Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không?
Tổng thống Vladimir Putin, người thống trị cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, nhiều lần cảnh báo phương Tây rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nga đều có thể gây ra phản ứng hạt nhân. Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không? Ông chỉ huy bao nhiêu loại vũ khí như vậy? Hoa Kỳ và liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ đáp trả như thế nào?1) Ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không?
Đáp án phụ thuộc vào cách ông Putin nhìn nhận về mối đe dọa đối với nhà nước Nga và sự cai trị của ông.
Ông chủ Điện Kremlin coi cuộc chiến ở Ukraine như một cuộc chiến hiện hữu giữa Nga và phương Tây. Ông nói rằng phương Tây muốn tiêu diệt Nga và giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của nước này.
Ông Putin cảnh báo phương Tây rằng ông không hù dọa khi tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ nước Nga. Một số nhà phân tích cho rằng ông Putin đang hù dọa nhưng Washington thì lại nghiêm túc cân nhắc tuyên bố của Putin.
Với việc Nga tuyên bố 18% Ukraine là một phần của Nga, các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân tăng vọt vì ông Putin có thể coi bất kỳ cuộc tấn công nào vào các vùng lãnh thổ này như một cuộc tấn công vào chính nước Nga.
Học thuyết hạt nhân của Nga cho phép Moscow thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân sau khi có “sự gây hấn với Liên bang Nga bằng vũ khí thông thường và chính sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa".
Có nhiều người Nga sống trên lãnh thổ Ukraine mà ông Putin tuyên bố là công dân Nga, cùng với việc xóa sổ điều cấm kỵ về hạt nhân thời hậu Thế chiến II cũng không nhất thiết thay đổi tình hình chiến thuật trên thực địa.
Ông Yuri Fyodorov, một nhà phân tích quân sự tại Prague, nhận định rằng: “Ngay bây giờ ông Putin đang hù dọa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong một tuần hay một tháng nữa thì rất khó nói - khi ông ta hiểu rằng ông ấy đã thua trong cuộc chiến với Ukraine".
Khi được hỏi liệu ông Putin có tiến tới một cuộc tấn công hạt nhân hay không, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns nói với đài CBS: “Chúng tôi phải cân nhắc rất nghiêm túc các mối đe dọa của ông Putin vì mọi thứ đang có nguy cơ bị đe dọa".
Tuy nhiên, ông Burns cho biết tình báo Mỹ không thấy có “bằng chứng thực tế” nào chứng tỏ ông Putin sắp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
2) Vũ khí hạt nhân nào sẽ được đem ra sử dụng?
Không có quan chức nào của Nga kêu gọi một cuộc tấn công vũ khí hạt nhân chiến lược (strategic nuclear weapons) bằng những vũ khí được thiết kế để phá hủy các thành phố ở Hoa Kỳ, Nga, châu Âu và châu Á.
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu vùng Chechnya của Nga, nói Moscow nên cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp (low-yield tactical) ở Ukraine.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật về cơ bản là vũ khí hạt nhân được sử dụng trên chiến trường với mục đích “chiến thuật” và có sức công phá kém hơn nhiều so với những quả bom cần thiết để phá hủy các thành phố lớn như Moscow, Washington hay London.
Những thứ vũ khí như vậy có thể được thả từ máy bay, bắn từ tên lửa trên mặt đất, tàu hoặc tàu ngầm, hoặc kích nổ bởi lực lượng mặt đất.
Mặc dù Nga sở hữu các lực lượng hạt nhân chuyên biệt được huấn luyện để chiến đấu trong một chiến trường hủy diệt như vậy, nhưng không rõ quân đội chính quy, lính đánh thuê, lính dự bị và dân quân địa phương sẽ đối phó như thế nào.
4) Ai sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất?
Nga là cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới dựa trên số lượng đầu đạn hạt nhân: nước này sở hữu 5.977 đầu đạn trong khi Mỹ có 5.428, theo Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ.
Những con số trên bao gồm các đầu đạn dự trữ và đã nghỉ hưu, tuy nhiên cả Moscow và Washington đều có đủ hỏa lực để hủy diệt thế giới gấp nhiều lần.
Nga sở hữu 1.458 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai - hoặc sẵn sàng khai hỏa - và Mỹ đã triển khai 1.389 đầu đạn hạt nhân, theo dữ liệu công khai mới nhất. Các đầu đạn này được tích hợp với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược.
Khi nói về vũ khí hạt nhân chiến thuật, Nga sở hữu số lượng gấp khoảng 10 lần Hoa Kỳ. Khoảng một nửa trong số 200 vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được triển khai tại các căn cứ ở châu Âu.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Hoa Kỳ có năng suất điều chỉnh từ 0,3 đến 170 kiloton (quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima tương đương với khoảng 15 kiloton thuốc nổ).
Đáp án phụ thuộc vào cách ông Putin nhìn nhận về mối đe dọa đối với nhà nước Nga và sự cai trị của ông.
Ông chủ Điện Kremlin coi cuộc chiến ở Ukraine như một cuộc chiến hiện hữu giữa Nga và phương Tây. Ông nói rằng phương Tây muốn tiêu diệt Nga và giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của nước này.
Ông Putin cảnh báo phương Tây rằng ông không hù dọa khi tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ nước Nga. Một số nhà phân tích cho rằng ông Putin đang hù dọa nhưng Washington thì lại nghiêm túc cân nhắc tuyên bố của Putin.
Với việc Nga tuyên bố 18% Ukraine là một phần của Nga, các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân tăng vọt vì ông Putin có thể coi bất kỳ cuộc tấn công nào vào các vùng lãnh thổ này như một cuộc tấn công vào chính nước Nga.
Học thuyết hạt nhân của Nga cho phép Moscow thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân sau khi có “sự gây hấn với Liên bang Nga bằng vũ khí thông thường và chính sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa".
Có nhiều người Nga sống trên lãnh thổ Ukraine mà ông Putin tuyên bố là công dân Nga, cùng với việc xóa sổ điều cấm kỵ về hạt nhân thời hậu Thế chiến II cũng không nhất thiết thay đổi tình hình chiến thuật trên thực địa.
Ông Yuri Fyodorov, một nhà phân tích quân sự tại Prague, nhận định rằng: “Ngay bây giờ ông Putin đang hù dọa. Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong một tuần hay một tháng nữa thì rất khó nói - khi ông ta hiểu rằng ông ấy đã thua trong cuộc chiến với Ukraine".
Khi được hỏi liệu ông Putin có tiến tới một cuộc tấn công hạt nhân hay không, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns nói với đài CBS: “Chúng tôi phải cân nhắc rất nghiêm túc các mối đe dọa của ông Putin vì mọi thứ đang có nguy cơ bị đe dọa".
Tuy nhiên, ông Burns cho biết tình báo Mỹ không thấy có “bằng chứng thực tế” nào chứng tỏ ông Putin sắp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
2) Vũ khí hạt nhân nào sẽ được đem ra sử dụng?
Không có quan chức nào của Nga kêu gọi một cuộc tấn công vũ khí hạt nhân chiến lược (strategic nuclear weapons) bằng những vũ khí được thiết kế để phá hủy các thành phố ở Hoa Kỳ, Nga, châu Âu và châu Á.
Ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu vùng Chechnya của Nga, nói Moscow nên cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp (low-yield tactical) ở Ukraine.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật về cơ bản là vũ khí hạt nhân được sử dụng trên chiến trường với mục đích “chiến thuật” và có sức công phá kém hơn nhiều so với những quả bom cần thiết để phá hủy các thành phố lớn như Moscow, Washington hay London.
Những thứ vũ khí như vậy có thể được thả từ máy bay, bắn từ tên lửa trên mặt đất, tàu hoặc tàu ngầm, hoặc kích nổ bởi lực lượng mặt đất.
Mặc dù Nga sở hữu các lực lượng hạt nhân chuyên biệt được huấn luyện để chiến đấu trong một chiến trường hủy diệt như vậy, nhưng không rõ quân đội chính quy, lính đánh thuê, lính dự bị và dân quân địa phương sẽ đối phó như thế nào.
3) Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?
Với tư cách là siêu cường thống trị toàn cầu, Hoa Kỳ trên thực tế sẽ quyết định phản ứng đối với bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Nga.
Nga và Mỹ kiểm soát 90% đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Kho vũ khí của họ được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh và Liên Xô để lại tài sản hạt nhân cho nước Nga hiện đại.
Lựa chọn của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bao gồm phản ứng phi quân sự, đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân khác có nguy cơ leo thang, cũng như đáp trả bằng một cuộc tấn công thông thường có thể khiến Washington tham chiến trực tiếp với Moscow.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Washington đã cảnh báo Moscow về “hậu quả thảm khốc” cụ thể nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tờ Guardians dẫn lời Tướng về hưu và cựu Giám đốc CIA David Petraeus cho hay, nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Mỹ và các đồng minh NATO sẽ tiêu diệt quân đội và thiết bị của Nga ở Ukraine - và đánh chìm toàn bộ hạm đội Biển Đen của nước này.
Ông Putin nhắc nhở Washington rằng cho đến nay chỉ có Hoa Kỳ "mở ra một tiền lệ" về việc dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc tấn công năm 1945 vào các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
Với tư cách là siêu cường thống trị toàn cầu, Hoa Kỳ trên thực tế sẽ quyết định phản ứng đối với bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Nga.
Nga và Mỹ kiểm soát 90% đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Kho vũ khí của họ được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh và Liên Xô để lại tài sản hạt nhân cho nước Nga hiện đại.
Lựa chọn của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bao gồm phản ứng phi quân sự, đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân khác có nguy cơ leo thang, cũng như đáp trả bằng một cuộc tấn công thông thường có thể khiến Washington tham chiến trực tiếp với Moscow.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Washington đã cảnh báo Moscow về “hậu quả thảm khốc” cụ thể nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tờ Guardians dẫn lời Tướng về hưu và cựu Giám đốc CIA David Petraeus cho hay, nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Mỹ và các đồng minh NATO sẽ tiêu diệt quân đội và thiết bị của Nga ở Ukraine - và đánh chìm toàn bộ hạm đội Biển Đen của nước này.
Ông Putin nhắc nhở Washington rằng cho đến nay chỉ có Hoa Kỳ "mở ra một tiền lệ" về việc dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc tấn công năm 1945 vào các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
4) Ai sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất?
Nga là cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới dựa trên số lượng đầu đạn hạt nhân: nước này sở hữu 5.977 đầu đạn trong khi Mỹ có 5.428, theo Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ.
Những con số trên bao gồm các đầu đạn dự trữ và đã nghỉ hưu, tuy nhiên cả Moscow và Washington đều có đủ hỏa lực để hủy diệt thế giới gấp nhiều lần.
Nga sở hữu 1.458 đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai - hoặc sẵn sàng khai hỏa - và Mỹ đã triển khai 1.389 đầu đạn hạt nhân, theo dữ liệu công khai mới nhất. Các đầu đạn này được tích hợp với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược.
Khi nói về vũ khí hạt nhân chiến thuật, Nga sở hữu số lượng gấp khoảng 10 lần Hoa Kỳ. Khoảng một nửa trong số 200 vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ được triển khai tại các căn cứ ở châu Âu.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Hoa Kỳ có năng suất điều chỉnh từ 0,3 đến 170 kiloton (quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima tương đương với khoảng 15 kiloton thuốc nổ).
https://www.theguardian.com/world/2022/oct/02/us-russia-putin-ukraine-war-david-petraeus?CMP=share_btn_tw
https://fas.org/issues/nuclear-weapons/status-world-nuclear-forces/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét