Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

"CHƠI" TÂY VÌ TÂY KHOE GIỎI TIẾNG VIỆT

Đọc bài này không thấy vui mà thấy buồn vì tiếng Việt của nước mình hỗn loạn và thiếu chuẩn mực quá. Cùng một sự việc, mỗi người dùng một từ khác nhau, mỗi lúc dùng một từ khác nhau, mỗi vùng dùng một từ khác nhau... Tiếng Việt loạn xạ và vô tổ chức vì người VN không thống nhất với nhau để xây dựng một ngôn ngữ chuẩn và chính thống. Hậu quả là người Việt sống cũng loạn xạ và vô tổ chức. Tôi dạy môn kinh tế ở đại học, và tôi thường nói với sinh viên kinh tế học là ngành khoa học non trẻ, thực chất mới được hình thành từ năm 1936 khi học thuyết kinh tế của J.M. Keynes ra đời, do đó đến nay các nhà kinh tế vẫn không thống nhất được hầu như tất cả các thuật ngữ kinh tế, từ tăng trưởng, việc làm, lạm phát..., tới cung, cầu, thị trường... Nếu mở các từ điển kinh tế và sách giáo khoa kinh tế ra so sánh, đối chiếu, sẽ thấy cùng một thuật ngữ, nhưng mỗi sách lại định nghĩa, giải thích một cách khác nhau. Kinh tế học còn là một ngành khoa học xã hội, phản ánh quan hệ giữa người với con người và trong xã hội loài người, trong khi con người và xã hội loài người liên tục vận động, phát triển, nên các thuật ngữ kinh tế cũng phải thay đổi để thích nghi. Điều này khác hoàn toàn với khoa học tự nhiên, vì khoa học tự nhiên gắn với vạn vật tự nhiên trong vũ trụ từ hàng triệu năm và thay đổi rất ít theo thời gian. Sẽ còn phải mất hàng thế kỷ nữa các thuật ngữ kinh tế mới có thể được sử dụng thống nhất. Ở các nước phương Tây, người dân được tự do ngôn luận, tự do trao đổi nên sau nhiều năm sẽ thống nhất được các thuật ngữ, ngôn từ, dẫn tới cả xã hội đều dùng các từ ngữ chuẩn chung, nên rất dễ diễn đạt, đảm bảo tính chính xác và dễ hiểu. Đặc biệt như tiếng Pháp hay tiếng Nga có độ chuẩn rất cao, phản ánh rất chính xác điều cần diễn đạt. Tiếng Anh thì kém hơn nhiều vì nó được sử dụng ở quá nhiều nước nên rất khó thống nhất. Ngày xưa các hiệp ước và văn bản luật pháp thế giới dù làm bằng ngôn ngữ nào, thì đều phải có 1 bản bằng tiếng Pháp và coi là bản duy nhất có giá trị pháp lý khi xét xử các tranh chấp. Nếu VN cứ không có tự do ngôn luận, tự do trao đổi thì ngôn ngữ VN sẽ mãi mãi không phát triển, mỗi địa phương sẽ cứ là một pháo đài cát cứ.
"CHƠI" TÂY VÌ TÂY KHOE GIỎI TIẾNG VIỆT
FB Hoàng Lan Chi - Chuyện đã lâu lắm rồi. Nó là phiên dịch của đoàn Mỹ, gốc Do Thái. Phải công nhận nó thông minh, ứng biến rất linh hoạt, lại rất đẹp trai, mới 28 tuổi. Phiên dịch của đoàn ta cũng rất xịn rồi nhưng vẫn "ngại" hắn. Nó có tên Việt Nam là Hai.
Hội đàm giữa hai bên xong, đến tiệc chiêu đãi. Tôi chọn ngồi bên cạnh nó. Tôi hỏi nó: Hai này! Em học tiếng Việt ở đâu mà giỏi thế?
Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'AI TRẢ TIỀN CHO CÁC BUỔI TIỆC TÙNG HOANG PHÍ CỦA'
Em học ở Ha - Oai 6 tháng rồi sang Việt Nam học 4 năm rưỡi ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội anh ạ. Tiếng Việt em "hơi bị giỏi" đấy!

Thấy thằng Tây khoe giỏi tiếng Việt, tôi cảm thấy hơi bị tự ái nhưng cũng ngầm nể hắn. Tôi bảo: “Hôm nay ăn xong, em và anh ở lại chơi với nhau chút, anh muốn học thêm ở em một số ngôn ngữ tiếng Anh và muốn nói với em vài câu về ngôn ngữ tiếng Việt, thấy em dịch chiều nay cho đoàn Mỹ chưa chuẩn. Hắn đồng ý ngay lập tức.

Chờ cho thành viên hai đoàn lên phòng ngủ. Tôi và Hai ngồi ở sảnh lễ tân. Tôi chỉ vào quầy bán đồ lưu niệm bảo hắn: “Anh thấy em "giỏi" tiếng Việt thế? Bây giờ em thử giải thích một số thành ngữ tiếng Việt, nếu em không giải thích được thì mua tặng anh từng đồ lưu niệm kia, ví như cái cắt móng tay, đôi tất, khăn mùi xoa... Nếu Em hỏi, Anh không giải thích được, anh cũng làm như thế”

Giao kèo xong, tôi hỏi hắn:
Tiếng Anh có bao nhiêu từ là ăn?
Một từ.

Tiếng Việt có bao nhiêu từ là ăn?
Cũng có một từ.

Không, tiếng Việt có rất nhiều từ là ăn: Dồi đi! Nốc đi! Tọng đi! Chớt đi! Liếm đi! Rồi Xơi, đả, hốc, dùng cơm... Hắn lấy cuốn sổ tay trong cặp ra, ghi chép rất cẩn thận. Hắn đứng lên bảo cô bán hàng lưu niệm : Bán cho anh cái khăn mùi xoa, gấp lại, đặt trước mặt tôi. Rồi hắn hỏi tôi:

- Tiếng Anh có bao nhiêu từ mầu đen?
Chỉ có một từ đen thôi anh ạ.

Vậy tiếng Việt có bao nhiêu từ mầu đen?
Em thấy cũng chỉ có một từ đen.

Không phải, tiếng Việt có rất nhiều từ chỉ màu đen. Gà đen gọi là gà quạ. Chó đen gọi là chó mực, mực đen gọi là mực tầu, mèo đen gọi là mèo mun, ngựa đen gọi là ngựa ô, mắt đen gọi là mắt huyền, quần đen của phụ nữ gọi là quần thâm... Nhiều không kể hết em ạ.

Hắn cười như nắc nẻ, lại đứng lên, mua đôi tất để xuống bàn.

Tôi nói cho hắn về từ chết ở Việt Nam có vô số từ: Nghẻo, tịch, đi rồi, về rồi, mất rồi, từ trần, tạ thế, mệnh chung, viên tịch... (dùng cho các nhà sư). Hắn thấy đuối dần. Tôi nghĩ thầm: Đến "ông tổ" ngôn ngữ tiếng Việt là Đào Duy Anh còn chưa dịch hết mọi ngôn ngữ của truyện Kiều nữa là thằng "Mắt xanh mũi lõ". Lúc nào cũng "dương dương tự đắc" giỏi tiếng Việt. Hôm nay "Bố" cho mày nhừ đòn.

Bây giờ em giải thích cho anh câu: "Già dái non hột"

Hắn cắm tăm dễ đến dăm phút. Miệng lẩm bẩm: Dái sinh ra cùng với người, người bao nhiêu tuổi thì dái bấy nhiêu tuổi, sao lại dái già mà hột non được? Lắc đầu chịu. Tôi bảo:

Ở Việt Nam các anh là vùng khí hậu nhiệt đới, nhất là phía Nam, nắng nóng quanh năm, các trái cây bị rám nắng, tưởng quả nó già nhưng hạt nó còn non. Câu ấy được hiểu là "Già trái non hạt" Em ạ.

Đến khi tôi bắt hắn giải thích câu: Làm như "Dán bùa L. Mèo " thì kể như hắn chết tửng! Hắn bảo tôi là Phờ - Rô - Phéc - Sơ (là Giáo sư của hắn).

Tôi xách một túi "chiến lợi phẩm" về phòng, cứ cười thầm: Mẹ bố mấy thằng Tây! Học được vài từ đã ra hoen, Cụ mày bạc đầu còn chưa hiểu hết chữ và nghĩa. Quê tao "chiếu mà không có hoa thì gọi là chiếu đậu. Cháo mà không có đậu gọi là cháo hoa" thì đến Cụ tổ nhà mày cũng "bó tay" con ạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét