Lào: Lạm phát cao đi cùng với nợ Trung Quốc
Lạm phát tăng vọtTheo Cục Thống kê Lào, lạm phát tính theo năm ở quốc gia Đông Nam Á này đã tăng vọt lên 30,1% vào tháng 8. Đây là mức lạm phát cao nhất trong khoảng 2 thập kỷ tại Lào.
Lạm phát tháng 8 cao hơn khoảng 5% so với tỷ lệ lạm phát 25,6% được công bố cho tháng 7. Vào tháng 08/2021, lạm phát chỉ ở mức 3,81%. Như vậy, con số lạm phát tháng 8 năm 2022 gần gấp tám lần so với một năm trước. Chi phí xăng, điện, nước và nhà ở đã tăng 20,5%. Thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 30,2%.
Giá gạo tăng 35,2%, cá và hải sản tăng 26,7% và thịt tăng 22,3%. Giá trái cây tăng 31,1%, dầu ăn tăng 121,8% và gia vị tăng 47,6%. Trứng, được bán với giá 40.000 LAK (đồng kip Lào) (tương đương 2,56 USD) mỗi hộp vào tháng 4, hiện có giá 55.000 LAK (3,52 USD) trở lên, theo Vientiane Times.
Lào là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà kinh tế đã đưa ra lo ngại về sự gia tăng mạnh mẽ của giá thực phẩm, đặc biệt khi lũ lụt đã tàn phá một số diện tích đất canh tác ở nước này.Người dân đi bộ trước tượng đài chiến tranh Patuxai ở trung tâm Viêng Chăn, Lào, ngày 12/03/2020. (Ảnh: Mladen Antonov / AFP qua Getty Images)
Giá nhiên liệu cao và đồng LAK liên tục mất giá là hai trong số những nguyên nhân chính góp phần tạo nên áp lực lạm phát. Từ đầu năm, tỷ giá hối đoái USD / LAK đã tăng từ khoảng 11.175 lên 16.539, tính đến thời điểm hiện tại, tăng hơn 48%.
Lào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phân bón, thức ăn gia súc, máy móc và các sản phẩm nông nghiệp khác cần thiết cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Do đó, chi phí gia tăng của các đầu vào này cũng góp phần vào vấn đề lạm phát.
Giá gạo tăng 35,2%, cá và hải sản tăng 26,7% và thịt tăng 22,3%. Giá trái cây tăng 31,1%, dầu ăn tăng 121,8% và gia vị tăng 47,6%. Trứng, được bán với giá 40.000 LAK (đồng kip Lào) (tương đương 2,56 USD) mỗi hộp vào tháng 4, hiện có giá 55.000 LAK (3,52 USD) trở lên, theo Vientiane Times.
Lào là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà kinh tế đã đưa ra lo ngại về sự gia tăng mạnh mẽ của giá thực phẩm, đặc biệt khi lũ lụt đã tàn phá một số diện tích đất canh tác ở nước này.Người dân đi bộ trước tượng đài chiến tranh Patuxai ở trung tâm Viêng Chăn, Lào, ngày 12/03/2020. (Ảnh: Mladen Antonov / AFP qua Getty Images)
Giá nhiên liệu cao và đồng LAK liên tục mất giá là hai trong số những nguyên nhân chính góp phần tạo nên áp lực lạm phát. Từ đầu năm, tỷ giá hối đoái USD / LAK đã tăng từ khoảng 11.175 lên 16.539, tính đến thời điểm hiện tại, tăng hơn 48%.
Lào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phân bón, thức ăn gia súc, máy móc và các sản phẩm nông nghiệp khác cần thiết cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Do đó, chi phí gia tăng của các đầu vào này cũng góp phần vào vấn đề lạm phát.
2) Lạm phát cao đi cùng với nợ Trung Quốc
Ngoài lạm phát, một yếu tố khác gây áp lực lên nền kinh tế Lào là nợ, một phần chính trong số đó tới từ các chủ nợ Trung Quốc. Kể từ năm 2019, nợ công của quốc gia này đã tăng nhanh chóng.
Các ước tính của Ngân hàng Thế giới cho thấy tổng nợ công và nợ được bảo lãnh công (PPG) đã tăng lên 88% GDP vào năm 2021 từ 68% vào năm 2019. Khoảng 50% nợ là từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bradley Parks, giám đốc điều hành tại phòng nghiên cứu AidData, không bị thuyết phục về những con số này. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông chỉ ra rằng các con số của Ngân hàng Thế giới không tính đến các khoản nợ tiềm ẩn mà Lào nợ Trung Quốc.
“Mức độ nợ công thực sự của quốc gia này đối với tất cả các chủ nợ rất có thể là trên 120% GDP. … Không có quốc gia nào khác trên thế giới có tỷ lệ nợ công đối với Trung Quốc cao hơn so với tỷ lệ phần trăm GDP của nước chủ nhà”, ông nói trong khi ước tính tổng mức nợ của Lào đối với Trung Quốc là 64,8% GDP.
Lạm phát cao và căng thẳng tài chính đang hạn chế khả năng tiếp cận của người dân Lào với các nguồn tài nguyên như nhiên liệu. Hồi tháng 5, chính phủ đã yêu cầu người dân cắt giảm việc đi lại do thiếu nhiên liệu, chỉ ra sự cần thiết phải ưu tiên cho các nhu cầu của nông nghiệp và công nghiệp.
Các công dân bình thường bị giới hạn chỉ mua nhiên liệu trị giá khoảng 30 USD mỗi lần, trong khi nông dân bị hạn chế ở mức 20 lít.
Ngoài lạm phát, một yếu tố khác gây áp lực lên nền kinh tế Lào là nợ, một phần chính trong số đó tới từ các chủ nợ Trung Quốc. Kể từ năm 2019, nợ công của quốc gia này đã tăng nhanh chóng.
Các ước tính của Ngân hàng Thế giới cho thấy tổng nợ công và nợ được bảo lãnh công (PPG) đã tăng lên 88% GDP vào năm 2021 từ 68% vào năm 2019. Khoảng 50% nợ là từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bradley Parks, giám đốc điều hành tại phòng nghiên cứu AidData, không bị thuyết phục về những con số này. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông chỉ ra rằng các con số của Ngân hàng Thế giới không tính đến các khoản nợ tiềm ẩn mà Lào nợ Trung Quốc.
“Mức độ nợ công thực sự của quốc gia này đối với tất cả các chủ nợ rất có thể là trên 120% GDP. … Không có quốc gia nào khác trên thế giới có tỷ lệ nợ công đối với Trung Quốc cao hơn so với tỷ lệ phần trăm GDP của nước chủ nhà”, ông nói trong khi ước tính tổng mức nợ của Lào đối với Trung Quốc là 64,8% GDP.
Lạm phát cao và căng thẳng tài chính đang hạn chế khả năng tiếp cận của người dân Lào với các nguồn tài nguyên như nhiên liệu. Hồi tháng 5, chính phủ đã yêu cầu người dân cắt giảm việc đi lại do thiếu nhiên liệu, chỉ ra sự cần thiết phải ưu tiên cho các nhu cầu của nông nghiệp và công nghiệp.
Các công dân bình thường bị giới hạn chỉ mua nhiên liệu trị giá khoảng 30 USD mỗi lần, trong khi nông dân bị hạn chế ở mức 20 lít.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét