Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022

Các kịch bản cho một 'Ukraine trung lập'

Các kịch bản cho một 'Ukraine trung lập'
Việt Hà - Trả lời Zing, các chuyên gia quốc tế phân tích quan điểm của từng bên về khái niệm “trung lập”, cũng như đánh giá về triển vọng của mô hình này. Sau hơn một tháng chiến sự, triển vọng hòa bình tại Ukraine đã trở nên rõ ràng hơn khi công thức ”trung lập” đã được giới chức Ukraine đặt lên bàn đàm phán với Nga trong bản đề xuất ngày 29/3 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Giáo sư Maartje Abbenhuis, Giám đốc Viện châu Âu thuộc Đại học Auckland, New Zealand, lựa chọn cụm từ “trung lập hóa” để mô tả lựa chọn của Ukraine. “Trung lập hóa là quá trình một quốc gia hay lãnh thổ chính thức trở thành ‘trung lập’ bởi một hiệp ước quốc tế. Với sự trung lập hóa, quốc gia chịu tác động sẽ phải ‘trung lập’ về pháp lý như không tham gia vào các cuộc chiến tranh bên ngoài hay liên minh quân sự”, bà giải thích với Zing.

Tỷ lệ ủng hộ ông Putin lên cao nhất trong 5 năm

“Người Nga tin rằng phương Tây đang cố gắng phá hủy nước Nga và Những lệnh trừng phạt nghiêm trọng mà phương Tây tung ra nhắm vào Nga “sẽ chỉ khiến người dân Nga đoàn kết lại” sau lưng ông Putin". Tôi nhất trí với những điều này. Hoan hô ông Putin và nhân dân Nga dám dũng cảm đối chọi với sự thống trị tàn ác và bóc lột dã man của phương Tây.
Tỷ lệ ủng hộ ông Putin lên cao nhất trong 5 năm
Quốc Đạt 1/4/2022 Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin tăng lên mức cao nhất trong 5 năm qua sau khi ông mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, theo tổ chức khảo sát độc lập lớn nhất Nga. Khoảng 83% trong số 1.632 người tham gia khảo sát ngày 24-30/3 ủng hộ hành động của ông Putin, Bloomberg hôm 31/3 dẫn số liệu từ Trung tâm Levada có trụ sở tại Moscow. Con số trên tăng 12 điểm % so với tháng 2 và là mức cao nhất kể từ năm 2017.

Ông Putin trong lần xuất hiện trước công chúng và phát biểu nhân dịp kỷ niệm 8 năm Nga sáp nhập Crimea vào ngày 18/3. Ảnh: Sputnik.

Phương Tây bộc lộ điểm yếu liên quan đến lệnh trừng phạt Nga

Phương Tây bộc lộ điểm yếu liên quan đến lệnh trừng phạt Nga
Công Thuận | 01/04/2022 
Theo trang tin Politico.eu, các đồng minh phương Tây đã thể hiện một mặt trận thống nhất liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng họ đã vấp phải trở ngại trong việc đưa ra một diễn đàn tốt nhất để điều phối các biện pháp trừng phạt. Điều này đang gây bất đồng giữa Brussels và London.

EU và Anh bất đồng về cách phối hợp các biện pháp trừng phạt Nga. Anh cũng đề xuất củng cố G7, nhưng EU tỏ ra ủng hộ nguyên trạng. Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Mario Draghi. Ảnh: AFP

Ông Putin đã "khóa chặt" khí đốt bằng đồng rúp

Hoan hô TT Putin.
RT: Ông Putin "khóa chặt" khí đốt bằng đồng rúp, các nước sẽ cần lập kho dự trữ tiền Nga
Tất Đạt | 01/04/2022 - 
Trước đó, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ "không làm từ thiện", buộc các quốc gia phải thanh toán nếu muốn có khí đốt từ Nga. Ilya Ilyin, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tài chính và ngân hàng tại Promsvyazbank, cho biết các quốc gia trên toàn cầu có thể sớm phải tạo ra kho dự trữ đồng rúp trong nước nếu họ muốn tiếp tục mua khí đốt của Nga. Thông tin được đưa ra khi Moscow chuyển thanh toán sang đồng tiền quốc gia của Nga.

"Trong trường hợp chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng rúp, các nước đối tác có thể sẽ tạo ra một quỹ dự trữ đồng rúp nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán", chuyên gia này nói.

UBKT TƯ: Nguyễn Thanh Long có vi phạm trong vụ Việt Á

Hoan hô Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đáng tiếc theo đường link của bài này (https://soha.vn/uy-ban-kttw-ong-chu-ngoc-anh-co-vi-pham-khuyet-diem-lien-quan-vu-viet-a-20220331165442077.htm) thì lúc đầu viết về sai phạm của ông Chu Ngọc Anh, song không hiểu có thế lực nào đỡ cho ông Anh nên trong bài không đề cập tới tên ông. Đây mới là người có sai phạm lớn nhất.
UBKT Trung ương: Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế có vi phạm liên quan vụ Việt Á
Duy Châu | 31/03/2022 
Từ ngày 28 đến ngày 31/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 13. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. UBKT Trung ương kết luận, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn có vi phạm, khuyết điểm liên quan vụ Việt Á.

Ông Nguyễn Thanh Long.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 liên quan đến vụ việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, UBKT Trung ương nhận thấy:

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Những điều người già cần phải lưu tâm đề phòng

Những điều người già cần phải lưu tâm đề phòng
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

"Cấm tiểu tiện vào lãnh thổ Nga" - Cảnh báo không thừa?

Câu trong bảng nên dịch đúng là: Cấm tiểu tiện "về phía" hay "hướng về" nước Nga.
Tấm biển lạ ở biên giới NATO-Nga: "Cấm tiểu tiện vào lãnh thổ Nga" - Cảnh báo không thừa?
Tất Đạt | 31/03/2022 Theo Euronews, một tấm biển tự chế tại một điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đông bắc Na Uy đã kêu gọi mọi người không đi tiểu về phía lãnh thổ Nga. Tấm biển được viết bằng tiếng Anh, nói rằng mọi người "không được đi tiểu về phía Nga" nếu không sẽ chịu một khoản tiền phạt rất nặng.


Tấm biển gây xôn xao cộng đồng mạng trong thời gian gần đây. 
Thông báo được đặt trên bờ sông Jakobselva ngăn cách Na Uy và Nga, bên cạnh một biển báo chính thức thông báo rằng khu vực này đang được lực lượng biên phòng Na Uy giám sát bằng video.

Đồng rúp và cổ phiếu Nga khởi sắc nhờ nước đi của TT Putin

Đồng rúp và cổ phiếu Nga khởi sắc nhờ nước đi của TT Putin

An An 31/03/2022 
Hãng tin DW (Đức) đưa tin, vào ngày 30/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz để thảo luận về việc thanh toán khí đốt. Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Đức sau đó cho biết, họ đã nhận được sự đảm bảo từ Nga rằng châu Âu sẽ không phải trả tiền cung cấp khí đốt của Nga bằng đồng rúp.

Mới đây, TT Putin đồng ý đối tác phương Tây có thể thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la và sau đó chuyển sang đồng rúp.

Tuyên truyền về LX quá mạnh nên... ủng hộ Nga xâm lược Ukraine

Tuyên truyền về Liên Xô quá mạnh khiến có người VN ủng hộ Nga xâm lược Ukraine
29 tháng 3 2022 - 
"Hoài niệm về Liên Xô đặc biệt đối với những thế hệ người lớn tuổi ở Việt Nam được tạo dựng từ việc thể hiện lịch sử Liên Xô được tô hồng cách trình bày (sanitized presentation) từ cỗ máy tuyên truyền của Việt Nam nói chung và các sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam nói riêng, Phó Giáo sư Martin Grossheim từ Đại học Quốc gia Seoul nói với BBC News Tiếng Việt.

Một nhà hoạt động thuộc Đảng Cộng sản Nga giơ cao lá cờ có chân dung của hai nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của Liên Xô là Joseph Stalin và Vladimir Ilʹich Lenin vào ngày 05 tháng 03 năm 2022.

Tân phát xít Nga: Putin xử lý 'thù trong giặc ngoài' ra sao?

Tôi thích đoạn này: "Một xã hội bị quản thúc bởi tư tưởng phát xít khá giống một bầy cừu, con nào cũng giống con nào, đi theo cùng một hướng, nghĩ theo cùng một kiểu, tin vào cùng một hệ giá trị, trung thành với một kẻ chăn dắt duy nhất. Sự đồng nhất ấy được tôn vinh dưới các mỹ từ "tổ quốc là trên hết", "đoàn kết", "sức mạnh", "trong sạch" và "thuần nhất". Nó được củng cố bằng sự trừng phạt nếu con cừu nào dám đi lệch khỏi hàng, ngăn chặn tiếng nói đa phương trong hệ thống chính trị và kiềm tỏa ý kiến đa chiều của báo chí". Tuy nhiên, Mỹ cũng đang quản lý thế giới đúng theo tư tưởng phát xít; ai và chính quyền nước nào không vâng theo trật tự của Mỹ thì sẽ bị Mỹ trừng phạt, cấm vận và thậm chí bị Mỹ tìm mọi cách tiêu diệt, lật đổ. Những nước hèn yếu như VN thì phải ngoan ngoãn vâng theo, nhưng những nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nam Phi (khối BRICS..., thì chưa chắc đã vâng theo. Thực tế họ đã bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Tôi dự báo Mỹ và phương Tây có thể kéo dài thời đại đô hộ thế giới trong thế kỷ 21 này, nhưng sang thế kỷ 22 thì chắc các nước BRICS sẽ lật đổ họ và nắm quyền lãnh đạo thế giới.
Cực hữu và Tân phát xít Nga: Putin xử lý 'thù trong giặc ngoài' ra sao?
Nguyễn Phương Mai, Gửi tới BBC từ Amsterdam, Hà Lan - Trong cuộc chiến Nga-Ukraine, một trong những từ khóa được nhắc tới nhiều nhất là "fascism" - chủ nghĩa phát xít. Đây là lý do chủ đạo lý giải tại sao Nga tấn công Ukraine. Theo ông Putin, người gốc Nga ở phía Đông Ukraine đang bị "diệt chủng" bởi một "chính quyền theo chủ nghĩa tân phát xít". Bản thân người Ukraine cũng bị giữ làm con tin bởi một chính quyền họ "căm ghét". Quân đội Nga có nhiệm vụ "giải phóng" Ukraine, "bảo vệ" người dân khỏi bàn tay diệt chủng". Những người lính Nga sẽ được người Ukraine mang cờ hoa ra chào đón.


Lực lượng quân đội Ukraine trên chiến tuyến chống lại lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn gần khu vực Donetsk

Nga ngừng bắn ở Mariupol sau khi kêu gọi Ukraine đầu hàng

Nga thông báo ngừng bắn ở Mariupol sau khi kêu gọi Ukraine đầu hàng
31/03/2022 - (Dân trí) - Sau khi kêu gọi lực lượng Ukraine ở Mariupol đầu hàng, Nga tuyên bố ngừng bắn nhằm mở hành lang nhân đạo cho dân thường sơ tán khỏi điểm nóng này.

Ảnh vệ tinh cho thấy Mariupol bị thiệt hại nặng nề sau giao tranh quyết liệt giữa Nga - Ukraine (Ảnh: Reuters).

"Cần làm rõ liệu có ai bao che cho Trịnh Văn Quyết"

Tôi sợ là nếu truy tìm người ẩn sâu nhất để bao che cho Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu hết lần này đến lần khác, thì có khi là... bọn bành trướngTàu. Theo wiki, kết thúc ngày giao dịch trên sàn chứng khoán cuối cùng của năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận tổng tài sản 58.851 tỷ đồng. Tài sản này đến từ 318,5 triệu cổ phiếu ROS, hơn 135 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Dù có tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 2,5 tỷ USD, ông Quyết vẫn không có tên trong bất kỳ xếp hạng tỷ phú nào của thế giới. Ông Quyết 47 tuổi, mới phất lên từ năm 2010, nhưng mau chóng trở thành một trong những người giàu nhất VN thì rất đáng để chúng ta ngạc nhiên và tự hỏi có phải ông ta đã tự mình kiếm được nhiều tiền như vậy không, hay có nguồn tiền từ đâu tuồn vào tay ông ?
"Cần làm rõ liệu có ai bao che cho Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu"
Quang Phong 30/03/2022 - (Dân trí) - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cơ quan điều tra cần làm rõ liệu có ai bao che cho Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu hết lần này đến lần khác?
 
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, cơ quan điều tra cần phải làm rõ liệu có ai bao che cho hành vi của ông Trịnh Văn Quyết hay không.

Ông Quyết bị bắt, có phải vì “thao túng thị trường chứng khoán….”?

Ông Trịnh Văn Quyết FLC bị bắt, có phải vì “thao túng thị trường chứng khoán….”?
Gió Bấc 2022.03.30 Sau hai ngày dư luận ồn ào đồn đoán, báo chí nhà nước kẻ đấm người xoa chuyện “tạm hoãn xuất cảnh”, “khởi tố”, thị trường chứng khoán rung lắc, cổ phiếu FLC bị nằm sàn, chiều 29-3, báo chí đồng loạt đưa tin theo Bộ Công An: đã khởi tố bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết, Chủ Tịch Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC về hành vi thao túng thị trường chứng khoán….

Trước hết xin minh định việc khởi tố, bắt giam ông Quyết là không oan. Cũng như rất nhiều đại gia khác của Việt Nam hiện nay, con đường làm giàu của ông Quyết khởi đầu và kết tụ từ đất đai, mồ hôi nước mắt và số phận bị thảm khốn cùng của hàng vạn người dân rơi vào vùng dự án, là bao tài nguyên môi sinh bị tàn phá để xây nên những resort, khu vui chơi du lịch. Trong nền hành chính nổi tiếng trì trệ và tham nhũng, những dự án thần tốc của ông Quyết chắc hẳn phải tiêu tốn hàng núi tiền để bôi trơn.

Văn hóa Việt cộng làm náo loạn sân túc cầu Nhật Bản

Đọc những bài như thế này quá buồn vì văn hóa của rất nhiều người Việt hiện nay. Thời những năm 1960, 1970, tôi thường xuyên vào sân vận động Hàng Đẫy xem bóng đá; rất vui và có văn hóa. Thời đó dân ta cổ vũ rất vô tư, vỗ tay khen ngợi cả hai bên cho đoàn kết chứ không chỉ cổ động đội nhà. Sau mỗi trận đấu, chúng tôi còn tràn xuống sân cỏ bắt tay các cầu thủ... Từ những năm 1980 thì khác và bây giờ càng khác. Xã hội càng ngày càng vô văn hóa; người Việt ở đâu cũng nói cười ầm ĩ, bình luận lố bịch, hơi một tý là chửi nhau, ném rác ra xung quanh... Do đó từ rất lâu tôi không vào các sân vận động hay nơi công cộng ở VN, nhất là ở Hà Nội. Đôi khi tôi có tới sân Mỹ Đình xem bóng đá, nhưng đó là khi có giấy mời và ngồi riêng trong phòng kính có tivi xem lại... Thời Covid anh em bạn bè cứ thắc mắc tại sao tôi đi khắp nơi, nhất là ngày nào cũng đi xe buýt, đi siêu thị, đi dạy học và đến trung tâm thể thao đông người, nhưng không bị nhiễm. Có lẽ vì đến đâu tôi cũng né tránh, giữ khoảng cách với mọi người. Tôi thường đùa chen nhau trong chỗ đông người, riêng ngửi rắm của họ cũng đã tổn thọ nên tốt nhất là tránh xa.
Văn hóa Việt cộng làm náo loạn sân túc cầu Nhật Bản
Như Hồ - 
SÀI GòN NHỎ 30-3-22 - Các nhân viên trên sân túc cầu tuyệt vọng nhắc nhở các cổ động viên Việt Nam. Báo chí Nhật Bản liên tục nói về tình trạng vô tổ chức của cổ động viên người Việt trên sân bóng Saitama 2022, khi hai đội Nhật Bản và Việt Nam gặp nhau trong vòng loại World Cup Qatar. Trận đấu diễn ra vào ngày 29 Tháng Ba là trận đấu cuối cùng của vòng loại chung kết châu Á.

Đây là sân có sức chứa khoảng 40,000 người nhưng ban tổ chức đã khéo léo sắp xếp để dồn các cổ động viên mặc áo cờ đỏ sao vàng, mang hình Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp vào riêng một góc sân để kiểm soát. Hầu hết những người đến để ủng hộ trận đấu này đều phần lớn là những người ở phía Bắc Việt Nam, là lao động có thời hạn hoặc du học sinh. Bài hát quen thuộc của những người này là “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, luôn được hát ầm ĩ để cổ động. Có nhiều người đi và còn đội nón cối như một nét đặc trưng của văn hóa Việt cộng.

Bài toán khó của Ukraine

Lãnh đạo Ukraine ngu xuẩn đẩy người dân và đất nước vào thế khó khi ngả theo NATO, cho phép NATO dùng lãnh thổ để đe dọa an ninh của Nga; thậm chí còn dọa tái trang bị vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh học... Nga là nước lớn, sợ gì không đáp trả. Thực tế Nga đã hành động đúng khi thực hiện chiến dịch quân sự hiện nay. Và khi Nga đã hy sinh nhiều thứ cho chiến dịch, nhất là bị tất cả các nước phương tây hùa nhau cấm vận toàn diện, thì Nga phải đòi hỏi Ukraine trả giá cao hơn, chứ không thể chỉ cần Ukraine chấp nhận trung lập như trước chiến dịch. Tôi tin chắc cuối cùng sẽ có một thỏa thuận tay đôi giữa Nga và Ukraine chứ Nga không chấp nhận quốc tế hóa mâu thuẫn giữa hai nước. Hơn nữa, Crimea chắc chắn sẽ thuộc Nga đồng thời Nga cũng không chấp nhận phương án từ bỏ Donbas. Nga sẽ chiếm toàn bộ miền Nam Ukraine để nối nước Nga với Crimea bằng đường bộ; đây là điều cực kỳ quan trọng cho an ninh lâu dài của nước Nga. Kết quả chung cuộc là Nga bị cấm vận, nhưng giành được một diện tích rất lớn với đầy tài nguyên và cơ sở kinh tế quan trọng nhất của Ukraine, lại thêm toàn bộ biển Azov của Ukraine. Lợi ích quá lớn so với chi phí cơ hội phải trả. Ukraine là bài học cho lãnh đạo và người dân VN, đừng hy vọng chọn phe, đừng hy vọng dựa vào nước khác để đối lập hoàn toàn với Trung Quốc. Tôi luôn luôn ủng hộ chính sách trung lập và mở rộng quan hệ với tất cả các nước của Đảng và Nhà nước VN. Chỉ đáng tiếc là trong khi chính sách đối ngoại mềm mỏng với TQ khá tốt, thì chính sách phát triển kinh tế và xã hội trong nước của Đảng và Nhà nước VN lại sai lầm, dẫn tới đất nước không phát triển, nội lực hầu như không có..., nên kết quả là cứ phải nhượng bộ TQ hết lần này sang lần khác.
Bài toán khó của Ukraine
Duy Anh - Trong khi quy chế trung lập là điều Kyiv dường như đã chấp nhận, vấn đề khó giải quyết nhất trong các lựa chọn của Ukraine là các lãnh thổ Crimea, Donetsk và Luhansk. 
Hiển nhiên, chính quyền Tổng thống Zelensky mong muốn đạt được một thỏa thuận đẩy các lực lượng Nga về biên giới kiểm soát trước năm 2014. Nhưng thực tế tương quan lực lượng giữa hai bên cho thấy nhiều khả năng ông Zelensky sẽ phải tìm cách thuyết phục người dân Ukraine nhượng bộ để có thể chấm dứt chiến sự.

Không ảnh cho thấy thành phố Mariupol bị phá hủy gần như hoàn toàn. Ảnh: Space. 
Vòng đàm phán mới đây giữa Nga và Ukraine hôm 29/3 ở Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với tuyên bố của các bên về những dấu hiệu tích cực. Ukraine đưa ra một số đề xuất với Nga, mà đáng chú ý nhất là phương án duy trì tư cách trung lập đổi lấy bảo đảm an ninh.

Cung đường xuyên Việt đẹp mê ly, rất ít dấu chân phượt thủ

Tôi rất mê du lịch, hè này nếu không thể du lịch ra nước ngoài vì lo ngại các chính sách kiểm soát dịch của các nước đó, thì sẽ lại phải đi xuyên Việt trong nước. Bài này viết về tuyến đường xuyên Việt thứ 3 ngoài đường ven biển (QL1A) và đường Trường Sơn, đọc thấy rất thú vị.
Cung đường xuyên Việt đẹp mê ly, rất ít dấu chân phượt thủ
Trần Đặng Đăng Khoa 11/1/2017 Tôi ví con đường mới như chiếc bánh kẹp giữa quốc lộ 1 và tuyến đường Hồ Chí Minh, cho chúng ta cơ hội khám phá rất nhiều địa danh còn lạ lẫm.

Hai tuyến đường xuyên Việt phổ biến xưa nay là quốc lộ 1 ven biển, hoặc đường Hồ Chí Minh, nên các tỉnh, huyện ở vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi và vùng biển bị bỏ qua. Nếu đi thêm đường này, chúng ta sẽ khám phá được thêm rất nhiều địa danh, vùng đất, các bản làng người đồng bào thiểu số và các con đường nằm giữa Hà Nội và TP.HCM.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Nhà tiên tri mù Vanga dự báo về Putin 43 năm trước

Nhà tiên tri mù Vanga dự báo về Putin và nước Nga từ 43 năm trước
Trước khi nhà tiên tri mù Vanga qua đời vào năm 1996 ở tuổi 85, trong suốt 50 năm sự nghiệp, nhà tiên tri Baba Vanga đã đưa ra hàng trăm dự đoán về thiên tai, chiến tranh, tai nạn… trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều lời tiên tri về tương lai, nhà tiên tri mù người Bulgaria cũng đã đưa ra những dự đoán về nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin.

Sinh thời, Baba Vanga được mệnh danh là "Nostradamus của vùng Balkan". Bà nổi tiếng với khả năng "nhìn trước" tương lai và giao tiếp cùng người đã khuất. Vanga bị mù sau một trận bão lớn năm bà 12 tuổi. Khi được gia đình tìm thấy, bà gần như chỉ còn chút hơi tàn, đôi mắt nhắm nghiền loang lổ máu.

Cũng chính từ khi đó, Vanga dường như có thể liên hệ với thế lực siêu nhiên. Nhiều người tin rằng bà đã gặp gỡ một thiên thần trong trận bão và đồng ý đánh đổi đôi mắt để có được khả năng dự đoán tương lai.

Đằng sau lá phiếu trắng của VN về vấn đề Ukraine

Tôi ủng hộ lá phiếu trắng của VN.
Đằng sau lá phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine
Thái Quỳnh | 28/03/2022 Về lá phiếu trắng của Việt Nam, ông 
Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cho rằng đây là một lá phiếu hợp lý, với vị thế Việt Nam và xuất phát từ lợi ích của chính Việt Nam. Mỗi lần Việt Nam bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc, không vì bất cứ sự ủng hộ của ai, mà xuất phát từ chính lợi ích của Việt Nam, thể hiện chính sách ngoại giao độc lập của Việt Nam và đã cân nhắc kỹ lưỡng về quan hệ ngoại giao với tất cả các bên.

Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cho rằng, địa chính trị nước lớn, cường quyền của các nước lớn là điều đã tồn tại từ xưa đến nay trong lịch sử, và vẫn đang tồn tại ở nhiều dạng thức.

Tướng Ba Lan tuyên bố muốn "đòi lại Kaliningrad từ tay Nga"

Như vừa bình luận trong bài trước, trong số các nước Đông Âu, tôi ghét nhất Ba Lan vì đây là tên lính xung kích của NATO và phương Tây.
Tướng Ba Lan tuyên bố muốn "đòi lại Kaliningrad từ tay Nga"
Hữu Hiển | 28/03/2022 Ngày 26/3, cựu Tư lệnh quân đội Ba Lan Waldemar Skrzypczak cho biết, Ba Lan có quyền đưa ra yêu sách về Kaliningrad, vốn đã bị "chiếm đóng bởi Nga" từ năm 1945. 
Trang tin Wiadomosci của Ba Lan ngày 26/3 đưa tin, cựu Tư lệnh quân đội Ba Lan Waldemar Skrzypczak trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "Super Express" của nước này cho biết: "Vùng Kaliningrad là vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm đóng từ năm 1945, đưa ra yêu sách về vùng lãnh thổ này là việc nên làm".

Ảnh chụp màn hình bài viết trên trang tin Wiadomosci của Ba Lan.
Ông Skrzypczak nói: "Phải nói rằng đó chưa bao giờ là lãnh thổ của Nga. Đối với tôi, dường như nó là một phần lãnh thổ của Ba Lan. Chúng tôi có quyền đưa ra yêu sách về khu vực này do Nga chiếm đóng".

Cựu Tư lệnh quân đội Ba Lan Waldemar Skrzypczak.

Nga loại phương Tây khỏi đàm phán với Ukraine

Hoan hô nước Nga rất cứng rắn trước phương Tây. Đừng để phương Tây mãi mãi tin tưởng chúng là bố của nhân dân thế giới. 
Nga loại phương Tây khỏi đàm phán với Ukraine
NAM TRUNG 29/03/2022 - Kinhtedothi - RT ngày 28/3 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng không cần bất kỳ sự trung gian hòa giải nào của phương Tây trong các cuộc đàm phán với Kiev. "Chúng tôi sẵn sàng cho ngoại giao một cơ hội. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhất trí với các cuộc trao đổi, hiện đang nối lại ở Istanbul," ông Lavrov nói hôm 28/3.

Phái đoàn đàm phán Nga và Ukraine sẽ có vòng đàm phán thứ 5 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 29-30/3.

Theo ông Lavrov, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine - đã và đang nỗ lực để đưa hai bên ngồi vào bàn đàm phán, nhưng không cần thiết phải đưa Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ vào tiến trình hòa bình này.

Tỷ lệ tín nhiệm ông Biden thấp chưa từng thấy

Tỷ lệ tín nhiệm ông Biden thấp chưa từng thấy
28/03/2022 Kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rơi xuống 40%, thấp nhất kể từ thời điểm ông mới nhậm chức. Cụ thể, mức tín nhiệm đã giảm 3% so với hồi tháng 1, trong khi tỷ lệ cử tri không tán thành với những công việc của ông Biden tại Nhà Trắng đã tăng 1 điểm lên 55%, theo khảo sát được NBC News công bố.

Tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm ông mới nhậm chức cho đến nay. Ảnh: AP

Cuộc chiến thông tin Nga - Ukraine

Cuộc chiến thông tin Nga - Ukraine
28/03/2022 Giảng viên Hoàng Việt (Đại học Luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật Biển và hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Kể từ khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine, dư luận thế giới nhanh chóng cảm nhận được sự hỗn loạn trên mặt trận thông tin. Khu trung tâm thương mại ở Kiev bị phá hủy sau một trận không kích của Nga. Ảnh: REX

Từ cuối thế kỷ trước, nhiều chuyên gia đã đi đến kết luận rằng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các tập đoàn lớn và xã hội sẽ mở rộng khả năng giải quyết các vấn đề chính trị bằng cách định hướng thông tin lên các chủ thể.

Tâm tư của người Việt tại Nga

Tâm tư của người Việt tại Nga
Thu Hằng - Bất định là tâm trạng chung của nhiều người Việt tại Nga khi quốc gia này ngày càng hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế. Nhiều người tính phương án trở về Việt Nam.

Gia đình anh Vũ Ngọc Tùng đã sống tại Nga hơn 7 năm. Ảnh: NVCC.
Lẽ ra, ngày 25/3, vợ anh Vũ Ngọc Tùng sẽ từ Việt Nam trở về Nga sau khi đưa 3 đứa con về nước lánh nạn tạm thời. Thế nhưng, 3 ngày trước đó, Vietnam Airlines tuyên bố tạm dừng khai thác đường bay Việt Nam - Nga từ 25/3. Đây là hãng bay duy nhất khai thác đường bay thẳng này. Vậy là vợ anh Tùng kẹt lại Việt Nam.

Trung lập kiểu Ukraine sẽ ra sao?

Giới chính trị ở Ukraine quá ngu. Để chiến tranh nổ ra, đất nước trở thành đống gạch vụn, gần 4 triệu người chạy ra nước ngoài, gần chục triệu người khác sơ tán trong nước (chạy sang miền Tây...), thì dù đánh giá kiểu gì cũng đều phải khẳng định là ngu. Thế giới bây giờ khác hẳn cách đây nửa thế kỷ, không dễ gì một nước đem quân sang đánh nước khác. Nếu Ukraine đàm phán hòa bình với Nga từ trước, chấp nhận không gia nhập NATO và không chống người Nga ở Ukraine, thì mọi việc được giải quyết dễ dàng. Còn khi Ukraine kiên quyết theo phương Tây chống Nga, buộc người Nga phải đem quân sang đánh, thì Nga sẽ phải đòi hỏi rất nhiều yêu cầu trước kia không đặt ra. Kết quả sẽ được quyết định từ thực tế hiện trường; đó là một sự thật cơ bản. Bất kể cuộc thảo luận, đàm phán nào đang diễn ra ở Belarus hay Istanbul cũng đều chỉ là màn trình diễn bên lề. Bây giờ Ukraine muốn trung lập kiểu Áo chắc chắn cũng rất khó khăn. Khả năng lớn là Nga sẽ chiếm toàn bộ phía đông và nam Ukraine, chiếm khoảng 1/4-1/3 diện tích Ukraine, lập ra một quốc gia hoàn toàn theo Nga, thậm chí sát nhập vào Nga. Còn phần phía Tây dù là quốc gia độc lập nhưng vẫn phải ngoan ngoãn nghe Nga, không nghe không được, vì sau một số năm, khi Nga vững mạnh trở lại, Nga có thể sẽ đánh chiếm nốt. Tuy nhiên, tôi quý mến nhân dân Ukraine, tôi chỉ cực ghét giới lãnh đạo Ukraine và đặc biệt ghét giới lãnh đạo Ba Lan. Ba Lan đích thực là tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
Trung lập kiểu Ukraine sẽ ra sao?
Minh An - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kyiv sẵn sàng chấp nhận tình trạng trung lập. Dù vậy, con đường hòa bình vẫn còn chông gai. 

Đoàn đàm phán hai bên đã tổ chức 4 vòng thương lượng. Ảnh: TASS.
Trong khi cuộc giao tranh ở Ukraine diễn ra dữ dội, các quan chức nước này và Nga vẫn đang đàm phán để tìm cách chấm dứt xung đột. "Trung lập" là một trong những nguyên tắc chính mà Kyiv và Moscow thỏa luận hiện nay.

Nga siết chặt gọng kìm Mariupol

Nga siết chặt gọng kìm Mariupol
Việt Hà 29/3/2022 Trong những ngày qua, đà tấn công của Nga ở các hướng Kyiv, Kharkiv hay miền Nam Ukraine dường như chậm lại, nhưng Moscow vẫn đang “tiến vững chắc” ở Mariupol. Trong báo cáo ngày 28/3, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đang đạt được những tiến triển ở thành phố cảng Mariupol, tỉnh Donetsk, Ukraine.


Tình hình chiến sự tại Ukraine tính đến 3h ngày 28/3 (giờ Việt Nam). Đồ họa: ISW.

Điện Kremlin nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Điện Kremlin nói gì về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bên thứ ba tham gia vào xung đột ở Ukraine
29/03/2022 (PLVN) - Trả lời câu hỏi hỏi liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có đề nghị trong tuyên bố trước đó rằng ông sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bên thứ ba tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói "không".
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars trong một buổi lễ gửi khí tài quân sự đến gần Moscow để chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: Getty

Xung đột Nga - Ukraine: thêm chia rẽ trong khối ASEAN

Xung đột Nga - Ukraine, thêm một chia rẽ trong khối ASEAN
Trần Hoàng Hải2022.03.27. ASEAN vẫn bất lực trước vấn đề Myanmar. Prak Sokhonn, đặc phái viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã có chuyến thăm tới Myanmar từ ngày 21 đến ngày 23/3 vừa qua (1). Ông ta đã tiến hành hội đàm với người đứng đầu lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021.

Nhóm phụ trách thông tin của chính quyền quân sự Myanmar cho biết hai bên đã thảo luận về “tình hình biểu tình và bạo lực xuất phát từ bất đồng chính trị” và hợp tác nhân đạo. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, người Brunei, cũng có mặt tại cuộc họp cùng với Ngoại trưởng của chính quyền quân sự Myanmar Wunna Maung Lwin. Tuy nhiên, ông Sokhonn đã không gặp gỡ nhà lãnh đạo dân chủ bị lật đổ Aung San Suu Kyi.