Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2022

Chiến dịch Hoa Kim Tước - Tận cùng của sự dối trá

Chiến dịch Hoa Kim Tước - Tận cùng của sự dối trá
Sau khi hàng chục cán bộ ngoại giao từ cấp Bộ trưởng xuống tới cấp nhân viên bị kỷ luật vì vụ 'chuyến bay giải cứu', người dân mới bàng hoàng nhận ra sau những bộ quần áo complet với váy đầm đắt tiền sang trọng, tiếng nước ngoài tuôn ra như gió và những bài diễn văn, cuốn sách ca ngợi ngành ngoại giao, là vô số điều bẩn thỉu của ngành này
Đã từ lâu và ngay khi lập ra trang Blog này, tôi đã kể lại lúc mới bắt đầu đi làm năm 1982, tôi đã được một anh PGS.TS có bố là tướng công an lão thành, có nhà là một biệt thự rất to được nhà nước cấp ở phố Nguyễn Trường Tộ bên cạnh Đại sứ quán Lào hiện nay, ghé tai nói "công an và ngoại giao là hai ngành vô văn hóa, tham lam và ích kỷ nhất". Sau này đi nhiều, được tiếp xúc nhiều, tôi càng hiểu điều này đúng. 

ĐỪNG ĐỂ CHẾT VÌ THẬN

ĐỪNG ĐỂ CHẾT VÌ THẬN
1. Gần đây một số người quen của tôi đã chết vì bệnh liên quan đến thận; do đó các bạn nên quan tâm bảo vệ thận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10% dân số thế giới đang phải đối mặt với các bệnh lý về thận và mỗi năm, bệnh lý này cướp đi mạng sống của 5 - 10 triệu người trên toàn thế giới. Đáng chú ý, những con số này được dự đoán sẽ ngày một tăng cao. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người đang bị suy thận, khoảng 26.000 người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo và 8.000 ca mắc mới mỗi năm.

Tuy không gây chết người nhanh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… nhưng bệnh thận nếu không phát hiện điều trị kịp thời và đúng cách, cơ hội sống của người bệnh sẽ không cao. Đáng chú ý, hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh này ở
 Việt Nam ngày càng gia tăng mà nguy cơ suy thận không phân biệt lứa tuổi và giới tính.

Tại sao người dân không quan tâm tới ô tô điện ?

Tại sao người dân không quan tâm tới ô tô điện ?
Ông Akio Toyoda, chủ tịch của hãng Toyota Motor Corp., cho rằng các nhà sản xuất ô tô theo đuổi mục tiêu chỉ sản xuất xe chạy bằng điện không phản ánh thực tế thị trường, vì công nghệ và cơ sở hạ tầng cho ô tô điện vẫn chưa hoàn thiện. Q
uan điểm này có một thực tế rõ ràng là hiện nay đa số người dân đang không quan tâm tới xe chạy bằng điện

1. Thực trạng

Gương sáng thanh niên: Bị đuổi học về nước làm Bí thư

Ông bố thông báo EVN mới lỗ 31.000 tỷ đồng. Không biết đến đời ông con thì lỗ bao nhiêu ? Ông con sinh năm 1998, năm nay chỉ mới 24 tuổi nhưng đã được làm Bí thư Đoàn của EVN, chức vụ tương đương Trưởng ban của EVN mà người khác phấn đấu cả đời không được. Chức bí thư còn hay ở chỗ đầy bổng lộc mà không cần kiến thức chuyên môn và cũng không có nguy cơ mắc sai lầm dẫn tới bị tù tội.
Gương sáng thanh niên: Học dốt, vô kỷ luật... bị đuổi học thì về nước làm Bí thư
Trong ảnh là anh Dương Thái Anh, ủy viên trẻ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đoàn khóa XII.
Đang học ĐH tại Mỹ, nhưng bỏ qua tương lai xán lạn ở trời Tây, anh trở về quê hương theo tiếng gọi của con tim vào tháng 4/2022 và 2 tháng sau được bầu làm Bí thư Đoàn Tập đoàn Điện lực VN (EVN), khi vừa 24 tuổi.
Được biết, anh Dương Thái Anh là con trai của Chủ tịch EVN Dương Quang Thành.
Quả là:
Hổ phụ sinh hổ tử
Cầu dao tổng đẻ công tắc con!

Phạm Sanh Châu - Chiếc mặt nạ… đã rơi

Tôi cũng biết anh Châu từ rất lâu, thỉnh thoảng cũng gặp anh tại các cơ quan ngoại giao nhưng chỉ chào hỏi xã giao vì công việc khác nhau. Tiếp xúc bề ngoài thì thấy anh luôn vui vẻ, lởi xởi, nhưng vẫn gây cho tôi một cảm nhận anh là người quá khôn khéo và nhiều tham vọng. Đối với những người như vậy chúng ta không nên kết bạn vì họ ích kỷ và quen lợi dụng; khi không có xung đột lợi ích thì vui vẻ, nhưng khi có xung đột lợi ích thì họ luôn có lợi, còn mình luôn bị thiệt. Đúng là tôi không còn cảm tình tốt với anh từ sau vụ anh ứng cử rất ồn ào, hào nhoáng, phô trương đến mức phản cảm trong suốt quá trình "đi thi" vào chức Tổng Thư ký UNESCO năm 2017, rồi chuyện anh quảng cáo 2 chai nước Trà xanh Không độ và Trà thanh nhiệt Dr Thanh cho Tập đoàn Tân Hiệp Phát quá lộ liễu trong lúc "làm bài thi" làm Tổng giám đốc UNESCO. Đặc biệt, tôi không thích anh viết nhiều bài trên báo và FB bôi bác Ấn Độ trong giai đoạn đại dịch và khoe khoang thổi phồng công sức cứu hộ nhân viên sứ quán và đồng bào VN ở Ấn Độ bị nhiễm Covid. Có cả những chi tiết và hình ảnh rất phản cảm mô tả anh đang trên máy bay gọi điện xuống mặt đất để điều khiển công tác cứu hộ được anh đăng trên vnexpress... Bây giờ anh bị cách chức, bị triệu hồi về nước và bị Ủy ban Kiểm Tra Trung ương kỷ luật khiển trách; thật không còn gì để nói. Xem tiểu sử của anh trên wikipedia thấy vô cùng chi tiết và hoành tráng, làm tôi nghi tiểu sử này do chính anh viết và đưa lên (xem cuối bài) để khoe khoang vì người thường làm sao biết được chi tiết như vậy. Nhìn cuốn sách của anh càng thấy buồn vì đây chính là loại "văn dở" để khoe khoang thành tích bất chấp người dân đang khốn khổ khốn nạn. Không biết anh Châu có tổ chức một Lễ giới thiệu và ra mắt sách hoành tráng không nhỉ ? Có thì vô cùng nhục nhã và phản cảm. Loại sách này chắc thuộc diện "Sách không bán được, chỉ để tặng".
Phạm Sanh Châu - Chiếc mặt nạ… đã rơi
FB Trần Đức Anh Sơn 1. Đây là hình chụp bìa cuốn sách CHIẾN DỊCH HOA KIM TƯỚC, do Phạm Sanh Châu, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan, viết và xuất bản trong năm 2022.
Cuốn sách này tác giả viết để ca ngợi công việc “giải cứu” công dân Việt Nam bị mắc kẹt ở Ấn Độ do đại dịch cúm Tàu, theo chủ trương của Nhà nước Việt Nam. Đây là trách nhiệm công vụ, mà ông đại sứ và nhân viên ĐSQ Việt Nam ở Ấn Độ phải thực thi, nhưng ông ta lại viết sách ca ngợi cái việc mình phải thực thi vì trách nhiệm công vụ đó.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

CP ra Nghị định bỏ hộ khẩu giấy kể từ ngày 1/1/2023

Ban hành Nghị định sửa đổi các Nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Nghị định gồm 15 Điều, trong đó từ Điều 1 đến Điều 13 của Nghị định quy định việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Nghị định số 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…

NHNN sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất

NHNN dường như đang kiên trì chính sách kiểm soát trần lãi suất huy động giống trong cuộc khủng hoảng năm 2011. Mặc dù không công bố mức trần lãi suất như năm 2011 (năm 2011, để chặn đứng cuộc đua lãi suất huy động trong hệ thống NHTM, NHNN đã áp dụng mức lãi suất trần 14,5%/năm), trong văn bản mới nhất số 9064/NHNN-TD ký ngày 22/12/2022, Thống đốc NHNN Việt Nam tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng không được tăng lãi suất; mục đích là giảm một phần chi phí vốn cho các TCTD. Công văn nêu rõ: "NHNN sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các TCTD này". Việc NHNN tiếp tục yêu cầu các TCTD phải báo cáo nếu muốn tăng lãi suất và sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ định chế nào tiếp tục tăng lãi suất thực tế là một mệnh lệnh hành chính nhắm tới kiểm soát trần lãi suất huy động. Đáng ngạc nhiên là trong khi dùng mệnh lệnh hành chính để áp đặt trực tiếp lên lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, NHNN lại không dùng các công cụ gián tiếp như giảm lãi suất điều hành, mở rộng danh sách các loại giấy tờ có giá và tài sản đảm bảo mà NHTM có thể tái chiết khấu tại NHNN, hoặc giảm tỷ lệ dự trữ trữ bắt buộc với cả VNĐ và USD... Kinh nghiệm khủng hoảng trong các năm 2008, 2010 và 2011 cho thấy do suy kiệt thanh khoản và lạm phát tăng cao (năm 2011, lạm phát cả năm lên tới 18,57%), các NHTM khi đó buộc phải lách quy định trần lãi suất bằng việc trả tiền thưởng hoặc ký khống các hợp đồng trả phí cho khách hàng. Số tiền này để bù đắp cho phần lãi suất chênh lệch giữa mức lãi suất mà ngân hàng thoả thuận với khách hàng và lãi suất trần mà NHTM bị ràng buộc. Rất nhiều các cán bộ, cá nhân tại NHTM và tổ chức kinh tế sau đó bị trừng phạt, thậm chí bị truy tố vì hành vi vi phạm này trong giai đoạn đó. Thực tế năm 2022 này không biết có lặp lại như thế không, nhưng một điều dễ thấy là có các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã công khai thông báo tặng thêm 0,8% cho các khách hàng mang tiền mặt đến gửi trực tiếp tại các phòng giao dịch, làm cho lãi suất lên tới xấp xỉ 11%. Đó là chưa kể các khoản hỗ trợ tài chính khác được ngân hàng tặng một cách kín đáo cho người gửi tiền.
Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý những ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất
23/12/2022 Vũ Phong - Trong tuần vừa qua, không còn ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất. Thậm chí, một vài ngân hàng đã công bố mức lãi suất mới thấp hơn nhiều so với trước đó... Động thái điều chỉnh trên của các ngân hàng diễn ra trong bối cảnh Hiệp hội Ngân hàng Việt nam kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, bao gồm các khoản khuyến mại cộng lãi suất.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 9064/NHNN-TD gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới.

ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP...

ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THOÁT KHỎI NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY VÀ TIẾN TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1) TÓM TẮT THỰC TRẠNG KINH TẾ VĨ MÔ

Theo báo cáo của Chính phủ, tính chung trong năm 2022, nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao (8%); chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ (2-3,5%); thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định; tăng trưởng tín dụng vừa phải (13%); cán cân thương mại thặng dư nhẹ (1 tỷ USD) và thu hút đầu tư tiếp tục khả quan…

Tuy nhiên, dư luận cho rằng thực tế khác đáng kể so với các con số thành tích ấn tượng trên của Chính phủ, nhất là các số liệu về tăng trưởng (quá cao so với thực tế) và lạm phát (quá thấp so với thực tế; thực tế chỉ số giá tiêu dùng có thể lên đến 2 con số, có như vậy thì các NHTM mới chấp nhận nâng lãi suất huy động lên tới 8-10% mà vẫn không huy động được tiền trong dân).

Tình cảm giữa nam và nữ ngày nay

Tình cảm giữa nam và nữ ngày nay
Trong xã hội hiện đại, văn hóa thế giới ngày càng trở nên tồi tệ, đạo đức nhân văn mà Thần Thánh ban cho con người từ lâu đã bị biến đổi. Vì vậy, các mối quan hệ nam nữ bất chính, không đúng đắn xuất hiện nhiều vô kể. 
Có “Kẻ thứ ba” đã phổ biến thành phong trào được mọi giới ưa chuộng. Quan hệ “vụng trộm”, “tình một đêm” được nói chuyện say mê. Được người khác giới theo đuổi, thậm chí được càng nhiều người khác phái công khai ngưỡng mộ, yêu quý thì càng có thể khoe khoang, hưởng thụ, và cho đó là “hạnh phúc”. Người khác thì khen ngợi, ghen tị hoặc đố kỵ.

Apple sẽ sản xuất MacBook tại VN từ giữa 2023

Apple sẽ sản xuất MacBook tại Việt Nam từ giữa 2023
21/12/2022 Apple được cho là đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất MacBook sang Việt Nam do muốn giảm phụ thuộc vào các nhà máy ở Trung Quốc. Nikkei Asia dẫn nguồn tin thân cận cho biết Apple đã yêu cầu Foxconn nhanh chóng chuẩn bị để có thể lắp ráp MacBook tại Việt Nam sớm nhất từ tháng 5 năm sau. Để đưa dây chuyền laptop đến đây, Apple đã mất nhiều thời gian sắp xếp cho chuỗi cung ứng phức tạp.

Mẫu MacBook Air M1 được bán tại một cửa hàng phân phối chính hãng của Apple tại Việt Nam. Ảnh: Khương Duy

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

Xã hội đang bị bội thực thơ dở

"Nhiều đại biểu cùng trăn trở nói văn học nghệ thuật bị khán giả quay lưng". Bài này thì nói cụ thể "Xã hội đang bị bội thực thơ dở". Thế còn văn dở thì sao ? Cũng nhan nhản khắp nơi đó. Xã hội không phải cũng đang bị bội thực văn dở sao ? Bìa in rõ đẹp nhưng nội dung bên trong nhạt thếch, toàn chuyện vớ vẩn đem ra kể lể. Chưa bao giờ đất nước được như bây giờ, cứ viết sách, thậm chí nhờ người viết hộ, kể gì họ chép hộ lại là thành sách. Rồi xin tài trợ ở đâu đó hoặc bỏ tiền túi ra in, thế là xong, chẳng có ai kiểm định chất lượng. Nhưng nguy hiểm nhất là giới khoa học. Ngày trước tôi gửi bài cho các tạp chí khoa học, vì bài viết tốt nên gửi tháng trước, tháng sau đăng. Bây giờ Ban biên tập khen bài quá hay, nhưng kiên trì chờ 1 năm nhé, vì chúng tôi phải ưu tiên đăng bài của những người nộp tiền cho chúng tôi để xin được đăng trước. Có vị PGS.TS vừa phát biểu trong một cuộc họp có tôi tham dự: Cứ xin cho tạp chí của mình được vào danh sách các tạp chí được tính điểm công trình khoa học là sống rất khỏe, không cần làm vẫn sống tốt. Với sách và nhà xuất bản cũng vậy. Thế là tạp chí, nhà xuất bản có tiền; cá nhân có nhiều công trình khoa học, sau vài năm thành tiến sĩ, thành giáo sư... Các bên tham gia làm thơ dở, văn dở đều có lợi, chỉ có dân trí ngày càng lao dốc, đất nước càng nhanh tới chỗ sụp đổ. Đoạn này hay: "Cơ chế thị trường tôn trọng tự do sáng tạo và biểu đạt, Nhà nước chỉ cấm sách đồi trụy và "phản động" chứ không cấm thơ dở, văn dở". Nhà nước không cấm, tất nhiên; nhưng tại sao dân biết, dân dám nói: "Gặp nhau tay bắt mặt mừng / Tặng gì thì tặng xin đừng tặng thơ", nhưng dân không dám mạnh mẽ tẩy chay, phản đối thơ dở, văn dở; nhất là phản đối các tòa soạn, nhà xuất bản in những thơ dở, văn dở và phản đối trao bằng tiến sĩ, hàm giáo sư cho những nhà khoa học, nhà giáo dục dở ? Chẳng lẽ chúng tôi lại phải kéo nhau xuống đường tuần hành phản đối thơ dở, văn dở, nhất là loại thơ văn tự sướng, chỉ biết tô hồng, ca ngợi thành tích một chiều, nhắm mắt bịt tai trước thực trạng đau thương của đất nước, kêu gọi người dân tin tưởng mù quáng chỉ biết đần độn đi theo, làm theo mà không cần suy nghĩ, đồng thời làm hư hỏng người dân, nhất là lớp trẻ, như cách đây mấy năm chúng tôi đã tuần hành phản đối Chủ đầu tư câu kết với Chính quyền Hà Nội điều chỉnh quy hoạch nơi chúng tôi sống, hay phản đối các trạm BOT bẩn có mặt ở khắp nơi trên cả nước ?
Xã hội đang bị bội thực thơ dở
20/12/2022 Tại hội thảo tổ chức ngày 19-12 tại tỉnh Hà Nam, một câu chuyện được nhiều đại biểu cùng trăn trở nói tới đó là văn học nghệ thuật bị khán giả quay lưng. Câu chuyện những cuốn thơ dở được xuất bản 'rộn ràng' đã được nêu ra.

Nhà văn Văn Chinh cho rằng kết luận văn chương gần đây không có thành tựu gì là không xác đáng, mà thực chất là do bạn đọc không đọc chứ không phải không có tác phẩm hay. Trong ảnh: độc giả xem sách tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Võ Hồng Phúc: "Chuyện của chúng tôi"

Ra mắt sách "Chuyện của chúng tôi": Ghi chép về một thời để nhớ
Hồ Hạ - Ảnh: Đức Thanh - 22/12/2022 - Cuốn sách "Chuyện của chúng tôi - Ghi chép về một thời để nhớ" của tác giả Võ Hồng Phúc, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa người đọc về những miền ký ức cách đây nửa thế kỷ với bao buồn, vui, được kể lại một cách chân thật, giản dị, cởi mở, dưới góc nhìn tỉnh táo, bao dung và sự đúc kết nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía của chính tác giả.

Tác giả Võ Hồng Phúc, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ về "đứa con tinh thần" của mình. (Ảnh: Đức Thanh)

'Điểm cân bằng' giữa tăng trưởng và lạm phát

Bài này cho biết "trong 11 tháng năm 2022, lạm phát mới chỉ đạt 3,03% và sẽ được kiểm soát theo mục tiêu dưới 4% đề ra đến cuối năm nay. Lạm phát dưới 4%, tăng trưởng GDP ước tính 8%, trong khi lãi suất huy động ở một số ngân hàng lên đến 10% rõ ràng là không thể chấp nhận được". Đúng quá, rõ ràng là không thể chấp nhận được vì các con số đó quá mâu thuẫn nhau. Tam giác 4%, 8% và 10% là bất khả thi, vi phạm tất cả các định luật của kinh tế thị trường (A => B => C => A) nên không thể tồn tại trong thực tế. Điều này nói lên cái gì ? Nói rằng ít nhất 1 trong 3 con số trên không đúng với thực tế diễn ra; trường hợp tồi tệ thì cả 3 con số đó đều là số nhân tạo do con người mơ mộng tự vẽ ra. Tuy nhiên, lãi suất thì chúng ta đều thấy là đúng vì được các ngân hàng niêm yết trên bảng treo trước cửa; mặc dù lãi suất này không hoàn toàn là lãi suất thị trường vì bị can thiệp hành chính của Ngân hàng Trung ương (NHNN chỉ đạo lãi suất của các NHTM quốc doanh và bắt các NHTMCP phải báo cáo và xin phép NHNN mới được tăng lãi suất). Như vậy chỉ còn 2 con số bị nghi là không đúng sự thật. Bạn chọn con số nào ? Hay là cả hai ?
'Điểm cân bằng' giữa tăng trưởng và lạm phát
20/12/2022 Lương Bằng - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra thông điệp khá đặc biệt cho định hướng tiền tệ trong năm 2023, năm nền kinh tế được dự báo là sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

Phát biểu trước các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 cuối tuần trước, Thủ tướng không dùng từ “thận trọng” khi nói đến qua điểm điều hành chính sách tiền tệ. Thay vào đó, người đứng đầu Chính phủ khẳng định: “Chính sách tiền tệ phải chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả”.

Giải thích lý do không dùng từ “thận trọng” vốn luôn được gắn liền với chính sách tiền tệ suốt hơn chục năm nay, Thủ tướng chia sẻ: “Trước đây ta dùng từ thận trọng vì sợ lạm phát, nhưng rõ ràng lạm phát đến tháng 11 chỉ 3%. Chúng ta kiểm soát được lạm phát”.

Do đó, Chính phủ đã chỉ đạo phải tìm điểm cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. “Nước ta đang phát triển nên lựa chọn của chúng ta thiên về tăng trưởng, mà có thể “hy sinh” lạm phát một ít”, Thủ tướng bày tỏ.

Liên tục lưu ý tìm điểm cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, Thủ tướng nhấn mạnh: Chủ trương điều hành của Chính phủ là như thế; còn Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chuyên môn phải tìm điểm cân bằng đó.

“Điểm cân bằng” đã được Thủ tướng đề cập nhiều lần, đặc biệt là dịp cuối năm 2022. Lần gần đây nhất, ngày 6/12 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023, ông yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đảm thanh khoản, ổn định hệ thống ngân hàng một cách an toàn; tìm điểm cân bằng giữa tỉ giá và lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Ngay trước cuộc họp nêu trên, room tín dụng đã được mở rộng khi chỉ còn một vài tuần nữa là hết năm. Vì thế, cái room đó rất khó phát huy tác dụng thực chất và hiệu quả đối với nền kinh tế và doanh nghiệp đã suy kiệt sau thời kỳ dài phong tỏa để chống dịch.

Trong năm nay, mỗi tháng có trung bình hơn 12.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường cho thấy mức độ khó khăn khốc liệt mà doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt.

Theo một khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện tại TP.HCM và một số tỉnh, thành phía Nam về triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 9% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tăng đơn hàng; 68% giảm đơn hàng và 23% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới. Những số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đến nhường nào tới đây.

Trên thực tế, trong 11 tháng năm 2022, lạm phát mới chỉ đạt 3,03% và sẽ được kiểm soát theo mục tiêu dưới 4% đề ra đến cuối năm nay. Lạm phát dưới 4%, tăng trưởng GDP ước tính 8%, trong khi lãi suất huy động ở một số ngân hàng lên đến 10% rõ ràng là không thể chấp nhận được.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng dự báo lạm phát bình quân năm 2023 sẽ ở mức 4-4,5% từ mức dự kiến chỉ khoảng 3,3% năm 2022.

Một nhà kinh tế đã chia sẻ: Lạm phát là thách thức cho năm 2023, nhưng chúng ta chỉ nên thận trọng chứ không đặt quá nặng vấn đề lạm phát. “Nếu đặt nặng quá vấn đề lạm phát thì nền kinh tế sẽ phải trả giá cao hơn”, ông cảnh báo.

Nền kinh tế thiếu tiền như cơ thể thiếu máu. Do đó, để dòng tiền được lưu thông, không nên thắt chặt “hầu bao” quá mức để kiểm soát lạm phát.

Hơn nữa, việc giải tỏa khối tiền đầu tư công lên tới lên tới hàng triệu tỷ đồng cũng sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho hệ thống tài chính, phục vụ tăng trưởng, tạo việc làm. Điều này cũng sẽ giải quyết được nghịch lý nơi có tiền không tiêu được, chỗ thiếu tiền trầm trọng.

Chính sách tài khóa cũng vậy. Thu ngân sách nhà nước tính đến 15/12 đạt kỷ lục hơn 1,69 triệu tỷ đồng, vượt gần 20% so với dự toán cả năm. Trong khi thu đầu vào vượt xa kế hoạch, chi ngân sách nhà nước chỉ bằng khoảng 81% dự toán, tương đương 1,45 triệu tỷ đồng.

Khi doanh nghiệp khó khăn thì thu cần giảm đi, chi cần tăng lên để cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi khi tiếp cận tín dụng khó khăn thì mới là cách tốt nhất nuôi dưỡng nguồn thu.

https://vietnamnet.vn/diem-can-bang-giua-tang-truong-va-lam-phat-2092452.html

Viện Hán Nôm làm mất 1 cuốn chủ quyền HS-TS

Bài này cung cấp một số thông tin về vụ Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mất 25 sách cổ quý hiếm. Thứ nhất, "chỉ có một người được giao chìa khoá của kho sách cổ và chỉ Viện trưởng có quyền cho phép đưa sách cổ ra khỏi kho hoặc cho phép ai tiếp xúc trực tiếp với các bản sách cổ tại phòng đọc". Như vậy, trách nhiệm chính thuộc về hai cá nhân này. Mặt khác, việc "chỉ có một người được giao chìa khoá của kho sách cổ" là chưa khoa học; lẽ ra ở đó cần 2 ổ khóa và 2 người quản lý, mỗi người nắm chìa của 1 ổ khóa; muốn mở lấy sách phải đồng thời có mặt 2 người và cả hai người khi giao, nhận sách với người khai thác đều phải ký vào văn bản bàn giao. Thứ hai, vào tháng 4/2020, viện tiến hành tổng kiểm kê thì phát hiện thiếu 29 quyển và sáu thác bản bia, vậy mà đến nay mới báo cáo cấp trên, nhưng lãnh đạo Viện vẫn không báo với cơ quan công an. Mất tài sản chúng ta đều phải báo công an; vậy mà mất sách cổ quý hiếm đã 5 năm, lãnh đạo Viện vẫn nhất định không báo công an là sao, chẳng lẽ coi sách cổ quý hiếm là đồ rác rưởi ? Thứ ba, 25 quyển sách này đã có bản scan màu và/hoặc bản photocopy làm từ trước tức là nội dung sách không bị mất, vậy việc mất không thực sự quan trọng ? Hoàn toàn sai. Sách cổ không những vô giá về thơ văn, mà chúng còn vô giá cả về mặt sử học và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, là di sản chọn lọc được tổ tiên để lại cho con cháu muôn đời mai sau.  Thực tế đất nước bị chiến tranh và còn người tàn phá nặng nề, đến nay di sản có còn mấy đâu; nên những di sản này vô cùng quý giá. Thêm nữa, sách cổ còn cho biết kỹ thuật in ấn của Việt Nam lúc bấy giờ. Thứ tư, bản scan màu và/hoặc bản photocopy không bao giờ rõ ràng, chính xác và có hồn như bản gốc; đọc bản gốc có linh khí thiêng liêng của người xưa truyền cảm hứng mới giúp chúng ta bừng tỉnh được nhiều điều. Chính vì vậy, về vụ này, tôi đề nghị các ngành công an, tuyên giáo và văn hóa phải vào cuộc, điều tra làm rõ và kỷ luật thật nghiêm những người sai phạm. Mặt khác, bằng mọi giá phải tìm cách truy tìm, thu hồi lại các sách cổ đã mất.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mất 25 sách cổ, trong đó có một cuốn liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa
RFA 2022.12.21 
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Văn bản học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm báo động trên trang Facebook cá nhân vụ cơ quan này làm mất 25 cuốn sách cổ viết bằng chữ Nôm mà theo ông Diện là "cực kỳ quan trọng của văn hiến dân tộc" và "liên quan đến cương vực chủ quyền của Việt Nam" ở Biển Đông.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm nơi làm thất lạc 25 cuốn sách Hán Nôm cổ

Theo thông cáo của Viện Nghiên cứu Hán Nôm công bố vào ngày 21/12, cơ quan này được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ bảo quản các tài liệu Hán Nôm gồm gần 35.000 cuốn sách và gần 60.000 thác bản văn bia đã có biên mục.

Viện Hán Nôm mất 25 quyển sách cổ quý hiếm?

Đọc tin này tôi rất sốc. Đối với tôi, bảo vệ sách cổ quý hiếm quan trọng không khác gì bảo vệ mạng sống của chính mình. Mình sinh ra chẳng đóng góp được gì cho đất nước, cho nhân loại nhưng sách cổ quý hiếm thì cực kỳ quan trọng vì chúng là vật chứng của lịch sử và thời gian càng dài, trình độ công nghệ và trí tuệ càng cao của con người càng cao thì càng phát hiện được thêm những điều quý giá từ sách cổ, góp phần phát triển thế giới. Người VN rất kém trong công tác này; ngược lại các nước phương Tây cực kỳ coi trọng. Vô số chuyện ở VN xưa kia chúng ta không hề lưu trữ, thậm chí nhiều thứ rất có giá trị lịch sử hiện nay chúng ta cũng không quan tâm lưu trữ; do đó cần gì về chuyện cũ ở VN, chúng ta đều phải cử người sang các nước phương Tây tìm hiểu, mua lại, sao chụp lại. Từ cấu trúc nhà cửa, đường xá, cầu cống... đến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật... đều như thế. Thời tôi ở Pháp, nhiều lần tôi đã phải đến các thư viện, bảo tàng ở đó hỏi thông tin về các tác phẩm văn học, tranh nghệ thuật, kiến trúc gốc của các tòa nhà... của VN xưa kia để chụp lại chúng theo đề nghị, nhờ vả của các cơ quan và người quen trong nước. Rất mong Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn nữa tới bảo tồn các tác phẩm, công trình cổ quý hiếm.
Viện nghiên cứu Hán Nôm nói gì về việc mất 25 quyển sách cổ quý hiếm?
Hương Hồ và Ninh Phương
 21/12/2022 - (Dân trí) - Trong số những cuốn sách bị mất ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có những cuốn sách quý của tác giả Lê Quý Đôn. Chia sẻ với PV Dân trí chiều 21/12, đại diện Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận đơn vị phát hiện mất 25 cuốn sách cổ quý.
Cụ thể, khoảng tháng 3-4/2020, một cán bộ quản lý kho sách phát hiện có dấu hiệu không tìm thấy một số cuốn sách ở vị trí quy định trên giá. Tuy nhiên, trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19, sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo Viện đã làm việc với người quản lý kho sách để chấn chỉnh, dự kiến các giải pháp điều chỉnh quy trình quản lý sách tránh thất thoát. Thời điểm sách bị thất lạc (mất, không thấy trên giá) tạm thời được xác định là khoảng 5 năm gần đây (Ảnh: Viện Nghiên cứu Hán Nôm).

PHÂN BIỆT "CON" VÀ "CÁI" TRONG TIẾNG VIỆT

PHÂN BIỆT "CON" VÀ "CÁI" TRONG TIẾNG VIỆT
Vừa rồi trên FB của mình có bạn bình luận "Mấy vị bình luận viết sai chính tả, câu cú lộn xộn, đọc khó hiểu quá!". Theo mình hiểu thì nhiều bạn kém sử dụng tiếng Việt, văn Việt. Nhiều khi họ không biết viết thế nào là đúng chính tả, là ngữ pháp tiếng Việt. Dưới đây là một câu chuyện.


Chuyện rằng có gã người Tây,
Lấy cô vợ Việt, sang đây... ở nhờ!
Gã còn biết chén... cầy tơ,
Mắm tôm cũng khoái, lá mơ cũng nghiền!

Nhật Bản sắp chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng?

Đường cong lợi suất (YC - Yield Curve) là biểu đồ thể hiện lãi suất của trái phiếu có cùng chất lượng tín dụng nhưng khác thời gian đáo hạn; nhờ đường này, nhà đầu tư có thể xác định được sự khác biệt của lợi nhuận thu về khi mua trái phiếu ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, đường cong lợi suất còn thể hiện lãi suất kỳ vọng của thị trường trong tương lai. Ngân hàng trung ương Kiểm soát đường cong lợi suất (YCC - Yield Curve Control) bằng cách đề ra mục tiêu lãi suất tại một kỳ hạn cụ thể đồng thời cam kết mua bất kỳ số lượng chứng khoán nợ chính phủ nào có mức lãi suất cao hơn để đạt được điều đó, tức là để "neo" lợi tức trái phiếu chính phủ ở một mức lợi tức cụ thể. Kỳ vọng cho thấy địa chính trị sẽ ngày càng bất ổn hơn, cuộc chiến Nga - Ukraine còn kéo dài dai dẳng; nguồn cung sản lượng dầu khí của khối OPEC+ gồm cả Nga tiếp tục thắt chặt; các đường ống dẫn dầu, khí tiếp tục bị phá hoại do chiến tranh, xung đột...; Trung Quốc mở cửa trở lại và sẽ mạnh mẽ hơn; giá vàng và dầu thô tăng 4 phiên liên tiếp, nhất là giá vàng đã vượt mức 1.810 USD/ounce và cao nhất trong 6 tháng vừa qua; trong khi kinh tế Mỹ đã bắt đầu bước vào cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng và kéo dài ít nhất cũng không chấm dứt trước cuối năm 2023; làm cho rủi ro lạm phát ở Mỹ cũng như toàn cầu sẽ bùng phát mạnh vào năm 2023 chứ không giảm như kỳ vọng mới xuất hiện gần đây. Tất cả những sự kiện này đang thổi bay kỳ vọng phục hồi kinh tế và giảm lạm phát tích cực ở Mỹ. Trong bối cảnh này, việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ra quyết định điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng quá lớn (0,5 điểm phần trăm) là quá bất ngờ và là đòn đau với FED. Nếu các dữ liệu được công bố cuối tuần này cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục xấu đi, thì hầu như chắc chắn Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ phải đảo ngược chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến. Chính sách tiền tệ nới lỏng của FED sẽ khiến đồng bạc xanh thêm suy yếu. Đây là một thuận lợi cho VN để sớm ổn định được tỷ giá, lãi suất và duy trì dòng vốn đầu tư nước ngoài.
BOJ có động thái bất ngờ, Nhật Bản sắp chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng?
Ngọc Trang - “Đây có thể là một bước tiến hướng tới chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Quyết định này mở ra cơ hội tăng lãi suất tại Nhật vào năm 2023 dưới nhiệm kỳ của thống đốc mới"...
Bên ngoài trụ sở của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) - Ảnh: Getty Images
Ngày 20/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bất ngờ ra quyết định điều chỉnh chương trình kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu (YCC). Cụ thể, BOJ cho phép lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm từ mức mục tiêu 0%, so với biên độ tăng chỉ 0,25 điểm phần trăm trước đó.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

Một nghìn VF8 đã lăn bánh trên đường phố Mỹ

Tin mới nhất về VF8. Tôi rất vui khi đọc được tin sau ở cuối bài: "Ngày 20 tháng 12, bản tin của Bloomberg dẫn lời bà Lê Thị Thu Thủy, CEO của VinFast, cho biết VinFast đã nhận được giấy phép để bán xe hơi chạy điện của mình trong thị trường Mỹ". Tôi cũng rất hy vọng VinFast sẽ trở nên thương hiệu cho Việt Nam thực sự được người tiêu dùng tin tưởng. Nếu anh Vượng thành công trong công nghiệp ô tô thì nhiều khả năng anh sẽ ít quan tâm hơn tới thu hồi đất của dân xây nhà bán.
Một nghìn VF8 đã lăn bánh trên đường phố Mỹ
21/12/2022 - 
Bùi Văn Phú - Nhìn những dòng xe rời cầu tàu chạy vào bãi đậu xe, tôi mong VinFast sẽ trở nên thương hiệu cho Việt Nam thực sự được người tiêu dùng tin tưởng, chứ không phải chỉ là những lời tâng bốc nổ như đạn pháo 122 ly.
Tàu hàng và những chiếc xe VinFast VF8 tại bến cảng Benicia, vùng Vịnh San Francisco hôm 19/12/2022 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Báo Mỹ chê xe VinFast: Hậu quả ra sao với VinFast?

Tôi đăng thêm bài này vì nghe được nhận xét khá thú vị và thẳng thắn của một người quen: "Những người chê ông Vượng là vụng tính, hoang tưởng, thậm chí bịp bợm, chính là những người không hiểu ván cờ cao siêu của ông: (1) Ông đưa VinFast điện vào thị trường không phải để sản xuất về lâu về dài, nhưng kỳ vọng là các hãng lớn hơn (Tesla, GM...) sẽ mua lại (tóm thu) hãng của ông. Ông Vượng sẽ bỏ tiền vào túi ngon ơ (như ông đã bán công ty mì ăn liền ở Ukraine cho Nestlé. Đối với những đại công ty, "nuốt" một công ty nhỏ để khỏi bị cạnh tranh, đỡ nhức đầu, là một chiến lược thông thường. Microsoft cũng đã nuốt cả chục công ty nhỏ vì lý do này. (2) Không ai mua xe VinFast để sử dụng (những lời chê đặc điểm kỹ thuật của xe này là ngoài lề!), nhưng để sưu tầm một đặc sản "hiếm quý" "collectors' item" với đặc điểm: Loại xe điện với tuổi thọ... ngắn nhất trong lịch sử loài người! Khi đó 999 chiếc đã sản xuất có thể bán cho các nhà sưu tầm với giá 1 triệu USD (hoặc hơn nữa) mỗi chiếc như chơi!".
Báo Mỹ chê xe VinFast đắt và pin kém: Hậu quả ra sao với VinFast?
Bài bình luận của Nguyễn Văn Đài 19-12-2022 - 
Ngày 25 tháng 11 năm 2022, hãng xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuất khẩu lô 999 xe điện VinFast đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Số xe điện VinFast nói trên chưa kịp cập cảng California thì đã bị báo chí của Mỹ chê rồi.

Truyền thông nắm vai trò cực kỳ quan trọng trên thương trường. Thậm chí truyền thông quyết định sự thành bại của một sản phẩm nào đó hay của cả một doanh nghiệp.

Năm 1994, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã nói về sức mạnh của truyền thông như sau: “Truyền thông nắm tới 50% chiến thắng trong tất cả các cuộc chiến. Một vấn đề bạn có thể nói một lần, hai lần, hay bao nhiêu lần đi chăng nữa, nhưng khi bạn chiến thắng rồi, bạn thấy mình nói vẫn chưa đủ.”

Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Mình chỉ quan tâm tới việc Trung ương xử lý ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016-2021, như thế nào. Đọc đoạn đầu này thấy thất vọng vì UBKT Trung ương chỉ "xem xét kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021-2026", chứ không xét tới nhiệm kỳ 2016-2021. Tuy nhiên, rất lạ là ở đoạn cuối "UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026"; tức là cả nhiệm kỳ 2016-2021. Được biết chuyến bay đón công dân đầu tiên từ vùng dịch về nước là chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines sử dụng chuyên cơ Airbus 321, mang số hiệu HVN68, khởi hành lúc 21h55 ngày 9 tháng 2 năm 2020, đưa 30 công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc về nước. Ngày 4 tháng 6 năm 2022, trong họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết có gần 2.000 chuyến bay giải cứu, mỗi chuyến thu lợi khoảng 2 tỷ đồng, tức tổng cộng khoảng 4000 tỷ đồng. Ông Phạm Bình Minh là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ ngày 3 tháng 8 năm 2011 đến ngày 7 tháng 4 năm 2021, và Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Ngoại giao từ ngày 13 tháng 11 năm 2013 đến nay, thì nhất định phải chịu trách nhiệm cao hơn cả ông Bùi Thanh Sơn. Rất mong Trung ương không để lọt người, lọt tội trong vụ bê bối nhận hối lộ kinh tởm này.
Thông cáo báo chí kỳ họp thứ 24 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
21/12/2022 - Trong các ngày 20 và 21-12-2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021-2026, UBKT Trung ương nhận thấy:

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

Thể chế hóa tự do sáng tạo để giải phóng tư tưởng

Hoan hô ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị thể chế hóa vấn đề tự do sáng tạo, góp phần giải phóng tư tưởng cho văn nghệ sĩ. Nếu đã quyết định tự do cho văn nghệ sĩ, thì cũng nên tự do hóa cho các giới khoa học, giáo dục, kinh tế, thông tin và truyền thông,... À, nhưng viết đến đây mình lại nhớ ra cách đây 2 năm, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã "đề nghị ngành tuyên giáo kiến tạo môi trường tự do sáng tạo cho đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ", và mình đã hoan hô Thủ tưởng; nhưng sao đến nay ông Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn nhắc lại nhỉ. Chẳng lẽ Thủ tướng đề nghị, nhưng trong suốt 2 năm qua, bận bịu quá nên ngành tuyên giáo vẫn chưa làm ? Trước đó nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao cũng đã đề xuất mở cửa tự do sáng tạo cho nghệ sĩ, nhưng thời gian cứ trôi qua, việc này cứ nói mà vẫn không làm... Vậy là sao nhỉ. Tin các ông nói hay nhìn các ông làm ?

Thể chế hóa tự do sáng tạo để giải phóng tư tưởng cho văn nghệ sĩ
19/12/2022 TTO - Đánh giá văn nghệ sĩ tài năng là vốn quý của dân tộc, là nguyên khí của quốc gia, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị thể chế hóa vấn đề tự do sáng tạo, góp phần giải phóng tư tưởng cho văn nghệ sĩ.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội thảo - Ảnh: T.ĐIỂU

Pano có ảnh cờ nước ngoài: Đình chỉ 2 cán bộ

Tôi it đọc báo và trang tin điện tử chính thống, may nhờ một bạn FB thông báo nên biết vụ ảnh mang cờ nước ngoài này. Đọc xong tôi rất sốc. Tôi không tin ông Trịnh Mạnh Hùng ngu dốt và đãng trí tới mức chủ trì đưa cờ Trung Quốc vào ảnh kỷ niệm 3 sự kiện rất trọng đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, đội quân làm quân đội TQ lo ngại bậc nhất; vì ông Hùng đã làm đến chức Phó Chủ nhiệm Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh, tức là đã được đào tạo bài bản và có năng lực giác ngộ, giảng dạy rất cao về Quốc phòng và An ninh, không thể mắc sai lầm chính trị thô thiển như vậy. Thêm nữa có một tỷ lệ rất đông giảng viên, nhất là lãnh đạo các khoa, của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, là cán bộ các Bộ ngành đã nghỉ hưu. Bản thân GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng nhà trường, người ký quyết định kỷ luật ông Hùng, cũng khá thân thiết với tôi. GS nguyên là Thứ trưởng Bộ Tài chính đã nghỉ hưu, đã cùng tham gia Đoàn chuyên gia cấp cao của Chính phủ VN giúp Chính phủ Lào về quản lý kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát với tôi trong nhiều năm, và chúng tôi có rất nhiều chuyến đi công tác bên Lào cùng nhau. Do đó, rất có thể ông Trịnh Mạnh Hùng cũng là một cán bộ Quốc phòng và An ninh đã nghỉ hưu, tức là đầy đủ kinh nghiệm trước vấn đề này. Thế nên vụ này xác suất cao là có vấn đề chính trị, công an nên vào cuộc, điều tra làm rõ và xử lý thật nghiêm khắc để làm gương. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét xử lý cả các cơ sở thiết kế và in ấn những tấm pano kiểu này nữa để họ có bài học nhớ đời, chứ không thể cứ nhắm mắt in các pano, biểu ngữ hay tờ rơi phản động một cách vô tư, bừa bãi để kiếm tiền được. Được biết quy trình thiết kế pano không đơn giản, phải chọn lọc, copy từng bộ phận rồi cân nhắc cắt ghép; chẳng lẽ khi copy cờ tổ quốc, người thiết kế không biết đây là cờ nước ngoài sao ? Không thể có chuyện không biết.
Pano có ảnh cờ nước ngoài: Đình chỉ 2 cán bộ ĐH Kinh doanh và Công nghệ
20/12/2022 - (Dân trí) - Liên quan đến vụ pano có hình ảnh phông nền cờ nước ngoài, ngày 20/12, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có quyết định kỷ luật 2 cán bộ liên quan. Quyết định do GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng nhà trường ký ngày 20/12.

Pano có hình ảnh phông nền cờ nước ngoài (chỗ gạch chéo) được treo ở cơ sở 2 của Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội (Ảnh: MXH).

Vụ VF8: VinFast thất bại trong truyền thông?

Đăng thêm 1 bài này nữa về VinFast mặc dù mình không muốn làm xấu thêm hình ảnh vốn đã xấu của nó, vì dù sao VinFast cũng là doanh nghiệp 100% của đất nước. Mình chỉ lo VinFast thất bại thì hàng tỷ đô la của đất nước cũng mất đi; đây là công sức lao động của hàng vạn người VN từ nhiều năm. Đọc đến đoạn cuối bài này, mình thấy hơi nản và chán cho VinFast: "cho đến nay VinFast chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về các bài báo của Jalopnik, MotorTrend và dot.LA. VOA cũng cố gắng liên lạc với hãng để tìm hiểu quan điểm của họ về bài viết của ông Kevin Williams và những nhận định của ông Lê Ngọc Sơn nhưng không nhận được hồi đáp". Tại sao anh Vượng và ban Xử lý Khủng hoảng của Vin vốn cực kỳ nhanh nhẹn trong các vụ trước đây (ví dụ mời các báo ngay lập tức hạ bài hay nhờ công an vào cuộc...), đến nay vẫn chậm trể không đưa ra câu trả lời thuyết phục cho các nhà chuyên môn và nhất là cho khách hàng tiềm năng của mình tại không chỉ ở Mỹ mà cả ở châu Âu và Việt Nam. Chẳng lẽ đây đều là những câu hỏi khó ? Chẳng lẽ khi phải trả lời những cái khó thì VinFast đã lập tức trở thành VinSlow ? Slow thì 999 chiếc VS8 (trị giá hàng nghìn tỷ đồng VN) lăn bánh trên đất Mỹ làm sao được ? Nghe nói cái tên VinFast thật ra chẳng có từ nào liên quan tới tốc độ nhanh (FAST), mà FAST nghĩa là F (Fong Cách) - style, A (An Toàn) - safety, S (Sáng tạo) - innovation, T (Tiên Phong) - pioneer; mình thấy hơi kỳ kỳ, đến mức khó tin.
Vụ VF8: VinFast thất bại trong truyền thông?
18/12/2022 - 
“Truyền thông quốc tế, các nhà báo quốc tế họ không vì chút lợi ích nào đó mà hy sinh danh dự của họ hoặc chuẩn mực nghề nghiệp mà họ đang theo đuổi”, ông Sơn, chủ tịch của hãng Xử lý Khủng hoảng Berlin, nói với VOA. Thực lực, chất lượng là yếu tố quyết định. Cái gì thì có thể giấu được, nhưng chất lượng xe thì những người có chuyên môn họ sẽ nhận xét đúng đắn nhất, và lúc này là lúc người ta biết được thực lực VinFast đến đâu, chất lượng thực sự của VinFast đến đâu. Hãng ô tô của Việt Nam có đặc tính là đặt ra tham vọng lớn và cố gắng thực hiện nhanh, gấp gáp, nên rất mạo hiểm.
Một bài đăng trên trang Jalopnik hôm 14/12/2022 nói VinFast VF8 chưa sẵn sàng cho thị trường Mỹ.

Phát hiện nguyên nhân... không tiêu được tiền!

Trong bài này, nhà báo Đào Tuấn viết: "Tiền không thiếu, thậm chí đã được chuẩn bị tới 550 nghìn tỉ. Nhưng đến hết 30.11 mới chỉ giải ngân được 58,3% thì đúng là bệnh “có tiền mà không tiêu được” đã đến hồi trầm kha". Cách đây 3 ngày, chiều 17.12, khi chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói "“Chúng ta còn 4 triệu tỉ đồng của DN nhà nước, giải ngân được không? Các tổ chức tín dụng còn 1,2 triệu tỉ đồng, tìm cách đẩy ra, tất cả đều phải suy nghĩ, phải làm". Như vậy nền kinh tế còn rất nhiều tiền đang nằm trong hệ thống kho bạc và ngân hàng thương mại, đó là chưa tính tới lượng tiền rất lớn nằm ở nhà các quan chức, chủ doanh nghiệp và người giầu mà họ đang không biết đầu tư vào đâu trong cảnh đất nước đang rối như canh hẹ hiện nay. Trong bài này, nhà báo chỉ đề cập tới nguyên nhân không tiêu được tiền đầu tư công, còn rất nhiều loại tiền khó tiêu khác cũng phải làm rõ nguyên nhân. Có một điều tác giả viết rất đúng: "Đơn giá nhà nước đang tụt xa rất nhiều năm so với thực tế. Sự lạc hậu, thậm chí đến vô lý, đến phi thực tế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các công trình kém chất lượng khi nhà thầu bị dồn vào thế phải “lấy cái lọ bù cái chai”. Đây cũng chính là biểu hiện cụ thể của điều tôi đã bình luận từ lâu là "Nhà nước chỉ thích chạy theo số lượng mà không quan tâm tới chất lượng".
Phát hiện nguyên nhân... không tiêu được tiền!
ĐÀO TUẤN - 18/12/2022 
Khi vừa bắt đầu triển khai gói thầu Mai Sơn - Quế Lộ, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam, nhà thầu Vinaconex so sánh đơn giá gói thầu được duyệt và chi phí thực tế đã tính “chắc chắn lỗ đến 40%”. Ví dụ này được đưa ra bởi ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ tổ chức, ngày 17.12. Chắc chắn là không một cá nhân, một doanh nghiệp nào muốn “làm” khi chưa làm đã biết chắc lỗ 40%. 
Đầu tư công đang áp dụng đơn giá định mức có khi chỉ bằng 1/5 thực tế, và sự lạc hậu này đang là rào cản giải ngân đầu tư công. Ảnh minh hoạ: GT

Nên đi vệ sinh như thế nào là tốt nhất ?

Bài này rất hay, tôi thường làm theo đúng hướng dẫn trong bài này. Từ 15 năm nay, sáng nào tôi cũng thức dậy khoảng 4-4h30 sáng, ngay sau đó uống khoảng 800-1000 ml nước ấm (chạy qua lò vi sóng) pha 1 thìa canh mật ong và 1 miếng chanh nhỏ; uống xong là đi vệ sinh, rồi đi chơi thể dục thể thao. Đến 7h về tắm, ăn sáng và đi làm; cảm thấy người vô cùng khoan khoái, vận động rất tự nhiên, thoải mái... Tuy nhiên, có một điều bài này không viết mà tôi thấy rất tốt, đó là sau khi đi vệ sinh xong, không nên dùng giấy lau mà nên dùng vòi nước xịt rửa, nếu dùng thêm xà phòng càng tốt; sau đó dùng khăn bông lau khô. Có như vậy, cơ thể mới hoàn toàn sạch sẽ, tự tin. Đêm ngủ, nếu điều kiện cho phép, thì cũng không nên mặc quần áo lót để cơ thể được hoàn toàn thoáng mát, làm cho mồ hôi, chất bẩn, vi trùng... trên cơ thể tự do bay đi.
Nên đi vệ sinh như thế nào là tốt nhất ?
Thiên Lan 19/12/2022 - Nên “đi” bao lâu một lần? Tại sao người ta thường “đi” vào buổi sáng?... Bởi có rất nhiều ý kiến xung quanh chuyện tế nhị này, nên khó có thể đưa ra câu trả lời thuyết phục về việc “đi” lúc nào, như thế nào là tốt nhất.

Theo các chuyên gia, chế độ đi đại tiện lý tưởng thực sự là mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng

"Vâng, tôi là Tuấn VietNamNet…"

Chúng ta đều biết hơn 1000 tờ báo và trang tin điện tử chính thống (được cấp phép) ở VN đều là những công cụ tuyên truyền một chiều với đa số thông tin kém tin cậy và thiếu khách quan nên những người có kiến thức, trí tuệ thường ít quan tâm đến chúng. Tuy nhiên, có một trang tin điện tử rất đặc biệt và duy nhất chỉ có ở thời anh Nguyễn Anh Tuấn làm Tổng biên tập, đó là trang vnn.vn. Thời đó tôi thường đọc trang nay vì có rất nhiều bài viết khoa học và khách quan. Do đó mặc dù không biết anh Tuấn nhưng tôi rất kính trọng anh; sau này khi thành bạn trên FB, thỉnh thoảng chúng tôi có trao đổi với nhau. Đọc bài trả lời phỏng vấn dưới đây của anh Tuấn, tôi càng khâm phục anh. Rất nhiều điều được anh Tuấn nói đến trong bài là những điều tôi vẫn thường nói với bạn bè, đồng nghiệp và các sinh viên của tôi, đặc biệt là mấy điều sau: Một là anh Tuấn nói "có những người đề nghị huy động vốn xong hãy hoạt động. Tuy nhiên, tôi đưa ra quan niệm khác. Tôi thấy vốn trí tuệ quan trọng hơn vốn tài chính, tập hợp được nguồn lực trí tuệ lớn thì sẽ có nguồn lực tài chính". Đúng thế, tôi luôn luôn nói với mọi người, đừng nghĩ đến làm giầu, hãy cố gắng học tập và làm việc, chỉ sau 10 năm kiên trì, nhất định bạn sẽ trở thành một trong số ít người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn, và khi đó tiền bạc sẽ tự đến với bạn. Hai là anh Tuấn nói: "Nếu giỏi tiếng Anh sẽ rất tốt nhưng đó không phải điều kiện tiên quyết. Quan trọng là ý tưởng đặc sắc, mới mẻ, có ý nghĩa và tiên phong mở ra con đường mới. Có ý tưởng mới. Có ý tưởng rồi thì tập hợp các nguồn lực, biến ý tưởng đó trở thành hiện thực". Đây cũng chính là quan điểm của tôi, ngoại ngữ chỉ là phương tiện trao đổi, quan trọng nhất là tri thức, là ý tưởng sáng tạo, chỉ bạn có mà người khác không có; khi đó dù bạn kém ngoại ngữ nhưng chỉ cần nói được những nội dung chính của ý tưởng của bạn thì những người khác tự nhiên sẽ tôn trọng bạn; mà muốn có ý tưởng sáng tạo thì nhất thiết phải học nhiều, làm nhiều; thành công không bao giờ đến với những người lười biếng. Anh Tuấn nói "hồi ở VietNamNet, tôi cũng nghĩ sau này nếu không ở VietNamNet nữa thì cũng mong muốn viết sách, đi theo hướng một nhà tư tưởng"; tôi nghĩ anh chính là một nhà tư tưởng đúng nghĩa. Ba là đoạn cuối bài này tôi rất tâm đắc. Khi được hỏi về cảm nhận của anh về các nhà lãnh đạo thế giới, anh đã trả lời rất hay: Đó là những người "Chân thành, nghĩ đến trách nhiệm phục vụ nhân dân, những việc cần làm cho xã hội… Họ không coi chức vụ, quyền lực, danh vọng là mục tiêu của cuộc đời. Họ coi đó là công cụ để làm được những giá trị hữu ích cho xã hội, để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Họ không kiêu ngạo, không thể hiện uy quyền. Họ chân thành, gần gũi với nhân dân, lắng nghe nhân dân. Họ cố gắng để mọi người dân được phát huy cao nhất năng lực của mình, được tham gia đóng góp vào mọi lĩnh vực của xã hội. Họ không coi các cuộc gặp nhân dân như là sự ban phát, mà coi đó là cơ hội để họ lắng nghe, thảo luận với những người có trí tuệ, những người dân ở nhiều giới khác nhau, điều họ coi là "được". Khi không còn ở cương vị lãnh đạo trong chính phủ, họ vẫn tiếp tục cống hiến ở bất kỳ cương vị gì trong các hoạt động xã hội, không có tâm lý đã ở cương vị cao rồi thì phải ở cương vị tương đương. Dù khi chỉ còn là cựu tổng thống, cựu thủ tướng, cựu thống đốc, làm công việc gì họ vẫn là những nhà lãnh đạo tốt, có ảnh hưởng, có khả năng dẫn dắt nhờ nhân cách, trí tuệ, tầm nhìn và khả năng truyền cảm hứng, thu hút mọi người của mình. Họ không quan tâm đến những hàng hiệu xa xỉ, họ không coi đó là giá trị của bản thân. Họ luôn tâm niệm đã tạo dựng được những giá trị gì cho xã hội". Rất mong các nhà lãnh đạo VN đọc được những câu này và suy nghĩ lại về bản thân mình xem có được những phẩm chất như thế không; nếu không có thì nên cố gắng học theo, làm theo. Để có vị thế tự tin và độc lập, để xác lập chỗ đứng của mình trong thế giới, và đó cũng là nền tảng đảm bảo độc lập và hoà bình cho đất nước trong thời đại ngày nay, dân tộc Việt Nam cần những người lãnh đạo có trí tuệ lớn, có tâm thế và tư duy cao, sáng tạo ra những giá trị cho thế giới, tham gia cùng với lãnh đạo thế giới giải quyết những thách thức gay gắt về phát triển, hoà bình và an ninh của thế giới. Muốn vậy, những người lãnh đạo VN cần tập hợp được những trí tuệ tinh hoa, phát huy cao nhất năng lực của mỗi công dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực, phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc. Cơ sở, nền tảng để làm được điều này chính là một chế độ tự do dân chủ đích thực.
"Vâng, tôi là Tuấn VietNamNet…"
Về Việt Nam vào dịp này, khi VietNamNet – như là tình yêu lớn nhất cuộc đời anh – tròn tuổi 25, khi tờ báo này vừa có tổng biên tập mới và người đó không phải "người cũ của VietNamNet"…, cảm xúc của anh thế nào?

Trung Quốc và các nước khác đang bán USD mua vàng

Trung Quốc và các nước khác đang bán USD mua vàng
Tác giả Michael Wilkerson, 18/12/2022 - Ngân hàng Trung ương của các nước, nhất là Trung Quốc, có vẻ đang cho rằng triều đại thống trị của đồng USD sắp sửa kết thúc. Hiện tại, vàng dường như là một phần của chiến lược tự bảo vệ mình của Trung Quốc trước sự sụp đổ tiềm tàng của việc dự trữ bằng đồng USD. Một số dữ liệu thú vị gần đây nhắc nhở chúng ta đừng cắm đầu cắm cổ lao động, mà hãy dành thời gian quan sát, chú ý đến những gì các chính phủ trên thế giới đang làm và những gì họ đang nói.

Thực tế các Ngân hàng Trung ương đang ráo riết mua vàng và họ đang sử dụng dự trữ ngoại tệ bằng USD để tài trợ cho việc này. Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới, các Ngân hàng Trung ương đã mua hơn 700 tấn vàng từ đầu năm đến hết tháng 10/2022, gấp bốn lần so với năm 2021 và nhiều hơn bất kỳ giai đoạn hàng năm nào trong hơn 50 năm qua. Đặc biệt, tốc độ mua vàng đang ngày càng tăng nhanh. Riêng 
chỉ trong quý III/2022, các Ngân hàng Trung ương đã mua 400 tấn vàng (trị giá khoảng 23 tỷ USD).

Triệu Tử Dương- Nhà lãnh đạo tài đức và Thiên An Môn

Triệu Tử Dương- Nhà lãnh đạo tài đức và Thiên An Môn
Mặc dù cực kỳ phản đối dã tâm xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc và phản đối Việt Nam hợp tác quá sâu, quá chặt và quá toàn diện với Trung Quốc, nhưng tôi vẫn phải thừa nhận Ban lãnh đạo Trung Quốc thường rất giỏi trong xây dựng và phát triển đất nước họ. Một trong những người như thế là ông Triệu Tử Dương.

Tôi là người có tính tò mò và hay đọc. Hồi mới vào làm việc trong cơ quan nhà nước năm 1982, đang là một sinh viên chẳng có gì đọc ngoài mấy tài liệu tiếng Nga và của chuyên gia Nga xem đi xem lại chán phèo, tự nhiên từ năm 1983 được tiếp xúc với đủ loại thông tin hàng đầu của đất nước, từ các bản tin mật hoặc tuyệt mật của thông tấn xã Việt Nam, các thông tin số liệu, các kế hoạch và báo cáo mật hoặc tuyệt mật của các cơ quan Đảng và Chính phủ, tới các sách, báo, tạp chí cấm kỵ của nước ngoài, nhất là của các nước phương Tây, làm tôi choáng ngợp. 

Trong tất cả các nguồn thông tin đó, có ba nguồn tôi thích nhất và học được nhiều nhất, chúng gồm: 

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

2/3 người Mỹ cho rằng đất nước đang đi sai hướng.

Khổ nhỉ, thương dân Mỹ thật. Kết quả thăm dò cho thấy 2/3 người Mỹ nói rằng nước Mỹ đang đi sai hướng. Họ cũng không mấy tin tưởng vào bất kỳ đảng chính trị nào hoặc bất kỳ nhánh quyền lực nào [Quốc hội, Toà án và Chính phủ] có thể giải quyết hiệu quả những thách thức của đất nước. Đặc biệt họ lo ngại cuộc chiến khốc liệt và ngày càng cực đoan giữa phe phái chính trị cấp tiến (Dân chủ) và bảo thủ (Cộng hoà)... Vậy thì nhìn sang Việt Nam đi, chính báo Mỹ thừa nhận: "Việt Nam đạt thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc trong 40 năm". Do đó, đúng hướng của Mỹ phải là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản dựa trên chế độ độc đảng, lấy kinh tế thị trường định hướng XHCN và chế độ công hữu làm nền tảng, lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, lấy doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt, lấy làm cu li cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) làm động lực thoát nghèo và nhanh chóng trở nên giầu. Toàn dân tộc Mỹ phải đồng sức đồng lòng đi theo đúng hướng này thì mới hết lo lắng, sợ hãi và kiệt sức trước tương lai. Đây là bài học được Việt Nam rút ra từ kinh nghiệm quý báu thực tế của chính Việt Nam đấy; và Đảng, Nhà nước và Nhân dân VN rất vui lòng tặng miễn phí cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Mỹ. Qua đây càng thấy chân thành giúp bạn những lúc bạn khó khăn luôn luôn là đạo lý sáng ngời của dân tộc VN.
Hơn 2/3 người Mỹ lo lắng, sợ hãi, kiệt sức và cho rằng đất nước đang đi sai hướng
Lạm phát, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống tồi tệ đi, bạo lực, cạnh tranh việc làm và an ninh với người nhập cư bất hợp pháp, lo ngại cuộc chiến khốc liệt và ngày càng cực đoan giữa phe phái chính trị cấp tiến (Dân chủ) và bảo thủ (Cộng hoà)... khiến tâm trạng của người Mỹ trở nên ngày một u ám hơn trước thềm năm mới 2023; đây là kết quả của một cuộc khảo sát gần đây của USA Today. Kết quả thăm dò cũng cho thấy 2/3 người Mỹ nói rằng đất nước đang đi sai hướng. 
Trong một cuộc thăm dò mới đây của USA Today phối hợp với Đại học Suffolk với người Mỹ trước thềm năm mới 2023 đã cho thấy kết quả bất ngờ: thất vọng, chán nản, u ám và đặc biệt là mất niềm tin vào các đảng phái chính trị, các nhánh quyền lực của nước Mỹ đã bao phủ lên tâm trạng của phần đa người Mỹ trong cuộc thăm dò.

O.K, ngôn từ quốc tế

O.K, ngôn từ quốc tế 
Marcel Nguyen - Suốt đời hải nghiệp, rày đây mai đó, tiếp xúc với nhiều giống dân khác nhau, không nói chuyện được bằng tiếng Anh, Pháp thì ngoài cái vụ quơ tay chỉ chỏ khi ngôn ngử bất đồng, còn có... OK, đây là từ hai bên nói lia chia chán thôi! Cho đến bây giờ, tui vẫn nghe và nói thường ngày OK khi lên tàu kiểm soát an toàn hàng hải (Tous les moyens sont bons hihi!). 
Nghĩ tức cười, trong khóa toàn là dân trường Tây có mình tui là trường Việt. Bây giờ bạn bè qua bên Mỹ hết thì có mình tui lại lưu lạc qua Tây. Đã đành là tây giấy rồi nhưng khi phone thăm nhau, thì hai bên dù nói tiếng Việt, cũng chen vô O.K loạn cả lên chứ hổng có Oui, Non, çà va, d’accord, đo cắt gì hết. Gọi về Việt Nam cũng vậy, mình nói tiếng Việt mà bà con ta cứ hỏi: sao lối rày sức khỏe, công việc O.K không...

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2022

VinFast, đỏ nhưng còn lâu mới chín

VinFast, đỏ nhưng còn lâu mới chín
Fb Manh Kim - VinFast đang dính vào một cuộc khủng hoảng truyền thông quốc tế với bài viết của Kevin Williams trên trang Jalopnik đăng ngày 14-12-2022 (cùng một số bài khác, trong đó bài của hai nhà báo Katrina Nicholas và Anurag Kotoky của Bloomberg News, cũng được mời trong cùng chuyến đi).
Không như mạng xã hội và truyền thông Việt Nam khi VinFast có thể thao túng và bịt miệng ý kiến chỉ trích, trận hỏa hoạn mà các nhà báo Mỹ đang châm lửa hoàn toàn không thể dập tắt. VinGroup tiền muôn bạc vạn nhưng họ ngày càng cho thấy họ không biết xài tiền. Ngân sách cho khoảng 100 người nước ngoài, từ báo chí đến YouTuber, Tiktoker… đến Việt Nam vào tháng 9-2022 là một màn đốt tiền của loại trọc phú muốn được nổi tiếng chơi sang chứ không phải là tính toán chiến lược của dân làm ăn.

Nghĩ kỹ trước khi ly hôn

Nghĩ kỹ trước khi ly hôn
Con ơi sao khổ thế này?
Cha mẹ ly dị nên đầy đoạ con
Cha thì theo gái còn son
Mẹ thì theo kẻ xe con nhà lầu
Bây giờ con biết về đâu
Con đành phải ở gầm cầu, công viên
Ngày bán vé số kiếm tiền
Đêm về lại chọn công viên là nhà

NGÀY NÀY NĂM 2019 TẠI BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài

NGÀY NÀY NĂM 2018 TẠI BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài: Lái xe trắng đêm “lập chốt” yêu cầu xả trạm và di dời
Nhiều tài xế tập trung phương tiện, căng băng rôn phản đối việc “làm đường một nơi, thu phí một nẻo” tại BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài vào trưa ngày 18/12, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiều lái xe phản đối thu phí và yêu cầu di dời trạm BOT
Làm đường một nơi, thu phí một nẻo
Khoảng 9h ngày 18/12/2018, nhiều tài xế đã căng băng rôn phản đối thu phí và yêu cầu di dời trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài về tuyến đường tránh TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Theo các lái xe, trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài không phải là thu phí dịch vụ hoàn vốn cho đường Võ Văn Kiệt mà hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh thành phố Vĩnh Yên, đoạn QL2 (Vĩnh Phúc). Việc người dân không sử dụng đường tránh vẫn phải nộp phí sử dụng đường bộ là vô lý nên cánh lái xe thường xuyên đi qua rất bức xúc.

Cha và Con gái

Những truyện như câu chuyện dưới đây tôi đã đọc hàng trăm lần, hàng nghìn lần nhưng không bao giờ chán. Ai cũng có một người bố; chắc hẳn khi đọc truyện này, không ai không nhớ và càng thương bố mình, nhất là khi bố mình đã đi xa.
Cha và Con gái
Tác giả: Thuận Nghĩa
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện dưới đây.

Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt:

Bảo hiểm xã hội: 'Của để dành'

BHXH chính xác là "của để dành" cho TUỔI GIÀ của mỗi người dân; nhưng đó là ở  nước ngoài; còn ở VN thì cũng chưa chắc, có khi chỉ là tiền mất tật mang. Dù sao, tôi vẫn rất xót xa mỗi khi đọc tin người lao động ồ ạt đi rút BHXH một lần. Trong giai đoạn 2016 - 2021 toàn quốc có hơn 4 triệu người, chiếm tỷ lệ 8% lực lượng lao động toàn xã hội, phải rút BHXH một lần thì chứng tỏ nền kinh tế phát triển rất tồi tệ trong giai đoạn này. Đặc biệt, chỉ trong 1 năm 2022 đã chiếm tới 22% số người đi rút BHXH một lần của cả giai đoạn 6 năm càng chứng tỏ thành tựu của năm nay không tương xứng với những gì các cơ quan nhà nước vừa thông báo. Chúng ta đổ lỗi hoàn toàn cho Covid (như trong bài dưới đây) là không đúng, vì theo báo cáo của Chính phủ, năm nay tỷ lệ tăng trưởng lên tới 8%, cao nhất trong vòng 15-16 năm qua; tỷ lệ thất nghiệp cũng liên tục giảm rất mạnh (xem biểu đồ) qua các quý, thì theo lô gíc, thu nhập của người lao động phải tăng mạnh, làm gì có chuyện họ phải đi rút BHXH một lần tới mức cả xã hội xôn xao suốt mấy tháng nay như vậy. Đổ lỗi cho tình trạng "doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng từ các nước trên thế giới" cũng không đúng vì tình trạng này mới phát sinh trong 2 tháng gần đây. Đọc đoạn đồng chí nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội viết "Hôm nay nếu không có việc làm, mất việc, thiếu việc, cắt giảm thì người lao động có thể chốt sổ bảo hiểm để khi có việc, có thu nhập thì tiếp tục đóng", tôi phải phì cười. Công nhân thu nhập chưa đủ ăn, hoàn toàn không có tích lũy, mất việc, thiếu việc là đói ngay, chết ngay...; thì sao có thể chốt bảo hiểm xã hội được. Nói thật, điều quan trọng nhất là người dân không có lòng tin vào Nhà nước. Một là chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước quá kém, đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho dân. Tỷ lệ lạm phát liên tục tăng cao, người dân bây giờ đóng BHXN 1 đồng thì khi rút ra có khi giá trị chỉ còn vài hào hay vài xu. Hai là tỷ lệ huy động của Nhà nước vào BHXH cao quá, chiếm đến 1/3 tiền lương, trong khi lao động VN chủ yếu là lao động chân tay, nhất là làm cu li cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; đói ăn thì sức khỏe kém, 35-40 tuổi thất nghiệp muốn làm công nhân kiếm sống cũng không ai tuyển. Bây giờ tuổi hưu đang không ngừng tăng lên, vậy họ ăn gì để sống cho tới tuổi hưu để có lương hưu ? Ba là với chế độ BHXH hiện nay, kể cả công nhân có tiền cũng không muốn đóng BHXH vì họ tính ra tiền đó đem gửi tiết kiệm còn lãi hơn nhiều so với nhận lương hưu sau này; thêm nữa, dù có chờ đến lúc nhận được lương hưu thì lương hưu 2-3 triệu làm sao đủ sống được. Bốn là nhà nước không kiểm soát được bọn đầu tư nước ngoài tham lam và các DN trong nước bẩn thỉu. Chúng rất đểu, thường tìm cách ép các công nhân trên 35-40 tuổi nghỉ việc vì ở tuổi này, công nhân bắt đầu mắc các bệnh nghề nghiệp (mắt giảm thị lực, đau cột sống, ốm đau thường xuyên...) và làm việc chậm hơn, sai sót nhiều hơn, để thuê lao động trẻ khỏe hơn. Sau khi bị cho nghỉ việc, cơ hội tìm được việc mới của các công nhân này bằng không (các bảng tuyển dụng đều ghi rõ chỉ tuyển trong độ tuổi 18-30). Lúc ở tuổi này, người lao động đành phải rút BHXH một lần để sinh sống qua ngày. Nhà nước cứ thống kê những ngành nghề có người lao động rút BHXH một lần nhiều nhất là thấy ngay lũ FDI và DN bẩn thỉu nào. Vì có nghệ thuật kinh doanh như thế nên chủ doanh nghiệp càng ngày càng giàu, trong khi công nhân càng ngày càng nghèo. Tóm lại, Nhà nước lúc nào cũng nói vì dân, lợi ích thì hài hòa..., nhưng giữa lời nói và việc làm còn có khoảng cách khủng khiếp lắm. Tôi đi làm ở Pháp và Thụy Sĩ, cũng đóng một số loại BHXN được nhiều năm, cũng có thể rút các loại BHXN này 1 lần, nhưng đến nay tôi vẫn chưa bao giờ rút vì tôi tin tưởng mỗi khi Chính phủ họ thay đổi chính sách, họ luôn luôn nghĩ đến tăng lợi ích cho người lao động đã có công xây dựng đất nước họ chứ không nghĩ đến lợi ích của họ.
Bảo hiểm xã hội: 'Của để dành'
17/12/2022 TTO - Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2021 toàn quốc có hơn 4 triệu người rút BHXH một lần. 
Trong năm năm, bình quân mỗi năm hơn 800.000 người rút BHXH một lần. Số người hưởng BHXH một lần năm 2022 ước khoảng 895.500 người, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Thậm chí, những ngày qua còn có cảnh người lao động đi rút BHXH một lần vào cả ban đêm.

Người dân tại TP.HCM làm thủ tục nhận BHXH một lần tại BHXH thành phố Thủ Đức- Ảnh: DUYÊN PHAN

Nga - Việt chắc chắn sẽ kết thúc quan hệ chiến lược

Theo nội dung trong bài thì Nga - Việt Nam dù chậm nhưng chắc chắn sẽ kết thúc quan hệ chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Đối với những lĩnh vực khác, tác giả không bàn tới.
Nga - Việt dù chậm nhưng chắc chắn sẽ kết thúc quan hệ chiến lược
Tác giả: RICHARD JAVAD HEYDARIAN, NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 2022, Hà Nội hiện đang công khai đa dạng hóa việc mua vũ khí từ Moscow, một bước đột phá mới nổi do cuộc chiến ở Ukraine. 
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga sẽ củng cố xu hướng này. Về mặt ngoại giao, Việt Nam đã cố gắng tránh xa cuộc khủng hoảng càng nhiều càng tốt để tránh chọc giận Moscow cũng như khiến phương Tây xa lánh.

Khi Việt Nam đăng cai tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần đầu tiên trong tháng này tại một sân bay quân sự ở Hà Nội, sự kiện này báo hiệu một sự thay đổi thầm lặng nhưng đang phát triển trong chính sách quốc phòng của quốc gia cộng sản này.

Có tới 170 nhà triển lãm đến từ 30 quốc gia đã tham dự sự kiện lớn này, vốn được lên kế hoạch ban đầu vào năm 2020 trong thời gian Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng đã bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19.

Phát triển kinh tế 2023 cần giải pháp ưu tiên phù hợp

Năm 2022 là điểm sáng đáng tự hào trong hoàn cảnh nhiều khó khăn trong nước cũng như khu vực. “Vừa rồi tôi đi hội nghị có 36 nước tham gia, ai cũng nhắc đến Việt Nam. Mình chẳng tô hồng, cũng không bôi đen, số liệu đã có ở Tổng cục Thống kê, ai thắc mắc có thể xem”, Thủ tướng nói thế thì phải tin rồi. Tự hào quá, Việt Nam ơi. Đọc bài này thấy có quá nhiều vấn đề mình muốn bình luận, nhưng thôi, chủ nhật là ngày nên thư giãn cho thoải mái mà, lôi ra lại nhức đầu.
Phát triển kinh tế 2023 cần giải pháp ưu tiên phù hợp
Mai Hà - 18/12/2022 Chiều 17.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023".


Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tham dự diễn đàn chiều 17.12

VIN có khả năng gây ra viêm tim dẫn đến tử vong

Đăng các thông tin không ủng hộ tiêm... luôn luôn bị FB chặn, thậm chí hủy luôn trang FB. Tôi đã bị nhiều lần nên từ cuối năm 2020, đầu năm 2021 đã không dám đăng chúng. Mặt khác nhà nước liên tục tuyên truyền kêu gọi người dân đi tiêm nên dù rất nghi ngờ tác dụng của việc tiêm và phản đối tiêm quá nhiều mũi, tôi cũng tránh không đưa tin ngược chiều. Tuy nhiên, những tháng gần đây báo thế giới và dư luận trong nước đã và đang bàn tán về việc này, nên hôm nay phá lệ tôi đăng một bài. Để tránh bị FB chặn do dùng những từ nhạy cảm, tôi dùng từ VIN thay thế. Dùng VIN cũng để nhớ tới anh Vượng và sự kiện Vinfast bắt đầu tấn công thị trường Mỹ và đang gây xôn xao.

VIN có khả năng gây ra viêm tim dẫn đến tử vong

Những báo cáo trong Hệ thống báo cáo các tác dụng phụ của VIN cho thấy tỷ lệ viêm cơ tim điển hình cao hơn ở nam giới trong độ tuổi từ 5 đến 49 và nữ giới từ 12 đến 29 tuổi. Tỷ lệ cao nhất là 75,9 trên một triệu người khi tiêm mũi thứ hai.

1) Thực trạng

Theo một nghiên cứu mới có một tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến VIN có thể dẫn đến tử vong.