Ngân hàng Nhà nước "kiểm soát đặc biệt" SCB sau khi dân rút tiền ồ ạt
RFA 2022.10.15 Ngân hàng thương mại cổ phần SCB bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt, nói là để ổn định hoạt động của ngân hàng này sau nhiều ngày bị khách hàng rút tiền ồ ạt vì lo ngại vụ bắt bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ra thông cáo khuyến cáo người dân không nên rút tiền, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định đảm bảo số tiền gửi của người dân trong mọi trường hợp.Ảnh: Người dân đổ xô rút tiền từ ngân hàng SCB sau khi nghe tin bắt bà Trương Mỹ Lan - QH/báo Dân Việt
Báo chí Nhà nước tối 15/10 dẫn thông cáo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết:
"Để ổn định hoạt động của Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng này.
Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng".
Thông cáo không nói rõ thời hạn của việc kiểm soát đặc biệt này, tuy nhiên, Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, định nghĩa: "Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán."
Khoản 3, của Điều luật này cũng quy định: "Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp như: Có nguy cơ mất khả năng chi trả; Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán."
Ngoài ra, khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất cũng sẽ bị kiểm soát đặc biệt.
Mạng báo Tuổi trẻ online dẫn thông báo cho hay Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.
Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.
Như chúng tôi đã thông tin, từ chiều ngày 7/10, có hiện tượng người dân kéo đến các phòng giao dịch, trụ ATM của ngân hàng SCB để rút tiền khi nghe tin Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bà Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, mặc dù sáng 8/10 thông tin này mới được công bố.
Phòng giao dịch SCB Cô Giang nằm ở tầng trệt của trụ sở chính tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở 193-203 Đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng tiến hành khám xét trụ sở này của bà Trương Mỹ Lan, tuy nhiên khi đưa tin báo chí làm mờ các hình ảnh về biển hiệu ngân hàng SCB.
Ngân hàng Nhà nước ngay sau đó ra thông cáo khuyến cáo người dân không nên rút tiền, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định đảm bảo số tiền gửi của người dân trong mọi trường hợp.
SCB liên tục đưa các thông cáo khẳng định "Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB," đồng thời cũng phủ nhận thông tin hai lãnh đạo cao cấp qua đời.
Mặc dù vậy, số lượng người đến rút tiền ở chi nhánh SCB ở các tỉnh thành và thực hiện các giao dịch chuyển khoản trên app (ứng dụng) của SCB không giảm vài ngày sau đó.
Ngày 12/10, SCB nói lượng tiền khách hàng gửi trở lại ngân hàng đã đạt gần 6.000 tỷ đồng chỉ trong một ngày, tăng mạnh so với mức hơn 1.600 tỷ đồng trong ngày trước đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-central-bank-places-scb-under-special-scrutiny-0152022084115.html
Báo chí Nhà nước tối 15/10 dẫn thông cáo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết:
"Để ổn định hoạt động của Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng này.
Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng".
Thông cáo không nói rõ thời hạn của việc kiểm soát đặc biệt này, tuy nhiên, Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, định nghĩa: "Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán."
Khoản 3, của Điều luật này cũng quy định: "Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp như: Có nguy cơ mất khả năng chi trả; Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán."
Ngoài ra, khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất cũng sẽ bị kiểm soát đặc biệt.
Mạng báo Tuổi trẻ online dẫn thông báo cho hay Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.
Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.
Như chúng tôi đã thông tin, từ chiều ngày 7/10, có hiện tượng người dân kéo đến các phòng giao dịch, trụ ATM của ngân hàng SCB để rút tiền khi nghe tin Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bà Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, mặc dù sáng 8/10 thông tin này mới được công bố.
Phòng giao dịch SCB Cô Giang nằm ở tầng trệt của trụ sở chính tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở 193-203 Đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan cảnh sát điều tra cũng tiến hành khám xét trụ sở này của bà Trương Mỹ Lan, tuy nhiên khi đưa tin báo chí làm mờ các hình ảnh về biển hiệu ngân hàng SCB.
Ngân hàng Nhà nước ngay sau đó ra thông cáo khuyến cáo người dân không nên rút tiền, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định đảm bảo số tiền gửi của người dân trong mọi trường hợp.
SCB liên tục đưa các thông cáo khẳng định "Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB," đồng thời cũng phủ nhận thông tin hai lãnh đạo cao cấp qua đời.
Mặc dù vậy, số lượng người đến rút tiền ở chi nhánh SCB ở các tỉnh thành và thực hiện các giao dịch chuyển khoản trên app (ứng dụng) của SCB không giảm vài ngày sau đó.
Ngày 12/10, SCB nói lượng tiền khách hàng gửi trở lại ngân hàng đã đạt gần 6.000 tỷ đồng chỉ trong một ngày, tăng mạnh so với mức hơn 1.600 tỷ đồng trong ngày trước đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-central-bank-places-scb-under-special-scrutiny-0152022084115.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét