Sách tiếng VIỆT MỘT: MA QUÁI NUỐT CHỬNG TÂM HỒN CON TRẺ
FB Chu Mộng Long - Tại buổi seminar của bộ môn nghệ thuật, nghe xong báo cáo của cô giáo trẻ về tâm hồn và sáng tạo của trẻ thơ, một giảng viên dạy môn Tiếng Việt đặt vấn đề: Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 có bài học "Tô màu cho đúng". Thế nào là đúng? Giảng viên này share lên hình ảnh trang sách cho mọi người xem và hỏi: "Theo quý thầy cô, tô màu như bài học là đúng chăng?"Một thầy và một cô dạy vẽ nói ngay: "Môn Tiếng Việt dạy trẻ con vẽ bậy!" Tôi nghe vừa bật cười, vừa ngạc nhiên, rằng sách Tiếng Việt có bài học vậy sao? Cả thầy và cô dạy vẽ đều giải thích, đại ý: Màu sắc mang tâm hồn của trẻ thơ. Trẻ tô màu gì là theo tâm trạng và sở thích của trẻ, sao bắt trẻ phải tô như người lớn nhìn thấy? Môn Tiếng Việt dạy như vậy thì chúng tôi dạy trẻ em vẽ thế nào để gọi là phát triển năng lực sáng tạo?
Chủ trì buổi seminar mời tôi với tư cách là giảng viên Mỹ học phát biểu. Tôi nói, các bạn giỏi lắm! Tôi rất tự hào khi khoa chúng ta không bị giáo sư tiến sỹ trên trời xỏ mũi. Các bạn đã nhận thức tốt về năng lực sáng tạo của trẻ em để dạy đúng. Chúng ta đổi mới thật, không đổi mới giả tạo và đổi mới dở hơi như giáo sư tiến sỹ trên trời đang làm.
Tôi nhìn trang sách, xem cái văn bản ấy có "theo" ai không? Hoá ra là một văn bản do người biên soạn tạo ra. Từ sách Cánh Diều với những bài văn dở hơi được gán tên La Fontaine, Lev Tolstoy, đến sách Kết nối tri thức với bài văn tùng xẻo gán tên Thanh Tịnh, rồi sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với bài văn móc mắt người lớn gắn vào mắt trẻ em, cho thấy một hệ thống đang tâm chặt đứt đôi cánh tâm hồn con trẻ là có thật!
Bài học "Tô màu cho đúng", sách Tiếng Việt 1 (xem ảnh) ắt có quan hệ với mấy cái bài tập tô màu ở mầm non. Hoạt động tô màu ở mầm non diễn ra thế này: cứ hoa thì phải tô màu đỏ hay vàng, lá hay bầu trời thì phải tô màu xanh... Có một định luật như vậy. Tô khác bị cô phạt!
Một định luật ngu ngốc như vậy nhét vào sách gọi là mẫu mực để nhồi sọ trẻ em đến bao giờ nữa?
Tôi nhớ có bài học Vật lý ở lớp 6 lớp 7 gì đó có tri thức tối thiểu về con mắt và ánh sáng, nhưng hình như người làm sách Tiếng Việt bị mù về tri thức ấy, tức chưa học qua trung học cơ sở. Đại ý, thế giới bên ngoài chỉ được chúng ta nhìn thấy trong giới hạn ở hai điểm "cực cận" và "cực viễn". Xa quá hoặc gần quá đều không nhìn thấy và mọi cái thấy của chúng ta đều là ảnh ảo. Màu sắc là do mắt ta nhìn thấy, không phải như nó vốn có.
Piaget còn chứng minh, mắt trẻ em nhìn thấy khác với con mắt người lớn. Nó có thể nhìn thấy những biến động vật lý tinh tế mà người lớn không thể thấy được. Đó là lý do trẻ rất thích hoạ, phim hoạt hình, những biến động mà chúng ta tưởng là phóng đại. Đó là nói quang phổ và cấu trúc sinh học của đôi mắt.
Màu sắc còn phụ thuộc vào tâm hồn, sở thích của người vẽ. Trong tâm trạng buồn, lo âu, tôi không được nhìn chiếc lá đỏ máu hay úa vàng và bầu trời màu xám xịt hay sao? Khi trẻ em tô chiếc lá đỏ thì có khác gì Xuân Diệu viết: "Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh?" Einstein khi đọc Trực giác luận của Bergson đã thốt lên, rằng giữa nghệ sĩ và nhà vật lý không khác biệt mà thống nhất, trừ phi vật lý học bị dừng lại ở sự thiển cận.
Đừng nói nghệ sỹ khác với nhà vật lý, học ngôn ngữ khác với học khoa học, rằng nhà biên soạn ngữ văn không cần biết gì về những tri thức khoa học khác. Nếu vậy thì 5 phẩm chất, 10 năng lực đến toàn diện như thánh chỉ áp đặt cho trẻ em, còn giáo sư, tiến sỹ thì có quyền khuyết tật?
Đừng nói nghệ sỹ khác với nhà vật lý, học ngôn ngữ khác với học khoa học, rằng nhà biên soạn ngữ văn không cần biết gì về những tri thức khoa học khác. Nếu vậy thì 5 phẩm chất, 10 năng lực đến toàn diện như thánh chỉ áp đặt cho trẻ em, còn giáo sư, tiến sỹ thì có quyền khuyết tật?
Nếu vậy thì chỉ có thể nói, tri thức trong đầu các giáo sư, tiến sỹ hoặc đã lạc hậu, hoặc thiếu hiểu biết một cách quả tang nhưng lại bày trò đổi mới hết lần này đến lần khác để vét túi dân. Lẽ nào cùng một đối tượng mà trẻ em phải học ở mỗi môn với nhận thức khác nhau, khác đến tréo ngoe và dẫn đến nguy cơ loạn não?
Nếu đã vậy thì cái danh xưng "Tổng chủ biên" như tôi nói ở bài trước có đáng phải gọi là "Tổng chủ bao" - bao dự án, bao tiền bạc như bao gái, trong khi lẽ ra phải bao quát hệ thống tri thức, như một công trình sư thống nhất hữu cơ các thành phần trong cả cụm công trình.
Những người soạn sách nhân danh kim chỉ nam biện chứng duy vật của K. Marx, có thể không hiểu nổi ẩn dụ cái hang động của Plato thì chí ít cũng biết đến vai trò chủ thể trong cái nhìn thế giới và trong sáng tạo mà Marx đã vạch ra khi phê phán sự áp đặt và kiểm duyệt thô bạo của chính quyền Phổ: "Các anh ca ngợi tự nhiên muôn màu muôn vẻ, vô cùng phong phú. Các anh không đòi hoa hồng phải thơm mùi của hoa violet, nhưng tại sao cái phong phú nhất là tinh thần lại chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất mà thôi?"
Những người soạn sách nhân danh kim chỉ nam biện chứng duy vật của K. Marx, có thể không hiểu nổi ẩn dụ cái hang động của Plato thì chí ít cũng biết đến vai trò chủ thể trong cái nhìn thế giới và trong sáng tạo mà Marx đã vạch ra khi phê phán sự áp đặt và kiểm duyệt thô bạo của chính quyền Phổ: "Các anh ca ngợi tự nhiên muôn màu muôn vẻ, vô cùng phong phú. Các anh không đòi hoa hồng phải thơm mùi của hoa violet, nhưng tại sao cái phong phú nhất là tinh thần lại chỉ được tồn tại dưới một hình thức duy nhất mà thôi?"
Tôi nghĩ Marx đang mắng những giáo sư tiến sỹ đảng viên nhân danh chủ nghĩa của ông ấy đấy! Những giáo sư, tiến sỹ soạn sách giáo khoa hôm nay tệ hơn nhà nước Phổ độc tài khi bắt trẻ em tô màu như cái nhìn của con mắt thiển cận, vô hồn của một loại trí thức thiển cận, vừa thiển cận vừa không có trái tim, vừa trái lẽ tự nhiên lại vừa giết chết tinh thần, tức tiếng nói đa dạng thoát ra từ tâm hồn nhạy cảm của con trẻ.
Màu sắc được vẽ ra là màu của thế giới vật lý, đồng thời là màu của tinh thần, hiểu chưa?
Bài học "Tô màu cho đúng" là bài học của kẻ mù màu hay mù tri thức viết ra, hay chính là cái nhìn thô bạo áp đặt lên tâm hồn trẻ, chính nó cắt cụt đôi cánh tâm hồn trẻ ngay khi bước chân vào trường học!
Đừng nói môn Tiếng Việt chỉ dạy tiếng, chỉ cần một thứ tiếng vô hồn như thầy trò PGS.TS. Hoàng Dũng biện bạch một cách trí trá, Ở đây chưa cần nói câu văn có hồn hay không, nội dung bài học như "Tô màu cho đúng" hoàn toàn phản tri thức tự nhiên lẫn tri thức thẩm mỹ. Trong khi, chính Chương trình trước đây cũng như đang đổi mới ghi rõ mục tiêu giáo dục trẻ, ở ngay môn Tiếng Việt, các bài học phải mang nội dung giáo dục cả Trí, Đức, Mỹ. Riêng về Mỹ, có một thứ thẩm mỹ bị nhổ trụi lông, chặt hết cánh chỉ còn trơ cục xương cho trẻ em gặm hay sao? Các người làm thầy hay làm ma quái nuốt chửng tâm hồn con trẻ vậy?
Màu sắc được vẽ ra là màu của thế giới vật lý, đồng thời là màu của tinh thần, hiểu chưa?
Bài học "Tô màu cho đúng" là bài học của kẻ mù màu hay mù tri thức viết ra, hay chính là cái nhìn thô bạo áp đặt lên tâm hồn trẻ, chính nó cắt cụt đôi cánh tâm hồn trẻ ngay khi bước chân vào trường học!
Đừng nói môn Tiếng Việt chỉ dạy tiếng, chỉ cần một thứ tiếng vô hồn như thầy trò PGS.TS. Hoàng Dũng biện bạch một cách trí trá, Ở đây chưa cần nói câu văn có hồn hay không, nội dung bài học như "Tô màu cho đúng" hoàn toàn phản tri thức tự nhiên lẫn tri thức thẩm mỹ. Trong khi, chính Chương trình trước đây cũng như đang đổi mới ghi rõ mục tiêu giáo dục trẻ, ở ngay môn Tiếng Việt, các bài học phải mang nội dung giáo dục cả Trí, Đức, Mỹ. Riêng về Mỹ, có một thứ thẩm mỹ bị nhổ trụi lông, chặt hết cánh chỉ còn trơ cục xương cho trẻ em gặm hay sao? Các người làm thầy hay làm ma quái nuốt chửng tâm hồn con trẻ vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét