Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

TQ: Một tỉnh có gần 2.500 cảnh sát chủ động đi đầu thú

Sơn Đông là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc với diện tích 157,126 km2. Năm 2018, Sơn Đông là tỉnh đông thứ hai về số dân, đứng thứ ba về kinh tế Trung Quốc với 100,4 triệu dân và 7,65 nghìn tỷ NDT (1,165 nghìn tỷ USD, 11.525 USD/người). Như vậy Sơn Đông có diện tích chỉ bằng 1/2 diện tích VN và dân số nhiều hơn một chút, nhưng thu nhập đầu người gấp gần 4 lần. Đáng nói thêm là trong 40 năm 1980 – 2020, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Sơn Đông là 10,6%, đứng thứ năm trong cả nước sau Quảng Đông, Chiết Giang, Phúc Kiến và Nội Mông Cổ. Để đạt được những thành quả trên, lãnh đạo tỉnh Sơn Đông nói riêng và Trung Quốc nói chung thường xuyên có những chiến dịch chống tham nhũng, xử lý mạnh mẽ các quan chức tham ô, vừa để duy trì được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, vừa nhằm thúc đẩy công lý, công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nguyên tắc chống tham nhũng của TQ là làm sao để cán bộ "không dám, không thể và không muốn có hành vi tham nhũng", đồng thời cứng rắn "bảo vệ những cán bộ tận tụy với công việc, tích cực làm việc vì nước vì dân". Nhìn thành tựu phát triển của TQ thì không thể không tin họ đã chống tham nhũng rất tốt giống như cũng đã chống đại dịch rất tốt, đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số phục hồi Covid-19 do Nikkei Asia Review đánh giá mà VN đứng thứ bét 121/121. Các số liệu trong bài dưới đây thể hiện rõ họ đã thẳng tay trừng phạt các quan chức tham nhũng như thế nào. Riêng việc tổ chức điều tra ngược về những lần phạm tội của quan chức từ 30 năm trước trở lại đây đã thấy rất đáng khâm phục. Căm ghét ban lãnh đạo TQ nhưng phải thừa nhận họ rất giỏi. Chỉ mong VN làm được một phần mười của họ.
Shandong in China (+all claims hatched).svg
Không có mô tả ảnh.
Trung Quốc: Một tỉnh có gần 2.500 cảnh sát chủ động đi đầu thú
Theo thông tin tổng hợp vào ngày 7/9, 2.477 cảnh sát đã chủ động ra đầu thú trong đợt chỉnh đốn đội ngũ chính trị và pháp luật đầu tiên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Vào tháng 5, Bắc Kinh yêu cầu cơ quan công an thiết lập cơ chế điều tra lại các vụ án cũ. Vào ngày 7/6, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Quốc thông báo rằng sẽ nâng cấp lên thành “Điều tra ngược 30 năm trở lại đây”.
Ảnh minh họa cảnh sát Trung Quốc. 

Truyền thông đại lục China News Service (CNS) cho biết, Văn phòng Thông tin Chính phủ tỉnh Sơn Đông đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 7/9 và chỉ ra rằng, kể từ khi Sơn Đông triển khai đợt giáo dục và chấn chỉnh đội ngũ chính trị và pháp luật đầu tiên, tính đến ngày 1/9/2021, toàn tỉnh có 2.477 cảnh sát chủ động đầu thú, 4.451 người bị lập án điều tra, 307 người bị giam giữ. Sơn Đông đã xử lý tổng số 580 cán bộ cấp huyện trở lên, chiếm 7,54%; 3.170 cán bộ cấp xã, chiếm 41,23%; và 3.938 cán bộ khác, chiếm 51,22%.


Ông Tôn Thành Lương (Sun Chengliang) là Phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Sơn Đông, đồng thời là Phó lãnh đạo Nhóm Chấn chỉnh và Giáo dục của tỉnh. Ông cho biết, hiện nay, Sơn Đông đang thúc đẩy toàn diện việc giáo dục và chấn chỉnh đội ngũ chính trị pháp luật đợt 2; các vấn đề chưa kịp xử lý trong đợt 1 sẽ tiếp tục được giải quyết trong đợt 2, theo CNS.

Tin tức về hệ thống chính trị và luật pháp của Sơn Đông đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận. Nhiều cư dân mạng để lại bình luận như: “Một tỉnh Sơn Đông đã nhiều như vậy, thật là kinh tâm động phách”; “Số người bị xử lý nhiều quá, số tiền tài tham ô được cũng phải rất lớn, thấy mà giật mình”; “Nhân viên chấp pháp phạm pháp, tội tăng thêm một bậc”; v.v.

Trung Quốc chấn chỉnh hệ thống chính trị và pháp luật toàn quốc

Duowei News đưa tin, chiến dịch "Giáo dục và chỉnh đốn đội ngũ chính trị và pháp luật toàn quốc" đã được thí điểm tại 5 thành phố, 4 huyện và 2 nhà tù trên toàn Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 10/2020.

Kế hoạch chính thức là đợt 1 được khởi động từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 6/2021. Đối tượng trong đợt 1 là các ủy ban chính trị và pháp luật ở cấp thành phố và cấp huyện, cũng như các nhà tù và các trung tâm cai nghiện ma túy cấp tỉnh.

Đợt 2 bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 10 năm nay. Mục tiêu chấn chỉnh là các đơn vị thuộc ủy ban chính trị và pháp luật cấp tỉnh và cấp trung ương. Dự kiến, chiến dịch này sẽ ​​hoàn thành trong quý I năm 2022, trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo báo cáo của một kênh truyền thông nước ngoài, vào ngày 7/6/2021, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo với tiêu đề "Điều tra ngược 20 năm trở lại đây, đã trở thành một từ thông dụng trong chống tham nhũng quốc gia". Năm ngoái, sau khi Nội Mông công bố "điều tra ngược 20 năm trở lại đây", không lâu sau đó nội bộ hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ cũng bắt đầu chiến dịch này và chọn tỉnh Hắc Long Giang làm thí điểm.

Năm nay, chiến dịch được triển khai toàn diện trên toàn quốc. Vào tháng 5, Bắc Kinh yêu cầu cơ quan công an thiết lập cơ chế điều tra lại các vụ án cũ. Vào ngày 7/6, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung Quốc thông báo rằng sẽ nâng cấp lên thành “Điều tra ngược 30 năm trở lại đây”.

Theo thông tin từ trang web chính thức của Tòa án Tối cao Trung Quốc đăng ngày 10/6/2021, đợt giáo dục chỉnh đốn đầu tiên đã đạt được kết quả bước đầu. Toàn Trung Quốc có tổng cộng 12.576 cảnh sát chủ động đến ủy ban giám sát và ủy ban kỷ luật đầu thú; lập án điều tra 27.364 cảnh sát bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật; xử lý 72.312 người vi phạm kỷ luật và pháp luật.

https://www.secretchina.com/news/gb/2021/09/08/983161.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét