Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

VND mất giá 9% so với USD và nguy cơ khủng hoảng tiền tệ

VND mất giá 9% so với USD và nguy cơ khủng hoảng tiền tệ 
Dù so với các đồng nội tệ khác trong khu vực và thế giới, VND chưa mất giá quá nhiều so với USD. Vấn đề là VND mất giá sốc đã khiến tâm lý thị trường tiêu cực. Ngoài ra, nền kinh tế Việt đang có độ mở quá rủi ro, đây là yếu điểm khiến mọi thứ trở nên mong manh hơn... Một cuộc khủng hoảng tiền tệ có xảy ra không? Chúng ta cách nó bao xa?

1) Dòng vốn toàn cầu đang tăng tốc đổ về Mỹ

Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chiến tranh tiền tệ thực sự giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới. Cuộc chiến cho thấy sức mạnh thống trị của USD khiến các đối thủ muốn soán ngôi vị của Mỹ trên thị trường tiền tệ như Trung Quốc hay Nga phải cân nhắc lại.

Suy thoái kinh tế Mỹ là chắc chắn ???

Suy thoái kinh tế Mỹ là chắc chắn ???
Andrew Moran - Khảo sát về điều kiện kinh tế Mỹ cho thấy cái nhìn tiêu cực về suy thoái sắp diễn ra. Các CEO hàng đầu và nhân vật đáng chú ý của Mỹ cũng đưa ra những đánh giá u ám về triển vọng suy thoái. Ngoài ra, các con số dùng để đánh giá kinh tế Mỹ cũng đang rất xấu.
1) Suy thoái trong 12 đến 18 tháng tới ở Mỹ
Theo một cuộc khảo sát gần đây của một tổ chức phi lợi nhuận, bất chấp nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kỹ thuật vào nửa đầu năm 2022, các CEO tin rằng điều kiện kinh tế có thể xấu hơn nữa trong sáu tháng tới.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2022

Chiến tranh ở Ukraine có thể kết thúc như thế nào

Chiến tranh ở Ukraine có thể kết thúc như thế nào
The New Yorker, Keith Gessen, 29-9-2022 - Trong những năm gần đây, một nhóm nhỏ các học giả đã tập trung vào lý thuyết về chấm dứt chiến tranh. Họ thấy có lý do để lo ngại về những kết quả có thể xảy ra ở Ukraine.
Hein Goemans lớn lên ở Amsterdam vào thập niên 1960 và 70, xung quanh là những câu chuyện và ký ức về Chiến tranh thế giới thứ hai. Cha ông là người Do Thái và đã trốn “dưới sàn nhà”, như ông nói, trong thời gian Đức Quốc xã chiếm đóng. Khi Goemans đến Hoa Kỳ để học chuyên ngành “quan hệ quốc tế”, ông nhớ lại, khi ông được hỏi trong một lớp học về trải nghiệm riêng tư nhất của ông trong việc hình thành các khái niệm về lĩnh vực này. 

Nguyên nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?

Nguyên nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?
Project – Syndicate, Tác giả: Joseph S. Nye, Jr. 4-10-2022
Giữa những cuộc tranh luận sôi nổi về các yếu tố khiến Nga xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nó giúp phân biệt các nguyên nhân sâu xa, trung gian và trực tiếp. Nhưng trong khi mỗi nguyên nhân có thể gây ra vấn đề theo những cách riêng của nó, chiến tranh không cần phải được coi là không thể tránh được, ngay cả khi tất cả các nguyên nhân đều hiện diện.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine là sự xung đột gây rối loạn nhất mà châu Âu đã chứng kiến kể từ năm 1945. Trong khi nhiều người ở phương Tây thấy một cuộc chiến do Tổng thống Nga Vladimir Putin lựa chọn, ông nói rằng quyết định của khối NATO vào năm 2008 ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine cuối cùng đã mang lại một mối đe dọa sinh tồn đối với các biên giới của Nga, và những người khác vẫn theo dõi cuộc xung đột trở lại kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự thất bại của phương Tây trong việc hỗ trợ Nga một cách phù hợp sau khi Liên Xô sụp đổ. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt được các nguồn gốc của một cuộc chiến mà nó có thể kéo dài trong nhiều năm?

Thiết kế bất hợp lý của đường sắt đô thị Hà Nội

Đồng ý với bác Chu, Đúng là lạ thật. Ngay khi xem bản đồ dự kiến mạng lưới metro Hà Nội cách đây mấy năm, tôi đã thấy nó có vấn đề vì thiếu đường vòng tròn để nối các tuyến xuyên tâm. Trong bài này bác Chu gọi là đường vòng xuyến. Trong các mạng lưới giao thông đô thị, người ta đều làm tuyến đường này. Ví dụ đường bộ ở Hà Nội có tới 7 tuyến vành đai 1; 2; 2,5; 3; 4; 4,5 và 5 đều là các vòng tròn bao quanh trung tâm thủ đô. Thế mà hệ thống Metro thiếu hoàn toàn tuyến quan trọng nhất này.
Thiết kế bất hợp lý của đường sắt đô thị Hà Nội
FB Nguyễn Ngọc Chu
1. TỔN THẤT KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Nhìn vào bản đồ Metro Hà Nội (đi ngầm và lộ thiên) mà buồn và lo đến mức nổi giận. Nhưng không biết trút giận vào ai.
Không cần phải là chuyên gia ngành giao thông vận tải, cũng không cần phải học hết đại học, thì cũng thấy rõ đó là một thiểt kế què quặt, có quá nhiều bất hợp lý.

Bài toán thiết kế hệ thống giao thông tối ưu là bài toán kinh điển, được nghiên cứu kỹ về lý thuyết, và đã có nhiều ví dụ thực tiễn. Hãy nhìn vào bản đồ Metro của Berlin có từ năm 1902 và Metro của Matxcova có từ năm 1935 để thấy sự khác biệt với Metro Hà Nội được thiết kế vào đầu thế kỷ 21.

Tại sao CNY mất giá mạnh so với USD ?

Tại sao CNY mất giá mạnh so với USD ?
Do các nguyên nhân kinh tế và tài chính cũng như địa chính trị, đồng CNY đang mất giá mạnh so với đồng USD. Dù không thể giúp vực dậy nền kinh tế trong nước, việc đồng CNY mất giá lại có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn không muốn Trung Quốc trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu.

Đồng CNY (nhân dân tệ) của Trung Quốc đã trượt giá mạnh so với đồng USD. Có 3 nguyên nhân: 1) lãi suất ở Mỹ và các nơi khác đang tăng trong khi lãi suất ở Trung Quốc đang giảm; 2) mặc dù tất cả các nền kinh tế đang phát triển chậm và thực sự dường như đang trên đà suy thoái, các vấn đề kinh tế và tài chính của Trung Quốc có tính căn bản hơn và thể hiện nhiều bất ổn hơn; 3) Những rắc rối về địa chính trị - đặc biệt là ở châu Âu mà cả châu Á - đang khiến dòng tiền chảy sang nơi trú ẩn tương đối an toàn là đồng USD. Tất cả những áp lực này đang đè nặng lên đồng CNY. 

Cuộc chiến Nga - Uk sang giai đoạn nguy hiểm hơn

Tôi luôn luôn ủng hộ Nga và phản đối Mỹ vì Mỹ vừa thống trị và bóc lột tàn bạo thế giới, vừa tìm mọi cách tiêu diệt và làm tan rã nước Nga; thực tế Mỹ đã áp bức đè nén Nga tới ngưỡng giới hạn không thể chấp nhận được, buộc Nga không còn cách nào khác là phải cứng rắn vùng lên, mở đầu là đánh Ukraine, tên lính xung kích chống Nga của Mỹ. Do đó nhiều nội dung, câu viết trong bài dưới đây tôi không tán thành, nhưng tôi lưu ở đây để mọi người tham khảo.
Cuộc chiến Nga - Ukraine bước sang giai đoạn II, nguy hiểm hơn
Khi cuộc chiến tại Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn thì khả năng xuất hiện một lối thoát càng phai mờ; còn khả năng leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra nhiều hậu quả khôn lường lại càng gia tăng.
1) Một cuộc chiến tranh thế giới đang đến dần ?
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc Nga leo thang thù địch, Tổng thống Putin huy động 300.000 quân dự bị, Điện Kremlin đe dọa sử dụng mọi phương tiện cần thiết - bao gồm cả vũ khí hạt nhân, Nga tuyên bố sáp nhập các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine - sau một cuộc trưng cầu dân ý. Điện Kremlin sau đó còn thông báo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào các vùng lãnh thổ này sẽ được coi là cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

Phố đi bộ - kỳ thú và thách thức

Tôi đồng ý với tác giả bài này: “linh hồn” của các phố đi bộ chính là sự kết nối hài hòa và sâu lắng các yếu tố lịch sử - văn hóa - thương mại, tạo ra sự thu hút không đâu có. Nếu không có “linh hồn” ấy thì cho dù có nhà cao, đường rộng, tiện nghi hiện đại vẫn không thể tạo lập những phố đi bộ kỳ thú - một không gian nhân văn thư thái và du ngoạn độc đáo... Chính vì vậy mà dù là một người thường xuyên đi bộ, nhưng từ khi phố đi bộ được mở ở Bờ Hồ Hà Nội đến nay, tôi chỉ có duy nhất 1 lần đến đây đi bộ, mục đích là đưa anh bạn @Le Nhật từ Sài Gòn ra Hà Nội chơi đến đó để biết và nhân thể ghé phố Đinh Lễ mua sách. Phố đi bộ ở Hà Nội không có bất cứ điều gì hấp dẫn tôi, từ sự văn minh, sạch sẽ, không khí trong lành... đến các yếu tố lịch sử - văn hóa - thương mại..., chẳng có gì đặc sắc. Đặc biệt tôi chỉ thích đi bộ ở những nơi vắng vẻ, không khí trong lành... như trong rừng, nên phố đi bộ Bờ Hồ Hà Nội càng là nơi không nên đến. Đôi khi vợ con có rủ tôi đến đó, tôi thường bảo đến đó để ngửi mùi rắm và mùi hôi nách của đám đông à ? Nhìn mấy cái ảnh Paris trong bài này, tôi nhớ Paris quá, đây là thành phố tôi thông thuộc nhất, hơn cả Geneva hay Hà Nội. Con trai tôi đang vận động tôi sang đó dịp lễ Noel cuối năm nay, nhưng tôi chưa muốn đi.
Phố đi bộ - kỳ thú và thách thức
13/10/2022 Đừng vội vã gây nên “phong trào phố đi bộ”, thiếu điều tra, khảo sát toàn diện và kỹ càng. Cần tránh lạm phát các phố đi bộ đơn điệu và đặt không đúng chỗ.
Budapest: Khu vực phố đi bộ Vaci bắt đầu từ Quảng trường Deak Ferenc bên dưới có bảo tàng Metro (ảnh chụp ngày 16.9.2022)

Lại thêm đề xuất của quan chức NN bị cho "ngớ ngẩn"!

Đúng là ngớ ngẩn thật. Ông Đinh Kim Phúc nói đúng: Khi xem báo, TV nghe phát biểu của quan chức thì thấy rằng thà họ không nói thì chúng ta còn nghĩ họ thông minh, có trình độ, còn khi họ mở miệng ra rồi... thì dân chỉ có nước lắc đầu ngao ngán.
Lại thêm đề xuất của quan chức Nhà nước bị cho "ngớ ngẩn"!
RFA 2022.10.14 Lãnh đạo Hà Nội mới đây đề xuất mỗi ô tô cần có mã định danh, số dư trong tài khoản để giúp việc quản lý tốt hơn. Đề xuất vừa nói do Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra khi làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 12/10/2022 và bị Chủ tịch Quốc hội Vương Đình cho rằng nếu Hà Nội quản lý tốt phí dừng, đỗ ôtô thì sẽ thu được nguồn lực cho ngân sách nhà nước không ít.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này hôm 14/10 cho rằng:

S&P: rủi ro tín dụng của VN ko lớn sau vụ SCB

Tôi đã bình luận ngay từ khi vụ SCB xảy ra là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không để bất cứ ngân hàng thương mại cổ phần nào phá sản đâu, nhất là với SCB hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ năm tại Việt Nam. Người dân đừng quá lo đến mức ồ ạt đi rút tiền gửi tiết kiệm để rồi mất tiền lãi. Hôm qua đi xe buýt ngang qua chi nhánh Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) của SCB, tôi vẫn thấy gần trăm người dân tụ tập trước cửa chi nhánh chờ được vào.
S&P nói rủi ro tín dụng của Việt Nam không lớn sau vụ rút tiền ồ ạt khỏi SCB
2022.10.14 - Xếp hạng tín dụng Nhà nước của Việt Nam chỉ phải gặp rủi ro giới hạn sau khi khách hàng của Ngân hàng Thương Mại Sài Gòn SCB ồ ạt rút tiền gửi. Thực tiễn này xảy ra khi người gửi nghe tin Công an bắt Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan và ba cộng sự hôm 7/10 vừa qua.
Mạng Bloomberg loan tin ngày 13/10, dẫn đánh giá của chuyên gia Rain Yin của Công ty chuyên đưa ra các chỉ số thị trường tài chính S & P chi nhánh Singapore.

NHNN "kiểm soát đặc biệt" SCB sau khi dân rút tiền ồ ạt

Khổ cho người dân nước tôi sống trong một nền kinh tế thị trường sơ khai, man rợ và theo định hướng XHCN nên chẳng biết xoay xở thế nào cho tốt mỗi khi xảy ra các biến động ảnh hưởng đến mình. Cuối cùng thì đều là người dân khổ. Lần này SCB rất lợi vì người dân rút tiền tiết kiệm trước hạn mất vô số tiền lãi, giống như các vụ khủng hoảng của ngân hàng ACB hồi đầu thập niên 2000. Mỗi lần chứng kiến cảnh thế này, mình lại nhớ tới luật sư Ngô Bá Thành, nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội các khoá VI, VII, VIII và X, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, và ông Trịnh Hồng Dương, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX và khóa X. Cả hai người đều là Đại biểu Quốc hội và đều phát biểu công khai trước Quốc hội những lời tâm huyết ngay khi đương chức. Bà Thành nói "Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!", còn ông Dương nói "Ở nước ta, án dân sự xử thế nào cũng được". Trong bối cảnh thế này, người dân không biết sống thế nào để không phải chịu cảnh tai bay vạ gió như trong vụ SCB này. Tôi cũng có 1 tài khoản tại SCB, một tuần nay tôi không có cách nào rút được tiền để tiêu vì dùng thẻ rút tiền ở ATM không được, chuyển khoản sang tài khoản của mình ở ngân hàng khác để rút cũng không được... Chỉ có 1 cách duy nhất là đến chi nhánh gặp trực tiếp nhân viên để rút. Tuy nhiên ra chi nhánh thì vô cùng ngao ngán, ngày nào trước cửa cũng có hàng trăm người xô đẩy nhau để được vào ngân hàng, cũng không biết họ vào để làm gì, rút tiền hay gửi tiền ??? SCB chặn không cho khách hàng rút tiền qua thẻ ATM hay chuyển khoản sang ngân hàng khác vì sợ dân đồng loạt bỏ ngân hàng này. Việc làm này của SCB dường như cũng có thể chấp nhận được, nhưng quá gây phiền hà cho khách hàng, làm giảm thêm uy tín của chính mình. 
Ngân hàng Nhà nước "kiểm soát đặc biệt" SCB sau khi dân rút tiền ồ ạt
RFA 2022.10.15 
Ngân hàng thương mại cổ phần SCB bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, nói là để ổn định hoạt động của ngân hàng này sau nhiều ngày bị khách hàng rút tiền ồ ạt vì lo ngại vụ bắt bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông cáo khuyến cáo người dân không nên rút tiền, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định đảm bảo số tiền gửi của người dân trong mọi trường hợp.
Ảnh: Người dân đổ xô rút tiền từ ngân hàng SCB sau khi nghe tin bắt bà Trương Mỹ Lan - QH/báo Dân Việt