Tại sao CNY mất giá mạnh so với USD ?
Do các nguyên nhân kinh tế và tài chính cũng như địa chính trị, đồng CNY đang mất giá mạnh so với đồng USD. Dù không thể giúp vực dậy nền kinh tế trong nước, việc đồng CNY mất giá lại có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn không muốn Trung Quốc trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu.
Đồng CNY (nhân dân tệ) của Trung Quốc đã trượt giá mạnh so với đồng USD. Có 3 nguyên nhân: 1) lãi suất ở Mỹ và các nơi khác đang tăng trong khi lãi suất ở Trung Quốc đang giảm; 2) mặc dù tất cả các nền kinh tế đang phát triển chậm và thực sự dường như đang trên đà suy thoái, các vấn đề kinh tế và tài chính của Trung Quốc có tính căn bản hơn và thể hiện nhiều bất ổn hơn; 3) Những rắc rối về địa chính trị - đặc biệt là ở châu Âu mà cả châu Á - đang khiến dòng tiền chảy sang nơi trú ẩn tương đối an toàn là đồng USD. Tất cả những áp lực này đang đè nặng lên đồng CNY.
Đồng CNY (nhân dân tệ) của Trung Quốc đã trượt giá mạnh so với đồng USD. Có 3 nguyên nhân: 1) lãi suất ở Mỹ và các nơi khác đang tăng trong khi lãi suất ở Trung Quốc đang giảm; 2) mặc dù tất cả các nền kinh tế đang phát triển chậm và thực sự dường như đang trên đà suy thoái, các vấn đề kinh tế và tài chính của Trung Quốc có tính căn bản hơn và thể hiện nhiều bất ổn hơn; 3) Những rắc rối về địa chính trị - đặc biệt là ở châu Âu mà cả châu Á - đang khiến dòng tiền chảy sang nơi trú ẩn tương đối an toàn là đồng USD. Tất cả những áp lực này đang đè nặng lên đồng CNY.
Trong quá trình này, nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu hơn bất cứ lúc nào khác - điều này hoàn toàn không giống như những gì nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn.
Các biến động của [tỷ giá] hối đoái là rất rõ ràng. Kể từ hồi giữa tháng 8, đồng tiền chung châu Âu (EUR) đã giảm gần 5% so với đồng USD; đồng bảng Anh (GBP) đã giảm gần 7,5%, có thời điểm chạm mức thấp nhất trong 4 thập kỷ. Đồng yên của Nhật Bản (JPY) đã giảm khoảng 10% so với đồng USD, chạm mức thấp nhất chưa từng thấy kể từ thế kỷ trước. Đồng CNY của Trung Quốc đã giảm gần tương tự với các đồng tiền khác, ghi nhận mức trượt khoảng 6% so với đồng USD kể từ hồi đầu tháng 8.
Các biến động của [tỷ giá] hối đoái là rất rõ ràng. Kể từ hồi giữa tháng 8, đồng tiền chung châu Âu (EUR) đã giảm gần 5% so với đồng USD; đồng bảng Anh (GBP) đã giảm gần 7,5%, có thời điểm chạm mức thấp nhất trong 4 thập kỷ. Đồng yên của Nhật Bản (JPY) đã giảm khoảng 10% so với đồng USD, chạm mức thấp nhất chưa từng thấy kể từ thế kỷ trước. Đồng CNY của Trung Quốc đã giảm gần tương tự với các đồng tiền khác, ghi nhận mức trượt khoảng 6% so với đồng USD kể từ hồi đầu tháng 8.
Phân tích lý do khiến đồng CNY mất giá so với USD
Ảnh hưởng tức thời nhất đến từ chênh lệch lãi suất. Thị trường thế giới tràn ngập lượng tiền mặt có tính năng động cao vốn lưu chuyển nhanh về nơi có lãi suất cao nhất. Kể từ hồi tháng 3 năm nay, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất chuẩn trả bằng USD lên khoảng 3%. Con số này vượt quá các biện pháp được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nơi cho đến nay mới chỉ nâng lãi suất chuẩn lên khoảng 1,25%. Họ cũng vượt qua Ngân hàng Trung ương Anh, nơi đã tăng tỷ lệ chuẩn lên khoảng 2,0%.
Với Trung Quốc, sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn. Trong khi Fed đã tăng lãi suất đồng USD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã thực sự cắt giảm lãi suất tính theo đồng CNY, mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn. Sự khác biệt khiến sức hấp dẫn chuyển từ đồng CNY sang USD. Vấn đề hẳn sẽ trở nên kịch tính hơn nếu không có việc thị trường tài chính của Trung Quốc ít tự do hơn so với các thị trường ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, và các nơi khác. Thật vậy, sự thiếu tự do này có thể giải thích lý do tại sao giá trị trao đổi của đồng CNY không sụt giảm quá mạnh khi so sánh với đồng EUR, đồng GBP, hoặc đồng JPY.
Xét về mặt kinh tế chứ không phải là mặt tài chính, tình huống dường như cũng có lợi cho Mỹ. Có thể có ít nghi ngờ về việc nền kinh tế Mỹ đang chậm lại và có thể đã suy thoái, nhưng các nền kinh tế ở phần còn lại của thế giới thậm chí có vẻ còn đáng lo lắng hơn. Nền kinh tế của Vương quốc Anh phải vật lộn với một chính phủ mới hầu như không truyền được niềm tin hoặc đưa ra được bất kỳ lý do gì củng cố cho việc tạo ra một sự cải thiện nhanh chóng, đặc biệt là vì lạm phát ở đó còn tồi tệ hơn những nơi khác. Cũng như với Vương quốc Anh, nền kinh tế của Liên minh châu Âu phải đối mặt với sức ép sụt giảm đáng kể do lạm phát và đặc biệt là tình trạng thiếu nhiên liệu, cũng như các loại chi phí cao ngất ngưởng.
Trong khi đó, kinh tế ở Trung Quốc thậm chí còn kém hấp dẫn hơn ở châu Âu. Chắc chắn là lạm phát ở Trung Quốc ít nghiêm trọng hơn nhiều so với ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Dù vậy, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại một cách đáng lo ngại - do các cuộc phong tỏa do COVID, hạn hán, nắng nóng, thiếu điện, và bất ổn tài chính do sự sụp đổ của một số nhà phát triển địa ốc mang đến. Vấn đề không chỉ là lĩnh vực phát triển nhà ở chiếm khoảng 30% nền kinh tế Trung Quốc, mà những sự sụp đổ này đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đứng vững của các tổ chức tài chính trên khắp đất nước này.
Các gánh nặng kinh tế và tài chính này đã làm rõ rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không tới gần được mục tiêu tăng trưởng thực 5,5% mà Bắc Kinh đặt ra hồi đầu năm và có thể thậm chí không đạt được gì. Riêng bức tranh này đã đủ gây chán nản rồi. Không những thế, trước với kỷ lục dài về tăng trưởng nhanh của Trung Quốc, thì việc chững lại trong năm nay đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì trong tương lai của cách tiếp cận chung đối với quản lý kinh tế của nước này.
Ảnh hưởng tức thời nhất đến từ chênh lệch lãi suất. Thị trường thế giới tràn ngập lượng tiền mặt có tính năng động cao vốn lưu chuyển nhanh về nơi có lãi suất cao nhất. Kể từ hồi tháng 3 năm nay, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất chuẩn trả bằng USD lên khoảng 3%. Con số này vượt quá các biện pháp được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nơi cho đến nay mới chỉ nâng lãi suất chuẩn lên khoảng 1,25%. Họ cũng vượt qua Ngân hàng Trung ương Anh, nơi đã tăng tỷ lệ chuẩn lên khoảng 2,0%.
Với Trung Quốc, sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn. Trong khi Fed đã tăng lãi suất đồng USD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã thực sự cắt giảm lãi suất tính theo đồng CNY, mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn. Sự khác biệt khiến sức hấp dẫn chuyển từ đồng CNY sang USD. Vấn đề hẳn sẽ trở nên kịch tính hơn nếu không có việc thị trường tài chính của Trung Quốc ít tự do hơn so với các thị trường ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, và các nơi khác. Thật vậy, sự thiếu tự do này có thể giải thích lý do tại sao giá trị trao đổi của đồng CNY không sụt giảm quá mạnh khi so sánh với đồng EUR, đồng GBP, hoặc đồng JPY.
Xét về mặt kinh tế chứ không phải là mặt tài chính, tình huống dường như cũng có lợi cho Mỹ. Có thể có ít nghi ngờ về việc nền kinh tế Mỹ đang chậm lại và có thể đã suy thoái, nhưng các nền kinh tế ở phần còn lại của thế giới thậm chí có vẻ còn đáng lo lắng hơn. Nền kinh tế của Vương quốc Anh phải vật lộn với một chính phủ mới hầu như không truyền được niềm tin hoặc đưa ra được bất kỳ lý do gì củng cố cho việc tạo ra một sự cải thiện nhanh chóng, đặc biệt là vì lạm phát ở đó còn tồi tệ hơn những nơi khác. Cũng như với Vương quốc Anh, nền kinh tế của Liên minh châu Âu phải đối mặt với sức ép sụt giảm đáng kể do lạm phát và đặc biệt là tình trạng thiếu nhiên liệu, cũng như các loại chi phí cao ngất ngưởng.
Trong khi đó, kinh tế ở Trung Quốc thậm chí còn kém hấp dẫn hơn ở châu Âu. Chắc chắn là lạm phát ở Trung Quốc ít nghiêm trọng hơn nhiều so với ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Dù vậy, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại một cách đáng lo ngại - do các cuộc phong tỏa do COVID, hạn hán, nắng nóng, thiếu điện, và bất ổn tài chính do sự sụp đổ của một số nhà phát triển địa ốc mang đến. Vấn đề không chỉ là lĩnh vực phát triển nhà ở chiếm khoảng 30% nền kinh tế Trung Quốc, mà những sự sụp đổ này đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đứng vững của các tổ chức tài chính trên khắp đất nước này.
Các gánh nặng kinh tế và tài chính này đã làm rõ rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ không tới gần được mục tiêu tăng trưởng thực 5,5% mà Bắc Kinh đặt ra hồi đầu năm và có thể thậm chí không đạt được gì. Riêng bức tranh này đã đủ gây chán nản rồi. Không những thế, trước với kỷ lục dài về tăng trưởng nhanh của Trung Quốc, thì việc chững lại trong năm nay đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì trong tương lai của cách tiếp cận chung đối với quản lý kinh tế của nước này.
Tác động từ sự suy yếu của đồng CNY
Sự suy yếu của đồng CNY, dù gây ra nhiều lo lắng, có đem lại một lợi thế. Sự suy yếu của đồng CNY làm cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn trên các thị trường toàn cầu. Với việc Vương quốc Anh, châu Âu, và có thể là Mỹ đang trên bờ vực suy thoái, Trung Quốc chắc chắn sẽ chứng kiến sự sụt giảm trong xuất khẩu của mình vào năm 2023. Lĩnh vực này đã sa sút kể từ đầu năm nay, không nghi ngờ gì là vì sự suy yếu ở các thị trường chính của hàng hóa Trung Quốc. Sự sụt giảm tỷ giá hối đoái gần đây sẽ làm dịu bớt ảnh hưởng đó và tạo ra một biện pháp hỗ trợ cho tình hình này.
Ông Tập, khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba chưa có tiền lệ, chắc chắn sẽ hoan nghênh bất cứ sự hỗ trợ nào mà ông ấy có thể tìm thấy cho nền kinh tế dễ bị tổn thương của mình. Tuy nhiên, ông sẽ phải đối mặt với một thách thức chiến lược từ sự trợ giúp này đối với xuất khẩu. Bởi vì đồng CNY yếu không thể giải tỏa gánh nặng kinh tế trong nước của Trung Quốc, đặc biệt là khó khăn tài chính của Trung Quốc, đồng CNY sẽ khiến Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu, và sự phụ thuộc này sẽ đi ngược lại tham vọng được đề ra của cả ông Tập và nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc tạo ra sự đảo ngược [mô hình phát triển] và định hướng Trung Quốc hướng tới chi tiêu và phát triển trong nước nhiều hơn. Đây không phải là một khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét