Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

Chủ tịch HN ko đối thoại, ko đến tòa hành chính suốt 3 năm

Loại Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Chung và Chu Ngọc Anh thì bố chánh án tòa hành chính và bố người dân cũng không dám bắt chúng đến đối thoại hay đến tòa án. Tuy tòa án là ngành dọc từ trung ương xuống địa phương, nhưng tòa ở nơi nào cũng đều chịu sự quản lý và chỉ đạo của chính quyền nơi đó; nói nôm na là Chánh tòa Hà Nội chỉ là cấp dưới của Chủ tịch Hà Nội. Còn người dân thì khiếp sợ chúng vì chúng hành xử như quan phụ mẫu. Tôi đã tận mắt chứng kiến Chủ Ngọc Anh đến thăm di tích Cửa Bắc Hà Nội. Cấp chủ tịch của hắn chả là cái đinh gì, nhưng hắn đến thì công an, bảo vệ vây quanh, chặn đường không có dân qua lại. Tôi đi ngang qua bị chặn lại rất tức, chẳng lẽ lại chửi vào mặt nó. Thứ nữa, chúng nghênh ngang không đối thoại, không đến tòa hành chính suốt 3 năm, nhưng dường như luật pháp không có chế tài đối với chúng. Nếu chỉ kêu gọi sự tự giác của chúng thì vô ích. Quản lý xã hội, quản lý nhân sự phải dùng luật pháp mới hiệu quả! "Đến nay, chưa có trường hợp nào UBND, chủ tịch UBND bị xử lý trách nhiệm về việc chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án". Đây đúng là điều cốt lõi quá lo ngại. Tôi đề nghị Quốc hội ra quy định: Nếu trong 1 năm mà chủ tịch UBND các cấp không thực hiện đối thoại với cán bộ các cấp và nhân dân, không đi cơ sở theo quy định, không đến dự các phiên tòa hành chính, không xử lý dứt điểm các vụ việc (khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện,... ) quá 80% số thời gian hay số lần theo quy định thì kỷ luật và cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
Chủ tịch Hà Nội không đối thoại, không đến tòa hành chính suốt 3 năm
Lê Hiệp - Hà Nội là địa phương "nổi bật" khi Chủ tịch UBND thành phố không đối thoại, không tham gia phiên tòa 100% các vụ án hành chính. Số bản án tòa đã tuyên nhưng chưa được thi hành tại Hà Nội cũng cao nhất nước với 83,3%.

3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM "dẫn đầu"
Hà Nội trở thành địa phương "dẫn đầu" cả nước trong việc chủ tịch UBND các cấp không đối thoại, không tham gia phiên tòa hành chính cũng như số bản án đã được tòa tuyên nhưng chưa thi hành.

Ủy ban Tư pháp vừa có báo cáo kết quả giám sát về việc chấp hành pháp luật trong giải quyết các vụ án hành chính của chủ tịch UBND và UBND gửi các đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Tư pháp đánh giá về cơ bản, chủ tịch UBND, UBND các địa phương đã quan tâm hơn đến công tác giải quyết vụ án hành chính.

Ở một số địa phương, UBND hoặc người đại diện đã tham gia 100% cả phiên đối thoại và phiên tòa như: Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Kon Tum, Ninh Thuận, Sơn La, Vĩnh Long.

Cũng theo Ủy ban Tư pháp, tại nhiều địa phương, tỷ lệ hòa giải thành công trên tổng số vụ án đã tổ chức đối thoại là rất cao. Điều này cho thấy nếu UBND, chủ tịch UBND bố trí tham gia đầy đủ các phiên đối thoại, việc giải quyết các vụ án hành chính sẽ đạt nhiều kết quả tích cực, nhiều vụ án sẽ được hòa giải thành, không phải mở phiên tòa xét xử.

Báo cáo của Ủy ban Tư pháp dẫn chứng tại TP.HCM, trong 194 vụ án tổ chức đối thoại thì đối thoại thành tới 143 vụ, chiếm tỷ lệ 73,7%.

Tuy vậy, Ủy ban Tư pháp cũng chỉ rõ, tại nhiều địa phương, chủ tịch UBND, UBND chưa chấp hành nghiêm túc các quy định trong việc giải quyết các vụ án hành chính.

Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, hạn chế lớn nhất và kéo dài trong nhiều năm là tình trạng chủ tịch UBND, hoặc người đại diện của UBND không tham gia đối thoại, cũng không tham gia phiên tòa.

Báo cáo dẫn chứng trong 3 năm (2019 - 2021), có tới 32,6% số phiên đối thoại và 27,8% số phiên tòa không có sự tham gia của UBND hoặc người đại diện.

Đáng nói là tỷ lệ này lại đặc biệt cao ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM.

Báo cáo cho hay, tại Hà Nội, số trường hợp chủ tịch UBND các cấp hoặc người đại diện của UBND không tham gia phiên tòa là 782/1.784 vụ, chiếm tới 43,8%.

Số liệu tương ứng tại TP.HCM là 963/1.572 vụ, chiếm tới 61,3%; tại Đà Nẵng là 97/598 vụ, chiếm 16,2%.

Theo Ủy ban Tư pháp, tại nhiều địa phương, mặc dù số lượng án không nhiều, nhưng chủ tịch UBND hoặc người đại diện vẫn thường xuyên vắng mặt, như: Sóc Trăng vắng 78/88 phiên đối thoại; Lạng Sơn vắng 46/65 phiên tòa; Yên Bái vắng 47/59 phiên tòa; Đà Nẵng vắng 67/88 phiên tòa...

Cá biệt, có địa phương, UBND hoặc người đại diện vắng mặt 100% các phiên đối thoại hoặc phiên tòa. Báo cáo dẫn chứng chủ tịch UBND hoặc người đại diện của UBND các cấp tại tỉnh Khánh Hòa vắng mặt 100% các phiên đối thoại. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội (hoặc người được ủy quyền tham gia tố tụng) cũng vắng mặt 100% tại các phiên đối thoại và phiên tòa.

Ủy ban Tư pháp đánh giá việc chủ tịch UBND, UBND các cấp vắng mặt là đồng thời đã bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và đối thoại với người khởi kiện làm kéo dài quá trình tố tụng, gây bức xúc cho người dân.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tư pháp cho biết, còn khá phổ biến việc UBND, chủ tịch UBND không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp không đúng thời hạn yêu cầu của TAND, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây bức xúc cho người dân khởi kiện.

Theo báo cáo của TAND tối cao, có 57/63 đơn vị tòa án cấp tỉnh phản ánh khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.

Cụ thể, các cơ quan chuyên môn của UBND thường chậm cung cấp; đùn đẩy giữa các cơ quan; thậm chí nhiều trường hợp không cung cấp cho tòa án.

Một số vụ án, UBND trả lời không còn lưu giữ, lưu giữ không đầy đủ hoặc đã bị thất lạc.

Trong nhiều vụ án, UBND không cung cấp tài liệu, chứng cứ và cũng không trả lời lý do không cung cấp; tòa án phải nhiều lần gửi văn bản hoặc liên hệ qua điện thoại để đôn đốc việc giao nộp, cung cấp chứng cứ.

Theo Ủy ban Tư pháp, đây là nguyên nhân chính dẫn tới kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Ủy ban Tư pháp đánh giá mặc dù luật Tố tụng hành chính đã có hiệu lực hơn 6 năm, Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu tăng cường việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức giám sát chuyên đề và có nhiều kiến nghị cụ thể, nhưng cho đến nay, tại nhiều địa phương, những hạn chế nêu trên vẫn tiếp tục kéo dài, chậm chuyển biến.

Tòa án có quyết định buộc thi hành vẫn... không thi hành

Không chỉ không tham gia đối thoại, tham dự phiên tòa, sau khi tòa tuyên án, chủ tịch UBND, UBND cũng không thi hành nghiêm túc.

Theo báo cáo, số lượng bản án hành chính mà chủ tịch UBND, UBND có trách nhiệm thi hành nhưng chưa thi hành xong còn lớn, tới 489 bản án.

Đáng lưu ý, trong đó có tới 208 bản án đã có quyết định của tòa án buộc thi hành án nhưng chưa thi hành. Có 2 bản án hành chính được kiến nghị tại Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Tư pháp từ năm 2018 kéo dài cho đến nay vẫn chưa được thi hành dứt điểm.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương số lượng án chưa được thi hành, còn tồn đọng rất lớn như Hà Nội, Đắk Lắk, Kiên Giang.

Cụ thể, báo cáo cho hay, Hà Nội tồn đọng 35/42 bản án, chiếm 83,3%; Kiên Giang 33/44 bản án, chiếm 75%; Đắk Lắk 35/62 bản án, chiếm 56,5%.

Báo cáo cũng cho biết, VKSND TP.Hà Nội đã có 7 kiến nghị đối với chủ tịch UBND một số quận, huyện của Hà Nội đề nghị chỉ đạo thi hành án, Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội ban hành 14 văn bản kiến nghị UBND Q.Long Biên đề nghị xử lý trách nhiệm người không thi hành án nhưng đều chưa nhận được thông báo về kết quả xử lý đối với bất kỳ trường hợp nào .

Tương tự, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Đắk Lắk đã có kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án là chủ tịch UBND, UBND trong 36 bản án nhưng đến nay chưa nhận được thông tin phản hồi hoặc kết quả xử lý.

Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, dù trong 3 năm, có nhiều bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật chậm thi hành, nhưng đến nay, chưa có trường hợp nào UBND, chủ tịch UBND bị xử lý trách nhiệm về việc chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong 3 năm, Bộ Tư pháp đã kiến nghị Thủ tướng xem xét, xử lý trách nhiệm người phải thi hành án trong 59 vụ việc thi hành án hành chính thuộc trách nhiệm thi hành của UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh.

“Tuy nhiên, trong báo cáo của Chính phủ chưa nêu được kết quả xem xét, xử lý”, báo cáo của Ủy ban Tư pháp nêu.

https://thanhnien.vn/chu-tich-ha-noi-khong-doi-thoai-khong-den-toa-hanh-chinh-suot-3-nam-post1506071.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét