo ABCNews.
Để đưa ra kết luận trên, nhà khoa học James Flynn, từ New Zealand đã kiểm tra các dữ liệu thử nghiệm IQ ở các nước Tây Âu, Mỹ, Canada, New Zealand, Argentina và Estonia. Kết quả, phụ nữ được đánh giá cao hơn nam giới về chỉ số IQ.
Ông James Flynn cho rằng sự thay đổi trên là do phụ nữ ngày nay tiếp cận với giáo dục và cuộc sống hiện đại hơn, kỹ năng lý luận của họ nâng cao hơn.
Một vài chuyên gia khác đưa quan điểm, phụ nữ đảm nhiệm cả vai trò gia đình và xã hội, khiến họ trở nên thông minh hơn.

'Tình hữu nghị Việt - Lào là vô giá'

Anh Bounnhang Vorachith trước đây là Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đã nhiều lần đón tiếp và nghe chúng tôi báo cáo trong thời gian chúng tôi công tác tại Lào. Trong bối cảnh Thủ tướng Campuchia Hun Sen chỉ vì một số tiền viện trợ và những lời hứa giúp đỡ của Trung Quốc mà quên hết những lời tình nghĩa đã nói với nhân dân VN (trong đó có chúng tôi) về quan hệ Việt Nam - Campuchia, trắng trợn ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN khác, thì mới thấy đúng là 'Tình hữu nghị Việt - Lào là vô giá'. Rất mừng thấy anh Bounnhang Vorachith trong ảnh có vẻ vẫn khỏe mạnh như những năm trước.


Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai dân tộc Việt Nam và Lào đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, xây đắp mối tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc.

Phó Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào Bounnhang Vorachith.

Sáng 18/7, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào và thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức trọng thể Lễ míttinh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Tham dự buổi lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các lão thành cách mạng; lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các tầng lớp nhân dân thủ đô.

Ông Bounnhang Vorachith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương, Phó Chủ tịch nước, dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào dự lễ míttinh.

Này hỡi ông Hun Sen!

Đọc bài này của Bọ Lập chợt nhớ ra cuối năm 2008 khi đón tiếp và nhận số tiền Hội chúng tôi ủng hộ nước bạn Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã vừa cười vừa nói: Tiền à, tốt lắm, càng nhiều càng tốt.

 
Vẫn biết trong chính trị người ta thường giở trò láu cá, lưu manh để trục lợi. Tình bạn tình đồng chí nào cũng đều được hô hoán lên là “bền vững” là “vĩnh viễn”, kì thực chúng  đều có tính nhất thời và đều có thể bị bán rẻ bất kể lúc nào. Ai có lợi cho ta là bạn ta, đó là triết lý của chính trị. Trong bài Lợi ích dân tộc, bác Nguyễn Sĩ Dũng đã nhắc lại lời thủ tướng Anh từ giữa thế kỉ 19, ông Lord Palmerston: “Nước Anh không có đồng minh vĩnh viễn và không có kẻ thù vĩnh viễn.
Nước Anh chỉ có những lợi ích vĩnh viễn mà thôi”. Đó cũng là phương châm của tất cả các nhà chính trị khi vận mệnh dân tộc được trao vào tay họ.
Nhưng lợi ích vĩnh viễn của CPC là gì để ông Hun Sen buộc phải phản bội lại khối ASEAN, bán rẻ lợi ích sống còn của các nước lân bang cho TQ? Không lẽ chỉ vì 8 tỉ đô “ nợ xấu” với TQ, hay là 2 tỉ đô tiền “ Phông bao” của TQ cho CPC trước thềm hội nghị ASEAN vừa rồi? Không. Đó là món lợi lớn nhưng không thể là lợi ích vĩnh viễn. Rất có thể “lợi ích vĩnh viễn” là thế này chăng: ông Hun Sen mơ tưởng xây dựng một CPC giàu mạnh dựa trên viện trợ  vô điều kiện dài dài của TQ mà 8 tỉ và 2 tỉ chỉ là món lợi lót đường, món tiền đặt cọc cho tương lai CPC trong vòng tay “người bạn lớn"?
Nếu thế thì ông Hun Sen đã sai lầm.

Khi hổ ‘chiến’ sư tử, ai thắng?

Khi hổ ‘chiến’ sư tử, ai thắng? 

Dữ liệu cho thấy hổ thường là kẻ chiến thắng, tuy nhiên kết quả từng cuộc đối đầu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi cá thể.
Người La Mã xưa từng tổ chức những trận đấu giữa sư tử châu Phi và hổ châu Á tại các đấu trường để mua vui. Ngày nay, đôi lúc tại các vườn thú cũng xảy ra những cuộc đụng độ giữa 2 loài mèo to xác này và chúng nhanh chóng biến thành những cuộc chiến khủng khiếp, khiến người chứng kiến kinh sợ.


Dữ liệu ghi nhận hổ thường có lợi thế trong cuộc chiến với sư tử

Theo trang LifesLittleMysteries, loài hổ thường giành chiến thắng trong cuộc chiến tại đấu trường La Mã khi xưa và những cuộc chạm trán tình cờ trong các vườn thú ngày nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế.
Craig Saffoe, nhà sinh vật học và người phụ trách chăm sóc loài mèo to xác này tại vườn thú quốc gia Smithsonian (Mỹ), cho biết “Hổ và sư tử, mỗi loài đều có thế mạnh riêng và kết quả của cuộc chiến thường phụ thuộc bản thân mỗi cá thể, như kinh nghiệm trận mạc, cách tấn công hay thể chất của chúng.”
Thông thường 2 loài này có kích thước gần tương đương. Theo Saffoe, một con sư tử đực châu Phi trưởng thành và một con hổ Bengal đực trưởng thành thường nặng từ 180 đến 190kg.
Bờm của loài sư tử được xem như lớp áo giáp bảo vệ cổ của nó và cũng cho thấy sư tử đực sinh ra là để chiến đấu.
Sư tử luôn sống theo bầy, vì thế trong suốt quá trình phát triển, sư tử đực thường xuyên có những cuộc tập trận thật sự và chúng cũng luôn phải làm thế để chứng tỏ mình đủ sức đảm nhận vai trò của con đầu đàn.

Vì sao Hun Sen đổi thái độ với VN?


Ông Hun Sen từng được Việt Nam đưa về lãnh đạo Campuchia sau thời Pol Pot

Hôm 13 tháng 7 năm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Phnom Penh chấm dứt trong không khí chia rẽ gay gắt và thái độ của Campuchia trong vụ việc này đã làm nhiều người kinh ngạc.
Dư luận tố cáo Campuchia là con ngựa mồi của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN.
Nhưng thực ra Campuchia không phải là con sâu làm rầu nồi canh hay con ngựa mồi của Trung Quốc. Campuchia, cũng như Lào, Việt Nam và Myanmar, chỉ là phần nổi của tảng băng bành trướng từ phương bắc xuống vùng biển phía nam.
Tác nhân chính trong việc chia rẽ hay phân tán nội bộ khối ASEAN là Trung Quốc.
Từ hơn mười năm qua, Bắc Kinh đã âm thầm mở rộng vòng đai ảnh hưởng xuống các quốc gia phía nam trong mục tiêu truy tìm những nguồn năng lượng mới. Chiến lược mở rộng vòng đai ảnh hưởng của Trung Quốc khá giản dị: mua chuộc sự trung thành bằng tiền.

'Nói ASEAN mất đoàn kết không đúng!'

Rất cám ơn Ngoại trưởng Indonesia với chuyến
ngoại giao con thoi vì sự đoàn kết ASEAN của ông.



Khẳng định với báo giới tại Hà Nội chiều 18/7 rằng ASEAN vẫn có tầm nhìn chung về Biển Đông, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho hay đây là lúc ASEAN cần nhanh chóng tái hợp.



Ông Marty Natalegawa: ASEAN cần nhanh chóng tái hợp, củng cố lập trường chung


Nội bộ ASEAN không nên hiểu nhầm

Những kiến nghị của Indonesia về việc duy trì vai trò của ASEAN trong vấn đề Biển Đông có ý nghĩa đối với các nước như Campuchia?

Có chứ. Đó là thách thức và nhiệm vụ mà chúng ta đều phải làm, làm thế nào để duy trì sự đoàn kết của ASEAN. Thực ra sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN liên hệ chặt chẽ với nhau. Không đoàn kết thì sẽ không thể duy trì được vai trò trung tâm.
Cá nhân mỗi thành viên ASEAN không bày tỏ một quan điểm riêng mang tính dân tộc về các xung đột này, rằng ai đúng ai sai.
Cái chúng ta có là một quan điểm chung trong việc ủng hộ các cơ chế như DOC, Bản hướng dẫn thực thi DOC, Công ước Luật Biển, luât pháp quốc tế, không sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Đó là những nguyên tắc đã đoàn kết ASEAN trong quá khứ, và sẽ tiếp tục đoàn kết chúng ta trong tương lai. Nhất là trong thời điểm rất quan trọng này.

"Cấm đái bậy"


Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng "làm" nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. - Friedrich Nietzsche.
Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch," Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)... Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay."
Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích...lại là ba chữ đơn giản, "cấm đái bậy".


Tại New York vào thập niên 1970's, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch... khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm...tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng "siêu tiến bộ" này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.
Kết quả là New York gần tuyên bố phá sản vào năm 1975, phải nộp đơn xin chính phủ liên bang cứu viện và Tổng Thống Ford trả lới với câu nói bất hủ," Drop Dead" (Chết cho rồi).

Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ

Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ 

Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong phát biểu tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ( ASEAN Regional Forum - ARF) REUTERS /Samrang Pring
Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong phát biểu tại Diễn đàn Khu vực
ASEAN ( ASEAN Regional Forum - ARF) REUTERS /Samrang Pring
 
RFI. Trọng Nghĩa
Gần một tuần lễ sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh không ra được bản Thông cáo chung, hãng tin Anh Reuters ngày 17/07/2012 đã thu thập lời chứng của nhiều nhà ngoại giao hiện diện tại các cuộc họp, để mô tả các cuộc tranh cãi chung quanh vấn đề Biển Đông.

Cảm nhận của các phóng viên Reuters là nhiều người không che giấu thái độ bất bình với cách hành xử của nước chủ nhà Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của ASEAN, bị tình nghi là đã dùng mọi cách để áp đặt quan điểm của đồng minh Trung Quốc.
Micro của Ngoại trưởng Philippines bị tắt
Sự cố đầu tiên được Reuters ghi nhận liên quan đến Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Sáng thứ Năm 12/07, khi ông bắt đầu nói đến vấn đề nhạy cảm là hồ sơ Biển Đông trong một cuộc họp, bất chấp sự phản đối của Cam Bốt, đột nhiên micro của ông bị tắt.
Phía chủ nhà Cam Bốt khẳng định đó chỉ là một sự cố kỹ thuật, tuy nhiên một số nhà ngoại giao đã ám chỉ rằng sự cố đó phản ánh một thực tế thâm hiểm hơn, nằm trong một loạt các nỗ lực của Cam Bốt, đồng minh của Trung Quốc, nhằm loại bỏ đề tài Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Công an sẽ vào cuộc điều tra vụ nhóm người giết hại khỉ gây phản cảm

Công an sẽ vào cuộc điều tra vụ nhóm người giết hại khỉ gây phản cảm

Công an sẽ vào cuộc làm rõ về gần 20 bức ảnh ghi lại quá trình giết hại một chú khỉ được đăng tải trên một trang Facebook cá nhân cuối ngày 16/7 đã khiến cộng đồng mạng hết sức bất bình về hành vi tàn ác của một số cá nhân.
hành hạ, giết khỉ hoang dã man rồi khoe hình lên facebook GÂY CĂM PHẪN trên mạng
Hành động vô nhân tính
Những bức ảnh trong trang Facebook có tên Quang Nguyen Van (Được ghi địa chỉ trong facebook là người ở Quảng Nam) ghi lại toàn bộ quá trình bắt, “hành hạ” và giết thịt một con khỉ một cách hết sức dã man.
Ngay lập tức những bức ảnh này đã bị cộng đồng mạng lên án vì hành động vô cảm. Trước khi giết con khỉ, một số thanh niên đã dùng dây trói chặt tay và chân con khỉ đang mang thai lại và nhét vào miệng điếu thuốc lá sau đó thi nhau chụp ảnh.

Những hình ảnh ghi lại quá trình giết hại chú voọc đang mang thai khiến cộng đồng mạng hết sức bất bình. (Ảnh chụp lại màn hình)

Nhóm thanh niên này sau đó nhấn con khỉ đang mang thai vào nước sôi, làm lông rồi hun khói, mổ bụng… Để thỏa mãn “sự thích thú”, đám thanh niên này còn chuyền tay nhau chú khỉ đã bị vặt trụi lông, giơ xác lên để chụp ảnh.
Trong số những bức ảnh được chia sẻ trên trang của thành viên Quan Nguyen Van này cho thấy, không chỉ có một con khỉ bị giết hại mà còn một con khác nữa.

Quá tàn ác với động vật

Dã man khủng khiếp:


Bức ảnh trên Facebook của Nguyễn Văn Quang
Cư dân mạng đang hết sức phẫn nộ trước cảnh sát hại thú rừng quá dã man

Cư dân mạng trong nước hết sức phẫn nộ trước loạt ảnh mô tả bộ đội sát hại động vật hoang dã một cách dã man.
Loạt ảnh 15 chiếc được một người tên Nguyễn Văn Quang đăng tải trên trang Facebook của mình hôm 11/7, nhưng nay mới bị phát hiện và tung lên một số diễn đàn mạng.
Trong các bức ảnh, một chiến sỹ trẻ, được cho là người tên Quang, hành hạ một con khỉ hoang (voọc) bằng cách nhét điếu thuốc lá vào miệng để chụp hình, trước khi cùng người khác mổ bụng con vật và 'khoe' chiếc xương sọ đã lột trắng.
Hình ảnh con thú bị hành hạ và giết hại với các chi tiết đặc tả đã khiến người xem ghê rợn và công phẫn.
Các diễn đàn đăng tin về chùm ảnh này nhanh chóng nhận hàng trăm bình luận của cộng đồng mạng.
Dư luận nói chung lên án hành động dã man của chủ trang Facebook Nguyễn Văn Quang, đồng thời kêu gọi biện pháp kỷ luật người mà họ cho là "làm hỏng hình ảnh chiến sỹ quân đội nhân dân".

Trung Quốc mưu đồ thâu tóm Biển Đông như thế nào


Những động thái của Trung Quốc trên biển và trên bàn đàm phán trong hai năm qua cho thấy Bắc Kinh đang dần hiện thực hóa mưu đồ muốn kiểm soát Biển Đông, bất chấp quyền lợi được quốc tế công nhận của các láng giềng.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông với cái gọi là "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn". Song song với việc từ chối giải quyết tranh chấp đa phương, những việc làm của Trung Quốc ngày một quyết liệt trên vùng biển mà các nước thành viên ASEAN như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
Tránh né đàm phán đa phương
Trong tất cả những vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Trung Quốc luôn thể hiện quan điểm muốn đàm phán hòa bình, nhưng là song phương với các nước liên quan, thay vì đối thoại đa phương. Mới đây nhất, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn an ninh khu vực vừa diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Trung Quốc khẳng định không đề cập vấn đề Biển Đông.
"Cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao tại Diễn đàn Khu vực ASEAN là một cơ sở quan trọng để xây dựng lòng tin lẫn nhau và tăng cường hợp tác, nhưng đó không phải là nơi phù hợp để bàn về vấn đề Biển Đông", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói.

Giảm béo, giảm mỡ bụng, chữa đau lưng

Kinh nghiệm của tôi cho thấy tập 5 động tác theo hướng dẫn trong "Suối nguồn tươi trẻ" là tốt nhất.
Tuy nhiên cũng có thể tập theo các biến tướng của phương pháp này như sau:






Tom Cruise gặp lại con gái

Thương cho Tom:


Nam diễn viên bế con trên tay, còn Suri bám chặt lấy bố sau một tháng xa cách. Đây là lần đầu tiên hai bố con Tom Cruise gặp nhau sau khi Katie Holmes nộp đơn ly hôn.
> Katie Holmes giành được quyền nuôi con/ Mẹ con Katie Holmes bị tai nạn xe hơi
Khi thông tin ly hôn bùng nổ cuối tháng trước, nam diễn viên vẫn bận bịu với công việc đóng phim "Oblivion" ở Iceland và khu vực hồ Mammoth, California, Mỹ mà chưa hề gặp con gái. Lần gần nhất hai bố con Tom Cruise xuất hiện cùng nhau là hôm 16/6, khi họ ăn tối tại nhà hàng Sushi Samba ở Reykjavik, Iceland cùng Katie. Trong thời gian thực hiện các thủ tục ly hôn, hai bố con giữ liên lạc bằng điện thoại và các cuộc trò chuyện qua video.
Hôm 16/7, sau khi hoàn thành những cảnh quay cuối cùng của bộ phim, nam diễn viên bay thẳng từ trường quay tới New York trong đêm để thăm con. Ông bố 50 tuổi và cô con gái 6 tuổi dành thời gian bên nhau tại khách sạn Greenwich - nơi Tom nghỉ tạm trong thời gian ở New York.
Tom Cruise gặp lại con gái sau nhiều ngày xa cách. Ảnh: Splash.

Campuchia bán đứng láng giềng gần

Campuchia bán đứng láng giềng gần 

Hồ Cẩm Đào uống rượu mừng cùng Hun-Sen
http://thonlambao.blogspot.ch
Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF-19) dường như "tự thể hiện mình" được rất ít, khi mà trước đấy các ngoại trưởng đã xem tới 18 dự thảo Thông cáo chung về Hội nghị AMM-45, nhưng rồi tất cả đã bị hủy bỏ vì các bên không thống nhất với nhau về câu chữ.
Tuần qua, các ngoại trưởng ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt quan điểm của các nước thành viên đối với những vi phạm gần đây nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đã không thành.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố hôm 12/7: ASEAN không ra được thông cáo chung là "vô trách nhiệm". Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều "bí mật công khai" khi mà đầu tuần này (10/7), Trung Quốc đã sớm trải lòng cám ơn (trước) nước chủ nhà Campuchia (!).
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, theo Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen trước khi diễn ra hàng loạt hội nghị ngoại trưởng, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với "sự ủng hộ bền bỉ và kiên định" của Campuchia trong những vấn đề có liên quan đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.
Đừng biến nạn nhân thành tội phạm!
Trong khi đó thì Campuchia lại đổ vấy trách nhiệm do Việt Nam và Philippines nên hội nghị AMM45 đã không ra được Thông cáo chung. Cú lội ngược dòng này khiến dư luận nhớ lại năm ngoái, khi xét xử tội ác diệt chủng của Khơ me Đỏ ở Phnom Penh, cũng từng có những vu khống tương tự, về "tác giả" của diệt chủng ở đất nước Chùa Tháp trước đây. Biến nạn nhân thành tội phạm là trò đổi trắng thay đen rẻ tiền.