Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Tại sao Ấn Độ và Brazil có tỷ lệ tử vong do COVID-19 khác nhau

Bài này cho biết tỷ lệ tử vong tính trên 1 triệu dân ở Brazil cao cấp 10 lần ở Ấn Độ. Một trong các giải thích nguyên nhân quan trọng là "gần 80% số ca chủng ngừa ở Brazil là bằng vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất", trong khi Ấn Độ hạn chế tiêm vaccine mà tập trung khuyến khích người dân "dùng thuốc Ivermectin, và chính loại thuốc này đã góp phần thúc đẩy giảm tỷ lệ ca nhiễm mới mỗi ngày". Lý do thứ 2 là tiêu chuẩn vệ sinh ở Ấn Độ thấp hơn nên sức đề kháng của người dân cao hơn (ở bẩn sống lâu). Thứ ba, một số bang ở Ấn Độ đã thực hiện phong tỏa trong khi ở Brazil dân chúng được đi lại tự do.
Tại sao Ấn Độ và Brazil có tỷ lệ tử vong do COVID-19 khác nhau
1) Vào tháng 3, tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong do Covid-19 mỗi ngày đã tăng lên đáng kể ở Ấn Độ và Brazil. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao lại xuất hiện sự gia tăng trên, bất chấp những nỗ lực tiêm chủng rộng rãi, và tại sao số ca tử vong tích lũy trên 1 triệu dân là 2.000 người của Brazil lại cao hơn nhiều so với tỷ lệ chỉ khoảng 200 của Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao số ca nhiễm ở Ấn Độ và Brazil lại tăng, bất chấp những nỗ lực tiêm chủng rộng rãi. (Getty)

Tính đến ngày 14/5, ít nhất 16.65% dân số Brazil đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine và hơn 7.5% đã được tiêm chủng đầy đủ. Tổng cộng có khoảng 52 triệu liều vaccine được phân phối.

Ngược lại, Ấn Độ có khoảng 10.13% dân số đã được tiêm ít nhất một mũi vào ngày 14/5 và chỉ khoảng 3% đã được tiêm chủng đầy đủ. Tổng cộng có khoảng 180 triệu liều vaccine được phân phối.

Từ ngày 15/1 - 14/5, số trường hợp nhiễm COVID-19 hàng ngày trên một triệu người ở Brazil đã tăng khoảng 15%, tức là từ 255.25 lên 293.75. Trong cùng thời gian, số ca tử vong do COVID-19 hàng ngày trên một triệu người tăng gần gấp đôi từ 4.56 lên 9.08.

Cũng trong giai đoạn này, ở Ấn Độ, số trường hợp nhiễm COVID-19 hàng ngày trên một triệu người đã tăng 13.40 lên 256.75, và số ca tử vong do COVID-19 hàng ngày trên một triệu người tăng từ 0.16 lên 2.89. Tuy nhiên, số trường hợp dương tính hàng ngày có dấu hiệu giảm ở Ấn Độ, xuống còn 231 vào ngày 17/5.

2) Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên nên sử dụng ivermectin

Vào ngày 28/4, Bộ Y tế & Phúc lợi Gia đình của chính phủ Ấn Độ đã công bố hướng dẫn COVID-19 sửa đổi. Cơ quan này khuyến cáo những bệnh nhân không có triệu chứng “cân nhắc sử dụng thuốc Ivermectin (200 mcg/kg mỗi ngày một lần, uống khi đói) trong 3 đến 5 ngày.”

Một số chuyên gia y tế tin rằng, Ivermectin đã góp phần thúc đẩy giảm tỷ lệ ca nhiễm mới mỗi ngày và sẽ tiếp tục như vậy nếu được quảng bá rộng rãi hơn.

Một tuyên bố chung được công bố vào ngày 3/5 từ nhóm Phát triển Khuyến nghị Ivermectin của Anh (BiRD) và Liên minh Frontline Covid Critical Care Alliance (FLCCC), khuyến nghị rằng việc sử dụng Ivermectin sẽ mở rộng cho việc phòng ngừa và điều trị sớm COVID-19 ở Ấn Độ. Nhóm BiRD bao gồm một số nhà nghiên cứu và bác sĩ trên toàn thế giới, và FLCCC là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ với các nhà nghiên cứu bác sĩ lâm sàng nổi tiếng thế giới.

Tuyên bố viết: “Thật vậy, ít nhất một trong những bang của Ấn Độ, Uttar Pradesh, đã sử dụng loại thuốc này với hiệu quả tuyệt vời. Giờ đây, chúng tôi càng được khuyến khích hơn nữa rằng Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ đã khẩn trương phản hồi với khuyến nghị sử dụng Ivermectin trong trường hợp bệnh ngoại trú có triệu chứng nhẹ”.

“Chúng tôi cũng khuyến nghị rằng, nên sử dụng Ivermectin như một biện pháp dự phòng Covid-19 trên quy mô lớn, thông qua việc phân phối hàng loạt với liều lượng 0.2 mg/kg (12mg cho một người 60kg) hàng tuần cho người lớn để giảm sự lây truyền trong cộng đồng. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ cứu hàng ngàn sinh mạng và giảm bớt đau khổ cho hàng triệu người,” tuyên bố tiếp tục.

“Những câu chuyện về khả năng đánh bại Covid-19 của Ivermectin có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Cộng hòa Dominica, Peru, Zimbabwe và Nam Phi, cũng như ở các quốc gia châu Phi khác. Hơn 3.7 tỷ người đã được điều trị bằng Ivermectin đối với các bệnh nhiễm ký sinh trùng và nó được chứng minh là cực kỳ an toàn”.

3) Phân phối vaccine và các tác dụng phụ

Về tỷ lệ nhiễm COVID-19 tích lũy, Ấn Độ và Brazil được xếp hạng là hai trong ba nước đứng đầu thế giới. Ấn Độ đã ghi nhận tổng số 25.495.144 ca dương tính tính đến ngày 18/5, trong khi Brazil có 15.661.106 trường hợp. Tuy nhiên, Ấn Độ có dân số gần 1.4 tỷ người so với khoảng 213 triệu người ở Brazil. Mặc dù chỉ chiếm 15% dân số Ấn Độ, nhưng Brazil lại có gần 2/3 trường hợp nhiễm virus nếu so với tổng số ca dương tính ở quốc gia Nam Á.

Theo Reuters, gần 80% số ca chủng ngừa ở Brazil là bằng vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất. Vào tháng 4, The Epoch Times đưa tin 14 người ở Hồng Kông đã chết sau khi tiêm vaccine Sinovac và 13 người bị liệt mặt. Ngoài ra, mặc dù là quốc gia được tiêm chủng nhiều nhất thế giới, khi đồng thời sử dụng vaccine Sinopharm của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca, Seychelles cũng có tỷ lệ nhiễm Covid-19 tăng đột biến sau khi triển khai tiêm chủng trên diện rộng.

Brazil đã đình chỉ vaccine AstraZeneca ở phụ nữ mang thai sau cái chết của một bà mẹ. Đan Mạch, Cameroon và Na Uy cũng ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì lo ngại về các trường hợp đông máu gây chết người.

Chính phủ Indonesia gần đây đã đình chỉ một lô vaccine AstraZeneca, và ở Canada, tỉnh Ontario đã quyết định không tiêm vaccine AstraZeneca mũi 1 sau khi tám trường hợp đông máu được phơi bày.

4) Giả thuyết phân kỳ

Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong hàng ngày giữa Ấn Độ và Brazil đã khiến nhiều chuyên gia bối rối. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Shekhar Mande, người đứng đầu Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Ấn Độ, gợi ý rằng tiêu chuẩn vệ sinh có thể là một trong những lý do khiến tỷ lệ tử vong trên một triệu người ở Ấn Độ thấp hơn đáng kể.

Ông Mande nói trong cuộc phỏng vấn: “Giả thuyết của chúng tôi, và đây hoàn toàn là một giả thuyết, bởi vì quần thể người Ấn Độ liên tục tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh, bao gồm cả virus, hệ thống miễn dịch của chúng tôi không phản ứng quá mức với bất kỳ biến thể mới nào xuất hiện”.

Liên quan đến Brazil, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học từ các nhà nghiên cứu ở Anh, Mỹ, Brazil, Bỉ và Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, biến thể P.1 là yếu tố thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng của virus ở vùng Manaus ở Brazil trong đợt bùng phát thứ hai.

“Chúng tôi nhận thấy rằng biến thể P.1 có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các chủng đã xuất hiện trước đây ở Manaus. Chúng tôi ước tính khả năng lây truyền tăng 1.4 đến 2.2 lần, trong khi khả năng tránh được hệ miễn dịch tự nhiên được tạo ra từ việc nhiễm các chủng trước đó là từ 25 đến 61%”, Tiến sĩ Thomas Mellan, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố.

5) Phong toả và tiêm chủng bắt buộc

Tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã không chấp nhận yêu cầu của các đảng đối lập về việc đóng cửa toàn quốc. Tuy nhiên, một số chính quyền bang như ở Uttar Pradesh, Assam, Tamil Nadu, Bihar, Kerala và Bengal hoặc đã áp đặt các biện pháp khóa cửa hoặc đang xem xét các hạn chế mới.

Tại Brazil, Tổng thống Jair Bolsonaro đã từ chối áp đặt các biện pháp khóa cửa. Tuy nhiên, sau đó ông tuyên bố sẽ triển khai quân đội xuống đường để phòng ngừa hỗn loạn.

Việc tiêm chủng COVID-19 không được chính phủ Ấn Độ yêu cầu. Vào tháng 1, các nhân viên y tế tại Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS) ở Delhi đã chọn không tham gia thử nghiệm vaccine.

“Tôi vẫn chưa sẵn sàng để dùng một loại vaccine mà các thử nghiệm thậm chí còn chưa được hoàn thành. Đa số chúng tôi không muốn trở thành lợn guinea”, một nhân viên y tế tại AIIMS nói với National Herald. Tuy nhiên, New Delhi đã bắt buộc các nhân viên y tế phải tiêm chủng vào tháng Hai.

Tòa án tối cao Brazil đã ra phán quyết rằng, chính quyền địa phương có thể “áp đặt các biện pháp pháp lý để bắt buộc tiêm chủng, mặc dù họ không thể ép buộc công dân sử dụng vaccine”, theo Agencia Brasil. Các hạn chế có thể bao gồm "không được phép nộp đơn xin trợ cấp, hoặc bị cấm đến một địa điểm nào đó, hoặc không được ghi danh vào một trường công lập".

--------------------

In March, the rates of daily new Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) infections and deaths ramped up significantly in India and Brazil. Researchers have attempted to figure out why the surges occurred despite widespread vaccination efforts, and why Brazil’s cumulative deaths per million of over 2,000 is so much higher than India’s rate of about 200.

As of May 14, at least 16.65 percent of Brazil’s population has received at least one jab, and over 7.5 percent have been fully vaccinated. Around 52 million vaccines have been distributed in total. In contrast, around 10.13 percent of India’s population has received at least one shot as of May 14, and about 3 percent have been fully vaccinated. A total of around 180 million shots have been distributed.

Between Jan. 15 and May 14, the number of daily COVID-19 cases per million in Brazil rose by around 15 percent from 255.25 to 293.75. During the same period, daily COVID-19 deaths per million nearly doubled from 4.56 to 9.08.

For the same time period in India, the number of daily COVID-19 cases per million surged from 13.40 to 256.75, and daily COVID-19 deaths per million rose from 0.16 to 2.89. However, the daily case rate is starting to fall in India, down to 231.52 on May 17.
Healthcare professionals recommend ivermectin use in India

On April 28, the Indian government’s Ministry of Health & Family Welfare released revised COVID-19 guidelines. The agency recommended that asymptomatic patients “consider Tab Ivermectin (200 mcg/kg once a day, to be taken empty stomach) for 3 to 5 days.” Some medical professionals believe that ivermectin has helped to drive the recent reduction in daily case rates, and will continue to do so if promoted more widely.

A joint statement published on May 3 from the British Ivermectin Recommendation Development (BiRD) group and the Frontline Covid Critical Care Alliance (FLCCC) Alliance recommended that ivermectin use be expanded to include prevention and early treatment of COVID-19 in India. The BiRD group consists of several researchers and doctors worldwide, and FLCCC is a US-based nonprofit organization with world-renowned clinician-researchers.

The statement reads, “Indeed, at least one of India’s states, Uttar Pradesh, has already been using this drug to great effect. We are now even more encouraged that the All India Institute of Medical Sciences and Indian Council of Medical Research have urgently responded with a recommendation to use ivermectin in mild outpatient illness.”

“We also recommend that Ivermectin be used as covid-19 prophylaxis on a large scale through mass distribution of ivermectin in the dose of 0.2mg/kg (12mg for a 60 kg person) weekly to adults to decrease transmission amongst the general population in the current crisis. We believe this will save thousands of lives and reduces the suffering of millions,” it continues.

“Stories of Ivermectin’s ability to beat covid-19 can be found in many parts of the world, including the Dominican Republic, Peru, Zimbabwe and South Africa, as well as in other African countries where mass administration of ivermectin against parasitic infections is practiced. More than 3.7 billion people have been treated with Ivermectin for parasitic infections and it has been found to be extremely safe.”
Vaccine distribution and adverse events

In terms of cumulative COVID-19 infections, India and Brazil are ranked in the top three. India has registered 25,495,144 total cases as of May 18, and Brazil has 15,661,106 cases. However, India has a population of 1,392 million compared to around 213 million in Brazil. Despite having only 15 percent of India’s population, Brazil has nearly two-thirds of India’s number of total cases.

Almost 80 percent of Brazil’s immunizations have been with the Chinese-made Sinovac vaccine, according to Reuters. In April, The Epoch Times reported that 14 people in Hong Kong had died after being vaccinated with Sinovac, and 13 people had developed facial paralysis. Also, despite being the world’s most vaccinated country using China’s Sinopharm vaccine and the AstraZeneca vaccine, Seychelles also had a recent surge in infection rates.

In addition, Brazil recently suspended the AstraZeneca vaccine in pregnant women following the death of an expectant mother. Denmark, Cameroon, and Norway have stopped using AstraZeneca vaccines because of concerns about lethal cases of blood clots.

The Indonesian government recently suspended a batch of the AstraZeneca vaccine, and in Canada, the province of Ontario decided not to give AstraZeneca as a first dose after eight cases of blood clots came to light.
Divergence hypotheses

The difference in daily death rates between India and Brazil has puzzled many experts. In an interview with Bloomberg, Shekhar Mande, the head of India’s Council of Scientific and Industrial Research, suggested that hygiene may be one reason why India’s deaths per million is considerably lower.

“Our hypothesis, and this is strictly a hypothesis, is that because our populations are continuously exposed to many kinds of pathogens, including viruses, our immune system does not hyper-react to any new variation that comes in,” Mande said in the interview.

With regard to Brazil, a study published in Science from researchers in the UK, US, Brazil, Belgium, and Denmark found that the P.1 coronavirus variant was a driving factor behind the rapid spread of the virus in the region of Manaus in Brazil during the second wave of COVID-19 infections.

“We found that the P.1 variant has notable differences compared to the previously circulating strains in Manaus. We estimate a 1.4 to 2.2 times increase in transmissibility, and an ability to evade between 25 and 61% of natural immunity generated from infection with earlier strains,” Dr. Thomas Mellan, one of the authors of the study, said in a statement.

Lockdowns and mandatory vaccinations

In India, Prime Minister Narendra Modi has not acquiesced to demands from opposition parties for a full national lockdown. However, several state governments such as in Uttar Pradesh, Assam, Tamil Nadu, Bihar, Kerala, and Bengal have either imposed lockdowns or are considering new restrictions.

In Brazil, President Jair Bolsonaro has refused to impose lockdown measures. However, he recently announced that he would deploy the army into the streets if the absence of a lockdown resulted in chaos.

COVID-19 vaccinations have not been mandated by the Indian national government. In January, health workers at the All India Institute of Medical Sciences (AIIMS) in Delhi opted out of the vaccine experiment.

“I am not yet ready to take a vaccine for which the trials have not even been completed. A majority of us do not want to be guinea pigs,” a health worker at AIIMS told the National Herald. Nevertheless, New Delhi made vaccinations compulsory for healthcare workers back in February.

Brazil’s Supreme Court has ruled that local governments can “impose legal measures for making vaccination mandatory, even though they cannot force citizens to take the vaccine,” according to Agencia Brasil. Restrictions could include “not being allowed to file for a benefit, or being banned from entering a place or enrolling at a public school.”

With reporting by Arvind Datta.

https://www.visiontimes.com/2021/05/18/brazil-india-covid-19-surge.html

1 nhận xét:

  1. Buy tazarotene gel online is a medication used in the treatment of psoriasis and pimples. It works via stopping the overgrowth and thickening of skin cells. Use it only at the affected regions and do now not apply on the healthy pores and skin.

    Trả lờiXóa